(sách)Tín ngưỡng thờ mẫu và tam tứ phủ-tg:Phúc Yên

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
Hình đại diện của thành viên
phminhtuan
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 281
Tham gia: 14:28, 30/12/09
Đến từ: Nam sơn đạo quán

(sách)Tín ngưỡng thờ mẫu và tam tứ phủ-tg:Phúc Yên

Gửi bài gửi bởi phminhtuan »

PHẦN 1:SƠ LƯỢC VỀ TÍN NGƯỠNG
THỜ MẪU VÀ TAM TỨ PHỦ
1: TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU VÀ TAM,TỨ PHỦ:
Đã từ lâu tâm linh, tín ngưỡng đã đóng vai trò rất quan trọng đối với người dân Việt.Trong đó tín ngưỡng thờ Mẫu là tập tục phổ biến và có từ lâu đời. Đó là tập tục thờ các vị nữ thần có từ thời nguyên thuỷ với các nữ thần đại diện cho thiên nhiên như Mẹ Đất, Mẹ Nước, Mẹ Lúa… đến các vị nữ anh hùng , các vị Công Chúa, Hoàng Hậu, hay bà Tổ cô của dòng họ, bà Tổ nghề của một làng nghề… trong dân gian.Các vị nữ thần thường được nhân gian suy tôn là Thánh Mẫu .Đó vừa là vị thần có quyền năng màu nhiệm vừa là người mẹ bao dung che chở cho đàn con thơ, vừa huyền bí lại vừa gần gũi.
Trong tín ngưỡng thờ tam, tứ phủ thì Thánh Mẫu được tôn thờ là vị thần chủ quyền năng cai quản toàn vũ trụ.Theo quan điểm đó vũ trụ được chia ra làm ba miền (ứng với tam phủ) hoặc bốn miền (ứng với tứ phủ).Tam phủ gồm có thiên (trời) ,địa (đất) , thuỷ (nước).Tứ phủ thì có thêm 1 miền nữa đó là nhạc (núi rừng).Tương ứng với đó là bốn vị Thánh Mẫu :
1.Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên ,Cửu Trùng Thanh Vân Công Chúa

2.
Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên, Liễu Hạnh Công Chúa

3.
Mẫu Đệ Tam Thuỷ Cung, Xích Lân Công Chúa

4.
Mẫu Đệ Tứ Nhạc Tiên, Sơn Lâm Công Chúa
Sự sắp xếp theo thứ tự trên của các phủ ( Thiên, Địa, Thuỷ, Nhạc) có lẽ theo lịch sử xuất hiện của tam, tứ phủ.Theo quan điểm đó thì tam phủ có truớc và tứ phủ có sau với sự ra đời của nhạc phủ.Trong các khoa cúng và các bản chầu văn ngày nay hầu như đều ghi thứ tự tứ phủ là Thiên, Địa, Thuỷ, Nhạc.Song song với đó quan niệm tứ phủ với một trật tự khác cũng rất phổ biến đó là Thiên ,Nhạc ,Thuỷ , Địa với danh hiệu của bốn phủ như:

1.Đệ Nhất Thượng Thiên

2.
Đệ Nhị Thượng Ngàn
3.Đệ Tam Thoải Phủ

4.
Đệ Tứ Khâm Sai (Đệ Tứ Địa Phủ)

Quan điểm này ngày nay rất phổ biến và nhiều người không còn biết đến sự sắp xếp trật tự tứ phủ như xưa kia nữa.Quan niệm thứ tự của tứ phủ như vậy cũng rất hợp lý theo mặt không gian từ cao xuống thấp.Cao nhất là tầng trời (Thiên); sau đó đến vùng cao nguyên rừng núi ( Nhạc); sau đến vùng đại dương sông nước (Thuỷ hay còn đọc chệch là thoải),rồi mới đến vùng địa phủ.Tứ Phủ được đặc trưng bởi bốn màu :Màu đỏ (thiên phủ); Màu xanh (nhạc phủ) ; Màu trắng (thoải phủ) ; Màu vàng (địa phủ)
Tín ngưỡng tam tứ phủ dưới ảnh hưởng của đạo giáo (Trung Hoa) gồm có rất nhiều vị thần như Vua Đế Thích, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thập Điện Minh Vương, Bát Hải Long Vương….Các vị thần được nhắc đến khá đầy đủ trong bản văn Công Đồng.Tuy nhiên với tín ngưỡng bản địa thờ các vị thần nước Nam thì các vị thần của đạo giáo cũng khá mờ nhạt, đa số người ta chỉ biết tới Ngọc Hoàng Thượng Đế (Vua Cha Ngọc Hoàng) và Bát Hải Long Vương (Vua Cha Động Đình).Còn lại các vị thánh đa số là các vị thần bản địa và được chia làm các hàng bậc rõ rệt như sau:
-Cao nhất Tam Toà Thánh Mẫu ( Nội dung chi tiết được trình bày ở phần sau)
-Hàng Quan Lớn
-Hàng Thánh Chầu (Chầu Bà )
-Hàng Thánh Hoàng (Ông Hoàng)
-Hàng Thánh Cô (Tiên Cô)
-Hàng Thánh Cậu (Cậu Hoàng)

Mặt khác tín ngưỡng thờ Mẫu Tam, Tứ Phủ còn chịu ảnh hưởng của Phật giáo, đa số các chùa miền Bắc đều có thờ Mẫu với quan điểm “tiền Phật, hậu Mẫu” .Ngoài ra tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ còn kết hợp thờ với các tín ngưỡng dân gian khác như tín ngưỡng thờ Trần Triều, thờ các vị thần địa phương (Chủ yếu là nữ thần), thờ ngũ hổ, thanh xà bạch xà,thổ công,thần núi, ….
Nói đến tứ phủ (cũng như tam phủ) là nói đến toàn vũ trụ.Vì thế khi nói Tứ Phủ Thánh Chầu,Tứ Phủ Thánh Hoàng….người ta liên tưởng tới toàn bộ chư thánh Chầu,Thánh Hoàng…chứ không phải đích danh chỉ một vài vị.Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn linh muốn nói đến toàn bộ chư thần, với sự linh diệu của tín ngưỡng thờ Mẫu
Như vậy tín ngưỡng thờ Tam, Tứ Phủ có một quan niệm rất bao quát, không chỉ thờ cố định số lượng các vị thần mà là tôn thờ toàn vũ trụ.Và tất cả cũng có khi đơn giản gần gũi đó chỉ là một vị thần ,đó là Thánh Mẫu.Thánh Mẫu là
người mẹ luôn che chở dạy dỗ, thương yêu muôn loài.Tuỳ vào căn duyên mà biến hiện ,hóa thân phù đời giúp nước.Vì thế khi đặt câu hỏi có bao nhiêu vị Thánh Mẫu thì chúng ta có thể trả lời có muôn vàn vị Thánh Mẫu, nhưng cũng có thể trả lời là chỉ có một vị Thánh Mẫu duy nhất ,đó chính là điều kỳ diệu của tâm linh, như năm chữ : vạn pháp duy tâm tạo vậy
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
phminhtuan
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 281
Tham gia: 14:28, 30/12/09
Đến từ: Nam sơn đạo quán

TL: (sách)Tín ngưỡng thờ mẫu và tam tứ phủ-tg:Phúc Yên

Gửi bài gửi bởi phminhtuan »

Tam Toà Thánh Mẫu
Như đã trình bày ở trên tứ phủ có bốn vị thánh Mẫu
- Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên ,Cửu Trùng Thanh Vân Công Chúa
- Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên, Liễu Hạnh Công Chúa
- Mẫu Đệ Tam Thuỷ Cung, Xích Lân Công Chúa
- Mẫu Đệ Tứ Nhạc Tiên, Sơn Lâm Công Chúa
Bốn vị Thánh Mẫu cai quản tam tứ phủ nhưng Tam Toà Thánh Mẫu lại chỉ có ba vị, vậy ba vị đó là những vị nào.Đó là điều mà chúng ta cần xem xét với các quan điểm khác nhau:
1.Quan điểm thứ nhất:
Cửu trùng Thanh Vân Công Chúa được thờ riêng ngoài trời với danh hiệu Mẫu Bán Thiên còn Tam Tòa Thánh Mẫu gồm ba vị :
- Mẫu Liễu Hạnh vừa là thiên thần vừa là nhân thần thông tri tam giới quản cai tiên cung , ngôi Đệ Nhất Thiên Tiên
- Sơn Lâm Công Chúa – Lê Mại Đại Vương quản trưởng sơn trang, ngôi Đệ Nhị Thượng Ngàn
- Xích Lân Công Chúa quản cai thuỷ cung Ngôi Đệ Tam
Đó là quan điểm phổ biến nhất trong việc thờ tự hiện nay Tam Toà Thánh Mẫu với ba ngôi vị được xếp theo thứ tự thiên nhạc thoải (Từ trên cao xuống thấp về mặt không gian)
2.Quan điểm thứ hai:
Tam toà Thánh Mẫu gồm ba vị :
- Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên ,Cửu Trùng Thanh Vân Công Chúa
- Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên, Liễu Hạnh Công Chúa
- Mẫu Đệ Tam Thuỷ Cung, Xích Lân Công Chúa
Mẫu Đệ Tứ Lê Mại Đại Vương được thờ riêng ở cung Sơn Trang đó cũng là quan điểm khá phổ biến, nhất là trong khi hát văn thỉnh Tam Toà Thánh Mẫu trong nghi lễ hầu bóng.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
phminhtuan
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 281
Tham gia: 14:28, 30/12/09
Đến từ: Nam sơn đạo quán

TL: (sách)Tín ngưỡng thờ mẫu và tam tứ phủ-tg:Phúc Yên

Gửi bài gửi bởi phminhtuan »

3.Quan điểm khác
Ngoài quan niệm tam toà là ba trong bốn vị Mẫu kể trên thì còn có quan niệm khác bao quát hơn.Đó là tam toà Thánh Mẫu chính là cả bốn vị Mẫu.Bởi lẽ, xét về tâm linh thì bốn vị Mẫu chính là đại diện cho một vị Thánh Mẫu duy nhất đó là người mẹ của tâm linh.Tam toà không chỉ nói về số lượng ,số đếm thông thường mà còn nói về sự bao quát, đầy đủ mà người xưa đã xây dựng.Số ba có thể nói là một số thiêng chúng ta thấy có Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới), Tam thời (Quá khứ, Hiện tại, Tương lai), Tam vô lậu học (Giới, Định, Tuệ)…Ngoài ra thì người phương đông cũng thường dùng số lẻ mà không dùng số chẵn.Với quan niệm số lẻ là sự cân bằng âm dương (số lẻ là tổng của số lẻ và số chẵn)…

Xét về mặt lịch sử có lẽ tam toà Thánh Mẫu xuất phát từ tục thờ tam phủ ứng với ba vị Mẫu Thiên Địa Thoải, mặc dù tín ngưỡng sau này đổi thành tứ phủ nhưng tam toà Thánh Mẫu vẫn không đổi.Đó là biểu tượng của tam thân Thánh Mẫu, là biểu tượng của quyền năng thâu tóm toàn vũ trụ ,mà cũng có thể đơn giản đó là biểu tượng của người mẹ bất diệt trong lòng người dân Việt Nam
Ngẫm câu sinh ký tử quy
Chữ sinh kia có ra chi mới là
Sinh cứu được muôn nhà hạnh phúc
Tiếng thơm bay khắp cả nơi nơi
Sắc thân tuy đã qua đời
Tử mà bất tử muôn người ca vang
Pháp thân tựa hào quang sáng tỏ
Soi loài người soi cả càn khôn
Anh linh thác vẫn như còn
Ngàn năm bất tử cháu con tiên rồng
(Trích văn Mẫu Địa Tiên – Giáng Tiên Kỳ Lục)
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
phminhtuan
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 281
Tham gia: 14:28, 30/12/09
Đến từ: Nam sơn đạo quán

TL: (sách)Tín ngưỡng thờ mẫu và tam tứ phủ-tg:Phúc Yên

Gửi bài gửi bởi phminhtuan »

MẪU ĐỆ NHẤT THIÊN TIÊN- THANH VÂN CÔNG CHÚA
Trong một khoa cúng Thánh Mẫu có đoạn cung thỉnh Mẫu
Cung thỉnh đệ nhất thiên tiên cửu trùng thiên thanh công chúa,
Lục Cung Vương Mẫu Công Chúa Ngọc Bệ Hạ
Trong bản văn Công Đồng có đoạn
Cửu Trùng Thánh Mẫu thiên đình
Bán Thiên Công Chúa quế quỳnh đôi bên
Hội bạn tiên khăn điều áo thắm
Chốn Quảng Hàn cung cấm vào ra
Hay trong văn Cửu Trùng Thánh Mẫu có đoạn
Lưng ong tóc phượng rà rà
Áo xông hương xạ hài hoa chân giày
Cửu trùng ngự chin tầng mây
Quản cai các bộ tiên nay thượng đình
Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên còn có các danh hiệu khác như Mẫu Thượng Thiên, Thiên Thanh Công Chúa, Thanh Vân Công Chúa, Cửu Trùng Thánh Mẫu (Mẫu Cửu), Lục Cung Vương Mẫu,Mão Dậu Công Chúa….,.Nhiều ý kiến cho rằng Cửu Trùng Thánh Mẫu được đồng nhất với Cửu Thiên Huyền Nữ (bên Trung Hoa).Cửu Thiên Huyền Nữ bên Trung Hoa được xây dựng với một hình tượng nữ thần Linh thiêng với các sự tích kì bí.Còn trong tâm linh người Việt, đơn giản Mẫu Cửu Trùng Thanh Vân là vị Thánh Mẫu ngự nơi chín tầng mây,là vị nữ thần quyền hành cai quản tiên cung, cai quản lục cung sáu viện (Lục Cung Vương Mẫu).Ngoài ra Mẫu Cửu Trùng Thanh Vân còn có danh hiệu khác là Bán Thiên Công Chúa (Mẫu Bán Thiên).Hầu hết các đền phủ hay những điện thờ tại gia đều có ban thờ Mẫu Bán Thiên ngoài trời.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
phminhtuan
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 281
Tham gia: 14:28, 30/12/09
Đến từ: Nam sơn đạo quán

TL: (sách)Tín ngưỡng thờ mẫu và tam tứ phủ-tg:Phúc Yên

Gửi bài gửi bởi phminhtuan »

MẪU ĐỆ NHỊ ĐỊA TIÊN-LIỄU HẠNH CÔNG CHÚA
Tiên nhân Thần nữ cõi nam thiên
Tam thế giáng sinh sử dõi tuyền
Đại Yên,Vỉ Nhuế dòng Phạm Thị
Tiên Hương Vân Cát ấy lương duyên
Sòng Sơn Phố Cát phen đại chiến
Đông Thành Kẻ sóc nối dây duyên
Anh linh hiển hách phù Nam Việt
Chế Thắng tặng phong tối linh thiêng
Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên, Liễu Hạnh Công Chúa (Thánh Mẫu Liễu Hạnh) còn có các danh hiệu khác như Vân Hương Thánh Mẫu, Chế Thắng hoà Diệu Đại Vương, Mã Hoàng Bồ Tát….Thánh Mẫu ngoài danh hiệu Đệ Nhị Địa Tiên còn được tôn xưng là Thiên Tiên Thánh Mẫu.Ngài vốn là Đệ Nhị Quỳnh Hoa Công Chúa trên thiên cung, ba lần giáng sinh trần thế.Sự tích Tam thế của Thánh Mẫu được ghi chép trong sách “Cát Thiên Tam Thế Thực Lục” tại Quảng Cung Phủ Nấp (Nơi Thánh Mẫu giáng sinh lần thứ nhất).
Lần thứ nhất Tiên Chúa phụng mệnh giáng sinh tại làng Vỉ Nhuế, thôn Quảng Nạp, xã Trần Xá, huyện Đại Yên, phủ Nghĩa Hưng trấn Sơn Nam, trong nhà thái ông họ Phạm hiệu là Huyền Viên, thái bà hiệu là Thuần Nhất hai người cùng một quê. Ở đời này Mẫu cũng luôn giữ chữ Trinh, hiếu thảo thờ phụng cha mẹ, sau hết hạn trần gian có xe loan đón rước Mẫu về chốn linh tiêu.
Lần thứ hai do sơ ý đánh rơi chén ngọc mà Tiên Chúa bị giáng xuống cõi trần vào nhà thái công họ Lê tại thôn Vân Cát, xã An Thái, huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng.Thái công họ Lê tên húy là Đức Chính, thái bà hiệu là Phúc Thuần. Tới tuổi trưởng thành Tiên Chúa kết duyên cùng chàng Đào Lang họ Trần ở thôn An Thái (sau đổi là Tiên Hương).Tiên Chúa sinh được một người con trai đặt tên là Trần Nhâm.Ở kiếp này Tiên Chúa tại thế hai mốt tuổi thì về trời.
Lần thứ ba Mẫu giáng trần tại Kẻ Sóc, lấy chồng họ Mai (là tái hợp với hậu thân của Đào Lang), sinh được một con trai (Có tài liệu nói là hai người con trai), được hơn một năm mẫu quay gót trở về thiên cung. Sau Ngọc hoàng ân chuẩn cho Mẫu được trắc giáng xuống cõi trần thường xuyên tiêu dao khắp nơi, được miễn vòng sinh tử luân hồi.Trong dân gian vẫn truyền tụng Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một trong tứ bất tử của dân tộc
Sự tích của Thánh Mẫu Liễu Hạnh được ghi chép trong nhiều tài liệu như trong sách “Cát Thiên Tam Thế Thực Lục”,”Vân Cát Thần Nữ”,”Nam Hải Dị Nhân”,”Tiên Phả Dịch Lục”,….Và đặc biệt là trong các bản văn chầu (Dùng để hát thờ vào ngày đản tiệc của Thánh Mẫu) như: Địa Tiên Thánh Mẫu Văn; Cảnh Thư Đường Văn; Mẫu Sòng Văn; Giáng Tiên kỳ Lục Văn…Nhưng hầu hết các văn bản đều chỉ viết từ lúc Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng sinh lần thứ hai tại Phủ Giày.Lần giáng trần lần thứ nhất được biết đến ít hơn.Trong đó có tác phẩm Vân Cát tam thế thực lục quốc âm viết về tam thế của đức Thánh Mẫu bằng các câu thơ Nôm lục bát được giới thiệu sau đây:
VÂN CÁT TAM THẾ THỰC LỤC QUỐC ÂM
---***---

Khi nhàn tựa án thảnh thơi,
Ngẫm xem tam thế luân hồi lạ thay.
Quả tu khéo tại lòng này,
Hoá sinh sinh hoá xưa nay ai tường.
Vẹn sao hai chữ cương thường,
Tiên nhân phật quả lưu phương dõi truyền.
Nhớ xưa ở huyện Đại Yên,
Xã là Trần Xá về miền Nghĩa Hưng.
Đương năm Cảnh Thịnh sơ hưng,
Cải làng Vỉ Nhuế phỏng chừng tam niên.
Thôn Quảng Nạp hiệu Huyền Viên,
Phạm gia tích đức bách niên đã nhiều.
Xưa làm Phó sứ thiên triều,
Khâm sai tra sổ phải điều bất công.
Bút son vâng mệnh đền rồng,
Giáng Trần Xá xã thôn trung đất lành.
Đất này tú khí chung linh,
Lâu đài cổ tích xung quanh cũng kỳ.
Chỉn e tử tức còn trì (chầy),
Trai đàn mong được sau khi nối đời.
Đêm ngày khấn phật cầu trời,
Kim tinh Thái Bạch tới nơi tâu rằng.
Có nhà rày ở dưới trăng,
Thái bà Phạm lão tin nhằm có thai.
Ngọc Hoàng mở sổ ra coi,
Phạm ông ngày trước vốn người thiên cung.
Bởi vì giữ phép không công,
Vậy nên giáng trích vào vòng nhân gian.
Một đời rồi lại tái hoàn,
Nay xin cầu tự thời bàn làm sao.
Có quan Bắc Đẩu Nam Tào,
Sổ cầm chu mặc ghi vào tính danh.
Tâu rằng xin chút gái lành,
Kẻo cơ nghiệp ấy sau dành cho ai.
Đức vua nghe nói êm tai,
Truyền đòi công chúa thứ hai lên chầu.
Khuyên con giáng thế ít lâu,
Hỡi quan văn vũ cùng nhau hiệp bàn.
Tâu rằng đội đức thiên nhan,
Non cao bể rộng khôn toan cưỡng lời.
Công chúa tâu lạy mấy lời,
Hóa sinh sinh hóa kiếp người kiếp tiên.
Kiếp này là kiếp tiền duyên,
Ghi lòng để dạ chép biên đời đời.
Thần thông biến hoá mọi nơi,
Trước Nga Hoàng giáng vốn người tiên cung.
Ngọc nữ thăng lệnh chỉ truyền,
Vâng lời tấu đến điện tiền vua cha.
Khấu đầu lạy trước thềm hoa,
Lạy bà Hoàng hậu chính toà vừa thôi.
Gửi truyền văn vũ mấy lời,
Thờ vua phải giữ lòng thời chỉ trung.
Còn tiên lạy trước ngai rồng,
Tâu rằng cho xuống độ vòng bao nhiêu.
Thấy con nói hết mọi điều,
Bút son đề chữ linh tiêu lên đầu.
Thông minh linh ứng dài lâu,
Tứ phương lai cộng phật đầu Dần niên.
Sênh ca đàn sáo đôi bên,
Dập dìu phượng liễn xuống miền dương gian.
Phạm ông khi ấy thanh nhàn,
Màng màng giấc mộng đoàn đoàn tiên nga.
Khí thiêng sực nức mùi hoa,
Sao mai thấp thoáng trời đà vầng đông.
Thái bà chuyển động tâm trong,
Quế lan ngào ngạt hát sen hồng nở hoa.
Huệ hương dâng khắp đầy nhà,
Giáng sinh mồng sáu tháng ba giờ Dần.
Nhãn quang lóng lánh tinh thần,
Mày ngang vành nguyệt da ngần vóc sương.
Má đào môi hạnh phi phương,
Giá so tố nữ tiên nương khôn bì.
Phú ông xem thấy dị kỳ,
Giáng thần ứng hiện đặt thì Tiên Nga.
Yêu như ngọc dấu như ngà,
Nâng châu rốn bể hứng hoa lưng trời.
Màn the trướng gấm thảnh thơi,
Thâm khuê dưỡng dục khác vời tiên cung.
Ngũ chu thiên tính đà thông,
Thử xem nề nếp cũng dòng phú gia.
Chạnh lòng nghĩ đến gần xa,
Nay tuy đã vậy sau đà sao đây.
Năm lên mười tuổi khôn thay,
Một niềm hiếu thuận nết hay ai tày.
Thung huyên sớm mỏng tối dày,
Quạt nồng đắp lạnh đêm ngày vào ra.
Tôn thân thượng mục hạ hoà,
Lời ăn tiếng nói nhu hoà khoan dung.
Đủ điều ngôn hạnh công dung,
So xem cốt cách khác trong trần này.
Đua chen kẻ tớ người thầy,
Ra vào hầu hạ đêm ngày tựa nương.
Tới tuần tam ngũ phi phương,
Bạn Tần khách Tấn ngổn ngang đầy nhà.
Thái ông ướm hỏi dò la,
Chiêu thân sớm định để già tâm khoan.
Nào ai dưới gối thừa hoan,
Nay con riêng phải lo toan việc nhà.
Chúa rằng đội đức sinh ra,
Ơn đà bể rộng nghĩa đà non cao.
Hổ con chút phận thơ đào,
Hình lâm tử tức tiêm vào phu quân.
Cuộc đời như thể phù vân,
Thân tiên buộc lấy duyên trần làm chi.
Nhớ khi nuôi nấng phù trì,
Nghĩ sao báo đáp ơn nghì cho phu.
Con xin dốc chí đường tu,
Triêu sớm ban tối di du vui cùng.
Mặc ai mối điệp tin ong,
Mặc ai lá thắm chỉ hồng bạn duyên.
Khi xưa phẩm cách người tiên,
Lẽ nào nỡ để hồng liên bùn lầm.
Thái ông nghe nói mừng thầm,
Hay là đức phật Quan âm thân tiền.
Thôi chi nói sự trần duyên,
Dù con trong sạch giá tiên mặc lòng.
Đào viên then khoá kín phong,
Giữ điều trinh tiết kính cung tiên đường.
Vá may canh cửi việc thường,
Rộng ơn thí xả bốn phương dân cùng.
Nền nhân xây đắp dốc lòng,
Khói hương thấu đến cửu trùng cho thông.
Dần dần nhị kỉ ngũ đông,
Thung đường phút đà xe rồng lên chơi.
Ngán thay dưới đất trên trời,
Một người mà gánh hai vai thâm tình.
Báo ơn tứ đức sinh thành,
Gần xa ai kẻ nức danh nữ tài.
Cư tang năm mới được hai,
Huyên đường hạc giá bay khơi lên ngàn.
Thân tiên bao quản tân toan,
Một mình khôn biết rằng bàn sao xong.
Bèn mời lân lý hương trung,
Kẻ thăm người viếng tây đông đầy nhà.
Thôn trung có kẻ lão già,
Thấy người thơ ấu nết na thương vì.
Năm thường dậy sớm luân di,
Hiếu trung hai chữ sau thì ắt nên.
Công chúa quì xuống thưa lên,
Trình rằng ơn nặng dám quên sau này.
Thôn trung thu xếp ra tay,
Hạ tuỳ thượng xướng việc nay chu toàn.
Đưa người yên xuống hoàng tuyền,
Mặc nàng coi sóc báo đền công xưa.
Chăm coi bao quản nắng mưa,
Gọi là chút báo tóc tơ sinh thành.
Thương thay thiên đạo bất bình,
Trăm năm để giận một mình khấu công.
Ba năm lòng những dặn lòng,
Nào ai khuya sớm đà cùng việc đây.
Đến tuần tứ cửu làm trai,
Đại đàn bố thí bẩy ngày bẩy đêm.
Lòng thành thấu đến cửu thiên,
Kim tinh Thái Bạch tâu lên ngai vàng.
Tâu rằng ở dưới dương gian,
Nơi bà công chúa Đại An tâu rày.
Cù lao chín chữ thương thay,
Trông ơn thượng đế xá rày siêu sinh.
Ngọc hoàng việc ấy đã minh,
Đem bộ trắc giáng đế đình mà tra.
Phán rằng đệ nhị Tiên Nga,
Bấy lâu sao vắng đại la quảng hàn.
Triều đình tâu trước thiên nhan,
Tâu còn kỉ nữ tái hoàn tiên cung.
Ngày nay tang tóc đã xong,
Một mình coi sóc ngoài trong xa gần.
Năm qua tháng lại lần lần,
Phong quang đã khác tiền nhân đó rồi.
Công chúa tỉnh giấc bồi hồi,
Tam tinh mộng thấy tới nơi doành doành.
Tâu rằng người ở động đình,
Vâng đem ngọc bảo kim tinh lai phù…

Thánh Mẫu Sự Tích Quốc Âm Ca
Nhiều nhà khoa bảng đã đề câu đối, đề thơ, dẫn lại sự tích thánh mẫu Liễu Hạnh để các thế hệ sau tiếp nối ghi nhớ đây là những bài thơ mang tính sử thi, đã nhập tâm nhiều người ở Phủ Dầy cũng như trong cả nước. Đây là bài thơ của cụ Phó Bảng Kiều Oánh Mậu, người xã Đông Sàng, huyện Phúc Thọ, Tỉnh Sơn Tây, cụ đỗ Phó Bảng năm Tự Đức 33 ( 1880 ) có đệ tam phòng ở xã Kim Thái huyện Vụ Bản tên là Trần Thị Oanh.
Thánh Mẫu Sự Tích Quốc Âm Ca
Làng Vân Hương giáng sinh Thần nữ
Cõi Nam thiên bất tử nổi tên
Vốn xưa đệ nhị cung tiên
Phong lưu công chúa ở trên thiên đình
Đương tiệc thọ khi mang chén ngọc
Quá lòng mừng bỗng chốc rời tay
Phép trời đâu có riêng tây
Hai mươi năm đó xuống đầy trần gian
Năm Thiên Hựu Lê Hoàng thứ nhất
Dấu Giáng Tiên Trần thất thác ra
Rõ ràng vóc ngọc vẻ hoa
Hoa mà biết nói ngọc mà có thơm
Tính linh tuệ cộng thêm nho học
Gồm cầm thi ca khúc đều hay
Hiếu trinh có một người đây
Lầu cao năm thước giá này ai ngang
Thông Giáp Nhị cũng lâng kề đó
Đuốc văn phòng bóng tỏ tình lang
Ba năm chăn gối vội vàng
Hạn kì đã hết thiên đình lại lên
Đường ân ái muôn ngàn xa cách
Lòng sắt son minh bạch còn tâu
Ngọc Hoàng soi sét trước sau
Trần gian lại xuống hoa lâu lại về
Công sinh dưỡng tình quê day dứt
Điệu sắt cầm duyên kết càng sâu
Đôi bên thung tạ huyền sầu
Đào hoa vắng mặt vân du đành lòng
Khi Lãng Uyển, Bồng Doanh xa tới
Khi cửa huyền rừng tía gần chơi
Khi góc bể, khi lên trời
Khi người lão ẩu, khi người mỹ nhân
Khi dưới nguyệt câu thần lẩy điệu
Khi trong hoa cuộc rượu mở hàng
Khi bài lá khi cung đàn
Khi ngay giũa quán khi ngang bên đường
Chùa tỉnh Lạng gặp chàng Phùng sứ
Cảnh Hồ Tây văn tự cùng ai
Đông kinh trở gót tiên hài
Đã nay ngoài phố khi mai trong thành
Khi xe Hạc hoàng đình tới đó
Khi Đông dương ngựa gió ghé qua
Khi Nghệ Tĩnh, khi Thanh Hoa
Khi vào Hoàng Lĩnh, khi ra Thạch Thành
Khi Phố Cát hiển linh đã rõ
Khi Sòng Sơn mới tỏ huyền cơ
Lắm khi hoạ phúc, uy quyền
Phép vua dẫu hiển, phép Tiên càng thần
Kìa Tuyết Lĩnh đẫ chân quy Phật
Nọ tường minh lại thực quy sư
Rộng đường hết sức tu trì
Cứu dân, giúp nước hằng ghi một niềm
Nhà vua thủa dẹp giặc khi trước
Cũng gắng công vì nước non ta
Đại vương có sắc ban ra
Chữ rằng Chế Thế Bảo Hoà Diệu phong
Triều ta lúc hỗn đồng Nam Bắc
Hiển anh linh ra sức âm phù
Gia Long thứ bốn hiệu vua
Tiên Hương tên xã dụ cho về làng
Trên chín bệ đã ban quốc điển
Dưới vạn gia đều hiển thần quyền
Dám xin trắc giáng ơn trên
Quốc dân tý hộ, trào lên xuân đài.
Trong các huyền tích về Thánh Mẫu Liễu hạnh có lẽ trận đại chiến Sòng Sơn là ly kỳ hấp dẫn nhất.Sau đây xin được trích dẫn phần truyện này:
SÒNG SƠN ĐẠI CHIẾN
Thời bấy giờ, công chúa Liễu Hạnh đang sống ở trần thế. Khi thì công chúa giả làm thiếu phụ qua đường, lúc làm cô gái bán hàng để trêu ghẹo thiên hạ. Ai trái ý công chúa đều bị hại. Dân chúng cả vùng Sơn Nam đều lấy làm sợ hãi.Sau đó công chúa đi vào Thanh Hóa, đến miền Sòng Sơn, thấy phong cảnh kỳ tú, bèn ở lại luôn đó. Ngay đêm công chúa giáng lâm, kỳ hào các làng trong vùng đều mộng thấy phải lập tức xây đền thờ công chúa, bằng không cả xứ phải chịu cảnh tàn hại. Tiếp đó, luôn trong năm ngày liền dân làng nhiều người vô cớ lăn ra chết. Người ta đành theo lời báo mộng lập đền thờ công chúa tại Sòng Sơn.Tại vùng này công chúa thường hóa làm một cô gái đẹp bán chè rong. Trai trẻ nho sĩ ai lỡ trêu ghẹo đều bị thiệt mạng. Vì thế trong khắp vùng không một ai dám cả gan tới gần đền thờ. Các hung thần ác quỷ kéo nhau đến làm thuộc hạ rồi thi nhau quấy nhiễu dân chúng. Ban ngày người ta nghe tiếng chiêng tiếng trống, ban đêm tiếng đàn tiếng hát vang lừng. Âm dương lẫn lộn, quỷ với người trà trộn .Trước tình cảnh này, các quan dâng sớ về Triều, nhà vua bèn sai các thầy pháp cao tay đến trừ khử. Song tất cả thầy pháp, chưa đi đến nơi cũng đã đều bị hạ. Triều đình cũng đành bó tay không có cách nào khác đối phó. Từ đó công chúa Liễu Hạnh càng lộng hành: treo ngược ông tiên chỉ lên cành cây bỏ đói đến chết, quẳng cả tượng hình Thành Hoàng xuống giếng. Khắp nơi, đêm ngày hễ nghe thấy tiếng động đáng ngờ là người người vội tránh xa, khép chặt cửa không dám hó hé nửa lời
Hồi bấy giờ, vua Lê, có chúa Trịnh theo hầu, ngự giá về thăm quê tổ tại Lam Sơn, Thanh Hóa. Tùy tùng cùng ông hoàng bà chúa, thể nữ cung tần theo xa giá rất đông. Khi xe vua tới ngang đền Sòng Sơn, công chúa Liễu Hạnh sai âm binh ra chăn đường. Các quan triều, cùng đám cung tần ai không xuống ngựa nghiêng lọng đều bị quật ngã chết giấc. Vua Lê chúa Trịnh, trước việc kỳ lạ, nổi giận nhưng cũng đành quay về kinh đô, rồi sai sứ loan truyền: bất kỳ ai trừ nổi ma quái thì cũng sẽ được ban thưởng vàng bạc chức tước. Nhiều người hưởng ứng lời sứ truyền, nhưng không ai thành công. Nhà vua than thờ: Bây giờ họa chăng có có Thượng Sư Nội Đạo tái sinh mới trừ nổi ác thần cứu nguy cho dân. Một vị cận thần tâu: Thượng Sư còn người con thứ ba, tên là Ngọc Quang, hiện đang tu luyện tại làng Từ Ninh, huyện Hằng Hóa. Vua bèn sai sứ gia mang chiếu chỉ tới mời. Ngọc Quang nhận lãnh chiếu chỉ, nhưng tỏ ý thoái thác nói rằng mình đang dốc lòng học đạo, không còn nghĩ đến truyện tranh đua, và cúi xin nhà vua chỉ định người khác.Bỗng một hôm, nhà vua năm mộng thấy hiện ra một vị thần tâu rằng: Ngọc Hoàng đã có chỉ thị cho phương sĩ phái Nội Đạo đi trừng phạt nữ quái Sòng Sơn, xin bệ hạ cho người đi triệu lần nữa. Tỉnh dậy, vua Lê sai vời chúa Trịnh đến, kể lại lời thần báo mộng. Chúa Trịnh tâu lên vua cử sứ giả vào Thanh lần thứ hai. Gặp Ngọc Quang, sứ giả tha thiết bày tỏ ý định của nhà vua: Vâng lệnh thánh chỉ, tôi vào đây mời ngài ra tay trừ hại cho dân. Nếu ngài từ chối lời vời của Hoàng Đế tức là ngài bỏ mặc dân sống chết trong tay của Nữ quái.Hôm sau Ngọc Quang cho hội họp môn đệ, thông báo lệnh hiệu triệu của nhà vua, rồi quyết định ngày lên đường ra kinh đô, cùng hai anh
Đến Thăng Long, ba anh em cùng vào cung chầu vua. Vua Lê cùng chúa Trịnh mở yến tiệc khoản đãi. rồi ban cho vàng bạc châu báu vàng lụa gấm vóc và mời ba người trổ tài. Ba anh em Ngọc Quang cùng chỉ gậy vào món đồ thưởng qúy giá, tức thì tất cả đều biến thành tro bụi, như khi thu gậy lại tất cả lại trở lại y như cũ. Sau mấy câu thần chú, triều thần bỗng thấy đồi núi trùng trùng điệp điệp hiện chuyển qua sân rồng, ròâi các món ăn mặên trên bàn tiệc biến thành món ăn chay. Vua chúa cùng lấy làm kính phục, tin chắc rằng phen này nhờ ba anh em Ngọc Quang mà nạn yêu quái hại dân sẽ tận diệt, và phong chức thượng tướng thống lãnh ba quân đi trừ yêu quái.Quân sĩ trẩy tới đèo Tam Điệp thì được lệnh hạ trại. Bóng cờ rợp trời, tiếng trống vang xa.Tuy nhiên dân chúng vẫn chưa hết lo ngại.Công chúa Liễu Hạnh nghe tin báo tự nhủ,:Ta là con gái Ngọc Hoàng, sợ gì người trần thế! Kẻ nào dám xúc phạm tới ta ta sẽ xuống tay giết hại không chút thương tiếc.Ngọc Quang cải trang làm khách qua đường, kiếm giắt sau lưng, cỡi ngựa trắng, một mình dạo đi dạo lại trước cửa đền Sòng Sơn. Công chúa Liễu Hạnh từ trên cao nhìn xuống, biết không phải người thường, trong lòng thoáng chút e ngại, bèn trở về đền, ngồi suy nghĩ, chưa vội ra tay.Ngọc Quang xuống ngựa, tuốt gươm vạch một lằn trước cửa đền, rôi dắt ngựa đến uống nước ở dòng suối thiêng. Công chúa Liễu Hạnh thấy thế bèn ra hỏi:
- Quý khách không quản ngại đường xa tới đây, ta hân hạnh đón tiếp một bậc xuất chúng, vậy xin mời người quá bộ vào trong đền
Ngọc Quang đáp : :
- Đã từng gặp nhau ở thiên đình, nay nghe công chúa sắp mắc nạn lớn, nên xin đến tiếp tay công chúa. Từ độ giáng trần, công chúa từng nhiều lần chứng tỏ quyền phép, công chúa trở tay đủ làm ma qủy thần linh kính phục, công chúa nhấc chân thì mây kéo mưa tuôn. Quả là một nữ thần quyền oai lừng danh xuất sắc. Chỉ tiếc là đôi lúc ra oai không chút nương tay, giết hại sinh linh không ít, khiến vua giận chúa tức phải vời đạo sĩ ra tay cự lại công chúa. Tôi e quả bất địch chúng, rồi lỡ xầy truyện không xứng ý vì tay người trần thì không khỏi có điều tai tiếng cho thượng giới. Cho nên tôi mới tới đây để thấy tận mắt phép thuật của công chúa, bằng như công chúa hỏi tới thì xin hết lòng phò trợ.
Công chúa Liễu Hạnh mừng rỡ đáp :
- Ta bị đầy xuống trần đã nhiều năm. Ý ta nào có muốn gây chết chóc khiến thiên hã sợ hãi đâu. Song người trần không rõ phép ta, nhà vua không vinh danh ta, khiến ta phải xuống tay tỏ rõ uy quyền. Giờ đây ta như người ngồi trên lưng cọp, như kẻ bơi giữa dòng sông, biết làm sao đây. Tai họa sắp tới, bằng đạo hữu có lòng trợ giúp, ta xin nghe theo, ơn ấy ta ghi xương khắc cốt. Biết được pháp thuật gì ta sẽ trình đạo hữu rõ, thiếu xót điều chi xin nhờ đạo hữu chỉ dẫn.
Nói rồi công chúa Liễu Hạnh vòng tay trổ các phép thần. Ngọc Quang lấy ra một vuông vải điều phủ lên hai tay của mình, ngầm thu hết phép của công chúa. Công chúa Liễu Hạnh thực lòng không ngờ, trổ tài xong, lên tiếng hỏi Ngọc Quang
- Đạo hữu xem với phép thuật ấy, liệu đủ chống lại thiên hạ không?
Ngọc Quang đáp:
- Phép thuật công chúa thật quả khôn lường! Tôi chưa từng thấy ai có pháp thuật tinh diệu đến mức ấy. Trên thế gian này quả không còn ai theo kịp nổi.
Công chúa Liễu Hạnh sai bày tiệc khoản đãi Ngọc Quang; lại gọi thể nữ ra múa hát giúp vui. Ngọc Quanh ngoảnh mặt nhìn đi, rồi vội vã đứng dậy cáo từ. Công chúa Liễu Hạnh, bỗng giật mình, đập tay xuống bán, đùng đùng nổi giận thét lên
- Ta bị gạt rồi.
Lập tức công chúa Liễu Hạnh ra lệnh cho triệu đủ mặt thần Sông thần Núi ở khắp ba cõi thế gian gấp về tề tựu chờ lệnh. Thế là sông núi thay hình đổi dạng, gió thúc ầm ầm, sông nước dâng cao.Nhật Quan và Nguyệt Quang đứng trên núi cao, thấy vậy cả cười. Ngọc Quang về tới trại, liền ban lệnh cho các thiên tướng đôn đốc quân sĩ, sắp thành hàng ngũ để ra trận. Bát Bộ Kim Cương chỉ huy cánh quân tiền đạo. Hắc hồ thống lĩnh tả quân, Bạch Xà chỉ huy hữu quân. Toán trung phong do các thần Lục Đinh Lục Giáp điều động. Mười hai vị thiên tướng theo sau hậu tập. Ba phát súng lệnh nổ vang, đại quân theo cờ tiến lên, vây chăt đền Sòng Sơn của công chúa Liễu Hạnh.Luôn trong ba ngày liền gió lớn không ngừng, mưa tuôn xối xả. Trên rứng cây cối trốc gốc. Dưới sông dưói biển sóng cuộn ngập trời. Trong làng trong xóm nhà cửa bị gió cuốn bay, Súc vật xổ chuồng tán loạn, người ngưòi hoảng sợ tìm chỗ ẩn núp. Sinh linh chết hại không sao kể xiết. Máu đỏ chẩy ngập sông hồ.Hàng quân tiền đạo của công chúa Liễu Hạnh tan vỡ. Các hung thấn ác quỷ chỉ huy bỏ trốn vào rừng sâu. Công chúa Liễu Hạnh và đám tùy tùng phải rút vào trong đền
Sáng ngày hôm sau, Ngọc Quang ngồi trên bành voi trắng chín ngà, cùng các thiên tưóng tiến lên áp công, dùng lưới sắt vây kín khu đền. Hai tiên nữ Quỳnh Hoa và Quế Hoa, hầu cận công chúa vượt vòng vây trốn thoát. Ba anh em Ngọc Quang ra lệnh thiêu hủy tất cả các đền miếu thờ công chúa Liễu Hạnh trên khắp nơi trong nước. Lửa cháy mười ngày mới tắt...Không còn biết trông cậy vào ai khác, công chúa Liễu Hạnh ngẩng nhìn trời rớt nước mắt. Tiếng chiêng tiếng trống thúc quân mỗi phút một gần. Công chúa Liễu Hạnh cải trang thành một nam tử vượt qua vòng vây chạy trốn. Quân lính đuổi theo. Kiệt sức công chúa Liễu Hạnh hoá thân thành một con rồng trốn xuống lòng giếng sâu.Ngọc Quang cho giăng lưới bít mọi lối thoát, rồi dùng móc đồng bắt được công chúa giải vèâ kinh đô. Ba anh em Ngọc Quang thân dẫn công chúa vào sân rồng. Đức Phật Nam Hải Quán Thế Âm thấy tình thế nguy ngập của công chúa Liễu Hạnh, bèn cỡi mây xuống cứu. Ba anh em Ngọc Quang thấy mây năm sắc trên trời vội vàng cúi chào. Từ trên xe mây, Đức Phật Nam Hải Quán Âm nhắn nhủ:
- Công chúa Liễu Hạnh vốn là con gái Ngọc Hoàng, lỗi lầm dầu nặng, nhưng vẫn còn phương hối cải, vậy lần này các ngươi hãy thả công chúa để công chúa theo ta tu tâm sửa tính để cải tà quy chánh
Công chúa Liễu Hạnh, tay chỉ Ngọc Quang mà tâu với Đức Quán Âm .
- Con chót lỡ lầm, từng có ý sám hối, nhưng người kia không chút động từ tâm, chứ con đâu dám ngang nhiên chống đối. Xin đức Phật Nam Hải Quán Âm đoái thương cứu con thoát khỏi vực sâu
Ngọc Quang nói:
- Công chúa quyết tâm như vậy, xin phát nguyện và xin Đức Quán Âm chứng giám.
Công chúa Liễu Hạnh tạ từ
- Ta xin cảm tạ người, Lầm lỗi chỉ một lần, từ nay ta sẽ náu mình nơi cửa thiền mà noi theo chánh đạo.
Ngọc Quang truyền dâng công chúa một tấm áo cà sa. Công chúa theo xe mây Đức Phật Quán Âm khuất dạng.
Ghi Chú:Phần truyện trên là huyền tích về Công Chúa Liễu Hạnh truyền miệng trong giáo chúng theo phái Nội Đạo.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
phminhtuan
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 281
Tham gia: 14:28, 30/12/09
Đến từ: Nam sơn đạo quán

TL: (sách)Tín ngưỡng thờ mẫu và tam tứ phủ-tg:Phúc Yên

Gửi bài gửi bởi phminhtuan »

Mẫu Đệ Tam Thuỷ Cung, Xích Lân Công Chúa
Mẫu Đệ Tam Thuỷ Cung, Xích Lân Công Chúa ,hay còn có danh hiệu khác như “Động Đình Công Chúa Ngọc Hồ Thần Nữ”,”Thuỷ Tiên Công Chúa”,”Thuỷ Cung Thánh Mẫu”.Sự tích của Thánh Mẫu được thể hiện rõ trong bản văn Mẫu Thoải, ngoài ra còn có tác phầm “Liễu Nghị truyền thư” (Truyện Liễu Nghị) bên Trung Hoa.Bản văn Mẫu Thoải nói về sự tích của Thánh Mẫu: Ngài vốn là Con gái của Vua Thoải Quốc Động Đình được gả cho Kính Xuyên một gia đình lệnh tộc dưới thuỷ cung.Kính Xuyên có người vợ lẽ là Thảo Mai.Thảo Mai giáo dở vu oan cho Tiên Chúa ,Kính Xuyên không xét trước sau mà đem đầy Tiên Chúa vào chốn rừng sâu mặc cho thú dữ ăn thịt. Tại nơi rừng sâu Tiên Chúa được sự yêu mến của muông thú,hoa cỏ lá cây.Cũng hay cho con tạo xoay vần mà Tiên Chúa gặp được Liễu Nghị trên đường lai kinh ứng thí đi ngang qua.Ngài đã viết chúc thư và trao cho Liễu Nghị kèm với một kim thoa nhờ chàng mang tới thuỷ cung.Liễu Nghị nghe theo lời Tiên Chúa chỉ đường mà tới Bể Đông, dùng kim thoa gõ vào cây ngô đồng như đúng lời dặn.Bỗng dưng nước rẽ làm đôi đón Liễu Nghị vào tới thuỷ cung,ở đây chàng đã tâu trình bức thư phong mà Tiên Chúa gửi gắm.Đọc xong lá thư Vua Thoải Quốc nổi giận sai Trưởng Tử Xích Long Hầu đi đón Tiên Chúa hồi cung và đem trừng phạt Kính Xuyên và Thảo Mai.Trong đoạn văn Mẫu Thoải có đoạn kết rằng:
Đã nên đấng anh linh liệt nữ
Trách chi người vụng xử chấp nê
Bằng nay tiên chúa sinh chi
Giá đem sau trước mà suy sự lòng
Rũ sạch không những niềm tân khổ
Nương uy trời tế độ sinh linh
Đời đời nức tiếng thơm danh
Biển vàng ghi tạc sử xanh dõi truyền
Kiêm ngũ phúc dâng lên cõi thọ
Nước trị trường thánh chúa hưng long
Mẫu về chắc giáng điện trung
Khuông phù đệ tử hưng long thọ trường
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
phminhtuan
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 281
Tham gia: 14:28, 30/12/09
Đến từ: Nam sơn đạo quán

TL: (sách)Tín ngưỡng thờ mẫu và tam tứ phủ-tg:Phúc Yên

Gửi bài gửi bởi phminhtuan »

Mẫu Đệ Tứ Nhạc Tiên, Sơn Lâm Công Chúa
Mẫu Đệ Tứ Nhạc Tiên, Sơn Lâm Công Chúa còn có các danh hiệu khác như Diệu Tín, Diệu Nghĩa Thiền Sư; Lê Mại Đại Vương,Bạch Anh Công Chúa quản trưởng sơn trang triều mường,Bà Chúa Sơn Trang,Bà Chúa Thượng Ngàn,Mẫu Thượng Ngàn….
Mẫu Thượng Ngàn là vị thần cai quản núi rừng,Có nhiều sự tích gắn với Mẫu Thượng Ngàn như La Bình Công Chúa (con gái Sơn Tinh Đại Vương); Quế Hoa Mỵ Nương....Thánh Mẫu đã nhiều lần khuông phù cho các đời vua Lê che chở cho muôn dân nhất là trong các vùng rừng núi.Sự tích Mẫu Thượng Ngàn có trong Đông Cuông Công Chúa Văn;Thượng Ngàn Thánh Mẫu Văn…Tuy nhiên đa phần các sự tích đều mở ảo không rõ ràng về lai lịch của bà.Những nơi nào có rừng núi người ta đều thấy sự hiện thân của Bà Chúa Sơn Trang.Những đền thờ bà ở rất nhiều nơi như Đền Đông Cuông,Đền Bắc Lệ, Đền Suối Mỡ….Trong văn Mẫu Thượng Ngàn có đoạn viết
Khắp đâu đâu nức danh đều biết
Chúa Thượng Ngàn lẫm liệt thần cơ
Tụ Long Bảo Lạc Tam Cờ
Sông Thao sông Cả sông Bờ sông Dâu
Khắp các châu nức danh thần nữ
Tự Lê triều quốc sử còn ghi
Danh thơm Nam Bắc Trung kì
Bảo dân hộ quốc độ trì tứ phương
Sắc Lê Mại Đại Vương trường trị
Đông Cuông từ đích vị danh lam
Chim kêu vượn hót trên ngàn
Tả thời bạch hổ hữu đoàn thanh long
Muôn dân đều trông đợi nơi Thánh Mẫu sự an lành ,mạnh khoẻ :
Hiển thánh tích lưu truyền vạn đại
Sắc tặng phong Lê Mại Đại Vương
Thông minh chính trực khác thường
Ra tay sát quỷ bốn phương thái hoà
Khắp trong nước trẻ già trai gái
Đội ơn bà mạnh khoẻ sống lâu
Muôn dân lễ bái kêu cầu
Sở nguyện như ý sở cầu tòng tâm
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
phminhtuan
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 281
Tham gia: 14:28, 30/12/09
Đến từ: Nam sơn đạo quán

TL: (sách)Tín ngưỡng thờ mẫu và tam tứ phủ-tg:Phúc Yên

Gửi bài gửi bởi phminhtuan »

Phần 2: NHỮNG BẢN VĂN CHẦU TỨ PHỦ
CÔNG ĐỒNG TỨ PHỦ VĂN
Bỉ cách
Bảo nhang phước úc khởi tường yên
Thụy khí xung đằng thấu cửu thiên
Nhang giảo chí thành,đăng bảo an
Nguyện cờ đệ tử đắc bình an
Miễu cách:
Việt Nam thuở nền an vương thất
Chuyển pháp luân Phật nhật tăng huy
Kim niên, kim nguyệt, nhật thì.
Đệ tử tâu quy Phật thánh mười phương
Nức khói hương chiên đàn giải thoát
Thoảng mùi hoa ưu bát thơm bay
Nam mô Phật ngự phương Tây
Sen vàng choi chói hiệu nay Di Đà
Ngự trước tòa lưu ly bảo điện
Phật Thích Ca ứng hiện tự nhiên
Tiêu thiều nhã nhạc dưới trên
Cửu Long phún thủy quần tiên ca đàn
Đức toà thị ngại vàng rờ rỡ
Phóng hào quang rực rỡ vân yên
Quan Âm ngự trước án tiền
Tả hữu bồ tát tăng thiền, già na
Đức Hộ Pháp Vi Đà thiên tướng
Vận thần thông vô lượng vô biên.
Thổng cách:
Tận hư không giới thánh hiền
Dục giới sắc giới chư thiên đều mời
Vua Đế Thích Quản cai thiên Chủ
Vua Ngọc Hoàng thiên Phủ chí tôn
Dương phủ ngũ nhạc thần vương
Địa phủ thập điện Minh Vương các tòa
Dưới thoải cung giang hà ngoại hải
Chốn Động Đình Bát Hải Long Vương
Tam nguyên, tam phẩm tam quan
Quản chi tội phúc nhân gian cầm quyền
Ngôi Bắc Cực trung thiên tinh chúa
Tả Nam Tào chua sổ trường sinh
Hữu quan Bắc Đẩu thiên đình
Thập nhị bát tú cửu tinh huy hoàng
Khắp tam giới bách quan văn vũ
Hội công đồng tứ phủ vạn linh
Cửu trùng Thánh Mẫu thiên đình
Bán thiên công chúa quế quỳnh đôi bên
Hội bàn tiên khăn điều áo thắm
Chốn Quảng Hàn cung cấm vào ra
Thỉnh mời Quốc Mẫu Vua Bà
Công đồng Thánh Mẫu tam tòa chúa tiên
Đền Sòng Sơn -Địa Tiên Vương Mẫu
Phú nói:
Đất phủ Giày nổi dấu thiên nhan
Thỉnh mời Thánh Mẫu Đệ Tam
Xích Lân Long Nữ ngự đền Thủy Cung
Tướng uy hùng năm quan hoàng tử
Lĩnh sắc rồng cai ngự bốn phương
Quyền cai sơn thoải đại giang
Đông Cuông Tuần Quán thượng ngàn tối linh
Khắp tam giới đình thần tứ phủ
Hội Công Đồng văn vũ bá quan
Tả mời thái tuế đương niên
Hữu quan đương cảnh thành hoàng quản cai
Tiền hậu lai Lê Triều Thái Tổ
Lệ tùy tòng thừa sự hôm mai
Thỉnh mời Tứ Phủ Khâm Sai
Thủ Đền Công Chúa đáng tài thần thông
Thỉnh tam thập lục cung tiên thần nữ
Quản chư tào thừa sự sớm khuya
Pháp vân Pháp vũ uy nghi
Pháp lôi Pháp điện hộ trì phi phong
Tướng thiên cung mão đồng đai giáp
Lốt thủy tề năm sắc phi phương
Dọc cách:
Thỉnh mời bát bộ sơn trang
Bên thời thập nhị tiên nương chầu vào
Các bá quan cơ nào đội ấy
Giáng bản đền lừng lẫy uy nghi
Thổ Công Thổ Địa thần kỳ
Ngoại Giang Hà Bá sơn kỳ thần linh
Sắc cẩn thỉnh thiên binh lưc sĩ
Ngũ Hổ thần vạn vị hùng binh
Thỉnh mời liệt vị bách linh
Binh tùy binh tiếp hùng binh đáo đền
Dồn:
Phép tự nhiên thiên trù tống thực
Thập biến thiên vạn ức hà sa
Nam mô tát phạ đát tha nga đa phạ rô chỉ đế
Án, tam bạt ra, tam bạt ra hồng
Án tông tông tông tông tông thủy luân nhũ hải
Biến trần trần sái sái giai sung
Nhất nghi lục cúng viên thông
Ân cần phụng hiến công đồng như lai
Nguyệt vân lai cầu an bảo tọa
Đại từ bi hỷ xả tri tâm
Cứ trong một tháng đôi tuần
Dâng hoa cúng quả cầu trăm tuổi già
Hội tam đa , trình tường ngũ phúc
Độ cho đồng hưởng lộc thiên xuân
Thỉnh mời Phật giáng lưu ân
Công Đồng lưu phúc thiên xuân thọ trường
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
phminhtuan
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 281
Tham gia: 14:28, 30/12/09
Đến từ: Nam sơn đạo quán

TL: (sách)Tín ngưỡng thờ mẫu và tam tứ phủ-tg:Phúc Yên

Gửi bài gửi bởi phminhtuan »

Ghi chú :Đoạn dị bản của bỉ cách
Dị bản 1: CÔNG ĐỒNG TỨ PHỦ VĂN
Thần kim ngưỡng khải tấu chư tôn
Toạ thượng dương dương nghiễm nhược tồn
Nguyện thỉnh pháp âm thi huệ lực
Tuỳ cơ phó cảm nạp trần ngôn
Dị bản 2:
Sâm sâm hạt giá ,tòng không hạ
Hiển hiển loan dư ,mãn toạ tiền
Bất xá uy quan phu thần lực
Chứng minh công đức lượng vô biên.
Dị bản 3:
Một nén hương thơm thấu cửu thiên
Kính thiên kính địa kính phật tiền
Chữ rằng nhất niệm thông tam giới
Cầu cho trăm họ đắc bình yên
Dị bản 4 :
Nhất kính tâm hương thấu cửu trùng
Công đồng văn vũ chốn tiên cung
Đàn duyên sớ điệp nay cầu đảo
Giáng thần vô lượng vận thần thông
Dị bản 5:
Phật thánh tòng không lai gíáng hạ
Vạn linh thánh chúng ngự dương toà
Tuỳ phương ứng hiện lai chứng giám
Nguyện kỳ phúc lộc tựa hà sa
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
phminhtuan
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 281
Tham gia: 14:28, 30/12/09
Đến từ: Nam sơn đạo quán

TL: (sách)Tín ngưỡng thờ mẫu và tam tứ phủ-tg:Phúc Yên

Gửi bài gửi bởi phminhtuan »

VĂN CÔNG ĐỒNG (Dị bản)
Lòng tin tâu kính Phật Trời
Mười phương chư Phật,độ tôi những là
Nam mô Đức Phật Thích Ca
Cùng Đức Thánh Mẫu, Phật Bà Quan âm
Tiếng đồn náo nức xa gần
Ai ai cũng đến ân cần xin con
Cầu bà :bà độ có con
Có nam có nữ vuông tròn tốt thay
Đức Phật hoá phép nghìn tay
Tô mặt vẽ mày hình thể tốt tươi
Thỉnh Đức Thượng Thiên trên trời
Giáng xuống hạ giới,cứu người trần gian
Nhà giàu cho tới nhà quan
Ai ai cũng đến kêu oan cửa Bà
Cứu người phúc đẳng hà sa
Phép thiêng dân lạc, thịnh hoà yên vui
Trống tôi đã thỉnh ba hồi
Đầu tôi đội trời, miệng niệm Như Lai
Đức Phật tôi đã thỉnh lai
Mời khắp Tam phủ, giáng lai đền Rồng
Phật Thánh hoá phép thần thông
Uy linh cảm ứng, hộ trì thế gian
Chiêu tài tiếp lộc muôn vàn
Ngự đồng cứu độ thế gian lạ thường
Đồng tôi tâu đến Ngọc Hoàng
Giá ngự ngai vàng, lồ lộ kiều cung
Thượng Thanh giá ngự phương Đông
Thái Thanh đã ngự đền Rồng thiêng thay
Ngọc Thanh giáng ngự phương Tây
Tản Viên Thánh Cả, ngự rày bàn loan
Triều thần văn vũ bách quan
Ai ai là chẳng tấu lên thiên đình
Nam Tào cầm sổ chua sinh
Bắc Đẩu chua lộc, phân minh thay là
Bao nhiêu hạ giới người ta
Nam nữ trẻ già sổ đã chép ghi
Chữ rằng: “thiên võng nan tri”
Đạo Trời lồng lộng, phép thì thiêng thay
Phúc lành đưa đến chưng đây
Đệ tử tôi rày: có số thiên cung
Sắc vàng choi chói vua phong
Dâng trước ngai rồng, cầm bút chua phê
Lại tâu bản thổ thần kỳ
Cùng quan Hà Bá, tức thì đệ lên
Quỳ tâu Tam Thánh: Tản Viên
Huyền Đàn, Độc Cước dâng lên tức thì
Lại tâu Quốc Mẫu đan trì
Ban bổng lộc về cho đệ tử nay
Lộc này lộc thánh tốt thay
Ai khéo hầu hạ ban nay lộc nhiều
Thiên trù tống thực vua yêu
Niên nguyệt dập dìu tiền của chẳng vơi
Giàu sang số hệ bởi trời
Cầu được mạnh khoẻ yên vui trong nhà
Điều lành tôi dám tâu qua
Thế gian ai biết, trẻ già ai hay
Kẻ gian đâu biết sự này
Đồng tôi tâu bày tam phủ ba vua
Linh Tiêu Ngọc Hoàng đế đô
Thiên Địa Thuỷ Nhạc, các vua ngự toà
Động đình thuỷ tộc hải hà
Trên trời sấm động mưa sa vội vàng
Gió đưa mây phủ sáng quang
Tối tăm trời đất bên giang bao giờ
Sân rồng nổi đôi lá cờ
Tự nhiên phẳng lặng như tờ bốn phương
Bốn bề vằng vặc như gương
Bảng vàng hốt bạc bước sang ngự lầu
Vua ngự phượng các long lâu
Chư Tiên công chúa đứng đầu Thánh Vương
Trên trời bổng lộc toà vàng
Vua Cha ngự trước các Hoàng ngư sau
Đồng bộ đới cước vào chầu
Hai mươi bảy bộ đứng hầu đôi bên
Trước đền Thánh Mẫu Thuỷ Tiên
Con cả cầm quyền Hoàng cả Xích Lân
Phân minh nghị luận công đồng
Lưỡng ban văn vũ đều cùng quỳ tâu
Lòng thành khẩn nguyện sở cầu
Chúng dân phụng sự quỳ tâu đế đình
Mười phương chư Phật chứng minh
Cứu dân độ thế nhân sinh xa gần
Chữ rằng Thánh giáng lưu ân
Công Đồng lưu phúc thiên xuân thọ trường
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”