Trên cuộc đời này có bao nhiêu đạo!?

Trao đổi về y học, võ thuật, văn hóa, phong tục, tín ngưỡng
Nội qui chuyên mục
Không tranh luận về chính trị và tôn giáo
heo_dat
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 82
Tham gia: 00:35, 13/11/09
Đến từ: Đồng Tháp

TL: Trên cuộc đời này có bao nhiêu đạo!?

Gửi bài gửi bởi heo_dat »

cloudstrife đã viết:Cái này e không piết nhưg tất cả Đạo đều cốt khuyên con người hướng thiện tráh dữ làm làh :D

e sau pao nhiêu năm suy nghĩ chợt nảy ra 1 ngu ý này , thường thì chúg ta khi tìm hiểu đạo đều phân vân tại sao có quá nhiều đạo , mỗi đạo lại có 1 đấng tối cao riêg , 1 khái niệm riêg về " thiên đàg " , " địa ngục " ..... VD : Đạo Phật khi ta tốt thì sẽ thàh Phật , ở cõi niết bàn ; còn đạo thiên chúa thì ta sẽ lên thiên đường .... Chỗ đến của ta sau khi chết ko giốg nhau giữa các đạo ...... theo em " suy nghĩ viển vông " thì mỗi đạo cũg giốg như 1 chế độ XH ở thế giới này vậy , ví dụ như đạo Phật là XHCN, đạo Thiên Chúa là TBCN ..... từ đó mỗi người , mỗi nước thấy mìh hợp với chế độ nào thì theo chế độ đó ..... có nghĩa là có thể có nhiều cõi khác trên ta nữa ... đó chỉ là suy nghĩ của e , nếu ko đúg mog mọi người góp ý khai ság cho em chứ đừg chém em tội lắm :(

Thanks!
Còn theo ngu ý của mình thì chỉ có 4 Đạo xoay quanh con người thôi

- Đạo làm người là căn bản, hướng con người đến sự đối đãi tốt với nhau; dạy cách đối xử giữa người với người.

- Đạo tu thân: lấy nguồn gốc từ Đạo làm người, nhưng mục đích cầu sự thoát tục.

- Đạo độ thế: dẫn dắt một số lượng lớn con người cùng nhau cải thiện suy nghĩ, hành động, tâm tính... Để cuộc đời đẹp hơn, thánh thiện hơn.

- Và một Đạo cuối cùng, bất kỳ ai cũng chê trách Đạo này; nhưng bất kỳ ai cũng có khả năng rất lớn để đi theo. Đó chính là Ma Đạo.

Nhờ các bạn chỉ điểm thêm!!!
Đầu trang

dung1
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 4377
Tham gia: 12:53, 27/02/10

TL: Trên cuộc đời này có bao nhiêu đạo!?

Gửi bài gửi bởi dung1 »

Đạo làm người đã bao gồm hết các đạo rồi, bới số ngưới học đạo làm người đã ít và người thành tựu đạo làm người lại càng ít. Nếu mọi người đều hiểu đạo làm người với đúng nghĩa thì làm gì có chiến tranh khi hiểu rõ lòng thương yêu con người ,hiểu rõ nỗi đau chia lìa của con người. Khi người thành tựu đạo làm người thì cũng ví như phật sống trên thế gian. Nghĩa là một con người sống như bao người khác nhưng được tôn trọng tín ngưỡng như thần phật.
Đầu trang

heo_dat
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 82
Tham gia: 00:35, 13/11/09
Đến từ: Đồng Tháp

TL: Trên cuộc đời này có bao nhiêu đạo!?

Gửi bài gửi bởi heo_dat »

dung1 đã viết:Đạo làm người đã bao gồm hết các đạo rồi, bới số ngưới học đạo làm người đã ít và người thành tựu đạo làm người lại càng ít. Nếu mọi người đều hiểu đạo làm người với đúng nghĩa thì làm gì có chiến tranh khi hiểu rõ lòng thương yêu con người ,hiểu rõ nỗi đau chia lìa của con người. Khi người thành tựu đạo làm người thì cũng ví như phật sống trên thế gian. Nghĩa là một con người sống như bao người khác nhưng được tôn trọng tín ngưỡng như thần phật.
Thanks!
Nếu vậy, mình có thể hiểu Đạo làm người của bạn theo ý nghĩa "vô thần"..? Hay là Đạo để trở thành người quân tử?
Đầu trang

dung1
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 4377
Tham gia: 12:53, 27/02/10

TL: Trên cuộc đời này có bao nhiêu đạo!?

Gửi bài gửi bởi dung1 »

Đạo làm người vẫn công nhận "hữu thần" chứ không phải"vô thần". Thế giới tâm linh là sự kết nối phần tâm hồn của mỗi con người. Con người thể xác có thể mất đi,nhưng tâm hồn vẫn tồn tại và có biến đổi qua thời gian. Sự chuyển biến phụ thuộc vào việc mỗi hành động của từng cá nhân có theo đạo hay không. Để học đạo làm người không chỉ dừng lại ở mức người quân tử là đủ. Người quân tử chỉ là một tầng thấp của đạo làm người. Người quân tử là đạt được 5 yếu tố: "Nhân, lễ,nghĩa,Trí,Tín".
Đầu trang

heo_dat
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 82
Tham gia: 00:35, 13/11/09
Đến từ: Đồng Tháp

TL: Trên cuộc đời này có bao nhiêu đạo!?

Gửi bài gửi bởi heo_dat »

dung1 đã viết:Đạo làm người vẫn công nhận "hữu thần" chứ không phải"vô thần". Thế giới tâm linh là sự kết nối phần tâm hồn của mỗi con người. Con người thể xác có thể mất đi,nhưng tâm hồn vẫn tồn tại và có biến đổi qua thời gian. Sự chuyển biến phụ thuộc vào việc mỗi hành động của từng cá nhân có theo đạo hay không. Để học đạo làm người không chỉ dừng lại ở mức người quân tử là đủ. Người quân tử chỉ là một tầng thấp của đạo làm người. Người quân tử là đạt được 5 yếu tố: "Nhân, lễ,nghĩa,Trí,Tín".

Vậy theo bạn, cấp cao của đạo làm người là gì?

Nếu họ đạt cảnh giới đó, họ có hơn con người 1 bậc không, hoặc là họ còn bị ràng buộc bởi những đạo lý thông thường không ?

Lại có những người, tại sao họ lại xa lìa thế gian, sống cuộc sống thanh bần? Phải chăng họ không muốn bị ràng buộc bởi cái gọi là "đạo làm người", mà đi tìm một chân lý khác để tự cứu bản thân?

Thứ mà người ta cho là đạo làm người quan niệm ra sao về chúng sinh (tức những vật thể có linh hồn)? Hay tuỳ nghi mà giết hại (có bạn tới nhà, đem chó, mèo, gà, vịt... ra để đãi bạn, vì đâu trái đạo làm người, lại còn cho rằng đó là lẽ phải) ?

Con người, từ khi mới sinh ra được ẵm bồng trong vòng tay cha mẹ; cho tới khi trưởng thành, ra ngoài xã hội, thì đạo làm người chính là cơ sở lý luận để họ giao tiếp, gặp gỡ người khác; đồng thời cũng là thước đo của xã hội dành cho họ.

Nhưng, đạo làm người có đủ lớn mạnh để che chở, hướng dẫn con người thoát khỏi Ma đạo? Có đủ thông tuệ để nhận ra: "tất cả chúng sinh đều có sự sống, và giống loài nào cũng cần được sống"?

Nếu chỉ cần trọn vẹn đạo làm người là đủ, tại sao con người còn thờ Thần, cúng Phật hay đi nhà thờ để làm chi? Còn nếu con người đã tin tưởng vào Tôn giáo, thì chứng minh rằng trên đời này không chỉ có mỗi "Đạo làm người"!



Thân!!!



P/S: Chân thành cảm ơn bạn đã nhiệt tình chia sẻ kiến thức. Hy vọng sự tranh luận của chúng ta là cơ hội cho mình thêm hiểu biết. Chờ bài viết của bạn.
Đầu trang

dung1
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 4377
Tham gia: 12:53, 27/02/10

TL: Trên cuộc đời này có bao nhiêu đạo!?

Gửi bài gửi bởi dung1 »

Nếu đạt cảnh giới đạo làm người họ vẫn là con người bình thường như bao người khác,cái khác là họ có nhận thức,hành động theo đạo. Hành động của họ luôn phải tuân theo nhưng đạo lý cơ bản nhưng luôn đúng qua mọi thời đại như vấn đề hiếu thuận với cha mẹ,thờ cúng ông bà tổ tiên,chăm lo con cái..vv..v.
Cuộc sống có quá nhiều sự cám rỗ và hỗn tạp gây nên sự động tâm mà làm trái đạo,có người muốn điều chỉnh lại mình nên cần tính tâm và họ cô lập bản thân để nhìn lại quá khứ và hướng tới tương lại. Nhưng sự vận động cũng có quy luật riêng nôm na hiểu là"có làm thì mới có ăn".nếu đã không làm,tĩnh tâm thì sao không tránh khỏi cuộc sống thanh bần. Họ đang đấu tranh với chính bản thân mình để tìm ra lối đi đến hạnh phúc.
Vạn vật đều có linh hồn là đúng,nhưng linh hồn ở mức độ cũng có khác nhau vì vậy sát nghiệp các chúng sinh cũng có những mức độ ảnh hưởng khác nhau. Khi linh hồn đã rời bỏ thể xác thì thể xác là vật chết,mà đã là vật chết thì các loài động vật như gà chó làm thức ăn không ảnh hưởng chi. Người bị ảnh hưởng không phải là người mua các đò vật chết đó về ăn mà là người ra tay tước đoạt linh hồn khỏi thể xác.vd như người làm nghề chọc tiết lợn có thể coi là sát nghiệp.
con người từ khi sinh ra đến khi chết đi chỉ ngắn ngủi(khoảng 70-100 năm) trong khi đạo làm người thì tồn tại nhiều ngàn năm nên một ai đó học trọn đạo làm người là điều không thể xảy ra. Muốn đạt đến tầng cao của đạo làm người thì cần có yếu tố dòng tộc tác động nhiều. Khi thu hẹp vấn đề cho rễ hiểu thì đó chính là yếu tố truyền thống gia đình,ren di truyền+tác động xã hội,tự thân tu tâm. Gỉa dụ lấy mốc ông bà làm khởi điểm thì khi bố mẹ sinh ra mang nguồn ren tốt của ông bà,lại được ông bà dạy điều hay lẽ phải ngay từ nhỏ,lớn lên học tập các điều lễ nghĩa và tu tâm tích đức,rồi lại đem nhũng yếu tố đó dạy con mình khi sinh con thì bản thân con cái mới sinh ra đã thụ hưởng một mức độ cao của đạo làm người. Thành tựu đạt được chính là sự công nhận của xã hội về những gì mình đã làm được theo đạo giúp ích cho đời.
Bản thân đạo làm người đủ lớn mạnh để che chở,đủ nhận biết để thấy mọi vật đều được sống và cần sự sống nhưng chỉ có con người thì không phải ai cũng có khả năng tiếp thu và làm theo đạo để nhận biết điều đó. Có nghĩa đạo làm người vẫn tồn tại khách quan nhưng con người không mấy ai nhận thức được đạo làm người.
Chỉ cần trọn vẹn đạo làm người là đủ vì đạo làm người đã có sự liên hệ mật thiết giữa quá khứ,hiện tại và tương lai.Nhưng như đã nói không thể trọn vẹn tiếp thu và làm việc theo đạo làm người được ngay trong 1 đời. Muốn thành tựu ở mức độ cao thì yếu tố tu thân rất quan trọng,mà muốn tu thân phải có định hướng để con người không xa ngã,Thờ cúng các thần phật và nhà thờ giúp con người có tâm lành. Các sách kinh hay cầu nguyện đa phần hướng con người đến những điều tốt lành, cũng như kim chỉ nam định hướng con đường đi cho con người tiến gần đến đạo làm người. Những lúc con người có nguy có hành động xa ngã thì nó như tiếng chuông cảnh tỉnh bởi "luật nhân quả",lúc yếu mềm cần sự che chở thì có thể xám hối nơi cha đạo hay cầu nguyện sự bình an. yếu tố tôn giáo và làm theo đạo làm người không hề mâu thuẫn nhau. có khác ở chỗ tôn giáo có nhiều điều đúng nhưng khi đã là tôn giáo cần sự phát triển,truyền bá nên có đôi điều phục vụ cho điều đó.Còn đạo làm người thì luôn đúng với mọi thời đại. Làm theo điều hay điều tốt của một tôn giáo,tĩn ngưỡng nào đó giúp con người tu thân tốt góp phần nhanh nhận biết và tiến gần đạo làm người hơn.
Đầu trang

banghuynh
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 460
Tham gia: 14:03, 27/09/10

TL: Trên cuộc đời này có bao nhiêu đạo!?

Gửi bài gửi bởi banghuynh »

Không có Đạo thì Đời vô nghĩa
Không có Đời Đạo chỉ cho ai ?

Sự tương quan giữa Đời và Đạo là mối quan hệ khắng khít bền vững qua nhiều thế hệ, Thịnh hay Suy tùy vào những con người đang sống và đang thực thị cái Lý cái Nghĩa của Đạo vậy.

Thân.
Đầu trang

heo_dat
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 82
Tham gia: 00:35, 13/11/09
Đến từ: Đồng Tháp

TL: Trên cuộc đời này có bao nhiêu đạo!?

Gửi bài gửi bởi heo_dat »

dung1 đã viết:Nếu đạt cảnh giới đạo làm người họ vẫn là con người bình thường như bao người khác,cái khác là họ có nhận thức,hành động theo đạo. Hành động của họ luôn phải tuân theo nhưng đạo lý cơ bản nhưng luôn đúng qua mọi thời đại như vấn đề hiếu thuận với cha mẹ,thờ cúng ông bà tổ tiên,chăm lo con cái..vv..v.
Cuộc sống có quá nhiều sự cám rỗ và hỗn tạp gây nên sự động tâm mà làm trái đạo,có người muốn điều chỉnh lại mình nên cần tính tâm và họ cô lập bản thân để nhìn lại quá khứ và hướng tới tương lại. Nhưng sự vận động cũng có quy luật riêng nôm na hiểu là"có làm thì mới có ăn".nếu đã không làm,tĩnh tâm thì sao không tránh khỏi cuộc sống thanh bần. Họ đang đấu tranh với chính bản thân mình để tìm ra lối đi đến hạnh phúc.
Vạn vật đều có linh hồn là đúng,nhưng linh hồn ở mức độ cũng có khác nhau vì vậy sát nghiệp các chúng sinh cũng có những mức độ ảnh hưởng khác nhau. Khi linh hồn đã rời bỏ thể xác thì thể xác là vật chết,mà đã là vật chết thì các loài động vật như gà chó làm thức ăn không ảnh hưởng chi. Người bị ảnh hưởng không phải là người mua các đò vật chết đó về ăn mà là người ra tay tước đoạt linh hồn khỏi thể xác.vd như người làm nghề chọc tiết lợn có thể coi là sát nghiệp.
con người từ khi sinh ra đến khi chết đi chỉ ngắn ngủi(khoảng 70-100 năm) trong khi đạo làm người thì tồn tại nhiều ngàn năm nên một ai đó học trọn đạo làm người là điều không thể xảy ra. Muốn đạt đến tầng cao của đạo làm người thì cần có yếu tố dòng tộc tác động nhiều. Khi thu hẹp vấn đề cho rễ hiểu thì đó chính là yếu tố truyền thống gia đình,ren di truyền+tác động xã hội,tự thân tu tâm. Gỉa dụ lấy mốc ông bà làm khởi điểm thì khi bố mẹ sinh ra mang nguồn ren tốt của ông bà,lại được ông bà dạy điều hay lẽ phải ngay từ nhỏ,lớn lên học tập các điều lễ nghĩa và tu tâm tích đức,rồi lại đem nhũng yếu tố đó dạy con mình khi sinh con thì bản thân con cái mới sinh ra đã thụ hưởng một mức độ cao của đạo làm người. Thành tựu đạt được chính là sự công nhận của xã hội về những gì mình đã làm được theo đạo giúp ích cho đời.
Bản thân đạo làm người đủ lớn mạnh để che chở,đủ nhận biết để thấy mọi vật đều được sống và cần sự sống nhưng chỉ có con người thì không phải ai cũng có khả năng tiếp thu và làm theo đạo để nhận biết điều đó. Có nghĩa đạo làm người vẫn tồn tại khách quan nhưng con người không mấy ai nhận thức được đạo làm người.
Chỉ cần trọn vẹn đạo làm người là đủ vì đạo làm người đã có sự liên hệ mật thiết giữa quá khứ,hiện tại và tương lai.Nhưng như đã nói không thể trọn vẹn tiếp thu và làm việc theo đạo làm người được ngay trong 1 đời. Muốn thành tựu ở mức độ cao thì yếu tố tu thân rất quan trọng,mà muốn tu thân phải có định hướng để con người không xa ngã,Thờ cúng các thần phật và nhà thờ giúp con người có tâm lành. Các sách kinh hay cầu nguyện đa phần hướng con người đến những điều tốt lành, cũng như kim chỉ nam định hướng con đường đi cho con người tiến gần đến đạo làm người. Những lúc con người có nguy có hành động xa ngã thì nó như tiếng chuông cảnh tỉnh bởi "luật nhân quả",lúc yếu mềm cần sự che chở thì có thể xám hối nơi cha đạo hay cầu nguyện sự bình an. yếu tố tôn giáo và làm theo đạo làm người không hề mâu thuẫn nhau. có khác ở chỗ tôn giáo có nhiều điều đúng nhưng khi đã là tôn giáo cần sự phát triển,truyền bá nên có đôi điều phục vụ cho điều đó.Còn đạo làm người thì luôn đúng với mọi thời đại. Làm theo điều hay điều tốt của một tôn giáo,tĩn ngưỡng nào đó giúp con người tu thân tốt góp phần nhanh nhận biết và tiến gần đạo làm người hơn.

Hi!!!
Ngay từ phía trên, mình đã có nói Đạo làm người là căn bản của đạo lý nhân sinh, nhưng không có nghĩa là độc nhất.

Cũng giống như người học thuật đều biết rằng Dịch là căn bản cho sự hình thành cho các môn khác, ví dụ như Phong Thủy, Mai Hoa, Bát Tự hay Tử Vi .v.v. Nhưng điều đó đâu có nghĩa chỉ có duy nhất 1 môn Dịch học tồn tại trên đời này!!!

Một ông thầy có thể đào tạo ra nhiều học trò thành danh, làm cho ông thầy đó nổi tiếng... rồi chẳng lẽ thế gian chỉ biết ông thầy mà chẳng biết tới những học trò kia????

Thân!
Đầu trang

dung1
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 4377
Tham gia: 12:53, 27/02/10

TL: Trên cuộc đời này có bao nhiêu đạo!?

Gửi bài gửi bởi dung1 »

Mình thì quy về đạo làm người cho rễ hiểu.đạo tu thân để nhanh tiến đến đạo làm người,đạo đế độ là hành động theo đạo làm người,ma đạo là làm trái đạo làm người.
Được cảm ơn bởi: banghuynh
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
apollo
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2014
Tham gia: 23:37, 01/01/09
Đến từ: Vô Cực
Liên hệ:

TL: Trên cuộc đời này có bao nhiêu đạo!?

Gửi bài gửi bởi apollo »

Bác trả lời cho tôi trên thế giới này có bao nhiêu con đường thì tôi sẽ nói cho bác có bao nhiêu đạo!
Được cảm ơn bởi: heo_dat
Đầu trang

Trả lời bài viết