Vài nét về tính ngưỡng của Người Xơ Đăng Quảng Nam

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
Trả lời bài viết
tientrung24h
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 2
Tham gia: 08:47, 26/11/10

Vài nét về tính ngưỡng của Người Xơ Đăng Quảng Nam

Gửi bài gửi bởi tientrung24h »

VÀI NÉT VỀ TÍN NGƯỠNG

CỦA NGƯỜI XƠĐĂNG VÙNG NÚI QUẢNG NAM
Đồng bào dân tộc Xơđăng vùng núi Quảng Nam sinh sống chủ yếu tại ba xã: Trà Cang, Trà Nam và Trà Linh thuộc huyện miền núi Nam Trà My. Cuộc sống của đồng bào Xơ đăng nơi đây chủ yếu dựa vào các thung lũng ruộng bậc thang, trồng trọt và canh tác nương rẫy xung quanh plơi(làng). Đời sống của đồng bào Xơđăng còn khó khăn, thiếu thốn về nhiều mặt nên những gì đồng bào không giải thích được, họ đều viện vào ở các đấng siêu nhiên, thần linh hoặc các lễ thức tín ngưỡng dân gian khác...để cầu mong các đấng siêu nhiên, thần linh...đó ở sự phù hộ và chở che cho cuộc sống người Xơđăng luôn được yên lành, hạnh phúc, mùa màng tươi tốt. Từ đó sinh ra nhiều nghi lễ, tín ngưỡng dân gian...từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức để hôm nay nó vẫn còn in đậm dấu ấn và mãi trường tồn trong tâm thức của cộng đông dân tộc Xơ đăng nơi đây...
Hình ảnh



Các thanh niên nam nữ Xơđăng
xã Trà Linh huyện Nam Trà My nối vòng xoong trong nhịp điệu của cồng chiêng vui trong ngày hội của làng



Có dịp về một số xã của bà con dân tộcXơđăng công tác và chúng tôi đã gặp được ông Hồ Văn Reo, 68 tuổi, dân tộc Xơđăng hiện đang sống tại làng Lùng Lãi thuộc thôn 2 xã Trà Linh huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam, nguyên Trưởng ban Dân tộc và Miền núi tỉnh Quảng Nam và một số người già lớn tuổi am hiểu và ra sức bảo vệ phong tục-tập quán truyền thống của người Xơđăng cho biết: Cũng như các dân tộc anh em khác cùng sinh sống ở Tây Nguyên, đồng bào dân tộc Xơđăng có những lễ thức dân gian truyền thống có ý nghĩa hết sức quan trọng trong lao động sản xuất được tổ chức theo chu kỳ của một mùa làm rẫy trong một năm mang tính tâm linh rất lớn. Theo kinh nghiệm cổ truyền của người Xơđăng, mùa lao động sản xuất được báo hiệu bằng tiếng sấm đầu năm. Nếu tiếng sấm phát ra trước khi con chim klang pong kêu thì năm đó thế nào cũng mất mùa, dân làng thường thiếu ăn, nhiều bệnh tật đến với con người và cả gia súc. Còn nếu tiếng sấm phát ra sau khi con chim klang pong kêu và chúng ríu rít gọi đàn về đậu trên những cây cổ thụ xung quanh làng và làm tổ đẻ trứng thì năm đó thế nào cũng được mùa, dân làng đoàn kết, đùm bọc và giúp đở nhau thịnh vượng...
Theo tìm hiểu của chúng tôi, những gì mà đồng bào dân tộc Xơđăng không giải thích được đều viện vào ở các đấng siêu nhiên, thần linh hoặc các tín ngưỡng dân gian khác...mà trong đó vị trí của Thầnlúa (Sơri) dường như đóng vai trò quan trọng nhất. Đồng bào Xơđăng ở vùng Nam Trà My cho rằng: Mỗi mùa rẫy, việc sản xuất thuận lợi lúa, bắp đầy kho đều do Thần lúa ban tặng hoặc gặp phải thất thu cây lúa, cây bắp cho ít hạt là do Thần lúa giận hờn hay trách vì dân làng có những lời xấu đối với Thần Sơri. Nên vào mùa lúa trỉu hạt, đồng bào Xơ đăng nơi đây có tục ăn mừng lúa mới với nghi thức rước hồnlúa diễn ra khá long trọng. Mỗi plơi(làng) đồng bào Xơđăng thường có từ 15 đến 20 nóc và mỗi nóc thường có từ 8 đến 10 gia đình cùng sinh sống. Họ ở nhà sàn, mái thấp, lợp bằng lá nón (la-xeet). Nhà ở thường xúm xít gần nhau, xen vào giữa là những kho thóc của từng gia đình. Mỗi plơi của họ bao giờ cũng có một ngôi nhà sàn dựng ở giữa plơi làm nơi tập hợp vui chơi của mọi người trong plơi, cũng là nơi tiến hành các nghi lễ truyền thống nhất là trong lễ hội đâm trâu. Theo truyền thống, bà chủ Nóc là người duy nhất được săn sóc đến các lễ thức liên quan đến hồn lúa. Cũng có những nơi, công việc đó do ông chủ Nóc hay những người già có kinh nghiệm mà sức khỏe còn tốt am hiểu phong tục tập quán đảm nhận. Ở mảnh đất thiêng trên rẫy, tùy từng nơi, người Xơđăng chỉ trồng trọt một số loại cây như hành, cây nghệ, cây mào gà…làmnhân ngãi” cho lúa. Các cây chọc lỗ dùng xong được dựng lại đó để bảo vệ hồn lúa. Lúa giống được để vào một chiếc gùi dưới chân một cây nêu mà trên ngọn có cắm bông lau, tượng trưng cho hoa lúa. Các gia đình trong nóc được phân phát dần thứ lúa đó để trỉa trên rẫy. Bao giờ người ta cũng để một ít giống nhằm tổ chức một bữa ăn mời bạn bè đến dự và trong bữa ăn đó, họ tổ chức lễ đầu mùa(pưa pang) để mời người sống, các vong hồn, các thần linh về tham dự, và tiễn đưa hồn lúa lên rẫy để hồn tác động đến cây trồng.
Hình ảnh
Đồng bào Xơđăng ở vùng Nam Trà My có tục tổ chức sửa sang máng nước và làm lễ cúng máng nước
[/size][/font]
Đồng bào dân tộc Xơđăng huyện Nam Trà My quan niệm rằng: Hồn lúa thường trú ngụ vào một giống lúa xưa nhất theo quan niệm của đồng bào. Giống lúa ấy được trồng riêng vào một mảnh đất thiêng trên rẫy. Bà chủ Nóc tự tay trồng, săn sóc và tự tay mang về, để dùng vào lễ cơm mới trong dịp suốt lúa. Số còn lại được giữ trong kho ở một vị trí đặc biệt. Khi cất giữ hồn lúa ở kho nên chọn ngày trăng tròn tránh đưa hồn lúa cũng như tránh tổ chức các nghi lễ vào các ngày chẵn (họ cho đó là những ngày xấu), mà tin ở ngày lẻ, ngày tốt, ngày người đi, thì hồn lúa có điều kiện tác động đến mọi cây trồng trên rẫy và trong suốt quá trình canh tác nương rẫy làm đở tốn công vất vã cực nhọc của mọi người. Những tháng nghỉ ngơi sau vụ thu hoạch(tháng ninh nơng); đến ngày sấm ra đầu năm, ngày Thầnsấm sét gọi Thầnlúa thức dậy, cả làng lại bắt tay vào sản xuất. Tuân theo Thần Sơri, hồn lúa sẽ ưu đãi những chủ nhà đó chính là việc đưa hồn từ kho lên rẫy vào những ngày đầu phát đốt, chọc trỉa và đón hồn lúa từ rẫy về kho vào những ngày thu hoạch.
Hình ảnh
Làng đồng bào Xơđăng thôn 2 xã Trà Linh huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam
Khi thu hoạch, lễ đưa hồn lúa về kho cũng được coi trọng. Tục căng dây đưa hồn lúa về kho của đồng bào Xơđăng Trà My được tổ chức chu đáo. Những nơi qua suối đều phải bắc cầu(cầu tượng trưng cho hồn lúa đi). Ở những ngã ba phải cắm hoa làm dấu chỉ đường cho hồn lúa, khi đến kho, cũng phải bắc cầu cho hồn lúa lên, sau khi sửa soạn chỗ nghỉ chu đáo cho hồn lúa trong kho thóc. Họ phải bảo vệ không cho lúa dính nước khi tiến hành các nghi lễ. Có nơi còn giữ không động chạm tới nước trong thời gian suốt lúa.
Già làng Hồ Văn Thập 52 tuổi hiện sống tại làng Măng Tó thuộc thôn 2, xã Trà Cang huyện Nam Trà My cho biết: Theo quan niệm của đồng bào hạn hán là mối lo ngại nhất trong trồng trọt nương rẫy. Người Xơđăng cho đó là do Thầnsấm sét lãng quên. Họ bắt những con cóc đem trói chân lại rồi khiêng đi, có nơi đồng bào dùng tổ chim tu hú non thả xuống nước...để làm cho Thần sét thương người mà trút mưa xuống cho dân làng trồng tỉa, chưa rõ vì sao sinh ra quan niệm này ! Mùa thu hoạch xong, sau lễ ăn cơm mới người Xơđăng chuẩn bị cho những tháng nghỉ ngơi. Trong những tháng nghỉ ngơi đó, người Xơđăng đỏ lửa lò rèn tranh thủ để rèn các công cụ phục vụ sản xuất. Hoặc nay ở nhà này, mai ở nhà khác, ngày ở làng này, đêm sang làng khác, dự lễ ở mọi nhà, ở nhiều làng. Mọi người vui say và quên đi những ngày lao động mệt nhọc. Họ hò reo, ca hát, đánh cồng đánh chiêng cầu mong mùa màng sang năm được tốt tươi, lương thực sẽ thừa thãi như trong lễ hội này.
Vào những ngày trăng tròn tháng ba, đồng bào Xơđăng ở vùng Nam Trà My có tục tổ chức sửa sang máng nước và làm lễ cúng máng nước, cầu mong cho cả làng bước vào một năm mới thịnh vượng hơn. Máng nước tượng trưng cho sự sống của cả làng. Cúng máng nước là một hình thức củng cố cộng đồng làng, các con cháu đi làm ăn xa, những người đi lấy chồng hay ở rể các làng xa đều về họp mặt. Họ tổ chức ăn uống chung ở nhà Rông rồi lại về lại theo từng nóc. Sau đó, cả làng để ra ba ngày đi kiếm cá, hái rau, đánh chuột, chim, sóc, đặt bẩy chim thú...Theo truyền thống, mỗi nhà có bao nhiêu người thì có bấy nhiêu ống cơm lam và đem theo rượu cùng với các thứ săn bắt, hái lượm được đem đến nhà Rông. Cả làng tập trung tại nhà Rông để chứng kiến chủ làng cúng Thần làng và các Thần linh khác, cầu xin cho mọi người được khỏe mạnh, mùa màng năm tới bội thu, gia súc phát triển. Cầu xin cho từng nóc, cúng hồn cho các công cụ, các vũ khí, các chuồng gia súc. Cuộc vui kéo dài thâu đêm suốt sáng.
Người Xơđăng có tục khi lập làng mới thường dùng cây gạo để trồng, người Xơđăng quan niệm có Thần linh trú ngụ, một cây tượng trưng cho sự trường sinh bất tử, cột lễ đâm trâu của họ lại thường là cây gạo. Tới làng của người Xơđăng, nếu có nhiều cây gạo to là ở đó họ đã cư trú lâu đời. Đồng bào dùng cây gạo không ngoài ý nghĩa cầu mong cho sức sống của làng, gia đình, của cá nhân người tổ chức lễ ăn trâu có sức sống như cây gạo. Cây gạo cũng tượng trưng cho quê hương xưa của tổ tiên người Xơđăng.
Đồng bào Xơđăng vùng Trà My Quảng Nam mỗi năm cho dù thế nào đi chăng nữa thì ao ước của họ là được giết trâu hiến tế thần linh, nên tục ăn trâu thường được tổ chức vào các tháng nghỉ ngơi, những ngày đầu xuân. Người Xơđăng nuôi trâu để trao đổi, để sử dụng vào việc cúng tế là chính. Đối với người Xơđăng, trâu là con vật để hiến tế, đồng thời là biểu tượng của sự giàu có. Mặc khác, đây cũng là tín hiệu báo cho một mùa lễ hội laị về với dân làng và một năm lao động, sản xuất mới cũng bắt đầu.
Đến nay, tín ngưỡng của người Xơđăng luôn bảo vệ và tồn tại cùng các lễ thức dân gian mang tính tâm linh trong các lễ hội cổ truyền, vừa phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan của một cư dân từ bao đời nay lấy kinh tế nương rẫy làm phương thức sản xuất chính của mình ./.
[/b][/size][/color]
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”