Vi diệu

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1803
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Vi diệu

Gửi bài gửi bởi KMD »

KINH PHÁP CÚ - DHAMMAPADA
Hòa Thượng Thích Thiện Siêu dịch

XIX.  PHẨM PHÁP TRỤ[143]
(DHAMMATTHAVAGGA)
[143] Pháp trụ (Dhammattha), có nghĩa là thực hành đúng pháp, an trụ phụng thờ đúng pháp, nên cũng dịch là “Phụng pháp”.

243.   Xử sự lỗ mãng[144] đâu phải hạnh của người phụng thờ Chánh pháp, vậy người trí cần biện biệt đâu chánh và đâu tà.
[144] Lỗ mãng (Sahasa), bao hàm nghĩa cẩu thả, khinh xuất, độc đoán. Ở đây chỉ cho cái quan niệm bất chính xác, bởi chịu ảnh hưởng của tham, sân, si, bố úy mà sinh ra. (bố úy là lo âu sợ hãi)

244.   Không khi nào lỗ mãng, đúng phép và công bình mới là người dẫn đạo. Kẻ trí nhờ sống đúng pháp nên được gọi là người an trụ pháp.

245. Chẳng phải cậy nhiều lời cho là người có trí, nhưng an tịnh không cừu oán, không sợ hãi, mới là người có trí.

246.   Chẳng phải cậy nhiều lời cho là hộ trì pháp, nhưng tuy ít học mà do thân thực[145] thấy pháp, không buông lung, mới là người hộ trì pháp.
[145] Do thân (Kayena), nguyên chú thích là “do danh thân” (Namakayena). Trong văn Pali chia năm uẩn ra hai loại: A. Danh thân (Namakayena), tức danh uẩn là thọ, tưởng, hành, thức uẩn; B. Sắc thân (Rupakayena) tức là sắc uẩn. Như vậy, do thân thật thấy Chánh pháp tức là nói do tâm thật thấy Chánh pháp, là do tự nội tâm chứng ngộ Chánh pháp, đích thực, chứ không vịn lấy chỗ ngộ do người làm cho mình ngộ… Chữ thân là một chứa nhóm, đồng nghĩa với chữ uẩn.

247.   Trưởng lão[146] chẳng phải vì bạc đầu. Nếu chỉ vì tuổi tác cao mà xưng trưởng lão, thì đó là chỉ xưng suông.
[146] Trưởng lão (Thera), tiếng tôn xưng người đã giữ giới Tỳ-kheo mười năm trở lên, nhưng vốn trọng về thực tu thực chứng, nếu không thì chỉ là cách gọi suông.

248.   Đủ kiến giải chân thật[147], giữ trọn các pháp hành[148], không sát hại sinh linh, lo tiết chế[149] điều phục[150], người có trí tuệ đó, trừ hết các cấu nhơ, mới xứng danh trưởng lão.
[147] Chỉ lý Tứ đế.
[148] Chỉ bốn quả, bốn hướng và Niết-bàn.
[149] Chỉ hết thảy giới luật.
[150] Đặc biệt chỉ điều phục năm căn: nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân.

249.   Nhưng người hư ngụy, tật đố và xan tham, tuy có biện tài lưu loát, tướng mạo đoan trang, cũng chẳng phải người lương thiện.

250.   Nhưng người trí nhờ diệt trừ tận gốc lòng sân hận, mới là người lương thiện.

251.   Người vọng ngữ và phá giới, dù cạo tóc cũng chưa phải là Sa-môn; huống còn chất đầy tham dục, làm sao thành Sa-môn.

252.   Người nào dứt hết các điều ác, không luận lớn hay nhỏ, nhờ dứt hết các ác mà được gọi Sa-môn.

253.   Chỉ mang bát khất thực, đâu phải là Tỳ-kheo? Chỉ làm nghi thức tôn giáo, cũng chẳng phải Tỳ-kheo vậy.

254.   Bỏ thiện[151] và bỏ ác, chuyên tu hành thanh tịnh, lấy “Biết”[152] mà ở đời, mới thật là Tỳ-kheo.
[151] Thiện đây chỉ cái thiện hữu lậu, là cái thiện làm với tâm bỉ thử ngã nhân.
[152] Biết giới, biết định, biết tuệ.

255.   Kẻ ngu muội vô trí, dù làm thinh cũng không thể gọi được là người tịch tịnh. Kẻ trí tuệ sáng suốt như bàn cân, biết cân nhắc điều thiện lẽ ác mà chọn lành bỏ dữ, mới gọi là người tịch tịnh. Biết được cả nội giới và ngoại giới, nên gọi là người tịch tịnh.

256.   Còn sát hại chúng sinh, đâu được xưng là Thánh hiền, không sát hại chúng sinh mới gọi là Thánh hiền[153].
[153] Chữ Ariya có nghĩa là hiền đức, cao thượng. Phật đối với người đánh cá tên Ariya mà nói ra bài này.

257.   Chẳng phải do giới luật, đầu đà[154], chẳng phải do nghe nhiều, học rộng[155], chẳng phải do chứng được tam muội, chẳng phải do ở riêng một mình, đã vội cho là “hưởng được cái vui xuất gia, phàm phu không bì kịp”. Các ngươi chớ vội tin điều ấy, khi mê lầm phiền não của các ngươi chưa trừ.
[154] Giới luật đây chỉ cho Biệt giải thoát luật nghi giới, căn bản luật nghi giới. Đầu đà (Dhutanga) là hạnh tu kham khổ, tiết độ trong việc ăn, mặc, ở, để dứt sạch phiền não, gồm có mười hai hạnh, riêng cho một số người tu.
[155] Học ba tạng (Tripitaka).
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1803
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Vi diệu

Gửi bài gửi bởi KMD »

KINH PHÁP CÚ - DHAMMAPADA
Hòa Thượng Thích Thiện Siêu dịch

XX.  PHẨM ĐẠO
(MAGGAVAGGA)

258.   Bát chánh đạo là đạo thù thắng hơn các đạo, Tứ đế[156] là lý thù thắng hơn các lý, ly dục[157] là pháp thù thắng hơn các pháp, cụ nhãn[158] là bậc thù thắng hơn các bậc thánh hiền.
[156] Bốn đế (tứ cú): Khổ (dukkha), khổ tập (dukkha-ssamudaya), khổ diệt (dukkhanirodha), khổ diệt đạo (dukkhaniaodhagaminipatipada). Xưa dịch là: khổ, tập, diệt, đạo.
[157] Chỉ Niết-bàn.
[158] Chỉ Phật đà. Phật đủ năm mắt: nhục nhãn (namsacakkha), thiên nhãn (dibhacakkha), huệ nhãn (pannacakkha), Phật nhãn (Buddhacakkhu), nhất thế trí nhãn (Samantacakkhu).

259.   Chỉ có con đường này[159], chẳng còn con đường nào khác, có thể làm cho tri kiến các ngươi thanh tịnh. Các ngươi thuận làm theo thì bọn ma bị rối loạn.
[159] Tứ đế, Bát chánh đạo, Niết-bàn.

260.   Các ngươi thuận tu theo Chánh đạo trên đây, thì khổ não sẽ dứt hết, và biết rằng đạo ta nói có sức trừ diệt chông gai[160].
[160] Chỉ cho tham, sân, si v.v…

261.   [161] Các ngươi hãy nỗ lực lên! Như Lai chỉ dạy cho con đường giác ngộ[162]. Sự trói buộc của ma vương sẽ tùy sức Thiền định của các ngươi mà được giải thoát.
[161] Các Tăng già Xri-Lanca mỗi khi khai một hội nghị để luận bàn việc trọng đại, thường lấy bài này làm khẩu hiệu kêu gọi.
[162] Như Lai chỉ bày chánh đạo, còn hành đạo là do người.

262.   “Các hành[163] đều vô thường”; khi đem trí tuệ soi xét được như thế, thì sẽ nhàm lìa thống khổ. Đó là đạo thanh tịnh.
[163] Tất cả hiện tượng.

263.   “Các hành đều là khổ”; khi đem trí tuệ soi xét được như thế, thì sẽ nhàm lìa thống khổ. Đó là đạo thanh tịnh.

264.   “Các pháp đều vô ngã”; khi đem trí tuệ soi xét được như thế, thì sẽ nhàm lìa thống khổ. Đó là đạo thanh tịnh.

265.   Khi đáng nỗ lực không nỗ lực, thiếu niên cường tráng đã biếng lười, ý chí tiêu trầm và nhu nhược; kẻ biếng nhác ấy làm gì có trí để ngộ đạo!

266.   Thận trọng lời nói, kềm chế ý nghĩ, thân không làm ác, ba nghiệp thanh tịnh, là được đạo Thánh nhơn.

267.   Tu Du già[164] thì trí phát, bỏ Du già thì tuệ tiêu. Biết rõ hai lẽ này thế nào là đắc thất, rồi nỗ lực thực hành, sẽ tăng trưởng trí tuệ.
[164] Du già (Yoga) tức là định.

268.   Hãy đốn rừng dục vọng, chớ đốn cây thọ lâm; từ rừng dục vọng sinh sợ, hãy thoát ngoài rừng dục.

269.   Sợi dây tình giữa trai gái chưa dứt, thì tâm còn bị buộc ràng như bò con chẳng rời vú mẹ.

270.   Tự mình dứt hết ái dục như lấy tay bẻ cành sen thu, siêng tu đạo tịch tịnh. Đó là Niết bàn mà đức Thiện thệ[165] đã truyền dạy.
[165] Thiện thệ (Sugato) tức là Phật đà.

271.   “Mùa mưa ta ở đây, đông, hạ, ta cũng ở đây”, đấy là tâm tưởng của hạng người ngu si, không tự giác những gì nguy hiểm[166].
[166] Chẳng biết sự nguy hiểm về cái chết là cách nào, ở đâu, lúc nào.

272.   Người đắm yêu con cái và súc vật, thì tâm thường mê hoặc, bị tử thần bắt đi, như xóm làng đang say ngủ, bị cơn nước lũ cuốn trôi.

273.   Một khi tử thần đã đến, chẳng thân thuộc nào có thể thay thế, dù cha con thân thích cũng chẳng làm sao cứu hộ.

274.   Biết rõ lý lẽ trên[167] người trí gắng trì giới, thấu hiểu đường Niết-bàn, mau làm cho thanh tịnh.
[167] Chỉ ý nghĩa của bài trên.
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1803
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Vi diệu

Gửi bài gửi bởi KMD »

KINH PHÁP CÚ - DHAMMAPADA
Hòa Thượng Thích Thiện Siêu dịch

XXI.  PHẨM  TẠP
(PAKINNAKAVAGGA)

275.   Nếu bỏ vui nhỏ mà được vui lớn, kẻ trí sẽ làm như thế.

276.   Gieo khổ cho người để cầu vui cho mình, thì sẽ bị lòng sân hận buộc ràng, không sao thoát khỏi nỗi oán ghét.

277. Việc đáng làm không làm, việc không đáng làm lại làm, những người phóng túng ngạo mạn, thì lậu tập mãi tăng thêm.

278.   Thường quan sát tự thân, không làm việc không đáng, việc đáng gắng chuyên làm, thì lậu tập dần tiêu tan.

279.   [168] Hãy diệt mẹ (ái dục) và cha (kiêu căng), diệt hai vua dòng sát-đế-lợi[169], diệt Vương quốc[170] luôn cả quần thần[171] mà hướng về Bà-la-môn vô ưu[172].
[168] Hai bài này đều mượn ví dụ để cắt nghĩa.
[169] Dụ thường kiến (Sassataditti) và đoạn kiến (Ucchedaditthi).
[170] Chỉ 12 xứ (dvrdasatana) mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp.
[171] Chỉ sự dục lạc (nadirago).
[172] Chỉ quả vị lậu tận A-la-hán.

280.   Hãy diệt mẹ (ái dục) và cha (kiêu căng), diệt hai vua dòng Bà-la-môn, diệt luôn hổ tướng “nghi” thứ năm[173], mà hướng về Bà-la-môn vô ưu.
[173] Hổ tướng thứ năm (veyyagghapancaman) tức bằng với nghi thứ 5 (Vicikicchannivarana). Vì trong năm cái (ngăn, cheancanivarana) thì nghi cái (vicikicchannivarana) ở về thứ 5. Năm cái là: tham dục (kamacchanda), sân nhuế (viavada), hôn trầm thụy miên (thinamiddha), trạo cử ác tác (Uddhaccukukkucca), nghi (Vikicikiccha).

281.   Đệ tử Kiều-đáp-ma[174], phải luôn tự tỉnh giác, vô luận ngày hay đêm, thường niệm tưởng Phật đà.
[174] Kiều đáp ma (Gotama) tức là đức Phật.

282.   Đệ tử Kiều-đáp-ma, phải luôn tự tỉnh giác, vô luận ngày hay đêm, thường niệm tưởng Đạt ma.

283.   Đệ tử Kiều-đáp-ma, phải luôn tự tỉnh giác, vô luận ngày hay đêm, thường niệm tưởng Tăng già.

284.   Đệ tử Kiều-đáp-ma, phải luôn tự tỉnh giác, vô luận ngày hay đêm, thường niệm tưởng sắc thân[175].
[175] Quần thần gồm có 32 thứ bất tịnh: Tóc, lông, móng, răng, da v.v…

285.   Đệ tử Kiều-đáp-ma, phải luôn tự tỉnh giác, vô luận ngày hay đêm, thường vui điều bất sát.

286.   Đệ tử Kiều-đáp-ma, phải luôn tự tỉnh giác, vô luận ngày hay đêm, thường ưu tư Thiền quán.

287.   Xuất gia dứt hết ái dục là khó, tại gia theo đường sinh hoạt là khó, không phải bạn mà chung ở là khổ, qua lại trong vòng luân hồi là khổ. Vậy các ngươi đừng qua lại trong vòng sanh tử luân hồi ấy.

288.   Chánh tín và giới hạnh, được danh dự và thánh tài[176]; người nào được như thế, đến đâu cũng tôn vinh. Làm lành thì danh được vang xa, tỏ rạng như Tuyết sơn[177]; làm ác thì mù mịt như bắn cung ban đêm.
[176] Thánh tài là gia tài của thánh giả (nhờ đó mà thành đạo quả), có 7: tín, giới, tàm, quý, văn, xả, huệ.
[177] Tuyết sơn (Himayanto) tức Hy mã lạp sơn.

289.   Ngồi một mình, nằm một mình, đi một mình không mệt mỏi, một mình tự điều luyện, vui trong chốn rừng sâu.
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1803
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Vi diệu

Gửi bài gửi bởi KMD »

KINH PHÁP CÚ - DHAMMAPADA
Hòa Thượng Thích Thiện Siêu dịch

XXII.  PHẨM ĐỊA NGỤC
(NIRAYAVAGGA)

290.   Thường nói lời vọng ngữ, có làm nói không làm, người tạo hai nghiệp ấy, chết cùng đọa địa ngục.

291.   Dù mặc nhiều cà sa, không ngăn trừ ác hạnh, người ác vì nghiệp ác, chết đọa vào địa ngục.

292.   Phá giới chẳng tu hành, thà nuốt hòn sắt nóng, hừng hực lửa đốt thân, còn hơn thọ lãnh của tín chủ.

293.   Buông lung theo vợ người, phải mắc vào bốn nạn: mắc tội, ngủ không yên, bị chê, đọa địa ngục.

294.   Vô phước, đọa ác thú, thường sợ hãi, ít vui, quốc vương kết trọng tội: Vậy chớ theo vợ người.

295.   Vụng nắm cỏ cô sa (kusa) tức bị họa đứt tay, Sa-môn theo tà hạnh, tức bị đọa địa ngục.

296.   Những người giải đãi, giới hạnh nhiễm ô, hoài nghi việc tu Phạm hạnh, không thể chứng quả lớn.

297.   Việc đáng làm nên làm, phải làm cho hết sức, xuất gia mà phóng túng rong chơi, chỉ tăng thêm dục trần.

298.   Không làm nghiệp ác là hơn, làm ác nhất định thọ khổ, làm các nghiệp lành là hơn, làm lành nhất định thọ vui.

299.   Như thành ở biên khu, được phòng hộ trong ngoài, tự phòng hộ mình cũng vậy, giây lát chớ buông lung, hễ giây lát buông lung là giây lát đọa vào địa ngục.

300.   Không đáng hổ lại hổ, việc đáng hổ lại không; cứ ôm tà kiến ấy, địa ngục khó lánh xa.

301.   Không đáng sợ lại sợ, việc đáng sợ lại không; cứ ôm tà kiến ấy, địa ngục khó lánh xa.

302.   Không lỗi tưởng là lỗi, có lỗi lại tưởng không; cứ ôm tà kiến ấy, địa ngục khó lánh xa.

303.   Có lỗi biết có lỗi, không lỗi biết không lỗi; giữ tâm chánh kiến ấy, đường lành thấy chẳng xa.
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1803
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Vi diệu

Gửi bài gửi bởi KMD »

KINH PHÁP CÚ - DHAMMAPADA
Hòa Thượng Thích Thiện Siêu dịch

XXIII.  PHẨM VOI
(NAGAVAGGA)

304.     Như voi xuất trận hứng chịu cung tên, ta nhẫn chịu mọi điều phỉ báng, bởi lắm người phá giới ở đời (thường ghét kẻ tu hành).

305. Luyện được voi để đem dự hội, luyện được voi để cho vua cỡi là giỏi, nhưng nếu luyện được lòng ẩn nhẫn trước sự chê bai, mới là người có tài điêu luyện hơn cả mọi người.

306.     Con la[178] thuần tánh là con vật lành tốt, con tuấn mã Tín độ[179] là con vật lành tốt, con voi lớn Kiều la[180] cũng là con vật lành tốt, nhưng kẻ đã tự điều luyện được mình lại càng lành hơn[181].
[178] Lừa và ngựa giao hợp với nhau sinh ra con gọi là La.
[179] Tín độ (Sidha) là con sông Ấn Độ. Giống ngựa Tuấn sinh ở địa phương này.
[180] Kiều la (Kunjara) tên voi.
[181] Ý nói người chưa điêu luyện thì tánh hung hăng hơn cả voi ngựa, nhưng khi tu luyện được rồi thì quí hơn nhiều.

307.     Chẳng phải nhờ xe hay ngựa mà đến được cảnh giới Niết-bàn, chỉ có người khéo điều luyện mình mới đến được Niết-bàn.

308.     Con voi Tài hộ Dhamapalako[182] (hộ vệ tài sản) đến kỳ phát dục thì lung lăng khó trị, buộc trói thì bỏ ăn mà chỉ nhớ nghĩ rừng voi[183].
[182] Voi đến kỳ phát dục thường tiết ra một thứ nước thối tha và tính tình hung hăng khó trị.
[183] Cổ tích kể voi có lòng nhớ mẹ nó là có ý để khuyên người ta hãy hiếu thuận cha mẹ.

309.     Như heo kia ưa ngủ lại tham ăn, kẻ phàm phu vì tham ăn ưa ngủ, nên phải bị tiếp tục vào bào thai.

310.     Trong những thời quá khứ, tâm Ta[184] thường chạy theo dục lạc, tham ái, ưa nhàn du,
nhưng nay Ta đã điều phục tâm như người quản tượng lấy móc câu chế ngự con voi luông tuồng.
[184] Phật tự xưng.

311.     Hãy vui vẻ siêng năng, phòng hộ, tự cứu khỏi nguy nan, như voi cố gắng vượt khỏi chốn sa lầy.

312.     Nếu bạn gặp đồng hành hiền lương, giàu trí lự, hàng phục được gian nguy; hãy vui mừng mà đi cùng họ.

313.     Nếu không gặp đồng hành hiền lương, giàu trí lự, hãy sống một mình, như vua tránh nước loạn, như voi sống ở rừng.

314.     Thà ở một mình hơn cùng người ngu kết bạn. Ở một mình khỏi điều ác dục, như voi một mình thênh thang giữa rừng sâu.

315.     Gặp bạn xa lâu ngày là vui, sung túc phải lúc là vui, mệnh chung có được thiện nghiệp là vui, lìa hết thống khổ là vui.

316.     Ở đời được kính dưỡng mẹ hiền là vui, kính dưỡng thân phụ là vui, kính dưỡng Sa-môn là vui, kính dưỡng Thánh nhơn là vui.

317.     Già vẫn giữ giới là vui, thành tựu chánh tín là vui, đầy đủ trí tuệ là vui, không làm điều ác là vui.
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1803
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Vi diệu

Gửi bài gửi bởi KMD »

KINH PHÁP CÚ - DHAMMAPADA
Hòa Thượng Thích Thiện Siêu dịch

XXIV.  PHẨM ÁI DỤC
(TANHAVAGGA)

318.     Nếu say đắm buông lung thì tham ái tăng lên hoài như giống cỏ mạn la mọc tràn lan, từ đời này tiếp đời nọ như vượn chuyền cây tìm trái.

319.     Ở thế gian này nếu bị ái dục buộc ràng thì những điều sầu khổ càng tăng, như loài cỏ tỳ la gặp mưa.

320.     Ở thế gian này nếu hàng phục được ái dục khó hàng phục, thì sầu khổ tự nhiên rụng như nước giọt lá sen.

321.     Đây là sự lành mà Ta bảo với các ngươi: Các ngươi hãy dồn sức vào để nhổ sạch gốc ái dục, như người muốn trừ cỏ tỳ la thì phải nhổ gốc nó. Các ngươi chớ lại để bị ma làm hại như loài cỏ lau gặp cơn nước lũ.

322.     Đốn cây mà chưa đào hết gốc rễ sâu bền thì cây vẫn sinh ra, đoạn trừ ái dục mà chưa sạch căn gốc thì khổ não vẫn sanh trở lại mãi.

323.     Những người có đủ ba mươi sáu dòng ái dục[185], họ mạnh mẽ rong ruổi theo dục cảnh. Thế nên người có tâm tà kiến hằng bị những tư tưởng ái dục làm trôi giạt hoài.
[185] Ái dục có ba thứ: a. Dục ái (kamatanha); b. Hữu ái (Bhavatanha) sự ái dục dính líu với thường kiến; c. Phi hữu ái (Vibhavatanha) sự ái dục tương quan với đoạn kiến.
Trong sáu căn, ngoài sáu trần, đều là ái, họp thành 12: Dục ái 12, Hữu ái 12, phi hữu ái 12, cộng thành 36 ái dục, 36 ái dục thường lưu động không ngừng như dòng nước, nên gọi là dục lưu.

324.     Dòng ái dục tuôn chảy khắp nơi[186] như giống cỏ mạn la mọc tràn lan mặt đất. Ngươi hãy xem giống cỏ đó để dùng tuệ kiếm đoạn tận gốc đi.
[186] Là từ sáu căn phát ra. (Sáu căn gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý.)

325.     Đời thường vui thích theo ái dục, ưa rong ruổi lục trần, tuy họ có hướng cầu an lạc, vẫn bị quanh quẩn trong sanh tử vẫy vùng.

326.     Những người trì trục theo ái dục, vùng vẫy khác nào thỏ bị sa lưới. Càng buộc ràng với phiền não càng chịu khổ lâu dài.

327. Những người trì trục theo ái dục, vùng vẫy khác nào thỏ bị sa lưới. Hàng Tỳ-kheo vì dục [187] nên phải tự gắng lìa dục.
[187] Chỉ Niết-bàn.

328.     Người đã lìa dục xuất gia, vui ở chốn sơn lâm[188] rồi trở lại nhà theo dục[189], ngươi hãy xem hạng người đó là đã được mở ra rồi lại tự trói vào!
[188] Lìa thế dục để xuất gia.
[189] Xuất gia rồi lại hoàn tục.

329. Đối với người trí, sự trói buộc bằng dây gai, bằng cây, bằng sắt, chưa phải bền chắc, chỉ có lòng luyến ái vợ con, tài sản, mới thật là sự trói buộc chắc bền.

330.     Đối với người trí, những gì dắt người vào sa đọa mới là sự trói buộc chắc bền. Nó hình như khoan dung hòa hoãn mà thật khó lòng thoát ra. Hãy đoạn trừ đừng dính mắc, lìa dục mà xuất gia.

331.     Những người say đắm ái dục, trôi theo ái dục là tự lao mình vào lưới trói buộc, như nhện mắc lưới. Ai dứt được sự buộc ràng, không còn dính mắc, thì sẽ lìa mọi thống khổ mà ngao du tự tại[190].
[190] Chứng Niết-bàn.

332.     Bỏ quá khứ, hiện tại, vị lai[191] mà vượt qua bờ kia; tâm giải thoát hết thảy, không còn bị sanh già.
[191] Bỏ sự tham đắm theo ngũ uẩn quá khứ, hiện tại, và vị lai.

333. Những kẻ bị tư tưởng xấu ác làm tao loạn, cầu mong dục lạc thật nhiều. Người mong dục lạc tăng nhiều là tự trói mình thêm bền chắc.

334.  Muốn lìa xa ác tưởng, thường nghĩ tới bất tịnh, hãy trừ hết ái dục, đừng để ác ma buộc ràng.

335. Bước tới chỗ cứu kính[192] thì không còn sợ hãi, xa lìa ái dục thì không còn nhiễm ô, nhổ lấy mũi tên sanh hữu thì chỉ còn một thân này là cuối cùng[193].
[192] Chỉ A-la-hán.
[193] Từ đây không còn luân hồi sanh tử nữa.

336.     Xa lìa ái dục không nhiễm trước, thông đạt từ vô ngại, thấu suốt nghĩa và pháp vô ngại, và thứ lớp của tự cú[194], đó là bậc đại trí, đại trượng phu, chỉ còn một thân này là cuối cùng.
[194] Câu này theo nguyên văn là: Niruttipada Kovido, dịch thẳng là thông đạt và tha cú; tức chỉ cho bốn thứ biện giải vô hại (Catupaatisambbida): Nghĩa vô hại (Atha) là thông suốt lý nghĩa; Pháp vô ngại (Dhamma) là thông suốt giáo pháp như 3 tạng 12 bộ; Từ vô hại (Nirutti), là thông suốt lời lẽ văn cú; Biện thuyết vô ngại (Patibhana), là giảng nói (biết thứ lớp của tự, tứ, cú, là chỉ môn biện thuyết vô ngại).

337.     Ta đã hàng phục được tất cả, Ta đã biết rõ tất cả, Ta không nhiễm ô một pháp nào, Ta xa lìa hết thảy, diệt dục mà giải thoát và tự mình chứng ngộ, thì còn ai là thầy?[195].
[195] Sau khi Phật thành đạo, từ Bồ đề tràng đi tới Lộc dã uyển, giữa đường gặp nhà tu của đạo khác, tên Ưu-ba-ca (Upaka), hỏi Phật rằng: “Ông xuất gia theo ai?” “Thầy ông là ai?” “Ông tin tôn giáo nào?” Phật liền nói bài trên để trả lời.

338.     Trong các cách cúng dường, pháp thí là hơn cả; trong các chất vị, pháp vị là hơn cả; trong các hỷ lạc, pháp hỷ là hơn cả; người nào trừ hết mọi ái dục là vượt trên mọi khổ đau.

339. Tài sản giàu có chỉ làm hại người ngu chứ không phải để cầu sang bờ kia. Người ngu bị tài dục hại mình, như mình đã vì tài dục mà hại người khác.

340.     Cỏ làm hại ruộng vườn, tham dục làm hại thế nhân. Vậy nên cúng dường cho người lìa tham, sẽ được quả báo lớn.

341.     Cỏ làm hại ruộng vườn, sân nhuế làm hại thế nhân. Vậy nên cúng dường cho người lìa sân, sẽ được quả báo lớn.

342.     Cỏ làm hại ruộng vườn, ngu si làm hại thế nhân. Vậy nên cúng dường cho người lìa si, sẽ được quả báo lớn.

343.     Cỏ làm hại ruộng vườn, ái dục làm hại thế nhân. Vậy nên cúng dường cho người lìa dục, sẽ được quả báo lớn.
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1803
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Vi diệu

Gửi bài gửi bởi KMD »

KINH PHÁP CÚ - DHAMMAPADA
Hòa Thượng Thích Thiện Siêu dịch

XXV.  PHẨM TỲ-KHEO
(BHIKKHUVAGGA)

344. Chế phục được mắt, lành thay, chế phục được tai, lành thay, chế phục được mũi, lành thay, chế phục được lưỡi, lành thay, chế phục được thân, lành thay, chế phục được lời nói, lành thay, chế phục được tâm ý, lành thay, chế phục được hết thảy, lành thay; Tỳ-kheo nào chế phục được hết thảy thì giải thoát hết khổ.

345.   Gìn giữ tay chân và ngôn ngữ, gìn giữ cái đầu cao[196], tâm ưa thích Thiền định, ở riêng một mình và tự biết đầy đủ; ấy là bậc Tỳ-kheo.
[196] Cái đầu nằm ở chỗ cao nhất nơi thân ta.

346.   Tỳ-kheo biết thuần hóa ngôn ngữ, khôn khéo mà tịch tịnh, thì khi diễn bày pháp nghĩa, lời lẽ rất hòa ái, rõ ràng.

347.   Tỳ-kheo nào an trú trong lạc viên Chánh pháp, mến pháp và tùy pháp, tư duy nhớ tưởng pháp, thì sẽ bị thối chuyển.

348.   Chớ nên khinh điều mình đã chứng, chớ hâm mộ điều người khác đã chứng. Tỳ-kheo nào chỉ lo hâm mộ điều người khác tu chứng, cuối cùng mình không chứng được Tam-ma-địa (chánh định)[197].
[197] Ý nói chỉ hâm mộ việc của người thì chẳng ích gì cho việc của mình.

349.   Tỳ-kheo nào dù tu chứng được chút ít mà không khinh ghét sự chút ít đã được ấy, cứ sinh hoạt thanh tịnh và siêng năng, mới thật đáng được chư Thiên khen ngợi.

350.   Đối với danh và sắc không chấp “ta” “của ta”. Không “ta” và “của ta” nên không ưu não. Người như vậy mới đáng gọi là Tỳ-kheo.

351.   Tỳ-kheo an trú trong tâm từ bi, vui thích giáo pháp Phật đà, sẽ đạt đến cảnh giới tịch tịnh an lạc, giải thoát các hành (vô thường).

352.   Tỳ-kheo tát nước thuyền này[198], hễ hết nước thì thuyền nhẹ và đi mau. Đoạn hết tham dục và sân nhuế trong thân này thì mau chứng Niết-bàn.
[198] Thuyền dụ thân thể, nước dụ ác tâm phiền não.

353. Tỳ-kheo nào đoạn năm điều[199], bỏ năm điều[200], siêng tu năm điều[201], vượt khỏi năm điều say đắm[202], Tỳ-kheo ấy là người đã vượt qua dòng nước lũ[203].
[199] Bỏ năm điều là: Bỏ năm kiết sử của hạ giới (ngũ hạ phần kiết – Panca orambhagiyajanani): Dục giới tham (Khamatogo) là sự tham lam ở tại dục giới; sân (Vyapado); thân kiến (Satka-yaditthi) là chấp thân thật hữu; giới cấm thủ (Si-labhataparamato) là cố chấp các giới cấm tà vạy; nghi (Vicikischa).
[200] Đoạn năm điều là: Bỏ năm kiết sử của thượng giới (ngũ thượng phần kiết – panca uddhambha-giyasamiokanani): Sắc giới tham (Ruparaga) là tham đắm ở tại Sắc giới; Vô sắc giới tham là tham đắm thiền định ở Vô sắc giới; Trạo cử (uddhacca) là loạn động; Mạn (Mana) là ngạo mạn; Vô minh (Avijja).
[201] Tu năm điều là tu năm căn lành: tín, tấn, niệm, định, huệ.
[202] Ngũ trược, là năm điều say đắm: tham, sân, si, mạn, ác kiến.
[203]  Bộc lưu là dòng nước lũ (Ogho), chỉ cho 4 thứ: dục lưu, hữu lưu, kiến lưu, vô minh lưu.

354.   Hãy tu định, chớ buông lung, tâm chớ mê hoặc theo dục. Đừng đợi đến khi nuốt hòn sắt nóng mới ăn năn than thở.

355.   Không có Trí tuệ thì không có Thiền định, không có Thiền định thì không có Trí tuệ. Người nào gồm đủ Thiền định và Trí tuệ thì gần đến Niết-bàn.

356.   Tỳ-kheo đi vào chỗ yên tĩnh, thời tâm thường vắng lặng, quán xét theo Chánh pháp, được thọ hưởng cái vui của siêu nhân.

357.   Người nào thường chánh niệm đến sự sanh diệt của các uẩn thì sẽ được vui mừng. Nên biết: Người đó không chết.

358.   Nếu là Tỳ-kheo sáng suốt, dù ở trong đời, trước tiên vẫn lo nhiếp hộ các căn và biết đủ, lo hộ trì giới luật.

359.   Thái độ thì phải thành khẩn, hành vi thì phải đoan chánh. Được vậy, họ là người nhiều vui và sạch hết khổ não.

360.   Cành hoa Bạt-tất-ca[204] bị úa tàn như thế nào, Tỳ-kheo các ông cũng làm cho tham sân úa tàn như thế.
[204] Bạt-tất-ca (Vassika), tên một thứ hoa thơm hơn các hoa khác.

361.   Tỳ-kheo nào thân tịch tịnh ngữ tịch tịnh, tâm an trú tam muội, xa lìa dục lạc, Tỳ-kheo ấy là người tịch tịnh.

362.   Các ngươi hãy tự cảnh sách, các ngươi hãy tự phản tỉnh! Tự hộ vệ và chánh niệm, mới là Tỳ-kheo an trụ trong an lạc.

363.   Chính các ngươi là kẻ bảo hộ cho các ngươi, chính các ngươi là nơi nương náu cho các ngươi.
Các ngươi hãy gắng điều phục lấy mình như thương khách lo điều phục con ngựa lành.

364.   Tỳ-kheo đầy đủ tâm hoan hỷ, thành tín theo giáo pháp Phật đà, sẽ đạt đến cảnh giới tịch tịnh an lạc, giải thoát hết các hành (vô thường).

365.   Tỳ-kheo tuy nhỏ tuổi mà siêng tu giáo pháp Phật đà, thì họ là ánh sáng chiếu soi thế gian như mặt trăng ra khỏi đám mây mù.
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1803
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Vi diệu

Gửi bài gửi bởi KMD »

KINH PHÁP CÚ - DHAMMAPADA
Hòa Thượng Thích Thiện Siêu dịch

XXVI.  PHẨM BÀ-LA-MÔN[205]
(BRAHMANAVAGGA)
[205] Bà-la-môn (Bhramana) ở đây là tiếng chỉ chung người hành đạo thanh tịnh, chớ không phải như nghĩa thông thường chỉ riêng về giai cấp đạo sĩ Bà-la-môn. Phẩm này Phật dạy, gọi là Bà-la-môn là cốt ở tư cách xứng đáng của họ, chứ không phải là tại dòng dõi, nơi sinh hay những gì hình thức bên ngoài.

366.   Dũng cảm đoạn trừ lòng ái dục, các ngươi bỏ dục mới là Bà-la-môn. Nếu thấy rõ các uẩn[206] diệt tận, các ngươi liền thấy được Vô tác (Niết-bàn).
[206] Các yếu tố cấu thành sanh mạng.

367.   Nếu thường trú trong hai pháp[207], hàng Bà-la-môn đạt đến bờ kia; dù có bao nhiêu ràng buộc cũng đều bị dứt sạch do trí tuệ của người kia.
[207] Hai pháp là chỉ và quán.

368.   Không bờ kia cũng không bờ này[208], cả hai bờ đều không, xa lìa khổ não[209], không bị trói buộc; đó gọi là Bà-la-môn.
[208] Bờ kia là chỉ sáu căn bên trong (Ajjhatikani cho Ayatanani); Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Bờ này là chỉ sáu trần bên ngoài (Bahirani cho ayatanani): sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Không chấp trước ta và của ta, nên nói là không bờ này, bờ kia.
[209] Nguyên văn là: dara, cũng có thể dịch là bố úy.

369.   Ai nhập vào Thiền định, an trú ly trần cấu, việc cần làm đã làm xong, phiền não lậu dứt sạch, chứng cảnh giới tối cao; đó là Bà-la-môn.

370.   Mặt trời chiếu sáng ban ngày, mặt trăng chiếu sáng ban đêm, khí giới chiếu sáng dòng vua chúa, Thiền định chiếu sáng kẻ tu hành, nhưng hào quang đức Phật chiếu sáng cả ngày đêm.

371.   Người dứt bỏ ác nghiệp gọi là Bà-la-môn; người hành vi thanh tịnh gọi là Sa-môn; người tự trừ bỏ cấu uế, gọi là người xuất gia.

372.   Chớ đánh đập Bà-la-môn! Bà-la-môn chớ sân hận! Người đánh đập mang điều đáng hổ, người sân hận lại càng đáng hổ hơn.

373.   Bà-la-môn, đây không phải là điều ích nhỏ. Nếu biết vui mừng chế phục tâm mình, tùy lúc đoạn trừ tâm độc hại thì thống khổ được ngăn chặn liền.

374.   Không dùng thân, ngữ, ý tạo tác nghiệp ác, chế ngự được ba chỗ đó, đó gọi là Bà-la-môn.

375.   Bất luận nơi đâu được nghe đấng Chánh đẳng Chánh giác thuyết pháp, hãy đem hết lòng cung kính như Bà-la-môn[210] kính thờ lửa.
[210] Ở đây chỉ giáo đồ Bà-la-môn.

376.   Chẳng phải vì bện tóc, chẳng phải vì chủng tộc, cũng chẳng phải tại nơi sanh mà gọi là Bà-la-môn; nhưng ai hiểu biết chân thật[211], thông đạt Chánh pháp, đó là kẻ Bà-la-môn hạnh phúc[212].
[211] Chỉ Tứ đế,
[212] Hạnh phúc (Sukhí) bản của Xri-Lanca viết là Suci, nên dịch thanh tịnh.

377.   Người ngu bện tóc và mặc áo da[213] đâu có ích chi? Trong lòng còn chứa đầy tham dục, thì dung nghi bên ngoài chỉ là trang điểm suông.
[213] Một số ngoại đạo Ấn Độ hay dùng da nai làm đồ trải ngồi và áo mặc.

378.   Ai mặc áo phấn tảo[214], gầy ốm lộ gân xương, ở rừng sâu tu định; đó gọi là Bà-la-môn.
[214] Áo phấn tảo (Pansukula civara) là thứ vải rẻo người ta vứt, người xuất gia lượm lấy giặt sạch chắp lại may áo cà sa mà mặc.

379.   Gọi là Bà-la-môn, không phải từ bụng mẹ đẻ ra. Nếu cứ chấp chặt các phiền não thì chỉ được gọi là “Bồ”suông[215]. Người nào lìa hết chấp trước, đó gọi là Bà-la-môn.
[215] Nguyên văn là Bhovadi, tức là Bho-vadi, dịch là “thuyết bồ”. Đây là tiếng tôn xưng nhau của giáo đồ Bà-la-môn dùng riêng với nhau trong khi nói chuyện.

380.   Ai đoạn hết kiết sử, người đó thật không còn sợ hãi. Không bị đắm trước, xa lìa ràng buộc; đó gọi là Bà-la-môn.

381.   Như ngựa bỏ đai da, bỏ cương, bỏ dây và đồ sở thuộc, người giác trí bỏ tất cả chướng ngại, đó gọi là Bà-la-môn[216].
[216] Bài này toàn dùng những đồ để khớp ngựa mà ví dụ: Đai da dụ lòng sân nhuế, cương dụ ái dục, dây dụ 62 tà kiến, sở thuộc (dây buộc ngựa) dụ những tập tánh tiềm tàng (anusaysg) xưa dịch là “Tùy miên”, có 7 thứ: dục, tham, sân, mạn, ác kiến, nghi, vô minh. Chướng ngại dụ vô minh.

382.   Nhẫn nhục khi bị đánh mắng không sinh lòng sân hận, người có đội quân nhẫn nhục hùng cường, đó gọi là Bà-la-môn.

383.   Người đầy đủ đức hạnh: không nóng giận, trì giới không dục nhiễm, chế ngự và đạt được thân cuối cùng, người như thế, Ta gọi là Bà-la-môn.

384.   Như nước giọt lá sen, như hột cải đặt đầu mũi kim, người không đắm nhiễm ái dục cũng như thế, Ta gọi họ là Bà-la-môn.

385.   Nếu ngay tại thế gian này, ai tự giác ngộ và diệt trừ đau khổ, trút bỏ gánh nặng mà giải thoát, Ta gọi họ là Bà-la-môn. Người có trí tuệ sâu xa, biết rõ thế nào là đạo, phi đạo và chứng đến cảnh giới vô thượng, đó gọi là Bà-la-môn.

386.   Chẳng lẫn lộn với tục luân, chẳng tạp xen với Tăng lữ, xuất gia lìa ái dục, đó gọi là Bà-la-môn.

387.   Bỏ hết đao trượng, không tự mình giết, không bảo người khác giết đối với tất cả hữu tình mạnh yếu; người như thế Ta gọi là Bà-la-môn.

388.   Ở giữa đám người cừu địch mà gây tình hữu nghị, ở giữa đám người hung hăng cầm gậy mà giữ khí ôn hòa, ở giữa đám người chấp đắm mà không chấp đắm, người như thế Ta gọi là Bà-la-môn.

389.   Từ lòng tham dục, sân nhuế, kiêu mạn, cho đến lòng hư ngụy, đều thoát bỏ như hột cải không dính đầu mũi kim, người như thế Ta gọi là Bà-la-môn.

390.   Chỉ nói lời chân thật hữu ích, không nói lời thô ác, không xúc phạm đến người, đó gọi là Bà-la-môn.

391.   Đối với vật gì xấu hay tốt, dài hay ngắn, thô hay tế, mà người ta không cho thì không lấy, đó gọi là Bà-la-môn.

392.   Đối với đời này cũng như đời khác, không móng lòng dục vọng, vô dục nên giải thoát, đó gọi là Bà-la-môn.

393.   Người không còn tham dục, liễu ngộ không nghi hoặc, chứng đến bậc Vô sanh, đó gọi là Bà-la-môn.

394.   Nếu ở thế gian này, không chấp trước thiện và ác, thanh tịnh không ưu lo, đó gọi là Bà-la-môn.

395.   Cái ái dục làm tái sanh đã được đoạn tận, như trăng trong không bợn, đứng lặng mà sáng ngời, đó gọi là Bà-la-môn.

396.   Vượt khỏi đường gồ ghề, lầy lội[217], ra khỏi biển luân hồi ngu si mà lên đến bờ kia, an trú trong Thiền định, không nghi hoặc, không chấp đắm, chứng Niết-bàn tịch tịnh, người như thế Ta gọi là Bà-la-môn.
[217] Chỉ các phiền não tham dục.

397.   Xả bỏ dục lạc ngay tại đời này mà xuất gia làm Sa-môn không nhà, không cho dục lạc phát sinh lại, người như thế Ta gọi là Bà-la-môn.

398.   Xả bỏ ái dục ngay tại đời này mà xuất gia làm Sa-môn không nhà, không cho ái dục phát sinh lại, người như thế Ta gọi là Bà-la-môn.

399.   Lìa khỏi trói buộc của nhân gian, vượt khỏi trói buộc của thiên thượng, hết thảy trói buộc đều lìa sạch, đó gọi là Bà-la-môn.

400.   Xả bỏ điều ưa ghét, thanh lương không phiền não, dũng mãnh hơn thế gian[218], đó gọi là Bà-la-môn.
[218] Khắc phục ngũ uẩn không cho tái sanh.

401.   Nếu biết tất cả loài hữu tình tử thế nào, sinh thế nào, không chấp trước, khéo vượt qua, đó gọi là Bà-la-môn.

402.   Dù chư Thiên, Càn-thát-bà hay nhân loại, không ai biết được nơi chốn của vị A-la-hán đã dứt sạch phiền não; vị ấy Ta gọi là Bà-la-môn.

403.   Quá khứ vị lai hay hiện tại, người kia chẳng có một vật chi, người không chấp thủ một vật chi ấy, gọi là Bà-la-môn.

404.   Hạng người dũng mãnh, tôn quí như trâu chúa[219], hạng người thắng lợi[220], vô dục như đại tiên, hạng người tẩy sạch[221], không nhiễm và giác tỉnh, hạng người như thế, Ta gọi là Bà-la-môn.
[219] Nguyên văn là Usabaha, dịch là trâu nái hay trâu chúa. Ở đây hàm chỉ sự thù thắng, là chỉ người hùng mạnh, vô úy, siêu quần.
[220] Thắng phục phiền não ma, uẩn ma, và tử ma, gọi là người thắng lợi.
[221] Người Ấn Độ mê tín nước sông Hằng có thể rửa sạch tội lỗi, nhưng ở đây ý nói không còn các cấu nhiễm trong tâm người Bà-la-môn.

405.   Vị Mâu-ni (thanh tịnh) hay biết đời trước, thấy cả cõi trời và cõi khổ (ác thú), đã trừ diệt tái sinh, thiện nghiệp hoàn toàn, thành bậc Vô thượng trí; bậc viên mãn thành tựu mọi điều như thế, Ta gọi là Bà-la-môn.

---o0o---
HẾT
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1803
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Vi diệu

Gửi bài gửi bởi KMD »

NHẬN THỨC VỀ NHÂN QUẢ VÀ NGHIỆP
Hòa Thượng Thích Giác Khang

Đạo Phật là đạo nhân quả (nhân nào quả nấy) trên cơ sở lấy “Tâm” làm gốc và được ứng dụng vào trong cuộc sống. Tâm còn gọi là nhận thức. Nhận thức dẫn đến hành động như thế nào thì sẽ cho kết quả tương ưng như thế đó dựa trên nền tảng luật “Nhân quả” tức là “Hiện tại là quả của quá khứ và làm nhân cho vị lai”. Thế nhưng, có lúc Đức Phật lại nói “kết quả hiện tại là do nghiệp lực dẫn dắt”. Vậy thì Nhân quả là sao? Nghiệp là như thế nào? Nhân quả và Nghiệp giống nhau hay khác nhau ?

Nhân quả có 2 loại:

-Nhân quả đồng thời là thế giới chuyển biến sát na của A Lại Da, thế giới biến dịch sinh tử, là sự vận hành tự nhiên trùng trùng duyên khởi vô lượng pháp trong vũ trụ còn gọi là pháp chấp.

-Nhân quả khác thời nương vào nhân quả đồng thời mà phát hiện, là thế giới chuyển biến chu kỳ của Mạt na, thế giới phần đoạn sinh tử. Nhận thức có: quá khứ - hiện tại - vị lai trải qua ba cõi. Nhân quả khác thời là hành động tự nhiên của thân căn sinh lý còn gọi là ngã chấp.

Nghiệp: trải qua tiến trình 5 uẩn, ý chí cải sửa nhân quả khác thời thành nghiệp ác hay thiện. Nghiệp có 3: thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp. Ý nghiệp là mấu chốt điều khiển thân-khẩu hành động tạo nghiệp.

Vậy, nhân quả đồng thời là căn bản làm nền tảng duyên khởi nhân quả khác thời để tạo ra nghiệp. Như vậy, trong nhân quả chưa có nghiệp, trong nghiệp đã hàm chứa nhân quả. Nhân quả khác thời và nghiệp giống nhau ở hành động của thân căn nhưng khác nhau vì nhân quả hành động tự nhiên còn nghiệp hành động có tác ý.

Đức Phật có nói: “nhân thân nan đắc” tức được thân người là khó. Trên thế giới, hiện nay có khoảng 6 tỷ người, nhưng không ai giống ai về hình dáng lẫn tính tình,..? Hình dáng có cao-thấp, mập-ốm, đẹp-xấu, trắng-đen, thân đầy đủ căn hay khuyết tật,…; Hoàn cảnh sung sướng thanh nhàn-vất vả lo toan, giàu sang-bần hàn, hạnh phúc-đau khổ,…; Sự hiểu biết sâu- cạn, thông minh-tối dạ, có học-thất học,…; Tính tình hiền-dữ, thật thà-ranh ma, tế nhị-thô lỗ, …các tôn giáo khác cho đó là “định mệnh”, nhưng Đạo Phật cho là “nhân-quả” của mỗi người tự tạo: quá khứ làm việc thiện thì hiện tại được hưởng những điều tốt đẹp, làm điều ác thì hiện tại nhận lãnh những điều xấu xa. Do đó “chính mình tự chịu trách nhiệm vận mệnh của mình”. Đức Phật có nói: “được làm người rất quý” vì con người có ý chí biết cải sửa nhân quả thành nghiệp, chuyển nghiệp ác thành thiện cho đến thuần thiện, nếu đủ duyên sẽ dứt nghiệp. Vậy, nếu hiểu rõ nhân quả, cách chuyển nghiệp và sẽ chuyển ngay trong hiện tại: cái quả hiện tại đang nhận chịu, mình có quyền dùng ý chí kinh nghiệm cải sửa “quả xấu thành quả tốt, quả tốt thành quả tốt hơn”, hoặc ngay trong nhân quả và nghiệp lặng lẽ thấy rõ mọi tiến trình diễn biến của nó thì “bất muội nhân quả và nghiệp mà phi nghiệp”.

Thông qua 15 hạng chúng sanh để phân tích nhân quả, nghiệp và cách chuyển nghiệp như thế nào, nhất là của người và trời Dục giới trong cuộc sống hiện tại.

Trước hết nói về nhân quả đồng thời: là thế giới sinh diệt sátna luôn vận hành tự nhiên trùng trùng duyên khởi ra vô lượng pháp trong vũ trụ, gom gọn là 15 hạng chúng sanh.

Nhân quả khác thời: là thế giới sinh diệt chu kỳ của mạtna, thế giới có thân căn sinh lý và trần cảnh vật lý đều là thức biến nên luôn thu hút giao thoa lẫn nhau để nhận thức phát hiện. Thân căn có ba tương ưng với ba trần cảnh để phát hiện ba thức: cõi Dục có thân căn phù trần giao thoa ngoại pháp phát hiện cái nhìn, cõi Sắc có thân căn tịnh sắc giao thoa nội pháp phát hiện cái thấy tức cảm giác, cõi Vô sắc có thân căn tịnh sắc vi tế giao thoa pháp trần phát hiện cái biết phân biệt. Nhân quả khác thời luôn diễn biến, nhưng chúng sanh trong ba cõi khó nhận biết.

*Cõi Dục giới: tạm chia có ba trường hợp nhân quả khác thời như sau:

1- Khi thân căn có nhu cầu sinh lý tự nhiên như: đi, đứng, nằm, ngồi,…thường hành động bộc phát không ý thức, hành động này đôi khi dẫn đến thiệt hại cho chính bản thân (vập đầu, té ngã,…) hoặc cho đối tượng (đạp chết con vật, đổ bể đồ vật,…).

2- Khi thân căn đối xúc với trần cảnh phát sinh cảm giác dễ chịu hoặc khó chịu.

3- Khi thân căn có nhu cầu bồi dưỡng thì phát khởi dục vọng.

Ba nhân quả khác thời trên sẽ đưa đến những hành động:

Bốn đường ác: có thân căn sinh lý thuần phù trần, tâm si mê đến mức ý chí ẩn khuất, chỉ có cảm giác và phân biệt lờ mờ, luôn hành động theo dục vọng bản năng, thuần nhân quả khác thời. (1) Hành động tự nhiên theo nhu cầu, nếu có sự cố vẫn thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra. (2) Tâm quá ngu si nên vui-buồn xảy ra cứ nhận lờ mờ thế thôi. (3) Khi thân căn sinh lý có nhu cầu thì dục vọng khởi lên, lập tức hành động chiếm hữu ngoại pháp theo bản năng sinh tồn nhằm thỏa mãn thân căn. Tâm 4 đường ác được biểu hiện: Địa ngục tâm ù lỳ, Ngạ quỷ tâm tham lam, Súc sanh tâm sân giận, Atula tâm ganh tỵ thích gây sự.

Loài Người: có thân căn gồm phù trần và tịnh sắc, bắt đầu có ý chí, sống theo luân lý. Khi thân căn sinh lý có nhu cầu, dục vọng khởi lên, liền tác ý tập trung vào một giác quan cho căn-trần-thức đắm nhiễm thấy rõ sự vật và cảm giác, rồi tư tưởng phân biệt suy tính lên kế hoạch chiếm hữu, thuộc ý nghiệp; Ý chí sai thân-khẩu hành động chiếm hữu ngũ dục (sắc đẹp, tiền tài, danh lợi, ăn uống, ngủ nghỉ) thuộc thân nghiệp-khẩu nghiệp. Con người do mới tiến hóa nên tâm thức đứng giữa ranh giới ác và thiện, vì vậy môi trường sống rất quan trọng.

Trong môi trường không luân lý: dễ bị dục vọng chi phối mạnh, ý chí đồng hóa với tâm bốn đường ác và hành động tạo nghiệp theo bản năng, đôi lúc đối cảnh tâm thiện khởi lên, nhưng ý chí bị ngũ dục lôi cuốn chuyển thiện thành ác. (1) Do tạp niệm nên hành động thường không có ý thức, khi sự cố xảy ra, tập trung tư tưởng phân tích thấy rõ sự thiệt hại và bấy giờ “chỉ thấy lỗi người không thấy lỗi mình”, ý chí bị tâm ác đồng hóa lập tức sai thân khẩu đổ trút mọi lỗi lầm cho người khác, thậm chí còn làm gia tăng sự oán thù,…(2) Ý chí xui thân khẩu hành động quá trớn: vui thì nói cười ngặt nghẽo, buồn thì than khóc ủ ê (thiếu ý thức), hoặc xui thân hành động chiếm hữu ngoại sắc để lạc thú tăng trưởng mạnh như: xì ke, rượu chè, cờ bạc, dâm dục,…(ngạ quỷ) hoặc bực tức ganh tỵ với thành công của người khác (atula),…(3) “Chỉ nghĩ đến mình”. Sau khi tập trung căn-trần-thức thấy rõ sự vật, ý chí bị đồng hóa với dục vọng bản năng, lập tức xui giục thân khẩu hành động chiếm hữu ngũ dục nhằm thỏa mãn nhu cầu bản thân (ngạ quỷ, súc sanh, atula). Hiện tại cố ý cải sửa nhân quả chuyển thành nghiệp ác, sẽ nhận lãnh quả ác.

Trong môi trường có luân lý: ý chí chế ngự được dục vọng, thường hành động tạo nghiệp thiện, đôi lúc đối cảnh tâm ác khởi lên liền dùng ý chí chế ngự chuyển ác thành thiện. (1) Sau sự cố xảy ra, giật mình tỉnh thức biết xấu hỗ, ăn năn, hối lỗi, suy nghĩ tìm cách khắc phục làm giảm đi những thiệt hại do mình gây ra. (2) Sau khi tư tưởng phân biệt nguyên nhân vui-buồn để rồi ý chí chế ngự “không vui vui quá, không buồn buồn tênh”, vui cùng với niềm vui thành công của người khác hoặc chọn khổ làm niềm vui như xả thân cứu người trong hoàn cảnh nguy nan,…(3) Sau khi tập trung căn-trần-thức thấy rõ sự vật, tư tưởng suy nghĩ phân tích cách chiếm hữu ngũ dục phù hợp luân lý trước khi ý chí quyết định sai thân khẩu hành động mà không gay thiệt hại cho một ai, “nhường cơm xẻ áo” giúp người đồng cảnh ngộ, cơ hàn lỡ vận,…Hiện tại đôi khi đang nhận quả ác, nhưng luôn ý thức cải sửa nhân quả chuyển thành nghiệp thiện thì sẽ giảm nghiệp ác nhận được quả thiện.

Trời Dục giới: ngoài ý chí còn có học vị, kiến thức, kinh nghiệm,…tâm hướng thiện, luôn suy nghĩ chín chắn, phân tích, tổng hợp kỹ lưỡng trước khi ý chí quyết định hành động chiếm hữu ngũ dục cho phù hợp đạo lý, thuộc ý nghiệp. Sống “tri túc thiểu dục”, chọn luân lý làm thước đo trong cuộc sống, thuộc thân nghiệp-khẩu nghiệp. (1) Có ý thức trong hành động, thường ít xảy ra sự cố, nếu có thì nhanh chống khắc phục tốt. (2) Dùng ý chí, kiến thức, kinh nghiệm,…thay đổi hoàn cảnh duy trì niềm vui thanh cao. (3) Chiếm hữu ngoại sắc đáp ứng nhu cầu thân căn sinh lý thanh cao hơn người, thường chọn món ăn tinh thần làm chính như dùng kiến thức, kinh nghiệm,…của mình cống hiến cho xã hội, cho nhân loại: Nhà bác học phát minh ra nhiều đề tài khoa học, sản xuất ra nhiều của cải vật chất giúp nhân loại tận hưởng sự an nhàn trong cuộc sống; Nhà giáo tận tâm đem hết kiến thức của mình hướng dẫn giảng dạy cho học sinh-sinh viên có một tri thức, đạo đức làm hành trang đi vào cuộc sống; Ngành y dược với lương tâm nghề nghiệp tận lực cứu chữa cho mọi người khỏi bệnh được thân thể khỏe mạnh; Nhà báo tâm trong sáng nhận định chuẩn xác đăng tải các thông tin giúp nhân dân nắm bắt kịp thời tình hình trong và ngoài nước, nêu gương “người tốt việc tốt” cho mọi người học tập góp phần củng cố cộng đồng xã hội đang xuống dốc về đạo đức,…; Nhà hảo tâm với tình thương tràn đầy sẵn sàng “bố thí, giúp đỡ” cho mọi người thoát khỏi cảnh đói nghèo; …Như vậy quả đã tốt nay cải sửa chuyển thành quả tốt hơn, sẽ tiến hóa lên cao hơn.

Nhưng, trong thời đại ngày nay, vật chất ngút trời, ngũ dục lung lạc ý chí, tư tưởng có sự so sánh rồi đăm ra nhàm chán với “đức hạnh tri túc thiểu dục”. Trước đây, nhà bác học, nhà giáo, nhà báo, bác sĩ, kỹ sư, nhà hảo tâm,…luôn có hoài bão học tốt với tâm huyết cống hiến hết đời mình vì sự nghiệp nhằm mục đích “mình vì mọi người”. Còn nay thì một số chuyển tâm huyết thành mục đích “mọi người vì mình”, mục tiêu phải đạt là “danh lợi-tiền tài” cho rằng “có danh lợi, tiền tài muốn gì cũng được”. Từ đó, kiến thức-kinh nghiệm,…đã bị thương mại hóa, trở thành món hàng trao đổi mua-bán miễn sao đạt lợi nhuận cao!?! Bốn đường ác hành động ác đã đành vì tâm thức quá u tối, còn trời Dục giới sống đạo lý, có phước báo, thông minh nhưng ý chí bị ngũ dục cám dỗ dẫn đến hành động sai lầm mà tự để mình sa lầy vào tội ác. Như vậy, đã có quả tốt nay cải sửa chuyển thành quả xấu ác, sẽ rơi xuống bốn đường ác. Thật đáng tiếc!!!

Cõi Dục, bốn đường ác tâm tán loạn quá si mê không hề biết nhân quả và nghiệp là gì, luôn hành động theo bản năng tức thuần nhân quả khác thời. Người-trời Dục giới dùng ý chí, kinh nghiệm, kiến thức,…cải sửa nhân quả khác thời tạo nghiệp, do tạp niệm nên không làm chủ được tâm tức không làm chủ được nghiệp, nên có lúc thiện có lúc ác và cứ quanh lộn mãi.

*Cõi trời Sắc giới: Qua thời gian tỉnh ngộ, tư tưởng nhàm chán, người-trời Dục giới quyết tâm bỏ ác hướng thiện, tu thiền định để làm chủ nghiệp, thăng hoa lên cõi Sắc.

Tìm nơi thanh tịnh, ý chí quyết định xui thân hành thiền, tập trung tư tưởng vào một đề mục ngoại pháp đã chọn, đây là ý nghiệp và thân nghiệp. Khi tập trung được liên tục đạt nhất niệm, chuyển nghiệp ác thành thiện, chuyển ngoại pháp thành nội pháp tức “ly dục sinh hỷ lạc”, đắc Sơ thiền. Khi nội pháp tiếp xúc thân tịnh sắc căn tạo sự rung động sinh cảm giác hỷ lạc, phát khởi dục vọng, đây là nhân quả khác thời. Tâm mong muốn chiếm hữu nội pháp để tận hưởng cảm giác, thuộc ý nghiệp; ý chí thúc giục thân nhập định, thuộc thân nghiệp. Khi đạt “định sanh hỷ lạc” đắc Nhị thiền. Tiếp tục định kỹ lâu đạt “ly hỷ diệu lạc” đắc Tam thiền.

Cõi Sắc, tu thiền định tâm nhất niệm, làm chủ được nghiệp, thấy được nhân quả khác thời cõi Dục. Dùng ý chí mạnh, kinh nghiệm, kiến thức dồi dào phối hợp với định cải sửa nhân quả khác thời của thọ chuyển thành nghiệp hoàn toàn thiện bởi nội pháp tự phát khởi từ nội tâm không tổn hại đến ai. Dùng định nhất niệm kéo dài thiện nghiệp.

*Cõi trời Vô sắc giới: Qua thời gian, Tam thiền nhận biết cách chuyển nghiệp chưa thuần thiện, dùng định lực kỹ lâu sâu thăng hoa lên Tứ thiền sắc giới.

Tứ thiền, trong thiền định, thấy được nhân quả cõi Dục, cõi Sắc. Khi thân căn sinh lý tịnh sắc vi tế tiếp xúc pháp trần có cái biết phân biệt, khởi dục vọng muốn hiện hữu, hình thành nhân quả khác thời. Sau trải nghiệm, biết rằng “an trú trong hiện tại” sẽ không còn dính mắc vào thân và cảm giác, Tâm mong muốn chiếm hữu pháp trần, thuộc ý nghiệp; Ý chí thúc giục thân nhập định kỹ lâu sâu để tận hưởng “hiện tại lạc trú” thuộc thân nghiệp, cải sửa nhân quả khác thời của tưởng thành thuần thiện nghiệp. Tiếp tục tập trung định lực hơn nữa thăng hoa lên Tứ Không chìm đắm vào “tịch tịnh trú”, dùng định lực “tiêu dung nhân quả khác thời của sắc, thọ”, thấy được: “nhân quả khác thời”, “nhân quả đồng thời”, đỉnh cao “dường như tự tại không dính mắc vào nhân quả và nghiệp”. Ở đây chỉ có thuần ý nghiệp thiện rất vi tế.

Cõi Vô Sắc nhất niệm cao sâu, với ý chí mạnh mẽ, kinh nghiệm, kiến thức,…tuyệt vời tập trung định lực chìm đắm trong “hiện tại lạc trú” và “tịch tịnh trú” 24/24 giờ, thấy duyên khởi của các pháp tức thấy nhân quả, sống tự tại “gió bát phong không động tới” nên nghĩ rằng mình đã hoàn toàn “bất lạc nhân quả và dứt nghiệp”.

Thật ra, nhân quả là dòng chuyển biến sátna không ngừng nghỉ của vũ trụ nói chung và của thế giới chuyển biến chu kỳ nói riêng, như vậy không thể “bất lạc nhân quả” mà là “bất muội nhân quả”. Và chỉ có tâm “vô niệm” mới “bất muội nhân quả và phi nghiệp”. Tâm vô niệm tức là nhận lại Chân Tâm, rồi lặng lẽ như thật biết tiến trình hình thành nhân quả và ý chí tư tưởng chuyển nhân quả thành nghiệp diễn biến như thế nào nhận như thế nấy của bản thân gọi là “hiện tiền lạc trú”, khi tùy thuận thị hiện đến thấu đáo “nhân quả và nghiệp” của toàn thể chúng sanh trong vũ trụ gọi là “hiện pháp lạc trú”.

*Tứ Thánh:

-Nhập lưu: Khi tu tập được thức trong sáng, cơ duyên gặp Thiện tri thức khai ngộ buông xả mọi ý niệm, trở về Chân tâm rồi “lặng lẽ như dòng nước” nhìn thấy rõ ngay trong “sóng xác thân ngũ uẩn” tiến trình nhân quả của bốn đường ác hiện tiền diễn biến như thế nào nhận như thế nấy mà không cải sửa. Vì rõ biết nhân quả nên “bất muội nhân quả của bốn đường ác” và vĩnh viễn không có hành động ác. Còn người và trời Dục giới tưởng mình đắc Nhập lưu, nhưng thật ra hiện tại thoáng thấy đã vội vàng dùng ý chí, kinh nghiệm, kiến thức cải sửa nhân quả khác thời thành nghiệp theo luân lý, vì không rõ biết nên khi gặp trường hợp ngũ dục quá tải, rớt xuống bốn đường ác

-Nhất vãng lai: Tiếp tục trở về Chân tâm, lặng lẽ thấy rõ ngay trong xác thân ngũ uẩn tiến trình hình thành nhân quả và ý chí, kinh nghiệm cải sửa nhân quả chuyển thành nghiệp ác hoặc thiện của người-trời Dục giới hiện tiền diễn biến như thế nào nhận như thế nấy. Vì rõ biết nên “bất muội nhân quả về sắc và phi nghiệp của người-trời Dục giới”. Còn cõi Sắc tưởng mình đắc Nhất vãng lai, nhưng thật ra hiện tại thấy rõ đã vội dùng ý chí, kinh nghiệm, định lực đè nén chạy trốn nhân quả và chuyển nghiệp của người-trời Dục giới thăng hoa lên tầng trời cao hơn. An trú trong thiền định, thời gian nhàm chán, xuất định, nếu không tiến hóa thì thoái hóa hoặc gặp hoàn cảnh quá tải, ngũ dục lôi cuốn rớt xuống cõi Dục.

-Bất lai: Tiếp tục trở về Chân tâm, lặng lẽ biết rõ ngay trong xác thân ngũ uẩn tiến trình hình thành nhân quả và ý chí, kinh nghiệm phối hợp định cải sửa nhân quả chuyển thành nghiệp từ thiện sang thiện hơn của cõi Sắc hiện tiền diễn biến như thế nào nhận như thế nấy. Vì rõ biết nên “bất muội nhân quả về thọ và phi nghiệp của cõi Sắc”. Còn Tứ thiền sắc giới tưởng mình đắc Bất lai, nhưng thật ra thấy rõ cõi Sắc cải sửa nhân quả thành nghiệp rồi tập trung ý chí mạnh, kinh nghiệm tuyệt vời phối hợp định lực sâu an trú trong “hiện tại”, nhưng thời gian nhàm chán rồi xuất định, nếu gặp hoàn cảnh quá tải có thể bị rớt xuống cõi Dục.

-A la hán: Đã trở về an trụ Chân tâm, lặng lẽ như thật biết dòng chuyển biến nhân quả đồng thời duyên khởi nhân quả khác thời nên “bất muội nhân quả”. Nếu còn mang xác thân thì vẫn còn trả nghiệp cũ, nhưng các Ngài lặng lẽ như thật biết tiến trình ý chí, tư tưởng cải sửa nhân quả thành nghiệp diễn biến như thế nào nhận như thế nấy nên “nghiệp mà phi nghiệp”. Nếu các Ngài nhập “diệt thọ tưởng định”, trụ vào Chân không thì “phi nhân quả, phi nghiệp”. Còn Tứ Không tưởng mình đắc A la hán, nhưng thật ra, chú tâm chuyển nghiệp ngày càng thuần thiện, tư tưởng rất vi tế thấy rõ tiến trình duyên khởi Tứ thiền, lại an trú trong “tịch tịnh”. Nhưng rồi thời gian nhàm chán, xuất định, từ đỉnh cao tụt dóc xuống thấp, nếu chướng duyên có thể tụt đến tận cùng bốn đường ác.

Ba bậc Thánh đầu từng bước trở về Chân Tâm, lặng lẽ thấy rõ nên “bất muội nhân quả từng phần và dứt nghiệp từng loại chúng sanh”. Thánh Alahán tự độ đã xong, trở về an trú Chân Không nên “phi nhân quả và phi nghiệp” của chính mình.

*Ba bậc Tam Tôn

-Bích chi, Duyên giác: Tâm bất động, các Ngài hòa mình vào cuộc sống để tìm hiểu hoàn cảnh của chúng sanh mà luôn “bất muội nhân quả, nghiệp mà phi nghiệp”.

-Bồ tát Thánh: Phát bồ đề tâm cứu độ chúng sanh. Tâm luôn bất động, từ “phi nhân quả, phi nghiệp” mà từng bước tùy thuận “nhân quả và nghiệp” ứng hóa thân một chúng sanh đến nhiều chúng sanh, thị hiện trong một cõi đến nhiều cõi, để dần dần biết rõ nhân quả đồng thời của vũ trụ.

-Như lai: Tâm như như bất động, lập tức ứng hóa “nhân quả và nghiệp” để độ chúng sanh trong toàn thể pháp giới. Và, Như lai thấu suốt “nhân quả và nghiệp” toàn thể chúng sanh trong vũ trụ.

Vậy, ba bậc Tam Tôn với tâm đại từ đại bi, tùy thuận “nhân quả và nghiệp” ứng hóa nhiều thân chúng sanh, thị hiện trong nhiều cõi. Khi lập tức ứng hiện vô lương thân trong vô biên cõi thành Như lai thì mới thật sự “bất muội nhân quả của vũ trụ”.

Tóm lại, nhân quả đồng thời là dòng chuyển biến tự nhiên của vũ trụ làm nền tảng duyên khởi nhân quả khác thời. Tùy nhận thức của mỗi chúng sanh trong 3 cõi mà cải sửa nhân quả khác thời thành nghiệp thiện hoặc ác. Muốn chuyển nghiệp, mỗi chúng sanh cần thay đổi nhận thức ngay trong hiện tại, bởi “những gì ở quá khứ được cải sửa ngay hiện tại, những gì ở tương lai đều nằm ngay hạt giống hiện tại”. Bốn đường ác tâm tán loạn, chưa có ý chí nên không biết cải sửa. Người-trời Dục giới tâm tạp niệm, cải sửa nhân quả thành nghiệp khi thiện khi ác; Trời Sắc giới tâm nhất niệm, cải sửa nhân quả thành nghiệp thiện; Trời Vô sắc giới tâm nhất niệm sâu, chuyển nghiệp thiện sang thuần thiện. Tuy nhiên, do chưa hiểu rõ nhân quả và nghiệp nên đè nén đối trị chạy trốn để tiến hóa, nếu quá tải vẫn trở lại hành động tạo nghiệp ác. Để “tự cứu lấy mình” thì phải dứt nghiệp. Muốn dứt được nghiệp thì phải thấu đáo nhân quả và nghiệp. Khi tâm vô niệm, nhận lại Chân tâm, lặng lẽ thấy rõ tiến trình ngũ uẩn diễn biến như thế nào nhận như thế nấy tức thấy rõ trong nghiệp có nhân quả hoặc ngay trong hiện tại có cái hiện tiền. Ba bậc Thánh đầu, trên đường trở về Chân Tâm, từng bước “bất muội nhân quả và phi nghiệp” từ Địa ngục đến Tam thiền. Thánh Alahán an trụ Chân Tâm, còn xác thân thì “bất muội nhân quả, nghiệp mà phi nghiệp”, bỏ xác thân thì “phi nhân quả, phi nghiệp”. Ba bậc Tam Tôn “phi nhân quả, phi nghiệp” nhưng với lòng bi mẫn tùy thuận vào “hiện pháp” mà thị hiện “nhân quả và nghiệp” dài dài để độ chúng sanh.

Và, chỉ có Như Lai mới rốt ráo thấu suốt “nhân quả và nghiệp” của vô lượng chúng sanh trong toàn thể pháp giới vũ trụ.

Thí dụ nhân quả và nghiệp trên nền tảng là “Tâm”:

Thí dụ 1: Có lúc chân bước mà tâm nghĩ ngợi mông lung, vô ý đạp nhằm con vật gì đó trượt chân, xuýt té đây là hành động nhân quả (nhân là 2x2=4 là quả). Sau khi tập trung nhìn kỹ thấy con rắn mối đã bị đạp chết. Nếu tâm ác sẽ rủa chưởi “tại mày mà tao xuýt té, mày chết đáng đời”, từ nhân quả chuyển thành nghiệp ác, linh hồn nó oán thù, lúc này 2x2=50. Nếu tâm thiện sẽ cảm thấy hối hận, xin lỗi rồi đem chôn xác nó, từ nhân quả chuyển thành nghiệp thiện, lúc này 2x2=2. Còn nếu hiểu đạo tụng chú Vãng sanh và nguyện cầu linh hồn nó được vãng sanh, nó rất cám ơn, từ nhân quả chuyển thành nghiệp thiện, lúc này 2x2=0 mà có thêm phước báo.

Thí dụ 2: Hàng ngày có một ông lão ăn mày đi ăn xin qua các nhà có ông chủ rất giàu:

Ông 1: Miễn cưỡng bố thí vì sợ mất mặt trước quan khách đang dự tiệc, bố thí mà tiếc của.

Ông 2: Rất thương cảm, sẵn sàng bố thí không chỉ một lần mà thường xuyên liên tục.

Ông 3: Lặng lẽ bố thí với tâm “không có người cho, không có vật cho, không có người nhận”.

Ông 4: Bố thí vật chất còn bố thí pháp. Giải thích rõ cho ông ăn mày biết do tiền kiếp đã gây nghiệp ác hiện tại nhận quả xấu, rồi hướng dẫn cách tu tập chuyển nghiệp và chấm dứt nghiệp.

Vậy, ông lão ăn mày, hiện tại nhận quả ác từ quá khứ, nhưng không biết chuyển nghiệp. Ông chủ (1)(2) đã tạo nhiều nghiệp thiện, đủ duyên hiện tại hưởng phước báo nên tận hưởng sự giàu sang. Nhưng ông (1) tâm keo kiết, hiện tại chuyển thiện thành nhân ác; Ông (2) tâm thiện, hiện tại chuyển thiện càng thiện hơn. Ông (3) tâm “Tam luân không tịch”, đây là Thánh A la hán. Ông (4) tâm “đại từ đại bi”, đây là Bồ tát Thánh tùy thuận vào hiện tượng giới để cứu độ chúng sanh.
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1803
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Vi diệu

Gửi bài gửi bởi KMD »

Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Chương III - Ba Pháp

II. Phẩm Người Ðóng Xe

17.- Ba Pháp

- Có ba pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến hại mình, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai. Thế nào là ba? Thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác. Ba pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến hại mình, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai.

Có ba pháp này, này các Tỷ-kheo, không đưa đến hại mình, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai. Thế nào là ba? Thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện. Có ba pháp này, này các Tỷ-kheo, không đưa đến hại mình, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai.



LƯỢC TRUYỆN TIỀN THÂN ĐỨC PHẬT
Hòa thượng Thích Đức Niệm

Nhẫn Nhục Tiên Nhân

Một hôm trên núi Linh-Thứu thuộc thành Vương-Xá trong pháp hội Pháp-Hoa, đức Phật đã tuyên bố thọ ký cho những đồ đệ có căn trí cao sâu vào thời tương lai sẽ chứng đạo quả Vô-thượng Bồ-đề.

Trong số tăng đồ được thọ ký ấy gồm có: A-Nhã Kiều-Trần-Như đời sau sẽ thành Phật hiệu là Phổ-Minh Như-Lai; Ma-Ha Ca-Diếp sẽ thành Phật hiệu là Quang-Minh Như-Lai; Xá-Lợi-Phất sẽ thành Phật hiệu là Hoa-Quang Như-Lai; Mục-Kiền-Liên sẽ thành Phật hiệu là Đa-Ma La-Bạt Chiên-Đàn-Hương Như-Lai; A-Nan sẽ thành Phật hiệu là Sơn-Hải-Huệ Tự-Tại Thông-Vương Như-Lai; Ma-Ha Ba-Xà Ba-Đề pháp danh là Đại-Ái-Nhạo Tỳ-kheo ni đạo hiệu là Ma-Ha Kiều-Đàm-Di sẽ thành Phật hiệu là Nhất-Thiết Chúng-Sanh Hỷ-Kiến Như-Lai; Da-Du Đà-La sẽ thành Phật hiệu là Cụ-Túc Thiên-Vạn Như-Lai; Đề-Bà Đạt-Đa sẽ thành Phật hiệu là Thiên-Vương Như-Lai v.v... Những người đủ duyên đức đáng được thọ ký, đức Phật đều đã thọ ký cho cả. Nhưng trong số những người được Phật thọ ký thì A-Nhã Kiều-Trần-Như là người có những đặc thù khác biệt khiến cho đại chúng chú ý muốn biết duyên do sâu xa.

Lúc bấy giờ tôn giả Xá-Lợi-Phất quán biết lòng của đại chúng muốn thấu rõ về phước duyên đặc thù của A-Nhã Kiều-Trần-Như, nhưng không dám thưa hỏi Phật. Thấy vậy, tôn giả Xá-Lợi-Phất đến trước Phật cung kính chấp tay đảnh lễ rồi quỳ thưa với Phật rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Con nay quán thấy tâm của đại chúng đây hàng xuất gia cũng như tại gia đều muốn biết về đời trước của tôn giả A-Nhã Kiều-Trần-Như có nhân duyên đặc thù gì mà được đức Thế-Tôn sau khi thành đạo liền hóa độ ông ấy làm đệ tử trước nhất trong hàng trưởng-tử Như-Lai? Cúi mong xin đức Thế-Tôn rủ lòng thương xót giảng nói để cho tứ chúng khởi lòng kính ngưỡng thâm sâu!"

Đức Phật nở nụ cười hiền hòa đáp: "Hay lắm! Hay lắm! Xá-Lợi-Phất! Như-Lai sẽ vì các thầy mà nói rõ việc nầy".

Đức Phật tiếp: "Nầy Xá-Lợi-Phất! Ta nhớ thuở đời quá khứ có một kiếp nọ, ta làm vị tiên nhân tu hạnh nhẫn nhục mà người thời bấy giờ gọi là Đại-Nhẫn-Nhục tiên nhân. Vị tiên nhân nầy ẩn mình trong rừng núi thâm sâu, gác bỏ thế sự, đói ăn hoa trái, khát uống nước suối nguồn, ngày đêm chuyên tâm tu niệm ở chốn sơn lâm thâm sâu u tịch đầy hoa thơm trái lạ, đã bao năm không có bóng người lai vảng. Bạn của Đại-Nhẫn-Nhục tiên nhân là trăng sao mây nước. Nhà cửa của Đại-Nhẫn-Nhục tiên nhân là đất rừng trời núi bao la. Ngày ngày, tiên nhân hết tọa thiền trên tảng đá bên dòng suối, lại đến dưới gốc cây ven rừng quán niệm. Tiên nhân lúc kinh hành niệm Phật dọc theo dòng suối, khi ngồi thiền quán dưới tàng cây cổ thụ um tùm. Đại-Nhẫn-Nhục tiên nhân vui thú với chim hót suốt tháng năm, thưởng ngoạn hoa rừng quanh suốt bốn mùa. Cuộc sống phẳng lặng như thế đã bao năm, tưởng chừng như bồng lai tiên cảnh, không bị ảnh hưởng trần gian thế sự nhiễu phiền.

Nào ngờ, vào một chiều tà, khu rừng êm ả tĩnh mịch như mọi ngày, chim muông hót trên cành cây kẽ lá, Đại-Nhẫn-Nhục tiên nhân đang tĩnh tọa thiền quán trên tảng đá ven thác suối, thì bỗng có tiếng người nói rộn rã xen lẫn tiếng vó ngựa chập chập ngổn ngang như tiếng sắt cành lẫn lộn mỗi lúc mỗi gần. Tiên nhân lấy làm lạ, liền nhập thiền quán sát thì biết vua Ca-Lỵ là vị đại quốc vương đang trị vì đất nước đương thời. dẫn đoàn tùy tùng đi săn bắn với cõi lòng thất vọng đầy tức giận. Tiên nhân cảm thấy có triệu chứng chẳng lành sẽ xảy đến cho mình, liền tiếp tục nhập định thiền quán.

Chẳng mấy chốc, nhà vua cùng đoàn tùy tùng tay cung tay kiếm hùng hổ xông tới trước Đại-Nhẫn-Nhục tiên nhân. Như được dịp trút nỗi bực tức thất vọng trong lòng, nhà vua dõng dạc to tiếng hỏi: "Ngươi là ai? Ở đây làm gì?"

- Tâu Bệ-hạ, bần đạo là kẻ tu hành. Ở đây tu tâm dưỡng tánh, tập hạnh nhẫn nhục.

Nhà vua đang cơn bực bội gằn giọng quát to: "Tu là cái quái gì? Chính tại ngươi ở đây mà suốt mấy ngày nay, từ sáng đến giờ ta không săn được con thú nào. Ngươi có biết tội đáng chết không?"

Trước thái độ giận dữ của nhà vua, Nhẫn-Nhục tiên nhân vẫn thái độ bình thản đáp: "Tâu Bệ-hạ! Bần đạo là kẻ tu hành ở chốn rừng núi thâm sâu, thoát ngoài thế sự, đâu dám làm gì xúc phạm đến long thể Bệ-hạ?"

Nhà vua: "Hừ! Không xúc phạm hả? Chính do ngươi ở đây mà làm cho thú rừng sợ hãi xa lánh hết cả!"

Tiên nhân thưa: "Muôn tâu Bệ-hạ! xin Bệ-hạ mở lượng hải hà rộng xét. Bảo vệ mạng sống thì muôn thú mới không sợ. Bằng chứng là ngày ngày thú rừng đến làm bạn với bần đạo. Bần đạo sống nhờ hoa trái của thú rừng đem đến cho".

Vừa nghe tiên nhân nói thế, cơn tức giận bỗng nhiên trở nên sôi sục, nhà vua hét to: "Láo! Vừa rồi ngươi nói tu nhẫn nhục hả? Hừ! Xem thử ngươi có thật nhẫn nhục không? "

Vừa dứt lời, nhà vua rút gươm ra khỏi vỏ, không một chút do dự liền chặt tay tiên nhân. Mỗi nhát gươm sáng lòe phập xuống tức khắc cánh tay của tiên nhân rơi rụng, máu phun lai láng. Nhà vua như trút nỗi hằn học giận tức lên mình Đại-Nhẫn-Nhục tiên nhân. Tuy tay bị chặt đứt, nhưng gương mặt của tiên nhân vẫn bình thản trong thái độ an nhiên tự tại không chút nao núng giận hờn. Chẳng những thế, tiên nhân còn trải tâm từ bi thương xót nhà vua đầy sân si.

Liền ngay khi cánh tay đứt rời thân thể rơi xuống đất, Đại-Nhẫn-Nhục tiên nhân phát lời thệ nguyện: "Nguyện đời đời dưới mọi hình thức, trong mọi hoàn cảnh, ta tìm cách giúp đỡ cho nhà vua si mê nầy sớm có ngày hồi tâm hướng thiện; nguyện khi tu hành thành đạo chứng quả giác ngộ, trước hết ta sẽ hóa độ cho vị vua sân si nầy sớm hiểu được đạo quả giải thoát".

Do lời nguyện chí thành khẩn thiết phát xuất từ lòng đại bi, nên đời đời Đại-Nhẫn-Nhục tiên nhân và vua Ca-Lỵ thường gặp nhau và sách tấn giúp đỡ cho nhau trên đường thánh thiện.

Thuật xong câu chuyện, đức Phật hướng về tôn giả Xá-Lợi-Phất nói: "Nầy Xá-Lợi-Phất! và chính ngay trong đời nầy, trong những ngày còn tầm sư học đạo, khi ta đến cầu học với tiên nhân Uất-Đầu Lam-Phất, thì A-Nhã Kiều-Trần-Như trước đó đã sớm thọ giáo với vị tiên nhân nầy rồi. Khi ta rời bỏ Uất-Đầu Lam-Phất, thì A-Nhã Kiều-Trần-Như cũng theo ta về ở rừng tu khổ hạnh. Rồi ta bỏ lối tu khổ hạnh để đến tĩnh tọa dưới cây Bồ-đề bên dòng sông Ni-Liên-Thiền, thực hành trung đạo. Sau bốn mươi chín ngày, liên tục tĩnh tọa bất động, vào một hôm, khi sao mai vừa rạng mọc, thì ta chứng được đạo quả Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác. Khi ta trở lại rừng tu khổ hạnh Lộc-Uyển độ cho năm bạn đồng tu khổ hạnh, thì chính A-Nhã Kiều-Trần-Như là người đầu tiên rất lấy làm hoan hỷ tiếp thọ giáo pháp Tứ-diệu-đế và chứng được quả A-la-hán".

Nói đến đây, đức Phật nhìn thẳng vào tôn giả Xá-Lợi-Phất mà bảo rằng: "Nầy Xá-Lợi-Phất! Thầy nên biết, vua Ca-Lỵ thời quá khứ kia, chính là tiền thân của A-Nhã Kiều-Trần-Như. Còn vị Đại-Nhẫn-Nhục tiên nhân kia, chính là tiền thân của Như-Lai ta đây vậy.



“….Chính đức Phật, hiện thân của trí huệ sáng suốt đã dạy: "Bất úy tham sân khởi, duy khủng tự giác trì" (không sợ tham và sân khởi, chỉ sợ giác ngộ chậm).

Thật thế, tánh xấu xa, ác độc nào cũng có thể sửa chữa, tiêu trừ được cả, với một điều kiện tiên quyết là có sự sáng suốt hiểu biết hay dở, phải trái, chánh tà. Người không có trí huệ thì khó lòng thoát khỏi cảnh đen tối khổ đau. Người không có trí huệ như kẻ mù đi trong rừng rậm, không thể nào thoát khỏi tai nạn sa hố, sụp hầm và làm mồi cho thú dữ. Trong kinh, Phật thường ví dụ người ngu si như kẻ liếm mật trên lưỡi dao, không thể nào tránh khỏi cái nạn bị đứt lưỡi. Thật là một ví dụ rất cụ thể và linh động, nói lên được sự nguy hiểm của ngu si.

Người ta tàn ác, tham lam, giết người, cướp của, đắm mê sắc dục, lừa đảo, dối gạt cũng vì ngu si, không nhận rõ được hậu quả tai hại của những hành động tội lỗi của mình. Cho nên đức Phật thường dạy: "Ngu si là gốc của muôn tội lỗi"….”
― Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, TÁM QUYỂN SÁCH QUÝ - QUYỂN TÁM: NĂM YẾU TỐ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO



出塵
曾為物慾役勞軀,
擺落塵囂世外遊。
撒手那邊超佛祖,
一回抖擻一回休

Xuất trần
Tuệ Trung Thượng Sĩ

Tằng vi vật dục dịch lao khu,
Bãi lạc trần hiêu thế ngoại du.
Tản thủ na biên siêu Phật Tổ,
Nhất hồi đẩu tẩu nhất hồi hưu.

Hòa Thượng Thích Thanh Từ dịch:
Đã từng vật dục khiến lao đao
Buông hết trần ai thoát khỏi nào.
Bên ấy thõng tay siêu Phật, Tổ
Một lần phủi giũ trắng phau phau.



“…. Sau Ngài bệnh ở Dưỡng Chân Trang, chẳng ở trong phòng thất. Kê một chiếc giường gỗ ở giữa nhà trống, Ngài nằm theo thế kiết tường, nhắm mắt mà tịch. Các người hầu và thê thiếp trong nhà khóc rống lên. Thượng Sĩ mở mắt ngồi dậy, đòi nước súc miệng rửa tay, rồi quở nhẹ rằng: “Sống chết là lẽ thường, đâu nên buồn thảm luyến tiếc, làm nhiễu động Chân tánh ta.” Nói xong, Ngài an nhiên thị tịch, thọ sáu mươi hai tuổi. Bấy giờ là ngày mùng một tháng tư năm Tân Mẹo, nhằm niên hiệu Trùng Hưng thứ 7 (1291) đời vua Trần Nhân Tông ….”
― Hòa Thượng Thích Thanh Từ, Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục Giảng Giải (1996) - Hành Trạng Thượng Sĩ (Trần Tung: 1230 - 1291)



“I once picked up a woman from a garbage dump and she was burning with fever; she was in her last days and her only lament was: My son did this to me. I begged her: You must forgive your son. In a moment of madness, when he was not himself, he did a thing he regrets. Be a mother to him, forgive him. It took me a long time to make her say: I forgive my son. Just before she died in my arms, she was able to say that with a real forgiveness. She was not concerned that she was dying. The breaking of the heart was that her son did not want her. This is something you and I can understand. ”
― Mother Teresa



Gió Nghiệp
Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Đem vào là nhờ gió,
Tống ra cũng gió đưa.
Sự hô hấp tuần hoàn,
Tất cả đều do gió.
Một phen gió nghiệp dừng,
Thân này như khúc gỗ.

(Thiền viện Chân Không, tháng 8. 1982)



“ ….Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.…”
― Tố Như Tiên Sinh, Truyện Kiều



“How people treat you is their karma; how you react is yours. With everything that has happened to you, you can either feel sorry for yourself or treat what has happened as a gift. Everything is either an opportunity to grow or an obstacle to keep you from growing. You get to choose.”
― Wayne W. Dyer



“Quý vị phải nhớ là cái Nhân Quả là do con người tạo ra mà chuyển Nhân Quả, chuyển nghiệp cũng do chính con người. Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức."
― Hòa Thượng Thích Giác Khang, Pháp môn Tịnh Độ - Phần 16



“As I walked out the door toward the gate that would lead to my freedom, I knew if I didn't leave my bitterness and hatred behind, I'd still be in prison.”
— Nelson Mandela



"Returning hate for hate multiplies hate, adding deeper darkness to night already devoid of stars."
― Martin Luther King, Jr.



"Nơi nào không có bùn thì không có sen.
Cũng như thế khổ đau và hạnh phúc nương vào nhau mà phát hiện.
Chạy trốn khổ đau để đi tìm hạnh phúc thì cũng như đi tìm hoa sen ở nơi không có bùn.

Sen và bùn cũng như trái và phải, hễ cái trái có đó là cái phải có đó cùng một lượt.
Nhờ tiếp xúc được với khổ đau, lắng nghe khổ đau thì ta mới làm phát hiện được cái hiểu biết và cái thương yêu. Hiểu biết và thương yêu là chất liệu làm nên hạnh phúc."
— Thiền Sư Thích Nhất Hạnh



“You know that the beginning is the most important part of any work, especially in the case of a young and tender thing; for that is the time at which the character is being formed and the desired impression is more readily taken....Shall we just carelessly allow children to hear any casual tales which may be devised by casual persons, and to receive into their minds ideas for the most part the very opposite of those which we should wish them to have when they are grown up?

We cannot....Anything received into the mind at that age is likely to become indelible and unalterable; and therefore it is most important that the tales which the young first hear should be models of virtuous thoughts....”
― Plato, The Republic



Mạnh Mẫu tam thiên

Lần đầu hai mẹ con chuyển nhà, ở gần nơi nghĩa địa. Mạnh Tử ngày ngày chứng kiến các đám ma về nhà cũng bắt chước diễn lại cảnh đào, chôn, lăn, khóc… Bà Chương Thị nghĩ: “Chỗ u ám thế này không phải là chỗ con ta ở được”.

Lần thứ hai bà dọn nhà đến gần chợ. Mạnh Tử thấy cảnh buôn bán gian dối, lừa lọc lẫn nhau, cũng bắt đầu học cách cân, đong, đo, đếm gian lận và nói rước khi chơi trò bán đồ hàng. Bà Chương Thị lại nghĩ: “Chốn thị phi này cũng không phải chỗ con ta ở được”.

Cuối cùng Mạnh Mẫu dọn nhà đến cạnh trường học. Mạnh Tử thấy trẻ đua nhau học lễ nghĩa, nhân cách cũng ham học theo với chúng bạn cắp sách vở đến trường. Bấy giờ, bà mẹ mới nở nụ cười: “Đây mới thực sự là chỗ cho con ta nên người”. Mạnh Mẫu không dời nhà đi nữa.




The Back Story

Among the hundreds of people were waiting to visit with Mahatma Gandhi were a mother and her young son. When it was their turn, the woman asked Gandhi to speak with her son about eating sugar.

Gandhi asked her to come back in two weeks and said he would talk to the boy then. She wondered why he didn’t just speak to her son when he was already there, but she complied with his request.

In two weeks they returned, and after waiting for a couple of hours, she was able to approach Gandhi once again.

Hearing her repeated request, Gandhi immediately spoke with the boy, who agreed to begin working to eliminate sweets. After thanking Gandhi for his wise and compassionate words, the mother asked him why he wanted them to return instead of offering his advice the first time.

Gandhi replied, “Upon your visit two weeks ago I too was eating sugar.” He explained that he could not speak of or teach her son to not eat sugar if he himself had not taken that journey.




NAM QUỐC DÂN TU TRI
Sào Nam Tiên Sinh

CHƯƠNG THỨ I
N. 1.- Người với vạn vật

Lồng lộng trời cao, thênh thênh bể rộng. Ở trong cao rộng, muôn giống nghìn hình. Có giống thai sinh, có loài trứng nở. Giống hay biến hoá, giống hay nổi chìm. Hai cánh loài chim, bốn chân loài thú. Giống rùa có vỏ, giống cá có vây. Giống cỏ giống cây, đuôi trên đầu dưới. Giống rắn quá tội, không chân không tay. Giống trùn thảm thay, không tai không mắt. Xét trong vạn vật, quý nhất là người. Khác hết mọi loài, mới là người đó. Ơn giời phúc tổ, ta được làm người. Ta đã làm người, nghĩ sao cho đáng.



“Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.”
— Albert Einstein



“The best way to predict the future is to create it.”
– Abraham Lincoln



Đồng xu số phận

Trong một trận chiến quan trọng, một vị tướng quân của Nhật quyết định sẽ tấn công đối phương dù nếu so về tương quan thì binh sĩ của địch nhiều hơn họ đến mấy lần. Ông tin rằng họ sẽ chiến thắng, nhưng quân lính của ông, mặc dù không nói ra, nhưng nhìn cảm xúc của họ thì có thể thấy họ hoàn toàn không tin có thể chiến thắng.

Chính vì thế, trên đường ra chiến trường, đi qua một ngôi chùa, vị tướng nói rằng tất cả hãy vào bái Phật, thành tâm thì mới may ra có thể chiến thắng.

Sau khi làm lễ xong, vị tướng lấy ra một đồng xu và nói: "Giờ ta sẽ tung đồng xu này. Nếu nó ngửa thì ta sẽ thắng, còn nếu nó sấp thì ta sẽ thua. Hãy để mọi việc cho số phận quyết định".
Nói rồi, ông tung đồng xu trước mặt các binh lính. Khoảnh khắc đồng xu bay lên không trung, thời gian như dừng lại. Cảm giác như mọi người đều nín thở, máu trong huyết quản của họ dường như cũng đông lại. Ai cũng vô cùng căng thẳng.

"Là ngửa!", tất cả binh sĩ reo lớn, trong mắt họ lấp lánh niềm tin và hy vọng. Rồi họ hùng dũng ra trận và quả đúng như kết quả tung đồng xu, họ đã giành được chiến thắng rực rỡ.

Sau trận đánh, một trong số các sĩ quan chỉ huy đến gần Tướng quân và khẳng định lại: "Quả đúng là không ai thay đổi được số phận, thưa Tướng quân".

"Đúng thế", vị tướng trả lời, rồi cho người sĩ quan xem đồng xu ông vẫn giữ trong túi, với cả 2 mặt đều ngửa.



"Mẩu chuyện số 1"

Lão hòa thượng hỏi tiểu hòa thượng: "Nếu bước lên trước một bước là tử, lùi lại một bước là vong, con sẽ làm thế nào?".

Tiểu hòa thượng không hề do dự đáp: "Con sẽ đi sang bên cạnh".

Bài học rút ra: Khi gặp khó khăn, đổi góc độ để suy nghĩ, có lẽ sẽ hiểu ra rẳng: Bên cạnh vẫn có đường.




“Tất cả đều do mình. Bây giờ làm sao? Thì chuyển nghiệp, ngồi đó mà khóc sao?”
― Hòa Thượng Thích Giác Khang, Pháp môn Tịnh Độ - Phần 11



“The future rewards those who press on. I don't have time to feel sorry for myself. I don't have time to complain. I'm going to press on.”
― Barack Obama



"Mỗi sáng thức dậy tôi lại mỉm cười và hai mươi tư tiếng hạnh phúc sẽ ở ngay trước mắt tôi. Tôi nguyện sống trọn vẹn ý nghĩa cho từng giây và nhìn mọi điều bằng ánh mắt nhân ái."
— Thiền Sư Thích Nhất Hạnh



“Karma means you are the maker of your life.”
– Sadhguru



Bạch Vân Gia Huấn
Bạch Vân Cư Sĩ

Tích thiện

Bài thứ bẩy khuyên luôn tích thiện,
Chứa điều lành như mặt trời lên.
Rất vô tư, rất tự nhiên,
Sáng soi muôn nẻo chẳng phiền đến ai.
Chứa điều ác là tai họa đấy,
Lửa trên đầu nào thấy mà lo.
Chuyện ác dù chẳng nói to,
Trên trời rung động tự hồ sấm vang.
Việc mờ ám tưởng không ai biết,
Nhưng mắt thần như điện sáng soi.
Giầu sang đúng phận thì thôi,
Nghèo hèn xử sự đúng môi trường nghèo.
Suy từ ta ra nhiều người khác,
Khoe điều lành, điều ác giấu đi.
Thấy ai làm ác điều gì,
Khéo can ngăn, hoặc nghoảnh đi chớ nhìn.
Chuyện người khác không đem đàm tiếu,
Mặc người ta, mạnh, yếu, giở, hay.
Nói nhiều nghe cũng chán chầy,
Khuyên nhiều sinh oán, bấy nay lẽ thường

Khi yêu cũng nên lường lúc ghét,
Lúc ghét nên nhớ đến khi yêu.
Việc làm, lời nói, ít nhiều,
Phải nên hướng thiện, phải theo phận mình.



"As I have observed, those who plow evil and those who sow trouble reap it."
― Job 4:8 – Reaping Trouble



“….Con người sống ở đời, làm đủ mọi điều ác mà lòng vẫn dửng dưng như không có chuyện gì xảy ra, là bởi vì họ không được nghe lời Phật dạy. Đấy thật là điều bất hạnh. Sau khi chết, họ sẽ phải tái sanh vào những cõi khổ, sẽ phải chịu đựng những nỗi khổ mà ở cương vị làm người họ không thể nào ý thức được, tưởng tượng được.

Kinh Phật cho biết, có ba cõi sống khổ mà những người không sống theo năm giới, làm điều ác và bất thiện, sau khi chết sẽ bị đọa và chịu đựng những nỗi khổ triền miên. Đây là cõi địa ngục, cõi súc sanh và cõi quỷ đói.

Trong ba cõi sống khổ đó, chỉ có cõi súc sanh, là ở trong tầm mắt thấy của chúng ta mà thôi….”
― Hòa Thượng Thích Minh Châu, CHÁNH PHÁP VÀ HẠNH PHÚC



"Việc ác chớ để phạm, điều lành phải nên làm."
― Hòa Thượng Thích Trí Tịnh



“Một chút giận, hai chút tham, lận đận cả đời ri cũng khổ;
Trăm điều lành, ngàn điều nhịn, thong dong tấc dạ rứa mà vui.”
― Hòa Thượng Thích Thiện Siêu tặng Giảng đường Từ Đàm - Huế



“Excellence is never an accident. It is always the result of high intention, sincere effort, and intelligent execution; it represents the wise choice of many alternatives - choice, not chance, determines your destiny.”
– Aristotle


“Carefully watch your thoughts, for they become your words. Manage and watch your words, for they will become your actions. Consider and judge your actions, for they have become your habits. Acknowledge and watch your habits, for they shall become your values. Understand and embrace your values, for they become your destiny.”
― Mahatma Gandhi



"Thế giới này, cái miệng cái thân không quan trọng mà quan trọng ở cái ý cái tâm."
― Hòa Thượng Thích Giác Khang, Pháp môn Tịnh Độ - Phần 9



偈云
居塵樂道且隨緣,
饑則飧兮困則眠。
家中有宝休尋覓,
對境無心莫問禪。

Kệ rằng:
Sơ Tổ Trúc Lâm

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên,
Cơ tắc san hề khốn tắc miên.
Gia trung hữu bảo hưu tầm mích,
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.

Hòa Thượng Thích Thanh Từ dịch thơ:
Ở đời vui đạo hãy tùy duyên,
Đói đến thì ăn, nhọc ngủ liền.
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm,
Đối cảnh không tâm chớ hỏi thiền.



Nghiệp: trải qua tiến trình 5 uẩn, ý chí cải sửa nhân quả khác thời thành nghiệp ác hay thiện. Nghiệp có 3: thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp. Ý nghiệp là mấu chốt điều khiển thân-khẩu hành động tạo nghiệp.”
― Hòa Thượng Thích Giác Khang, NHẬN THỨC VỀ NHÂN QUẢ VÀ NGHIỆP



1 và 2 được trích từ I. PHẨM SONG YẾU (YAMAKAVAGA) trong Kinh Pháp Cú – Dhammapada, Hòa Thượng Thích Thiện Siêu dịch.

1. Trong các pháp[2], tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác. Nếu nói hoặc làm với tâm ô nhiễm, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo[3].
[2] Pháp tức là Dhamma. Ở đây chỉ về pháp bất thiện, ở câu thứ hai chỉ về pháp thiện.
[3] Nguyên văn: Cakkam va vahato padam, nên dịch là: “Như bánh xe lăn theo chân con thú kéo xe”.

2. Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác. Nếu nói hoặc làm với tâm thanh tịnh, sự vui sẽ theo nghiệp kéo đến như bóng theo hình.



Trong lòng bạn thế nào thì cuộc sống sẽ như thế đó
https://www.facebook.com/mua18yeuthuong ... 584278214/
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”