DỊCH MÃ VÀ LỘC MÃ ( Tiếp theo )

Kiến thức tổng hợp về âm dương, ngũ hành, can chi, ...
Trả lời bài viết
lytranle
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 240
Tham gia: 11:05, 05/11/09
Đến từ: Thành phố HCM

DỊCH MÃ VÀ LỘC MÃ ( Tiếp theo )

Gửi bài gửi bởi lytranle »

III/ CÁT HUNG CỦA DỊCH MÃ


Các phần trên đã nói đến cát hung của Dịch Mã trong từng loại Dịch Mã cụ thể . Mục này luận thêm về Dịch Mã một cách khái quát.
1/ Tam Mệnh Thông Hội : Trong Tứ Trụ có Mã, trong Mệnh không gặp Không Vong, Phá bại, Giao, Thoái, Phục Thần : nhất định vinh hoa phú quý.
+ Thời Trụ mang Mã là tôn quý nhất.
+ Khố Mã chủ Thiếu Niên vui vẻ. Vượng Mã chủ Trung Niên vinh hiển. Sinh Mã về Già mới toại nguyện, nhưng Quan Chức bình thường và phải xa quê hương mới được bổ nhiệm.
+ Trong Mệnh có Dịch Mã, nếu là :
- Cát Thần : Lớn thì tin vui ngất Trời, nhỏ thì lợi về động.
- Hung Thần : Lớn thì tai vạ ngã lên ngã xuống, nhỏ thì chạy ngược chạy xuôi vất vả.

2/ Lý Hư Trung :
Trong Mệnh, gặp được 2 loại Dịch Mã trong Ngũ Mã thì được hiển quý. Nếu Ngũ Mã cùng xuất hiện có thể đạt chức Quan Nhất Phẩm. ( Xem Mục 15 C ở trên ) .

3/ Trẻ Nhỏ và Người Già gặp Mã thì không tốt.
+ Trẻ Nhỏ từ 3 đến 12 tuổi : hoặc Mã gặp xung với Tiểu Vận, Thái Tuế ; hoặc gặp Lâm Quan Mã , nếu gặp nhiều thì chủ Mệnh có nạn, gặp nhiều trắc trở.
+ Người Già trên 50 tuổi hoặc Vận xung Thái Tuế, Mệnh chủ mắc bệnh đau lưng hoặc đau chân, đây giống như Lộc Người Già gặp được, bệnh tật nhiều. Người Trẻ gặp thì đa phần phát bệnh tật. Trong Mệnh, Người Già, Trẻ Nhỏ đều không thích hợp với Dịch Mã, vì Mã trong Mệnh Lý Ngũ Hành Thần bất đãng bất định.

4/ Cung Dịch Mã của Nhật Can gặp xung : Hôn Nhân bất lợi.
Ví dụ : Nhật Trụ là Giáp Dần. trong Tứ Trụ có Thân. Thân là Dịch Mã. Thân khắc Nhật Chi Dần, sợ rằng Hôn Nhân không thuận lợi.

7/ Dịch Mã rất kỵ Đảo Thực :
. Đảo Thực là gì ?
Ấn chia thành Thiên Ấn và Chính Ấn. Chính gọi là Ấn hoặc Ấn Thụ. Thiên gọi là Kiêu Thần, hoặc Đảo Thực, hoặc Thôn Đạm Sát. Thực Thần sợ nhất là Đảo Thực, đây là “ Phùng Kiêu tắc đoạt “. Mệnh có Đảo Thực nếu không là đoản thọ thì cũng là Phúc mỏng, bần hàn. Nếu gặp chế hợp thì có thể chuyển hung thành cát.
. Dịch Mã rất kỵ Đảo Thực :
Ví dụ : Ất Dậu gặp Quý Hợi .
+ Quý là Thiên Ấn của Ất, tức Quý là Đảo Thực.
+ Hợi là Mã của Dậu. Hợi Mã bị Quý Thủy phản thực vu ngã.

8/ Học Đường phùng Dịch Mã : Sơn Đẩu Văn Chương.
Trong Tứ Trụ, nếu Nhật Chủ tọa nơi Trường Sinh - vị trí của Học Đường, lại được Dịch Mã Giao Trì, một xung một hợp, lại có khí tượng cao lớn, đồng thời mang theo Tài Tinh, Sát Thần, Quý Nhân là cao quý nhất.
Người phù hợp với cách cục này nhất định có tài Văn Chương xuất chúng.




IV / LỘC MÃ

A / Lộc Mã là gì :
Tam Mệnh Thông Hội :
Lộc và Mã cùng xuất hiện trong Tứ Trụ gọi là Lộc Mã.
Lộc là Tước Lộc, là nguồn dưỡng Mệnh. Mã là gốc phù Thân. Lộc và Mã là hai yếu tố luận đoán quan trọng trong quá trình luận Mệnh của Tứ Trụ. Mã và Lộc cùng gặp nhau là Mệnh Cách giàu sang , phú quý . Nếu Lộc và Mã có trạng thái bất đồng thì chủ về gian khó.
Chỉ xét Lộc và Mã thôi thì ta cũng đã có những thông tin rất cơ bản về cát hung của Mệnh Cục.

B / Các loại Lộc Mã :

1/ Ngũ Mã :
a/ Thiên Địa hợp Mã
b/ Lâm Quan Mã
c/ Khẩu bảo Mã
d / Văn tinh Mã
e/ Phúc Tinh Mã
( Xem Mục II C 15 ở trên )

2/ Thiên Lộc, Thiên Mã :
Lộc và Mã trong Nhật Trụ và Thời Trụ tương giao, tương kiến.
Ví dụ :
Niên Can là Giáp, Nhật Trụ là Bính Dần, Thời Trụ là Nhâm Thân.
Giáp Lộc tại Dần, Dần Mã Tại Thân. Bính được gọi là Thiên Lộc. Nhâm được gọi là Thiên Mã.
Thiên Lộc và Thiên Mã cùng xuất hiện, chủ Cát Lợi

3/ Lộc Mã Đồng Hương ( Lộc Mã Đồng Hành )
Lộc Mã Đồng Hương là : Trên Mã gặp Lộc. Tức là Lộc và Mã cùng gặp nhau tại một Địa Chi.
Như : + Giáp Tý : Tý Mã ở Dần, Giáp Lộc ở Dần.
+ Canh Ngọ : Ngọ Mã ở Thân, Canh Lộc tại Thân
+ Sinh vào Ngày Giáp Thìn mà Thời Trụ có Bính Dần là có Lộc Mã Đồng Hương.

Lộc Mã Đồng Hương là Bản Mệnh tốt, có thể làm chức vị cao, Phúc Lộc song toàn.
Lộc và Mã đồng hương tại Thời Trụ thì buôn bán ngày càng phát đạt

4/ Lộc Mã Cô Độc :
Đó là Lộc Mã Đông Hương mà Thiên Can của Lộc Mã là Thực Thần.
Như : + Giáp Tý gặp Bính Dần
+ Canh Ngọ gặp Nhâm Thân.
Lộc Mã Cô Độc không cát lợi


5/ Lộc Mã Giao Trì :
Là Lộc Mã Đồng Hương tại Nhật Trụ .
Ví dụ :
+ Niên Chi là Hợi, Nhật Chi là Tỵ, Thời Can là Bính.
Hợi Mã ở Tỵ , Bính Lộc ở Tỵ.
+ Hợi Mão Mùi gặp Tỵ, Nhật Can là Bính.
+ Thân TÝ Thìn gặp Dần, Nhật Can là Giáp.
+ Tỵ Dậu Sửu gặp Hợi, Nhật Can là Quý.
+ Dần Ngọ Tuất gặp Thân, Nhật Can là Canh.
Lộc Mã Giao Trì là Cát Lợi




6/ Giáp Lộc , Giáp Mã :
Can Chi Niên Trụ không gặp Lộc, không gặp Mã ; nhưng lại gặp Địa Chi mà Lộc đứng trước nó , và Mã đứng sau nó.
Ví dụ : Niên Trụ là Ất Hợi. Trong Tứ Trụ không có Mão ( Lộc của Ất ), không có Tỵ ( Mã của Hợi ), nhưng lại có THÌN. Mão Lộc đứng trước Thìn, Tỵ Mã đứng sau Thìn
( Mão – Thìn – Tỵ ).
Trong trường hợp này, Lộc Mã đan xen, tuy không gặp Lộc Mã, nhưng Lộc Mã tiềm ẩn bên trong, cũng chủ về Cát Lợi.



7/ Bội Lộc Trục Mã.
Bội là đối ngược. Trục là đuổi. Bội Lộc Trục Mã là, Lộc quay lại mà đi, Mã đuổi theo mà tán. Đó là Mệnh Cách Lộc Mã đều mất.
Ví dụ :
Người Quý Hợi được Tháng Giáp Dần.
+ Quý Lộc ở Tý. Dần đối ngược với Tý.
+ Dịch Mã của Hợi tại Tỵ . Dần Tỵ Hình nhau.
Trước do Hình mà đuổi Mã của nó đi. Sau vì đối ngược mà không thể kịp Lộc.
Người có Mệnh Cách này, chủ cả đời không được phú quý, luôn luôn sợ hãi bất an.

8/ Tuế cưỡi Lộc Mã mang Tài, Quan là Người Anh Hùng :
Tài , Quan của Nhật Chủ ở trên vị trí Lộc, Mã của Thái Tuế ( Năm Sinh ) sẽ là Người Anh Hùng siêu phàm. Nhật Can và Thời Can gặp Đức, Tú là Người Tuấn Kiệt Anh Dũng.
Phàm là Mệnh Cục Quý Nhân tại Nhật Can , Thời Can gặp Đức, Tú thì Mệnh chủ có tài Văn Chương, có Tài Nghiệp, có thể trở thành Nhân Sĩ Kiệt Xuất.



C / Luận về Lộc Mã :
Những phần trên đã phân tích Cát Hung của từng loại Lộc Mã, phần này bổ sung thêm một số trường hợp khái quát hơn.
Gặp Lộc chạy nhảy là tốt. Cùng gặp cả Lộc và Mã thì vô cùng cát lợi. Lộc và Mã cùng gặp nhau tại một Địa Chi thì tốt nhất. Nhưng khi bản khí của Tứ Trụ quá vượng thì Lộc Mã lại thành vô dụng.
Tước Lộc nhiều mà Dịch Mã ít thì Mệnh sẽ hao tổn tâm thần và sức lực , Tước Lộc ít mà Dịch Mã nhiều thì người đó có thể đảm đương tốt công việc .

1 / Gặp Dịch Mã là đang Bệnh mà được cứu :
Lịch Lệ nói rằng : Thiên Hậu với Dịch Mã cùng một chỗ . Như vậy là Bệnh , Dịch Mã và Thiên Hậu luôn luôn đồng Cung với nhau
Tổng Yếu Lịch nói : Thiên Hậu là Phúc Thần trong Tháng.
Tào Chấn Khuê nói : Dịch Mã, Ngũ Hành đương lúc Bệnh được thấy Vợ Con, tựa như Người gặp phải bước khốn cùng lại gặp được Vợ Con :
+ Dần Ngọ Tuất là Hỏa Cục, có Dịch Mã là Thân. Hỏa Bệnh ở Thân. Trong Thân có : Canh là Thê, Mậu là Tử. Hỏa khắc Kim, nên Canh là Thê Tài của Hỏa. Hỏa sinh Thổ, nên Mậu là Con của Hỏa .
+ Thân Tý Thìn là Thủy Cục, có Dịch Mã là Dần. Thủy Bệnh tại Dần. Trong Dần có Bính là Thê, có Giáp là Tử.
+ Hợi Mão Mùi là Mộc Cục, có Dịch Mã là Tỵ . Mộc Bệnh tại Tỵ. Trong Tỵ có Mậu là Thê, Bính là Tử.
+ Tỵ Dậu Sửu là Kim Cục, có Dịch Mã là Hợi . Kim Bệnh tại Hợi. Trong Hợi có Giáp là Thê, có Nhâm là Tử.
Đổng nguyên Kinh nói : Đã Bệnh, lại gặp Vợ, thấy Con : Dịch Mã đã đến. Thiên Hậu, Dịch Mã vậy, Ngũ Hành bị Bệnh được gặp Vợ Con, trở lại được cứu trợ.
Vì vậy, Dịch Mã lại gọi là Thiên Hậu cũng có ý là “ Tuyệt Xứ Phùng Sinh “ vậy.
Thiên Hâu, chủ sinh dục Vạn Vật, là Mẹ của Vạn Vật, vì vậy lấy Tên ấy.
Thiên Hậu là Phúc Thần trong Tháng. Ngày đó nên Cầu Thầy chữa bệnh, Cầu Phúc, Lễ Thần.

2 / Lộc Mã không yên : Con Cháu không Tuyệt Tự
Lý Hư Trung :
a/ Trong Mệnh Cục, Lộc Mã không được nhàn nhã, Lôc Mã phải bôn tẩu ngược xuôi, người này vẫn có con cháu phồn thịnh, không bị Tuyệt Tự.
Ví như, Thời Chi là Tý, tuy đó là vị trí của Tử Tuyệt, nhưng trên các Trụ khác có Lâm Quan ( Lộc ), Dịch Mã tọa ở đất Sinh Vượng, tất con cháu không bị Tử Tuyệt.
b/ Trong Mệnh, có nhiều Chính Quan, không có Lộc Mã : Sẽ có nhiều tai ách cùng tác loạn

3 / Mệnh Gặp Lâm Quan được Kính trọng, gặp Thiên Mã là Quý Mệnh .

Kết thúc bài viết về chuyên đề Lộc Mã.
Tp.H CM, ngày 13/3/2014
Kính Chào Thân Ái
LyTranLe



Đầu trang

Lão Nông
Ban tư vấn
Ban tư vấn
Bài viết: 408
Tham gia: 18:05, 05/01/09

TL: DỊCH MÃ VÀ LỘC MÃ ( Tiếp theo )

Gửi bài gửi bởi Lão Nông »

Hai bài về Lộc Mã của bác Lý Trần Lê thật hữu ích. Xin phép bác cho Lão Nông được copy và sử dụng thành tài liệu nghiên cứu, giảng dạy khi cần thiết. Cảm ơn bác Lý Trần Lê. Kính chúc bác sức khỏe.
Đầu trang

lytranle
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 240
Tham gia: 11:05, 05/11/09
Đến từ: Thành phố HCM

TL: DỊCH MÃ VÀ LỘC MÃ ( Tiếp theo )

Gửi bài gửi bởi lytranle »

Trân trọng Cảm Ơn sự động viên của Bác Lão Nông.
Kính
LyTranLe
Đầu trang

Lão Nông
Ban tư vấn
Ban tư vấn
Bài viết: 408
Tham gia: 18:05, 05/01/09

TL: DỊCH MÃ VÀ LỘC MÃ ( Tiếp theo )

Gửi bài gửi bởi Lão Nông »

Trong phần bác Lý Trần Lê đã viết, thiếu mất đoạn 5/ và 6/ vì đang từ 4/Cung Dịch Mã của Nhật Can gặp xung : Hôn Nhân bất lợi. chuyển ngay sang 7/ Đảo thực ...
Kính mong bác bổ sung. Cảm ơn bác.
Đầu trang

lytranle
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 240
Tham gia: 11:05, 05/11/09
Đến từ: Thành phố HCM

TL: DỊCH MÃ VÀ LỘC MÃ ( Tiếp theo )

Gửi bài gửi bởi lytranle »

BỔ TÚC CÂU 5 và CÂU 6 VÀO BÀI VIẾT TRÊN
Trước tiên, xin Cảm Ơn Bác Lão Nông đã phát hiện những thiếu sót của bài viết và đã nhắc nhở.
Kính
LyTranLe

Sau đây xin viết bổ sung câu 5/ và câu 6/ vào Mục III / của bài viết trên.

Câu 5/: Mệnh Cách Lãm Bí Trừng Thanh
Sách Ngọc Tiêu Bảo Giám nói : Có Mệnh Cách gọi là Lãm Bí Trừng Thanh , là chỉ Thiên Ất Quý Nhân và Dịch Mã gặp Dương Nhẫn, giống như Kếm treo Đầu Ngựa.
Người có Mệnh nhập Cách này đa số làm Quan Thanh Liêm, Nghiêm Chính , có thể chế phục kẻ gây loạn phạm pháp.
Ví dụ : Người sinh Năm Canh Ngọ được Ất Dậu hoặc Kỷ Dậu, trong Nhật Thời có Giáp Thân nhập Cách.
Vì : Ngọ Mã ở Thân, Canh Lộc ở Thân và Thiên Ất Quý Nhân ở Thân, Canh gặp Dương Nhẫn tại Dậu. Ở đây, Ất Dậu Quý Nhân lấy Giáp Thân làm Dịch Mã mà trước nhìn Dương Nhẫn ( Nhẫn là Kiếm, là lưỡi dao ) : Giống như Kiếm treo Đầu Ngựa và được gọi là Lãm Bí Trừng Thanh Cách.

Câu 6/ : Mệnh gặp Lộc được kính trọng, gặp Thiên Mã là Quý Mệnh
( Nhằm giải thích Câu 3/ trong Mục IV C/ ở cuối bài trên ).
Sách Lạc Lục Tử Phú nói : “Lâm Quan phùng xứ Nhân khâm kính, Thiên Mã Tài Khố vi Quý Mệnh”.
@ Nếu Mệnh có Lâm Quan, tức Nhật Chủ tọa Lộc, chủ về được kính trọng.
@ +/ Thiên Mã chỉ Thê Tài. ( Xem câu C 1/ trong Bài Viết trên ).

Ví dụ : Giáp gặp Kỷ là Thê, là Tài ( Vì Giáp lấy Kỷ làm Vợ ).
Mã tại Thiên Can nên được gọi là Thiên Mã ( Xem Câu 2/ mục IV B/ Bài Viết trên ).
Thìn là Tài Khố : Kỷ là Thiên Mã, Mã thuộc Hành Thổ. Thổ khắc Thủy. Thủy Mộ tại Thìn ( Mã Tài Khố là Địa Chi mà Dịch Mã khắc nhập Mộ ) – Xem Câu 10/ Mục IIC , Bài Lộc Mã và Dịch Mã - Bài Viết trước.
Trong Tứ Trụ có Tài Khố Thiên Mã là Mệnh Quý, có thể phát tài hiển đạt.

Xin hết
Kính Chào Thân Ái
LyTranLe
Đầu trang

Quan Nguyen
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 633
Tham gia: 09:20, 09/09/09

TL: DỊCH MÃ VÀ LỘC MÃ ( Tiếp theo )

Gửi bài gửi bởi Quan Nguyen »

Chúc Bác LyTranLe thật nhiều sức khỏe .
Đầu trang

lytranle
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 240
Tham gia: 11:05, 05/11/09
Đến từ: Thành phố HCM

TL: DỊCH MÃ VÀ LỘC MÃ ( Tiếp theo )

Gửi bài gửi bởi lytranle »

Xin chào Anh QuanNguyen. Lâu lắm rồi, bây giờ mới gặp lại Anh trên Diễn Đàn - rất vui. Tôi vẫn nhớ Anh, và nhớ mọi Anh Chị Em của CLB Lý Số SG. Cảm ơn Anh đã có lời chúc sức khỏe.
Chúc Anh và Gia đình : MẠNH KHỎE, HẠNH PHÚC, PHÁT TÀI. Bé Gái học lớp mấy rồi ? Chúc Bé học giỏi.
LyTranLe
Đầu trang

Quan Nguyen
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 633
Tham gia: 09:20, 09/09/09

TL: DỊCH MÃ VÀ LỘC MÃ ( Tiếp theo )

Gửi bài gửi bởi Quan Nguyen »

Cháu chào Bác ạ .
Thưa Bác dạo này nhà cháu vẫn y như cũ : Mạnh Khỏe , Hạnh Phúc chỉ có Tài chưa Phát thôi ạ . 8->
Con bé nhà cháu giờ đã vào lớp 1 , năm nay là lên lớp 2 rồi ạ .
Cháu có gặp lại Thiện Minh năm ngoái .
Giờ này bác gặp sẽ không nhận ra đâu ạ , đúng chất doanh nhân : Ipad , sổ tay , Iphone .
Nói chung Hương đồng cỏ nội bay đi ít nhiều rồi ạ . Chàng nhìn rất phởn ....

Vài dòng để bác hiểu rõ .
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức chung”