DƯƠNG NHẬN ( Bài 2 )

Kiến thức tổng hợp về âm dương, ngũ hành, can chi, ...
Trả lời bài viết
lytranle
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 240
Tham gia: 11:05, 05/11/09
Đến từ: Thành phố HCM

DƯƠNG NHẬN ( Bài 2 )

Gửi bài gửi bởi lytranle »

DƯƠNG NHẬN ( Bài 2 )
B / LUẬN VỀ DƯƠNG NHẬN

I / CÁT HUNG CỦA DƯƠNG NHẬN

C Á T

1/ Mệnh Cục có Dương Nhận vẫn có thể được Phú Quý :


Mặc dầu Dương Nhận là Hung Thần Ác Sát , nhưng Mệnh Cục có Dương Nhận không thể dễ dàng đoán định là hung ; nếu có hỗ trợ thì sẽ có Phúc Khí và vẫn có thể là Mệnh Phú Quý .
UHTB,tr.143 : Dương tức Thái Dương, đại diện cho Dương cứng ; Nhận thể hiện hình khắc. Khi sự vật phát triển đến đỉnh điểm thì chuyển hướng ngược lại. Đặc tính của nó là xấu, bạo lực, kích động. Nhưng nếu có sự rèn luyện sẽ trở thành Bậc Kiệt Xuất.
Hồ Trung Tử : “ Phàm là người có Lộc, nhất định phải có Nhận đến bảo vệ. Đây chính là ý nghĩa của Dương Nhận ”.
Ví dụ : Nhật Can là Giáp. Giáp : Lộc ở Dần, Nhận ở Mão. Quan Tinh của Mộc là Kim : Canh Kim là Thất Sát của Giáp, khắc Dần Mộc. Trong Mão có Ất. Ất hợp Canh ( Quan hệ Vợ Chồng ). Canh tham hợp quên khắc : Lộc và Thân được bảo vệ.
Nhất Hành Mệnh Thư : “ Dương Nhận xuất hiện nhiều lại gặp Lộc thì vô cùng phú quý ”.
Ví dụ : Tứ Trụ : Năm sinh : Canh Ngọ , Tháng sinh : Nhâm Ngọ , Ngày sinh : Mậu Thìn , Giờ sinh : Đinh Tỵ.
Mệnh Cục này có : + Lộc tại Thời Chi Tỵ , + Nhận tại Ngọ đóng ở Niên ChiNguyệt Chi. Lại có Ấn Thụ tại Ngọ.
Trong Mệnh có một Lộc, hai Nhận, lại thêm Ấn thụ nên đây là Mệnh Phú Quý.

2 / Hỷ Kỵ của Dương Nhận :


Dương Nhận là HỶ khi gặp Thiên Quan, Ấn Thụ . Dương Nhận KỴ gặp Phản Ngâm, Phục Ngâm, Khôi Canh, Tam Hợp.
a / Dương Nhận cũng có chỗ tương tự như Thiên Quan ( Thất Sát ). Dương Nhận thích gặp Thất Sát, Thất Sát thích gặp Dương Nhận : cả hai chế phục lẫn nhau, cũng giống như Chính Quan ưa gặp Chính Ấn, Thiện hợp Thiện thành Phúc. Thất Sát không có Dương Nhận thì không hiển lộ được tài năng, Dương Nhận không có Thất Sát thì không thể hiện được uy phong của mình. Dương Nhận và Thất Sát đồng thời xuất hiện là Mệnh rất quý, không dễ dàng gặp được. Mệnh có Nhận và Sát là Người mạnh mẽ, chính trực, dũng cảm , Lập Công Kiến Nghiệp, có thể trở thành Tướng Soái.


Giải thích :
+ Dương Nhận phá Tài, khắc Thê , hợp Sát. + Thất Sát là Hung Thần : Làm hao tổn Tài, công phá Thân, khắc chế Kiếp. + Nếu trong Mệnh cùng có cả Nhận và Sát thì Nhận và Sát sẽ hợp với nhau và khống chế lẫn nhau.


Ví dụ 1 : Nhật Can là Bính.
+ Bính Nhận tại Ngọ. Ngọ tàng Đinh. Đinh là Kiếp Tài của Bính.
+ Nhâm là Thất Sát của Bính.
+ Đinh hợp Nhâm : Nhận và Sát khống chế lẫn nhau, Thân được cứu.


Ví dụ 2: Người sinh vào Năm Canh Thân, Tháng Kỷ Mão, Ngày Giáp Dần, Giờ Bính Dần ( UHTB.tr.117 ) .
+ Giáp Lộc tại Dần, Nhận tại Mão. Nhật Trụ đắc Lộc.
+ Thất Sát của Giáp là Canh Thân. Tháng Mão Kim tù, nên Thất Sát lực yếu không thể khắc chế Dương Nhận.
+ May có Bính Hỏa ở Thời Trụ . Tháng Mão Hỏa Tướng . Bính Hỏa sẽ sinh Tài Kỷ Thổ. Tài vượng có thể tăng thêm lực cho Thất Sát, do đó, Thất Sát cũng được cho là mạnh. Người có Mệnh Cục này nên vận hành Phương Tây, vì đó là nơi Canh Kim Thất Sát đắc địa.


b / Dương Nhận gặp Thiên Quan, Thất Sát và Ấn Thụ là tốt .


Động Huyền Kinh nói : “Quan Ấn phù trợ Phúc Lộc”.
Ý nói : Dương Nhận nếu mang Lộc, lại có Cát Thần Quan Ấn tương trợ thì là Tướng Cát Lợi.
Ví dụ : Người sinh Năm Mậu Ngọ, Tháng Mậu Ngọ, Ngày Mậu Ngọ, Giờ Giáp Dần ( UHTB,tr.118 ).
Trong Mệnh : +/ Dương Nhẫn tại Ngọ. +/ Thất Sát là Giáp, +/ Ấn Thụ là Ngọ.
Trong Mệnh, Thất Sát , Dương NhẫnẤn Thụ đều xuất hiện :
Vậy đây là Người Phú Quý.
Phú Chân Bảo : Trong Mệnh Cục có Nhận, có Ấnkhông có Sát : Chủ Nhân có phúc.
[blockquote] c/ TMTH3,tr.560 : Kim Thần đới Sát nhập Ô Đài, Thiên Quan đới Nhẫn cư Hiến Phủ.[/blockquote]
[blockquote]Mệnh gặp Kim Thần và Dương Nhẫn có thể luận đoán là Chức Ô Đài, Hiến Phủ. Kim Thần và Dương Nhẫn đều là Hung Tinh, thích Quan Sát chế phục. Mệnh có Cách Cục này là tượng trừ gian ác, do đó có thể luận đoán là làm chức Ô Đài, Hiến Phủ. ( Kim Thần : Chủ Chiến Tranh, Chết Chóc , Ôn Dịch, Hạn Hán - KBPT1,tr.257 ).[/blockquote]
[blockquote]
[/blockquote]
[blockquote] d/ UHTB,tr.308 : Nếu trong Tứ Trụ có Dương Nhận, Thất Sát lại có cả Kim Thần sẽ hình thành nên Mệnh Quý Nhân. Đó là Con Người tài trí, minh mẫn, quyết đoán, ý chí kiên cường, khó khuất phục, nhưng quá uy mãnh dễ trở nên hung bạo.[/blockquote]


3 / Thân yếu gặp Dương Nhận :



a / Phú Chân Bảo ( TMTH3,tr.538 ) : Nhật Can trong Tứ Trụ không đủ mạnh, lại có Thất Sát phò tá Dương Nhận : thì Chủ Nhân phú quý phi phàm, nắm trong tay quyền sinh sát.
Ao Chỉ viết : Thân suy yếu mà Tài nhiều, cần có Dương Nhận tương trợ (TMTH2,tr.176 ).



b/ ( TVH,tr.328 ) : Dương Nhận tuy là thô bạo, cứng rắn, nhưng nếu Thân nhược gặp phải nó thì không thể cho là xấu, vì Dương Nhận có công năng bảo vệ Thân, giúp Thân. Phàm người có Lộc, phải có Dương Nhận để bảo vệ ; gặp Quan, Ấn phải có Dương Nhận mới tốt. Như thế gọi là “ Quan Ấn tương trợ, nhờ có Dương Nhận mới đem Lộc về ”.


c / Kinh Văn nói : Nhật Can không có Khí, Thời Trụ gặp Dương Nhận thì không hung. Ý nói : Thiên Can của Ngày Sinh ở nơi Tử, Tuyệt, Suy, Bệnh và bạo hại, Nguyệt Khí lại không thông, Nhật Trụ Thân yếu thì không thể thắng được Tài Quan, nếu gặp Dương Nhận có thể phân Kiếp Tài Thần, hợp hóa Sát Tinh, giống như Anh có lực yếu mà có nhiều Tài, được Em phân bớt thì có thể thắng được Tài, làm cho nó cũng có ích cho mình, do đó không thể là hung. Nhật Trụ Thân yếu gặp Tài Quan, cần phải gặp Dương Nhận phân Tài, hợp Sát. Nhật Trụ Thân mạnh mà có thể thắng Tài thì không ưa Dương Nhận Kiếp Tài ( TMTH2,tr.254 ).

d / Nếu gặp được Thực Thần, Thương Quan, Thân yếu không có Khí cũng thích Dương Nhận phù trì. ( Nếu Ấn Thụ sinh trợ Nhật Trụ thì không thuộc trường hợp Nhật Can không có khí ).

e / Thân Vượng mà gặp Dương Nhận thì sẽ có họa hoạn. Thân nhược mà gặp Dương Nhận thì là tương phù ( TMTH2,tr.252 ) .


f / Thân vượng không gặp Thương Quan, nếu trong Mệnh có Thất Sát và Dương Nhận là Mệnh tốt ( TMTH2,tr.259 ) .
Ví dụ : Xét Tứ Trụ :

Năm Sinh : Nhâm Thân ; Tháng Sinh : Nhâm ; Ngày Sinh : Mậu Ngọ ; Giờ Sinh : Ất Mão ( TMTH2,tr.260 ).


Phân Tích :
+ Nhật Trụ có : Dương Nhận tại Ngọ. Và đây là Nhật Nhận.
Chính Ấn tại Đinh ( Đinh tàng trong Ngọ ).
+ Niên Trụ và Nguyệt Trụ : có Thiên Tài.
+ Thời Trụ : Có Chính Quan .
Vào Tháng Tý : Thủy vượng, Thổ hưu : nên Tài vượng và nhiều , Thân nhược . Trong Trụ thiếu Hỏa nên Thân không có nguồn sinh trợ. May là trong Tứ Trụ có Dương Nhận nên Thân được bảo vệ. Ngoài ra, trong Mệnh lại có Ấn và Quan nên đây là Mệnh thuộc Cách Cục Tài Quan. Vậy đây là MệnhQuý. Người này trong Mệnh có Nhật Nhận nên có thể là có mắt to, tính cách mạnh mẽ, làm việc quyết đoán, nhưng không nhân từ, không có lòng trắc ẩn, khá lạnh lùng ( UHTB,tr.306 ).

4 / Hành Vận :


UHTB,tr.117 :


+/ Thông thường, Nhật Trụ cường vượngvận hành đến vị trí vượng, trong đó không xuất hiện Thương Quan , như vậy có Dương Nhận mới là Vượng Vận .
+/ Nếu trong Mệnh vốn có Thất Sát và Dương Nhận, Lưu Niên và Hành Vận lại gặp được ; hoặc trong Trụ có Nhận không có Sát, Tuế Vận đến chỗ của Sát Vận đều có thể phát Phúc lớn.
+ / Nếu trong Mệnh có Dương Nhận, có Ấn Thụkhông có Sát , Tuế Vận gặp Sát thì có Phúc lớn.
+/ Nếu trong Mệnh có Thất Sát và Dương Nhận mà Tuế Vận lại gặp Thất Sát tại vị trí cường vượng, thì Chủ Nhân Mệnh này sẽ được hưởng Phúc Hậu.
+/ Dương Nhận gặp Tuế Vận vượng : Tự nhiên chuyển họa thành phúc.
+/ Thân nhược, có Thất Sát điều khiển Dương Nhận thì anh dũng phi phàm, nắm quyền sinh sát, khi Tuế Vận vượng sẽ chuyển họa thành phúc.


HUNG
[blockquote][/blockquote]

1/ Dương Nhận là Sao Hung :


Dương Nhận là Hung Sát. Thái Tuế là Hung Thần ( TMTH2,tr.264 ) .
Thái Tuế nếu được Cát Thần phù trợ, hợp thì là cát lợi ; nếu Dương Nhận hung sát đến xung, đến hợp thì gọi là Xung và Sát hội tụ, tai họa sẽ khó tránh. Nếu Dương Nhận rơi vào vị trí tử tuyệt ,suy bại thì đại đa số gặp họa về Bệnh tật, Binh đao, suốt đời vất vả.
Trong Ngũ hành, nếu khi rơi vào suy bại mà gặp Dương Nhận thì Mệnh Chủ đa phần là mắc bệnh Tràng Nhạc hoặc bệnh Trướng Khí. Tai nạn của Dương Nhận cho dù là quý hay tiện, đại đa số cũng đều phức tạp liên miên, khó được an nhàn.
Trong Mệnh của người Nam có Dương Nhẫn thì Đại đa số phá Tài, khắc Vợ.

+ Gặp Dương Nhận nên có Thất Sát chế phục .


Ví dụ :
1/ Nhật Can là Giáp.
+ Giáp gặp Dương Nhận tại Mão, Mão tàng Ất. Ất kiếp Tài, đoạt Thê của Giáp.
+ Thất Sát của Giáp là Canh Kim. Thất Sát khắc hại Thân ( Nhật Can Giáp ).
+ Ất hợp Canh : Tức, Nhận hợp Sát : Thê Tài không bị cướp đoạt, Thân không bị công phá.
Vậy là, Thất Sát đã chế phục Dương Nhận.
[blockquote] [/blockquote]

2/ Trong Mệnh, kỵ nhất gặp Dương Nhận và Thương Quan.


Trong Mệnh Cục, không có hung họa nào hơn Dương Nhận, chẳng có họa hoạn nào hơn Thương Quan (TMTH3,tr. 85 ) .


a/ Thương Quan là họa.


+/ Thương khắc Quan. Chính Quan sợ nhất là gặp Thương Quan, là họa bất ngờ trăm đường ập đến. Thương Quan gặp Kiếp Tài thì tiền tài có được cũng bay đi hết ( TVH,tr.89 ) .


+ / Mệnh Nữ gặp Thương Quan : Đại đa số khắc Chồng.


Ví dụ : Giả sử Nhật Can là Ất. Bính là Thương Quan của Ất. Nếu trong Tứ Trụ có Canh thì Ất gặp Bính là tín hiệu khắc Chồng . Vì Ất Mộc tương sinh Bính Hỏa, Bính Hỏa lại tương khắc Canh Kim, mà Canh là Chồng của Ất tức Chồng bị khắc hại.


b/ Dương Nhận là hung sát:


Phàm là luận Mệnh, tối kỵ Dương Nhận. Gặp Nhận thì Tài Cách bị phá, Ấn Cách bị cướp đoạt, Quan Cách xung nộ, đều là không tốt ( TMTH3,tr.473 ) .
Dương Nhận sẽ gây thương tổn cho bản thân, từ đó mà bước vào giai đoạn suy thoái ( TMTH1,tr.510 ).
Dương Nhận là đặc chỉ trong Địa Chi có Kiếp Tài. Dương Nhận tính cách tương đồng với Kiếp Tài : xung động, bạo ngược, cố chấp, tự cho mình là đúng, không tin tưởng người khác, dễ đi đến cực đoan. Trong Mệnh của người Nam có Dương Nhẫn thì khắc Vợ, phá Tài.
Vì vậy, trong Mệnh Cục đồng thời có cả Thương Quan và Dương Nhận thì vô cùng nguy hiểm. Ngoài những hung họa đã nêu trên, còn có những tai họa khác như : khắc Bố hại Mẹ , Mệnh Nam thì khắc Vợ, Mệnh Nữ thì khắc Chồng.


3/ Dương Nhận kỵ :


+/ Trong Mệnh có Dương Nhận, kỵ nhất là xuất hiện Thương Quan, Tài Tinh vượng tướng, Nhật Trụ lực yếu, Thất Sát vượng tướng (UHTB,tr.117).
+/ Dương Nhận kỵ xung hợp Tuế Quân, Lưu Niên gặp được thì chủ về có tai họa.
+/ Kiếp Tài Dương Nhận kỵ gặp trong Thời Trụ, nếu đồng thời gặp Hành Vận Lưu Niên thì tai họa lập tức sẽ đến ( TMTH2,tr.254 - Sách Hỷ Kỵ Biện ) .

[blockquote] 4/ Thân Vượng gặp Nhận :[/blockquote]
[blockquote]
[/blockquote]
[blockquote] Thân Vượng : Phá Bại Nhà cửa ( TMTH3, tr. 201 ).[/blockquote]



+/ Thân vượng không nên gặp Dương Nhận vì Dương Nhận có thể đoạt Tài, kiếp Quan, phá hoại Quý Khí của Bát Tự , suốt đời thường gây liên lụy đến Anh Em, Bạn Bè, hoặc gặp phải Đại Họa. Người khỏe gặp Dương Nhận thì hay phát sinh những vấn đề nghiêm trọng.
+/ Thân Vượnggặp Dương Nhận thì sẽ có họa hoạn. Thân nhược mà gặp Dương Nhận thì là tương phù ( TMTH2,tr.253 ) .

+/ Nhật Trụ Thân mạnh có thể thắng Tài thì không ưa Dương Nhận kiếp đoạt.

5/ Nhật Nhận và Khôi Canh :


Nhật Nhận và Khôi Canh là Hung Thần của Nhật Trụ (UHTB,tr.306 ; TMTH2,tr.259 ).
a/ Nhật Nhận có 3 Ngày : Bính Ngọ, Mậu Ngọ, Nhâm Tý . Tính Cách của Nhật Nhận cũng giống như Dương Nhận.
b/ Khôi Canh có 4 ngày : Nếu Nhật Trụ là : Canh Thìn, Canh Tuất, Nhâm Thìn, Mậu Tuất là Mệnh có Khôi Canh.
Người mà trong Mệnh Cục, Tự Hình, Tam Hình, Khôi Canh hội đủ, sẽ được phát đạt trong Thời loạn.

6/ Hành Vận :


TVH,tr.328 :


Trong Hành Vận, người ta sợ nhất là gặp Kình Dương ( Dương Nhận ) , nó chủ về sự trì trệ, kéo dài. Vận gặp Kình Dương thì của cải hao tán. Kình Dương kiêm ác sát thì tai họa vô cùng.
Kình Dương không những sợ gặp Tuế Vận mà còn sợ xung Tuế Quân, cho nên có câu : “ Kình Dương xung Tuế Quân thì tai vạ cực xấu ” .
Theo Thiệu Vĩ Hoa thì một trong những nguyên nhân về cái chết của Người Anh Hùng Nhạc Phi là Kình Dương gặp Tuế Quân.

UHTB,tr.307 :

+/ Ngày Mậu, Nhẫn tại Ngọ. Trong trường hợp này kỵ nhất hành vận Chính Tài Tý.
+/ Ngày Nhâm, Nhẫn tại Tý, kỵ nhất hành vận Chính Tài Ngọ.
+/ Ngày Canh, Nhẫn tại Dậu, kỵ nhất hành vận Chính Tài Mão.
+/ Ngày Giáp có thể hành vận Chính Tài Tỵ Ngọ và Thìn Tuất Sửu Mùi nhung kỵ hành vận Dậu.
+/ Ngày Bính, Nhẫn tại Ngọ, có thể hành vận Dậu Canh Tân Sửu, nhưng kỵ hành vận Tý.

TMTH2,259 :


+/ Nếu trong Mệnh vốn có Thất Sát và Dương Nhận : Lưu Niên và Hành Vận lại gặp được là có thể phát Phúc lớn.
+/ Nếu trong Tứ Trụ có Nhận không có Sát : Tuế Vận đến chỗ của Sát Vậncó thể phát Phúc lớn.
+/ Nếu trong Mệnh có Dương Nhận, có Ấn Thụ mà không có Sát : Tuế Vận gặp Sátcó Phúc dày.
+ / Nếu trong Tứ Trụ không có Dương Nhận và Thất Sát, Mệnh hợp Cách Cục Tài Quan : Tuế Vận lại gặp Dương Nhận , Thất Sát chủ mọi việc trong năm đó không thuận lợi, vì của cải mà tranh chấp, anh em bất hòa, thê thiếp ly tán.
+ / Nếu trong Trụ vốn không có Dương Nhận, Hành Vận Nhận tuy không phương hại nhưng khắc Vợ.
+/ Nếu trong Trụ vốn có Dương Nhận, Tuế Vận không thể lại gặp Dương Nhận hoặc chỗ Thương Quan, Tài Tinh.
+/ Nếu trong Trụ vốn có Thương Quan, Tài Tinh mà Tuế Vận lại gặp thì họa hoạn cực kỳ nghiêm trọng, nếu lại Nhật Trụ Thân yếu thì cực kỳ hung hiểm.

Ví dụ 1 : (UHTB,tr.118 )


Người sinh Năm Tân Dậu, Tháng Giáp Ngọ , Ngày Mậu, Giờ Giáp Dần.
Trong Mệnh có :
+ Thất Sát và Dương Nhẫn đều xuất hiện : Giáp là Thất Sát, Ngọ là Dương Nhẫn.
+ Còn có cả Ấn Thụ : Ngọ.
+ Niên Trụ là Thương Quan . Người này mà hành vận Tân Mão kỵ nhất gặp Quan, Ngọ Hỏa là Ấn Thụ, kỵ nhất Thương Quan gặp Tài Tinh, đến Năm Nhâm Thìn, vì Nhâm Thủy có thể khắc Ngọ Hỏa Ấn Thụ, lại sinh trợ Giáp Dần Thất Sát. Vì vậy người này có Mệnh chết liên quan đến nước.


Ví dụ 2 ( UHTB,tr.118 ): Người sinh Năm Quý Mùi, Tháng Ất Mão, Ngày Giáp, Giờ Kỷ Tỵ.
Trong Mệnh có :
+ Ất Mão là Dương Nhận
+ Quý Mùi là Ấn Thụ
+ Kỷ Tỵ là Tài. Tài có thể phá Ấn.
Khi hành vận đến Tân Hợi, sẽ xung Mão hợp Nhận ; đến Năm Tân Dậu, Kim vượng tại Dậu, lại thêm một lần xung động Mão Nhận. Tân Kim quá nhiều, Nhật Trụ lại có Giáp Mộc, Kim có thể khắc Mộc. Tuy thân phận hiển quý, nhưng cuối cùng sẽ chịu hình hại.
Tuy gặp Tân Kim là quý, nhưng Dương Nhẫn không thể vừa tương xung vừa tương hợp.
( Bài còn tiếp )
Đầu trang

lytranle
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 240
Tham gia: 11:05, 05/11/09
Đến từ: Thành phố HCM

TL: DƯƠNG NHẬN ( Bài 2 )

Gửi bài gửi bởi lytranle »

Cảm ơn Thầy Tứ Trụ kecy7ttp đã đọc bài và có nhận xét.
LyTranLe
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức chung”