tutruongdado đã viết:Tại sao mình bảo các bạn đến tầng 6,7,8 của Viện Huyết Học, sẽ trải nghiệm được nhiều.
Vì có nhiều em nhỏ, nhỏ mà phải truyền vào đùi, các em lỡ cỡ, cha mẹ phải bám sát.
Những em học sinh còn rất nhỏ.
Những người còn rất trẻ, chưa kết hôn, vừa kết hôn, hoặc có con nhỏ.
Và cũng nhiều người con chưa kịp lớn.
----
Tất cả họ đều mắc bệnh máu.
Thực ra thì cả cái bệnh viện đó đều mắc bệnh máu hết. Tầng 6 khoa Nhi, tầng 7,8 là ung thư, còn các tầng 4 5 cũng là bệnh máu.
Bệnh máu thì gần như xác định cả đời bám với bệnh viện. Mặc dù nhìn người khỏe mạnh, làm việc nhẹ bình thường.
- Bệnh tan máu, gan và lá lách ăn bớt hồng cầu nhiều. Người bệnh cứ trung bình 1 tuần phải truyền 1 bịch máu. Nặng hơn thì vài ngày.
- Bệnh suy tủy, tủy sản sinh hồng cầu tiểu cầu kém. Trung bình 1 tháng truyền 1 bịch máu. Nặng hơn thì chưa biết chừng.
- Bạch cầu cao (máu trắng). Bạch cầu cao ăn hết cả hồng cầu.
v.v...
-----
Những người bệnh máu, rất hiếm người chữa được. Dù có chữa được, hoặc bám bệnh viện, thì cũng rất khó có con. Ông trời không hành hạ họ đau đớn như bệnh ung thư khác. Nhưng lại hành hạ từ từ, chậm chậm, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác, chết dần chết mòn.
Nhiều bệnh nhân vì không chịu nổi tâm lý dằn vặt từng ngày, mà u uất, trầm cảm, buồn rầu, khiến bệnh nặng hơn.
----
Những dịp lễ, kho máu ít đi, nên bệnh viện chỉ truyền cầm chừng, các bệnh nhân luôn trong tình trạng thiếu máu nên mỏi mệt hơn, tiểu cầu thấp thì dễ tai biến, ra đi bất cứ lúc nào.
-----
Vì vậy, các bạn khỏe mạnh, thì nên góp sức, góp máu, chia sẻ với những con người khổ sở ấy. Họ đang hi vọng từng ngày từng giờ. Và giọt máu của bạn sẽ tiếp thêm hi vọng đó.
Nếu rảnh, hãy tham quan để nhìn ra những mảng khác của xã hội mà bạn chưa từng thấy.
Yên tâm đi, bệnh viện sạch sẽ lắm, và bệnh nhân bệnh máu cũng sạch, không phải sợ đâu.
Topic này khá hay nhưng có khá ít người ủng hộ nhỉ. Em học y nên e cũng biết chút thông tin cung cấp cho mọi người:
- Thứ nhất, không phải ai cũng nên đi hiến máu, những người huyết áp thấp hay tiền sử mắc các bệnh lý về máu hay các bệnh truyền nhiễm...thì không cần và không nên đi hiến máu.
- Thứ hai, khi tham gia hiến máu mọi người sẽ được làm tư vấn sức khỏe, khai thác các yếu tố nguy cơ gây lây nhiễm bệnh qua đường máu (HIV, virus viêm gan,giang mai,.....). Sau khi truyền chỉ cần tuân theo một số quy tắc về dinh dưỡng là cơ thể sẽ tiếp tục cho sản sinh ra các TB máu mới (với svien nghèo, những người lao động nặng nhọc lương thấp chi cần ăn uống điều độ cố gắng nghỉ ngơi từ 1-2 tuần là dk).
- Thứ ba, có lẽ cái mọi người quan tâm nhất vẫn là sợ quy trình truyền máu không đảm bảo (vd ở Pakistan khá điển hình về việc hiến máu và truyền máu không an toàn khiến rất nhiều người mắc bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là căn bệnh thế kỷ HIV) ở Việt Nam cũng có không ít trường hợp tương tự,ngoài ra còn khá nhiều các phản ứng phụ khi cơ thể cho đi một lượng máu không nhỏ. Tuy nhiên hiện nay bộ y tế đã cố gắng kiểm soát điều này, kim tiêm chỉ truyền 1 lần/1 người và đảm bảo các thao tác vô trùng trong cả quá trình truyền. Tất nhiên không ai dám đảm bảo 100% những người tham gia hiến máu sẽ hoàn toàn khỏe mạnh nhưng e nghĩ nếu chúng ta cứ sợ những thứ chưa xảy ra thì có lẽ sẽ rất khó trong việc tiến thêm một bước tới tương lai. Ngân hàng máu VN hiện nay chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu của cả nước.
=>KL: Máu là món quà quý giá của mỗi người, bạn có toàn quyền sử dụng nó theo ý bạn, bảo vệ sức khỏe của bản thân mới là quan trọng nhất. Chỉ khi bạn đã hoàn toàn trưởng thành, muốn chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn, chấp nhận những rủi ro có xác suất rất nhỏ thì hãy tham gia hiến máu.
Anh tutruongdado muốn các bạn đi thăm tầng 6 khoa Nhi vì ở đó có rất nhiều các e nhỏ mắc căn bệnh đáng sợ Thalassemia
Thalassemia là nhóm bệnh máu di truyền – bẩm sinh gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính và là một trong những bất thường di truyền phổ biến nhất trên thế giới. Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ người mắc bệnh hoặc mang gen bệnh cao. Ước tính nước ta có khoảng 5,3 triệu người mang gen bệnh, trên 20.000 bệnh nhân cần điều trị. Mỗi năm có trên 2.000 trẻ sinh ra bị bệnh này. Ở các dân tộc miền núi thậm chí có nơi có tỉ lệ nhiễm bệnh >60%
- Theo em biết thì với một bệnh nhân bị bệnh tan máu bẩm sinh ở mức độ nặng, để nuôi sống, chăm sóc và điều trị cho họ đến 30 tuổi thì chi phí điều trị lên tới khoảng 3 tỷ đồng mà chưa chắc đã có đủ lượng máu để chữa trị.
- Những bệnh nhân này (nhất là những đứa trẻ) còn bị biến chứng biến dạng xương mặt, trán dô, sống mũi tẹt hẳn vào trong, răng vẩu, rất khó khăn trong sinh hoạt và học tập. Mà thậm chí chúng cũng chẳng có thời gian và tâm sức cho việc nào khác ngoài chống chọi với những cơn đau đớn chờ tới đợt truyền máu tiếp theo.
- Nếu không được truyền máu và thải Fe, những đứa trẻ mắc bệnh sẽ sống không quá 10 năm. Trước mỗi lần điều trị những em nhỏ đều rất khó thở, vật vã , trằn trọc nhưng sau khi được truyền máu thì sức khỏe đã khá hơn, ăn được, ngủ được và tinh thần cũng khá hơn rất nhiều
- Có những thời điểm thiếu máu như dịp hè hay tết, do nguồn máu không đủ nên bệnh nhân tan máu phải điều trị rất cầm chừng. Nhiều khi nằm viện, dặt dẹo cả tuần để chờ máu, hoặc có được truyền cũng không đủ với chỉ định.
=> những đứa trẻ đó thực sự đáng thương và rất cần sự giúp đỡ từ mọi người.