Cách phân biệt thầy tu thật và thầy tu giả !

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
Trả lời bài viết
pkhai
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 989
Tham gia: 16:57, 21/06/14
Đến từ: Hà Nam

Cách phân biệt thầy tu thật và thầy tu giả !

Gửi bài gửi bởi pkhai »

Chùa là nơi mọi người đến để học Đạo , sám hối , để tâm hồn thoải mái và rèn luyện cho bản thân tốt hơn. Nhưng trong thực tế có 1 số ngôi chùa mà thầy trụ trì nơi chùa đó lại tu hành không chân chính làm ô uế và vấy bẩn ngôi chùa.

Thường thì ai cũng vậy đi chùa với các tâm lý khác nhau , người thì xin cầu an , người xin cầu tài lộc , người chỉ đi để sám hối , cũng có người chỉ đi để làm công đức mà chả cầu cái gì. Đặc biệt những người đi với tất cả sự thành tâm vào 1 ngôi chùa nhưng chùa đó thầy trụ trì lại tu không tốt thì coi như công sức tu tập của họ là công cốc. Và khi thầy trụ trì đã tu không tốt thì Phật ở chùa đó cũng không linh . Cho nên mình xin chia sẻ những tìm hiểu của mình với các bạn cách để phân biệt được đâu là thầy tu thật và đâu là thầy tu giả.

Đã gọi là thầy tu thật thì không được dùng điện thoại xịn , không được đi xe ô tô , không được đi xe xịn. Tất cả những phương tiện hiện đại đối với 1 bậc tu hành đều không quan trọng , nếu có thì cùng lắm dùng điện thoại rẻ tiền để làm phương tiện liên lạc với các thầy ở chùa khác cho tiện. Vậy mà có 1 số chùa thầy tu lại đi cả ô tô , đi xe máy , hút thuốc lá xịn mà vẫn hiên ngang đi giảng Đạo mới buồn.

Bất cứ chùa nào cũng vậy , khi ta đi với sự thành tâm thì nếu ta được nghe thầy trụ trì giảng Đạo toàn những điều tốt , điều hay thì ta nghe ta phải tin thầy và ta kính trọng thầy. Nhưng nếu 1 lúc nào đó bạn nghe loáng thoáng xung quanh có người nói là thầy này đi ô tô đến chùa , thầy kia dùng Iphone , Ipad,...thì ta phải đi kiểm chứng xem liệu có phải thầy này tu thật hay không. Vì nghe thì nghe chứ ta cũng chưa thấy tận mắt , và để biết được chính xác 1 thầy có tu thật hay không thì chỉ còn cách chính ta phải đi đến Chùa gặp thầy trụ trì đó thì mới rõ chân tướng được.

Nếu đi gặp thầy trụ trì thì nên đi vào những ngày thường (không phải ngày 1,14,15,30) và vào những lúc vắng vẻ ngoài giờ . Đó chính là lúc mà con người thật của 1 ông thầy tu được bộc lộ ra rõ nhất. Các bạn cứ đến những lúc tối trời rồi các bạn hỏi chuyện , tâm sự những chuyện về tình cảm nam nữ , về khó khăn trong công việc nhưng đừng thể hiện ra bạn là người giỏi , đừng khoe ra bất cứ điều gì , cứ tâm sự những điều khó khăn của bạn để xem mấy ông thầy tu trả lời thế nào. Và bạn để ý từ cách ngồi xem ông ta lúc vắng vẻ ông ta ngồi thế nào có vắt chân lên ghế hay không , cách biểu cảm , giọng nói , cử chỉ trên khuôn mặt thầy trụ trì đó , rồi xem thầy tu đó có hút thuốc không , thuốc lá loại gì , điện thoại loại gì , cách nói chuyện có giống 1 thầy tu hay không hay lại giống 1 người thường . Nếu cách nói chuyện nghe có vẻ giống như 1 người thường kiểu như "làm ăn thì phải mưu mô , phải thủ đoạn,...thì mới giàu được" , hoặc về tình cảm nam nữ thì phải "thận khỏe nếu không thì vợ bỏ" , .... thì ta biết chắc chắn ông thầy tu đó là chưa phải tu chân chính . Vì toàn nói những điều giống đời thường , nó đúng với người ngoài đời nhưng nó sai trong Đạo Phật. Đắng nhẽ thầy phải dạy những điều tốt , ví dụ làm ăn thì phải ngay thẳng công bằng thì kiếp sau mới tốt hoặc con cái mình không phá của thì ông ta lại dạy những cái như ngoài đời , có khi ông ta làm ăn thất bại nhiều nên chính mình đầu tư hết vốn để xây 1 cái chùa tu thì yên chí không bao giờ bị thất bại. Đắng nhẽ phải dạy tình yêu là phải chung thủy hay phải yêu nhau vì tình nghĩa thì mới được lâu bền , thì ông thầy đó lại nói y như kiến thức xã hội mà ngoài đời mọi người từng nói "thận khỏe nếu ko vợ bỏ". Và chưa biết chừng ông thầy đó còn có vợ có con , có nhà riêng nữa.

Chỉ có đi thực tế , gặp trực tiếp 1 ông thầy trụ trì lúc vắng vẻ , tối trời và ngoài giờ mới rõ được ông ta là người thế nào và tu thật hay tu giả :-bd
Đầu trang

Thientuong1989
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1388
Tham gia: 15:46, 10/10/14

TL: Cách phân biệt thầy tu thật và thầy tu giả !

Gửi bài gửi bởi Thientuong1989 »

có nhẽ nào anh chồng tương lại của bạn cũng một ngày bất ngờ tuyên bố anh muốn đi tu ko nhể
Đầu trang

lucatyno
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 5
Tham gia: 08:26, 21/07/14

TL: Cách phân biệt thầy tu thật và thầy tu giả !

Gửi bài gửi bởi lucatyno »

Nếu chịu khó nằm vùng để 'điều tra' ra được ông thầy như bạn nói rồi làm sao nữa nhỉ?
Đăng báo? Biểu tình? Tẩy chay?

Ông thầy tu tốt, tôi vẫn ngày cơm 3 bữa. Ông thầy có là giả đi nữa, mỗi bữa tôi vẫn 3 chén cơm. Nên thôi, để ý làm gì cho mệt bạn à. Chuyện họ làm đúng sai kệ họ, mình làm việc của mình

Thân
Đầu trang

pkhai
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 989
Tham gia: 16:57, 21/06/14
Đến từ: Hà Nam

TL: Cách phân biệt thầy tu thật và thầy tu giả !

Gửi bài gửi bởi pkhai »

lucatyno đã viết:Nếu chịu khó nằm vùng để 'điều tra' ra được ông thầy như bạn nói rồi làm sao nữa nhỉ?
Đăng báo? Biểu tình? Tẩy chay?

Ông thầy tu tốt, tôi vẫn ngày cơm 3 bữa. Ông thầy có là giả đi nữa, mỗi bữa tôi vẫn 3 chén cơm. Nên thôi, để ý làm gì cho mệt bạn à. Chuyện họ làm đúng sai kệ họ, mình làm việc của mình

Thân
Không làm gì cả mà tự mình biết thôi . Ông thầy tu tốt thì mình đi chùa đúng , Phật trong đó linh , ông thầy tu ko tốt thì làm công đức công cốc , đặt tâm vào phí công :-bd
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
chirimo
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1179
Tham gia: 07:43, 05/06/15
Đến từ: màn hình LCD

TL: Cách phân biệt thầy tu thật và thầy tu giả !

Gửi bài gửi bởi chirimo »

pkhai đã viết:
lucatyno đã viết:Nếu chịu khó nằm vùng để 'điều tra' ra được ông thầy như bạn nói rồi làm sao nữa nhỉ?
Đăng báo? Biểu tình? Tẩy chay?

Ông thầy tu tốt, tôi vẫn ngày cơm 3 bữa. Ông thầy có là giả đi nữa, mỗi bữa tôi vẫn 3 chén cơm. Nên thôi, để ý làm gì cho mệt bạn à. Chuyện họ làm đúng sai kệ họ, mình làm việc của mình

Thân
Không làm gì cả mà tự mình biết thôi . Ông thầy tu tốt thì mình đi chùa đúng , Phật trong đó linh , ông thầy tu ko tốt thì làm công đức công cốc , đặt tâm vào phí công :-bd
Hêyya, thiện tâm khi khởi thì chớ phân biệt.
Còn theo lão phu linh hay không do ở mình.
Được cảm ơn bởi: Ne0
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”