Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
phuongmtt47
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 346
Tham gia: 12:41, 05/05/11

TL: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi phuongmtt47 »

Trích " Bài khai thị của HT Tuyên Hóa "
Nhân Duyên Xuất Gia Của Hành Giả Quả Thuấn


Quả Thuấn quê ở thị trấn Cáp Nhĩ Tân (Harbin) thuộc tỉnh Cát Lâm, vốn giòng họ Diêu, chuyên nghề nông. Túc duyên đã có thiện căn, sớm cảm thấy trần thế lắm cảnh khổ, thế gian đầy tội ác, nên lòng đã chớm ý tưởng xuất gia. Y đi khắp các nơi cầu gặp được Minh sư. Một hôm, trên đường đi y bị lính Nhật bắt (hồi đó Nhật chiếm đóng Mãn châu). Họ cho rằng y là kẻ du đãng không nghề nghiệp nên đưa y đi lao công cưỡng bách tại biên giới.

Nơi ấy là một trại lao công tại Hắc Hà. Ngày ngày y mơ tưởng trốn trại, nhưng không sao có được cơ hội trốn đi. Số là xung quanh trại là một vòng hàng rào điện, kẻ nào đào tẩu nếu chẳng bị súng của lính canh bắn hạ, cũng bị đàn chó gác cắn chết, mà dù có qua được hai cửa ải này thì cũng bị điện giựt chết tại hàng rào nói trên. Như vậy trại lao công đúng là một địa ngục trần gian, khổ không thể nào nói hết.

Một buổi tối, Quả Thuấn thấy trong giấc mơ một ông lão râu dài nói với y rằng: "Ðêm nay chính là cơ hội cho ngươi thoát khỏi cái lồng giam này. Ở ngoài cửa có một con chó mầu trắng, ngươi cứ đi theo nó mà trốn!" Giật mình tỉnh giấc, y rón rén đi tới cửa nhìn ra, quả nhiên ở đấy có một con chó trắng đương chờ đợi. Y bèn theo sau con chó, lọt khỏi vòng rào điện một cách an toàn, rồi trốn về tới tận quê nhà.

Từ chỗ chết, Quả Thuấn may mắn được cứu sống, y lại nhận rõ bộ mặt thật của cảnh hồng trần, nên quyết chí xuất gia tu Ðạo.

Năm 1944, tôi đi tới thôn Ðại Nam Câu để chữa bệnh cho mẹ của một cư sĩ họ Cao. Ngày hôm sau đã có tin đồn rằng bà ấy khỏi bệnh một cách kỳ diệu. Ngày ấy, nghe được tin này, Quả Thuấn liền đến để xin bái tôi làm Thầy. Y quỳ gối xuống, không chịu đứng dậy, tôi thấy y thành tâm, nên ưng thuận cho y xuất gia để cho y được thỏa nguyện. Tôi có mấy lời khai thị như sau:

"Tại gia tu hành không phải là dễ, xuất gia còn khó hơn nữa. Có câu nói: ?Ðại sự chưa rõ thì giống như đưa ma mẹ; Ðại sự rõ rồi càng giống như đưa ma mẹ?. Người tu hành còn phải nhẫn những điều người ta không thể nhẫn được, chịu đựng những gì người ta không thể chịu đựng được, ăn những gì người ta không thể ăn được, mặc những gì người ta không thể mặc được. Phải chuyên cần tu Giới Ðịnh Huệ để tận diệt tham sân si, đó chính là bổn phận của một Sa môn." Tôi có đọc mấy câu kệ sau:

Niệm niệm chẳng quên khổ sanh tử

Tâm tâm mong thoát cảnh luân hồi

Hư không tan vụn thấy Phật tánh

Toàn thể rơi rụng nhận gốc nguồn.

Lại khai thị thêm:

"Hiện nay là thời Mạt Pháp, kẻ xuất gia thì nhiều nhưng kẻ tu hành thì ít; tin Phật thì nhiều, nhưng thành Phật thì ít. Nếu con đã phát nguyện xuất gia, điều cốt yếu là phải phát Bồ-đề tâm, nguyện làm ngọn đèn sáng đứng trước đầu gió, như thỏi vàng ròng trong lò lửa, chớ có phụ tấm lòng lúc ban sơ, ngươi phải cẩn thận!"

Quả Thuấn khấu đầu đảnh lễ, rồi theo tôi về chùa Tam Duyên thọ giới Sa-di, với pháp danh là Quả Thuấn. Sau đó, Quả Thuấn tinh tấn tu hành, nghiêm trì giới luật, không giải đãi, không phóng dật, chuyên chú một lòng dụng công tham thiền. Mỗi lần nhập định trải qua trên một ngày một đêm mới xuất định, và trong định chú còn biết hết dòng nhân quả từ quá khứ, hiện tại đến vị lai. Cảnh giới chú đạt được quả thực là bất khả tư nghì.

Tháng 9 năm 1945, Quả Thuấn dựng một căn lều cỏ để làm nơi tu hành, ở phía bên trái của miếu Long Vương, dưới chân núi Tây Sơn, trong địa phận Ðại Nam Câu. Khi làm xong, tôi dẫn một số đệ tử Quả Năng, Quả Tá, Quả Thực v.v... đến để làm lễ khai quang. Ngay trong đêm có mười vị Long thần đến xin quy y. Tôi nói với họ rằng:

- Các vị có bổn phận làm mưa, được người đời cúng dường. Nay trời hạn hán như vậy, sao không làm mưa đi?

Các vị Long thần đồng thanh đáp:

- Nếu không có sắc chỉ của Ngọc Hoàng Thượng Ðế, các tiểu thần chúng tôi đâu dám làm mưa!

- Các vị hãy thay tôi tâu với vua Ðế Thích (Ngọc Hoàng Thượng Ðế) để sao cho có mưa vào ngày mai, rồi sau đó tôi sẽ nhận cho các vị quy y.

Ngày hôm sau, quả nhiên trời mưa lớn, giải trừ cơn hạn hán khiến nông dân vui sướng vô cùng, tổ chức ăn mừng cảm tạ các vị Long thần và vui chơi thỏa thích.

Cũng là nhân việc khai quang cho căn lều cỏ của Quả Thuấn mà có câu chuyện trên, nên tôi đặt tên cho căn lều này là "Long Vũ Mao Bồng" để ghi lại chút kỷ niệm.

Trong căn nhà cỏ này có ba người cùng tu với nhau, cùng là đồng thôn với nhau cả. Một người họ Lưu, một người họ Dương, cả hai theo Quả Thuấn công phu sớm tối, lấy tụng Ðại Bi Chú làm công khóa chính. Về sau, ông họ Lưu xuất gia làm Tăng, còn ông họ Dương thì bị đăng vào lính, gia nhập đệ bát lộ quân. Ở trong quân ngũ, ông họ Dương vẫn luôn luôn gởi thư về nhà, nhưng về sau thì bặt tin hoàn toàn, khiến gia đình buồn phiền ngờ rằng y không còn tại thế.

Năm 1948, một hôm Quả Thuấn cùng ông họ Cao tụng Chú Ðại Bi trong căn nhà cỏ, hốt nhiên nghe có tiếng ai gõ cửa, và, khi mở cửa thì đó là ông cư sĩ họ Dương. Ông đã trở về, nhưng không nói năng gì mà đi ra phía sau nhà. Quả Thuấn trở vô tiếp tục tụng Chú Ðại Bi. Tụng xong, Chú đi ra phía sau để gặp ông Dương, tính hỏi chuyện coi hai năm qua ông ở những chỗ nào? Chẳng dè khi bước vào buồng phía sau thì chẳng thấy ai ở đây, chỉ thấy một con chồn vẫy đuôi và chạy mất.

Số là Quả Thuấn trì Chú Ðại Bi, nên có đủ oai đức thành thử không bị giống hồ ly (cáo, chồn) mê hoặc, bởi vậy nó phải hiện trở lại nguyên hình là giống chồn. Ðại khái câu chuyện xẩy ra là ông họ Dương đã chết tại chiến trường, não bị chồn ăn và vì đó mà chồn hiện thành hình ông ta để mê hoặc người khác. Nó có ngờ đâu rằng định lực của Quả Thuấn đã tới trình độ cao, không dễ gì bị giao động, tà không lấn át được chánh, nên con chồn tinh thấy khó làm gì nổi đành phải rút lui. Như vậy cho thấy rằng người tu cần có những cảnh huống đó để thêm kinh nghiệm và cần phải cảnh giác đừng để ngoại cảnh lay chuyển.

Năm 1945, vào dịp lễ Vu Lan ngày rằm tháng 7 âm lịch, tôi cùng các đệ tử dâng hương trước Phật đài. Tôi có khấn nguyện rằng: "Nếu tôi sống tới một trăm tuổi, tôi nguyện tự thiêu thân này cúng dường Phật để cầu Ðạo vô thượng". Lúc bấy giờ, tất cả các đệ tử đều phát tâm nguyện như vậy. Riêng Quả Thuấn phát nguyện: "Ðệ tử Quả Thuấn, nếu gặp được cơ duyên thích hợp, nguyện theo gương Bồ-tát Dược Vương, thiêu thân cúng Phật, không chờ tới năm một trăm tuổi". Trong lúc thiền quán, tôi đã biết rằng trong tiền kiếp Quả Thuấn đã từng có lời nguyện đó, nên tôi nhận cho y phát nguyện như trên.

Quả Thuấn nhận rõ cảnh thế gian vô thường, Phật giáo suy vi, trong lòng cảm thấy bi thương vô hạn, không cách gì tả xiết, do đó vào ngày 18 tháng 4 năm 1949, chú đã nguyện tự thiêu, hiến thân cho Phật Giáo. Chú chuẩn bị củi tẩm bằng dầu đốt, rồi ngồi ngay phía trên, tự đốt thân mình. Ngày hôm sau, dân trong thôn xóm mới biết, đến nơi quan sát thấy toàn thân Quả Thuấn đã thành tro, chỉ có trái tim là không bị đốt cháy. Người trong thôn lấy làm kính ngưỡng, đem khối tro tàn cùng trái tim chôn ngay tại chỗ.

Khai thị tại Vạn Phật Ðiện. Vạn Phật Thánh Thành

Thiền Thất từ ngày 16 đến 23 tháng 7 năm1981
Được cảm ơn bởi: Tây Đô đạo sĩ
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

Cặp tình nhân “đầu thai” làm anh em song sinh




Đi xem tự tử, về nhà đẻ sinh đôi


Câu chuyện này xảy ra đã khá lâu nhưng giờ lại được xới lên xôn xao khắp vùng Bảy Núi. Bởi vì mới đây, lại có người nhảy núi tự tử. Từ đó, người dân lên núi nhắc lại cái chết của đôi tình nhân “cột chặt tay” nhau để cùng về dưới suối vàng cho vẹn lời hẹn ước. Thế nên, chúng tôi quyết định quay ngược thời gian về 16 năm trước để tìm hiểu vụ việc “hy hữu” nhất từ trước tới nay.
Tiếp chúng tôi, người đàn ông cao ráo, gần 40 tuổi tên Nguyễn Văn Sơn (tên thường gọi là Liên) – nhà đối diện vồ Ong Bướm trên núi Cấm. Hỏi về chuyện, người ta đồn đại rằng vợ anh sinh đôi 1 trai – 1 gái là do đôi tình nhân “cột tay” nhau nhảy từ đỉnh Bồ Hong xuống vực chết chuyển kiếp đầu thai, anh Liên khẽ gật đầu. Cái gật đầu của anh làm chúng tôi “nổi gai ốc”.
Cái ngày giữa tháng 4 của 16 năm về trước vẫn khắc ghi trong lòng anh Liên không thể phai mờ. “Đúng ngày 15/4/1997 (âm lịch), có một đôi tình nhân trên đỉnh Bồ Hong trên núi Cấm “cột tay” nhau rồi cùng gieo mình xuống vực sâu. Người nam tên Nguyễn Quốc Nam (tên thường gọi là Nhôm, thời điểm chết là 27 tuổi) quê ở ngọn kênh Trà Uối, quận Thốt Nốt; còn người nữ tên Phượng, quê ở Long Điền, TP.Cần Thơ. Lúc đem xác họ lên và an táng thì cánh tay người con gái bị mối gút dây dù in khuyết sâu một lỗ, gãy xương, mất máu mà chết. Còn người con trai thì bị vỡ đầu ở phía sau bên phải”, anh Liên nhớ lại.
Lúc đó, vợ anh là Võ Thị Huệ đã mang thai gần 3 tháng. Anh Liên dẫn vợ lên đỉnh Bồ Hong ngắm cảnh. “Tôi chỉ cho vợ, chỗ này là nơi đôi tình nhân cột tay nhau nhảy xuống vực tự tử nè. Vợ tôi nhìn theo cánh tay tôi chỉ, rồi chợt rùng mình và bụng đau dữ dội. Tôi nghĩ do vợ mang bầu, leo dốc gây đau bụng nên tôi đưa vợ về nhà. Đến ngày 21/9/1997 (âm lịch) vợ tôi sinh tại bệnh viện huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Tôi mừng quýnh vì là con trai đầu lòng. Bác sĩ đã cắt nhau, tắm rửa cho đứa bé, thì bất ngờ xuất hiện 1 cánh tay trẻ sơ sinh khác “ló” ra… Sau khi kiểm tra, bác sĩ bảo còn một đứa nữa, là song sinh, nhưng đứa còn lại nằm ngang nên phải mổ mới bắt ra được. Đến khi mổ ra là 1 bé gái. Chính bác sĩ trước đó cũng không hề biết là vợ tôi mang song thai”, anh Liên cho biết thêm.
Theo anh Liên, lúc vợ anh mới sinh, bác sĩ đã kêu vợ chồng anh lại chỉ cho những đặc điểm kì lạ trên cơ thể các con. Trên cánh tay của bé gái có một dấu vết hằn khuyết trên da (như bị một sợi dây cột siết) và có nốt “ruồi son” to tướng, mà nhìn kĩ thì giống như một cục máu bầm hơn. Còn bé trai thì đầu bị móp ở phía sau bên phải và có 1 nốt ruồi mà đen ngay chỗ móp. Anh Liên nói: “Lúc đó, bác sĩ trong bệnh viện đã nói nửa đùa nửa thật là “hai đứa nhỏ này giống như đôi tình nhân cột tay nhau tự tử quá”. Tôi cố tình phớt lờ cho qua. Sau đó về nhà, mấy lần đưa 2 đứa nhỏ đi trạm y tế xã tiêm ngừa, cán bộ y tế cũng nói như vậy, tôi vẫn không tin. Cho đến một ngày…”.
Những điều kì lạ hay sự trùng hợp ngẫu nhiên
Ban đầu anh Liên nhất quyết không tin. Bởi theo anh, khi anh Nhôm và chị Phượng cột tay nhau nhảy xuống núi thì vợ anh đã mang bầu gần 3 tháng. Làm gì có chuyện chuyển kiếp đầu thai… “cấp tốc” như vậy. Nhưng, theo lời của người lớn tuổi trên núi dạy, nếu là sinh đôi 1 trai – 1 gái thì rất khó nuôi. Mà muốn nuôi khỏe mạnh thì phải làm đám cưới cho 2 đứa trẻ. “Tôi cũng không biết nên tin hay không, nhưng tôi cũng tổ chức lễ “thành hôn” cho hai con mình cốt yếu là mong muốn chúng khỏe mạnh. Lễ cưới phải tổ chức có đầy đủ mai mối, mượn người làm họ hàng 2 bên chứng kiến đàng hoàng”, anh Liên thổ lộ.
Cuộc sống của gia đình nhỏ với 2 đứa trẻ sinh đôi cứ thế êm đềm trôi qua, mặc cho những lời xì xầm, to nhỏ của bàn dân thiên hạ. Anh Liên đặt tên cho bé trai là Nguyễn Văn Đ. và bé gái là Nguyễn Thị Kh.. Cho đến 1 ngày, có một cặp vợ chồng già gần 60 tuổi tìm đến nhà anh Liên. “Sau một lúc, họ mới giới thiệu, đó chính là cha mẹ ruột của anh Nhôm – chàng trai đã cột tay cùng người yêu nhảy xuống vực sâu từ trên đỉnh Bồ Hong. Họ nói, chính anh Nhôm sau khi chết đã về báo mộng, bảo là anh đã chuyển kiếp đầu thai vào gia đình trên núi Cấm và kêu ba mẹ lên tìm. Gặp thằng bé, người đàn ông vỗ tay là thằng Đ. chạy lại ôm vai bá cổ ông như thân quen lắm”, anh Liên nói.
Chị Huệ cho biết: “Suốt 3 năm liền họ cứ qua lại nhà tôi nhưng không dám ghé vì không biết mở lời như thế nào, không biết mình có chịu nghe họ nói không. Lúc mới vô nhà, ông già bế thằng Đ. rồi sờ vào đầu nó, chỗ cái bớt, ông bảo đúng y chỗ anh Nhôm bị thương mà chết. Còn tay của con bé Kh. thì có một dấu khuyết vòng tròn và một bớt son như cục máu bầm to tướng, ông bảo giống hệt lúc ông liệm cho 2 người, cánh tay chị Phượng vẫn còn bị khuyết do dây dù siết chặt”, chị Huệ kể.
Anh Liên nói có rất nhiều sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa anh Nhôm và bé trai Đ. nên anh cũng hoang mang, tin con mình là do chàng trai kia đầu thai. “Lúc thằng bé Đ. độ 5 tuổi, tự nhiên nó đòi về thăm nhà. Tôi nói nhà con ở đây mà thăm gì nữa, thì nó bảo về thăm nhà “lớn”, thăm ba mẹ “lớn”. Tôi thử chở nó về, lần đầu tiên 2 cha con đi tới chỗ lạ, nhưng nó dẫn đường tôi chạy tới nhà nằm tít trong ngọn 1 con rạnh nhỏ ngoằn ngoèo hun hút. Tới nhà nó, nó vô buồng nằm suốt như là nhà của nó vậy. Hồi năm ngoái, tự nhiên thằng Đ. kêu tôi chở về nhà ba mẹ “lớn” để lấy bức thư nó viết hồi trước. Đúng là về dưới ấy vẫn còn một bức thư của anh Nhôm, đem về trên này nó giữ tới bây giờ.
Lạ nữa là lúc tụi nhỏ chừng 3 tuổi, 2 đứa ngồi chơi với nhau. Tôi nghe thằng Đ. nói “nhà tao nghèo, má tao bán bánh bò”, còn cô Kh. thì nói “nhà tao giàu”…”, anh Liên quả quyết. Cũng theo anh Liên, khi về tới nhà của ông Nguyễn Văn Chiến và bà Lê Thị Hoa – cha mẹ ruột của anh Nhôm, anh nhận thấy thằng Đ. có rất nhiều điểm tương đồng. Tính nết anh Nhôm rất trầm tĩnh, thằng Đ. cũng ít nói. Nhà anh Nhôm ở gần chùa, mười mấy tuổi Nhôm đã vô chùa làm công quả, đọc kinh phật, ăn chay. 6 năm nay anh Liên rời qua gần chùa Vạn Linh mở quán bán nước giải khát, quán ăn nên thằng Đ. sớm tối lên chùa cúng Phật. 3 năm nay Đ. ở hẳn trên chùa, ăn chay trường, ngày 3 buổi đọc kinh.

Theo Edaily.vn


Hình ảnh

Anh Sơn (tên thường gọi là Liên), cha của cặp sinh đôi



Hình ảnh



Di ảnh của anh Nhôm – chụp năm 27 tuổi, tức năm anh tự tử




Hình ảnh


Bé Đ. – được cho là do anh Nhôm đầu thai, có nhiều nét tương đồng với người đã khuất
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
manchesterunited0909
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 354
Tham gia: 20:25, 16/03/12

TL: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi manchesterunited0909 »

con có xem bài này của bác trên face rồi nhưng không vào bình luận được. con có thắc mắc phải nói là rất to lớn. theo con biết thì thân thể ta do cha mẹ ban cho là máu mủ của cha mẹ vì vậy bản thân ta phải biết quý trọng giử gìn. những người nào tự ý tự sát sẽ bị đày xuống Vô Gián địa ngục vì đây là tội bất hiếu và bị giam trong Uổng Tử Thành chịu khổ. sao mấy người này đầu thai lẹ vậy.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

Re: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

Hình ảnh

Những trường hợp trẻ em nhớ lại cuộc sống tu sĩ trong tiền kiếp

Tiến sĩ Erlendur Haraldsson, nguyên giáo sư tại Đại học Iceland ở Reykjavik, đã điều tra các trường hợp trẻ em dường như nhớ lại được cuộc sống trong tiền kiếp. Trong một số trường hợp, chúng nhớ lại bản thân đã từng là tu sĩ Phật giáo. Ngoài ra, trong một số trường hợp như vậy, các ký ức đã được ghi chép lại ngay sau khi những đứa trẻ nhớ ra (không xảy ra sự cô đọng thời gian làm những ký ức bị bóp méo), và chúng dường như có liên hệ với các thông tin lịch sử có thật về các nhà sư đã từng sống trước đây.

Các trường hợp những đứa trẻ nhớ lại chi tiết về kiếp trước, và có thể xác minh dựa trên thông tin về người đã mất, được các nhà nghiên cứu gọi là “các trường hợp đã sáng tỏ”. Ngược lại, những trường hợp các ký ức quá mơ hồ hoặc các chi tiết không đủ tính chính xác, các nhà nghiên cứu sẽ gọi chúng là “các trường hợp chưa sáng tỏ”.

Các trường hợp sáng tỏ về những đứa trẻ nhớ lại kiếp sống tu sĩ đã thu hút sự quan tâm của tiến sĩ Haraldsson vì một lý do khác. Trong một bài báo được đăng tải trên Tạp chí Xã hội Nghiên cứu Tâm linh (Journal of the Society for Psychical Research) năm 1999 với tựa đề “Những đứa trẻ nhớ lại cuộc sống tu sĩ Phật giáo trong kiếp trước”, tiến sĩ Haraldsson và Godwin Samarartne đã viết rằng: “Điều đã khiến những… trường hợp này trở nên đặc biệt thú vị không chỉ là do phương diện ký ức mà còn do các đặc điểm trong hành vi mà chúng biểu lộ. Mỗi đứa trẻ đều biểu hiện những hành vi được cho là phù hợp và thậm chí lý tưởng đối với các hòa thượng”.

Cha mẹ của những đứa trẻ dường như lại tỏ vẻ phiền muộn và lo âu trước những biểu hiện này, chứ không vui vẻ hay khuyến khích chúng.

Trường hợp của Ratnayake

Ratnayake bắt đầu kể về cuộc sống tiền kiếp từ khi cậu được khoảng 3 tuổi, một số chi tiết bao gồm:

Cậu từng là trụ trì tại chùa Asgiriya, cách nơi cậu đang sống khoảng 25 km.
Cậu bị một cơn đau ở ngực và đã gục xuống chết; cậu đã dùng từ “apawathwuna”, vốn chỉ được sử dụng để chỉ sự viên tịch của một nhà sư.
Cậu từng sở hữu một chiếc xe hơi màu đỏ.
Cậu đã dạy dỗ các đệ tử mới.
Cậu có một con voi.
Cậu có bạn bè ở đền Malvatta, cậu vẫn thường ghé thăm nơi đó.
Cậu có một túi tiền và một cái đài radio ở Asgiriya và cậu muốn đến đó lấy lại. (Mẹ cậu đã tỏ ra xấu hổ khi thuật lại chuyện này, bởi đây không phải là những đồ dùng thích hợp đối với một nhà sư)
Cậu không tỏ vẻ thích thú chơi đùa cùng những đứa trẻ khác, mà chỉ muốn trở thành một nhà sư. Cậu tụng nhiều đoạn kinh Phật giáo bằng ngôn ngữ cổ của Phật giáo Sinhala, vốn chỉ được học và sử dụng bởi các thầy tu. Cậu sống như một nhà sư, ăn vận theo cách của một nhà sư, viếng thăm các ngôi chùa và đặt hoa ở đó theo nghi thức Phật giáo, cũng như có các biểu hiện tương tự.

Điều này thẩm thấu vào cuộc sống của cậu. Cậu điềm tĩnh, thanh tịnh, và không chấp ngã. Cậu bảo mẹ không nên chạm vào tay cậu (phụ nữ được cho là không nên chạm vào tay của nhà sư)

Ngoài các thành viên trong gia đình cậu bé, TS Haraldsson cũng đã phỏng vấn một nhà sư ở địa phương, vị sư này đã quan sát hành vi của cậu và nhận định rằng cha mẹ cậu không có khả năng dạy cậu những hành vi loại này.

Liệu những ký ức của cậu có trùng khớp với cuộc đời của một nhà sư thực sự?

Đức Mahanayaka Gunnepana dường như là vị tu sĩ quá cố duy nhất phù hợp với mô tả của cậu bé. Theo hồi ức của những thầy tu từng quen biết Đức Gunnepana, ông sở hữu một chiếc xe màu đỏ hoặc nâu đỏ. Ông đã qua đời trong một cơn đau tim. Ông thường xuyên thuyết Pháp (không phải tất cả các nhà sư đều thuyết Pháp, vì một số dành nhiều thời gian hơn cho việc thiền định). Không ai biết liệu ông có nuôi một con voi tại thời điểm nào đó trong cuộc đời hay không, nhưng các đại đệ tử của Đức Gunnepana từng bắt được một con voi và mang nó đến ngôi làng của ông, nơi ông thường xuyên ghé thăm. Đức Gunnepana đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với con voi này, và nó đã chết một thời gian ngắn trước khi ông qua đời.

Ông không có một chiếc đài radio, nhưng ông là người duy nhất trong phạm vi tìm kiếm đã thu hẹp của TS Haraldsson sở hữu thứ gì đó tương tự như đài radio: máy hát. Có thể Ratnayake không biết cách khác để mô tả một chiếc máy hát ngoài danh từ “đài radio”. Đức Gunnepana rất thích âm nhạc. Ông được tưởng nhớ như một nhà sư đức hạnh tuân thủ các giới luật một cách nghiêm túc. Tất cả những điều này dường như đều có liên hệ với hành vi và đặc điểm tính cách cũng như những ký ức của cậu bé.

TS Haraldsson cho rằng cậu bé không thể học được những điều này từ gia đình hoặc những người cậu từng tiếp xúc. Lấy ví dụ, tuy có một khả năng thấp là cậu có thể đã học những đoạn kinh phát sóng qua đài radio vào lúc sáng sớm, nhưng những người dân địa phương lại nói với TS Haraldsson rằng họ không biết có đứa trẻ nào có thể học những bài kinh bằng ngôn ngữ cổ và đây là một hiện tượng cực kỳ lạ thường.



Trường hợp của Perera


Gamage Ruvan Tharanga Perera sinh vào tháng 8 năm 1987 ở huyện Kalutara, Sri Lanka. Khi được 2 tuổi, cậu đề cập đến một kiếp sống trước đây tại tu viện Pitumpke, một tu viện xa lạ với cha mẹ ông nhưng hóa ra chỉ cách nhà họ khoảng 30 km về phía nam.

Cậu bé nói rằng ngôi đền có một con khỉ bằng đất nung, một câu nói vừa cụ thể vừa lạ thường , nhưng sau này đã được xác thực. Tượng khỉ được đặt trong các ngôi đền không phải là điều hay gặp.

Một số hành vi giống nhà sư của cậu bao gồm việc ngồi trong tư thế vắt chéo chân (kiết già – song bàn), mặc áo nhà sư và cầm quạt trong khi tụng kinh. Chưa ai từng dạy cậu tất cả những điều này. Cậu không muốn ăn tối (các thầy tu được cho là phải ngừng ăn sau giờ ngọ), không muốn ngủ với mẹ cậu (bảo với bà rằng thầy tu không ngủ cùng phụ nữ), và vào buổi tối cậu sẽ thực hiện nghi lễ cúng bái kèm theo việc trì tụng. Cậu khuyến khích các thành viên trong gia đình mình làm theo tất cả những điều trên và thậm chí còn không hài lòng khi họ không nghe theo. Cậu đã phàn nàn với cha mình khi ông mang rượu vào nhà. Tuy tỏ vẻ không hài lòng, nhưng những ai quen biết cậu đều nói với TS Haraldsson rằng cậu không bao giờ tức giận, mà luôn trầm tĩnh.

Cậu chỉ dẫn các bạn cùng lớp trong các buổi lễ tôn giáo, và hành xử như một vị trụ trì. Giáo viên và một số bạn cùng lớp nói với TS Haraldsson rằng tất cả họ đều tôn trọng cậu. Cũng giống như Ratnayake, Perera có thể tụng kinh bằng ngôn ngữ cổ Pali, mà cậu có thể đã học được từ đài radio hoặc tivi, nhưng cha mẹ cậu cho rằng điều này khó có thể xảy ra.

Bố mẹ cậu đều không hứng thú với những ký ức của con mình, và họ cũng không khuyến khích cậu nói về chúng. TS Haraldsson đã phát hiện ra trường hợp này khi một phóng viên địa phương nghe kể về những ký ức của cậu bé từ hàng xóm của cậu.

Cậu không hứng thú chơi đùa cùng những đứa trẻ khác. Thay vào đó cậu muốn có hình ảnh của Đức Phật thay vì đồ chơi, cậu vẽ những bức tranh về cuộc đời của Đức Phật trên lớp, và cậu muốn ăn vận giống như một thầy tu.

Cha mẹ sau đó đã đưa cậu đến đền Pitumpke. Cậu nhanh chóng chỉ vào con khỉ bằng đất nung, nằm ở một góc khuất, mà cậu từng đề cập trước đây. Một số người ở đó đã cảm thấy bị thuyết phục rằng cậu chính là hóa thân của Đức Ganihigama Pannasekhara (1902-1986), vị trụ trì trước đây của tu viện.

Đức Pannasekhara và gia đình ông đều là những người ăn chay theo tôn giáo, và đây là một điều hiếm hoi ở Sri Lanka. Perera cũng khăng khăng được ăn chay. Đức Pannasekhara trở thành trụ trì của giáo khu Colombo vào năm 1972, và điều này phù hợp với cách hành xử như một vị trụ trì của Perera. Đức Pannasekhara qua đời vào tháng Giêng năm 1986, 17 tháng trước khi Perera chào đời. Đặc điểm tính cách của Perera phù hợp với Đức Pannasekhara, bao gồm phẩm chất lãnh đạo mạnh mẽ cùng với một nhiệt huyết được tụng kinh trước công chúng. Tuy nhiên, một số người trong đền vẫn còn tỏ ra hoài nghi vì Perera không thể nhận ra những người Đức Pannasekhara quen biết trước đây.

Perera không được sinh trưởng trong một môi trường tôn giáo. Haraldsson và Samarartne kết luận, “Chúng tôi không tìm thấy cách lý giải dễ dàng cho những đặc điểm hành vi lạ thường và đặc thù của cậu bé vốn không có ở một đứa trẻ điển hình”.

Tác giả: Tara MacIsaac, Đại Kỷ Nguyên
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”