Tháng cô hồn???

Các bài viết học thuật về môn thiên văn, lịch pháp
Trả lời bài viết
CAD
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 190
Tham gia: 15:26, 31/08/09

Tháng cô hồn???

Gửi bài gửi bởi CAD »

Theo quan niệm của nhân dân ở một số địa phương thì tháng 7 âm lịch hàng năm người ta không làm các việc lớn như: Khởi công, động thổ, khai trương, cưới hỏi vì coi tháng đó là "Tháng Cô Hồn". Khi hỏi tại sao gọi là tháng cô hồn thì hầu như chưa ai giải thích được nhưng thấy bảo kiêng thì kiêng!?

Theo các tài liệu cũng như các thuyết lưu truyền thì tháng 7 âm liên quan đến Tết Vu Lan (báo hiếu), Ngưu lang-Chức nữ (mưa ngâu) hoặc là Phóng Diệm khẩu (cúng chúng sinh) chứ chưa thấy chỗ nào nói là tháng đó không được làm các việc lớn.

Ai có khả năng tham gia luận giải xem tại sao dân ta lại kiêng và có thể qua đó thay đổi đi một quan niệm vô lý bao nhiêu năm qua./@
Được cảm ơn bởi: duybalo
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
shinbe2
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 150
Tham gia: 08:26, 03/07/09

TL: Tháng cô hồn???

Gửi bài gửi bởi shinbe2 »

Em cũng nghe nói vậy nhưng chưa biết thực hư thế nào. Tháng sau em cưới nên tháng này 2 bên gia đình có qua lại nói chuyện với nhau, em lại nghe có người bảo vẫn phải kiêng cả chuyện đó. Biết sao bây giờ??? :(( :(( :((
Đầu trang

tuananhhandetour
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 1
Tham gia: 15:43, 12/08/10

TL: Tháng cô hồn???

Gửi bài gửi bởi tuananhhandetour »

Nếu không hiểu thì phải nghe theo thôi, không sau này hối hận
Tôi không phải là người mê tín nên thấy chẳng có gì quan trọng, có điều cả thiên hạ đều thế nên đành theo vậy
Nếu ai đó ví dụ như các THÀY chăng hạn mà có lý luận được về vấn đề này thì post lên để anh em cung tham khảo

Nguyen Tuan Anh
http://www.handetour.com" target="_blank
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
thienhinh_huyenvu
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 416
Tham gia: 22:49, 25/06/10

TL: Tháng cô hồn???

Gửi bài gửi bởi thienhinh_huyenvu »

NGUYÊN NHÂN



TỤC ĐỐT VÀNG MÃ



HT Tố Liên



Phàm ở đời, cái gì cũng phải có nguyên nhân mới có kết quả, dưới đây sẽ biện bạch rõ cái nguyên nhân của tục đốt vàng mã.

Đọc kinh Dịch nhà Nho, chúng ta thấy rằng: Tục chôn người chết của nước Tầu về đời thượng cổ, một khi có người chết cứ để thế đem chôn, không quan không ván, lại cũng không khanh phần mộ chi cả. Đến đời vua Hoàng đế (2679 trước Tây lịch) cho rằng: Con cháu đối với ông bà, cha mẹ trong việc mai táng cẩu thả như thế là thiếu bổn phận, mới sai ông Xích Xương sáng chế ra quan, quách để chôn cất. Trải qua đời Hoàng đế đến đời Đường Ngu, cái lệ tục chôn cất người chết chỉ có thế thôi.

Nối nhà Ngu là nhà Hạ (2205 trước Tây lịch), người Tầu mới bắt đầu dùng đất sét nặn làm mâm bát, dùng tre gỗ làm nhạc khí, như chuông khánh, đàn sáo v.v... để đem theo người chết. Các đồ vật đó được gọi là minh khí, hoặc gọi là quý khí, tức là những đồ vật đem chôn theo cho thần hồn người chết dùng ở âm phủ, lễ nhạc đối với người chết bắt đầu có từ đấy. Rồi đã chế ra đồ dùng cho người chết, tất phải có người hầu hạ người chết, người ta mới lại chế ra người bù nhìn bằng gỗ đem chôn theo với người chết. Đến đời nhà Ân (1765 trước Tây lịch), lại không dùng mâm bát đồ đất và nhạc khí bằng tre gỗ để chôn theo người chết nữa. Thay vào cái đồ tế khí, dùng toàn đồ thật chôn theo.

Đời nhà Chu (1122 trước Tây lịch), người Tàu đã bắt đầu văn minh; Cố nhiên lễ nhạc đối với người chết cũng được ăn nhịp mà tiến bộ, giữa người chết với người chết đã được người sống phân ra giai cấp sang, hèn trong việc lễ nghi chôn cất. Số là từ vua cho đến các quan lớn khi chết đi, sẽ được dùng cả đồ vật giả theo lệ nhà Hạ, đồ vật thật theo lệ nhà Ân để đem theo các vua chúa đã chết, còn từ hạng sĩ phu tới bình dân, khi chết chỉ được chôn theo độc một thứ đồ giả thôi. Nếu người hèn hạ nào mà dùng nghi lễ ngang với người sang tức khắc phải tội “ Tiếm lễ”. Không những thế mà thôi, dã man nhất, độc ác nhất là người ta còn bịa đặt ra những TUẪN TÁNG, nghĩa là khi các vua và các quan lớn chết đi, từ vợ con đến bộ hạ của các vua, các quan lớn, đồ yêu quý khi còn sống, sẽ phải đem chôn sống để làm đồ dùng khi đã chết. Việc này chúng ta được thấy sự thật đã chép ở sách TẢ TRUYỆN rằng: “ Đời vua Văn Công thứ 6, vua Tần Mục Công tên là Hiếu Nhân chết, ba anh em họ Tứ xa là Yểm Tục, Trọng Hành và Chàm Hổ đều bị chôn sống theo Mục Công, vì Mục Công khi còn sống, yêu quý nhất ba anh em họ Tứ-xa. Người trong nước tỏ lòng thương tiếc ba anh em họ Tứ-xa là người hiền đức, mới làm ra thơ Hoàng Diệu để tỏ ý than vãn, mỉa mai. Trong thơ đại ý nói: “Ba anh em họ Tứ-xa đều là người hiền đức gấp trăm nghìn người khác, trời đất ơi! Sao nỡ đem chôn sống để đi theo với người đã tận số là Mục Công. Nếu ba trăm người như chúng tôi này được chết theo Mục Công để thế mệnh cho ba người hiền đức ấy, chúng tôi rất vui lòng mà chết thay”. Về sau người ta cũng biết đem người sống chôn theo với người chết là vô nhân đạo, mới chế ra người cỏ “Sô-linh”, sau vì người cỏ không được mỹ thuật, người ta lại dùng đồ gỗ “Mộc ngẫu” như trước. Sách Trang Tử chép rằng: Vua Mục vương nhà Chu (1001 trước Tây lịch) có người tên là Yến-sư chế ra người cỏ để chôn theo người chết. Đức Khổng Tử đọc đến chuyện này liền nổi lòng phẫn uất mà thống mạ rằng: “Kẻ nào sinh ra tục chôn người gỗ theo với người chết là bất nhân”. Thầy Mạnh Tử cũng ác cảm với tục hình nhân thế mệnh mà nguyền một câu độc rằng: “Kẻ nào dùng người bù nhìn là tuyệt tự”.

Đến đời nhà Hán, giới tri thức Nho học cảm động với nhời tuyệt cự thống thiết của ngài Khổng, Mạnh trong tục lệ dùng người sống chôn theo với người chết, mới bỏ tục lệ TUẪN TÁNG, không dùng người sống chôn theo với người chết nữa, nhưng lại làm ra nhà mồ để cho vợ, con, tôi, tớ người đã chết ra để ấp mộ. Còn các thức đồ ăn, mặc, hành dùng của người chết kia, khi còn sống dùng những thức gì, khi chết cũng đem chôn theo hết. Ngôi nhà mồ kia muốn cho thêm oai vẻ, người ta lại đục phỗng đá, voi, ngựa đá để bài trí chung quanh phần mộ nữa.

Đến đây chúng ta sẽ lại tìm thấy nguyên nhân của tục đốt vàng mã giấy. Đời Hán Hoa đến năm Nguyên Hưng nguyên niên (105), ông Thái Lĩnh bắt đầu lấy vỏ cây dó và rẻ rách, lưới rách đem chế ra giấy, vì đã có giấy, ông Vương Dũ liền chế ra vàng bạc, quần áo v.v.. đều bằng đồ giấy để cúng rồi đốt đi để thay thế cho vàng bạc và đồ dùng thật trong khi tang ma, tế lễ. Sách “Thông giám cương mục” có chép: Vì vua Huyền tôn mê thuật quỷ thần mới dùng ông Vương Dũ làm quan Thái thường bác sỹ để coi việc chế vàng mã dùng trong khi nhà vua có tế lễ. Chúng ta có thể liệt Vương Dũ vào hạng Thuỷ tổ nghề vàng mã được.

Đức Phật Thích Ca Ngài không hề dạy đốt vàng mã để cúng gia tiên. Tại sao ngày rằm tháng bảy là ngày lễ trọng thể của Phật giáo mà thấy một số tín đồ nhà Phật đốt rất nhiều vàng mã để kính biếu gia tiên. Chính nghĩa ngày rằm tháng bảy của Phật giáo là thế này: Ngài Mục Kiền Liên là bực đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca. Ngài đã tu chứng được 6 phép thần thông, mắt trông thấy thân mẫu Ngài là Bà Thanh Đề phải đày đoạ ở địa ngục, mà Ngài không sao cứu được mới cầu cứu đến Đức Phật. Đức Phật dạy rằng: “Dầu ông thần thông đến đâu chăng nữa, cũng không có thể cứu được tội nghiệp của thân mẫu ông, phải nhờ đến công đức tu hành của chư Tăng mới cứu được tội nghiệp cho thân mẫu của ông được. Ngày rằm tháng bảy sắp tới đây, nó sẽ là ngày của chư Phật hoan hỷ, ngày của chư Tăng hành đạo tự tứ. Ông phải chí thành sắm lễ nghi trai đàn đem dâng cúng dàng chư Tăng. Các Ngài sẽ cầu nguyện cho thân mẫu ông được giải thoát”.

Chính ý nghĩa của ngày rằm tháng bảy chỉ có thế thôi, không hơn không kém. Chúng ta có ai thấy Phật dạy đốt vàng mã cúng gia tiên về ngày rằm tháng bảy đâu? Tại sao lại có tục lệ mê tín di đoan ấy? Nguyên nhân đốt vàng mã vào ngày rằm tháng bảy là thế này: Triều vua Đạt tôn nhà Đường (762) nhằm lúc Phật giáo cực thịnh ở Tầu, vị sư tên là: Đạo-Tăng muốn cho dân chúng Tầu vì ngày rằm tháng bảy mà bồng bột theo Phật giáo, bèn lợi dụng tục đốt vàng mã của nhân dân Tầu vào tâu với vua Đạt tôn rằng: Rằm tháng bảy là ngày vua Diêm vương ở âm phủ xét tội phúc thăng trầm, nhà vua nên thông sức cho thiên hạ, trong việc lễ cúng gia tiên vào ngày rằm tháng bảy nên đốt nhiều vàng mã để cúng biếu các vong nhân dùng.

Vua Đạt Tôn đương muốn được lòng dân nên rất hợp ý với lời tâu của Đạo tăng liền hạ chiếu cho thiên hạ, thế là nhân dân nước Tàu lại được dịp thi nhau đốt vàng mã vào ngày 15/7 để kính biếu gia tiên. Nhưng chẳng bao lâu lại bị chư tăng công kích bài trừ về việc đốt vàng mã vào ngày trọng lễ của Phật giáo làm cho cái lệ ngày 15/7 không còn có chính nghĩa nữa. Phần lớn dân chúng Tầu hồi đó, hầu tỉnh ngộ cùng nhau bỏ tục đốt vàng mã làm cho các nhà chuyên sinh sống về nghề nghiệp vàng mã gần như bị thất nghiệp, nhất là người Vương Luân dòng dõi của Vương Dũ là đã bịa đặt chế ra đồ vàng mã. Vương Luân mới bàn cùng với các bạn đồng nghiệp âm mưu phục hưng lại nghề nghiệp hàng mã trong bọn họ. Một người giả cách ốm mấy hôm, rồi tin chết được loan ra, còn cái xác giả chết kia lập tức được khâm liệm vào quan tài, đã có lỗ hổng và sẵn sàng thức ăn, nước uống. Đương khi mọi người họ mạc, xóm làng đến thăm viếng đông đúc, Vương Luân với một lũ người tất tưởi đem trăm nghìn thứ đồ mà đến có cả hình nhân thế mệnh nữa. Đem đến để làm gì? Bầy đàn cúng các quan thiên phủ, địa phủ và nhân phủ. Chả! Chả! Phép quỷ thần màu nhiệm quá nhỉ! Thiêng liêng quá nhỉ! Khi mọi người đương suýt xoa khấn khứa, bỗng trăm nghìn mắt như một, trông thấy hai năm rõ mười, cỗ quan tài rung động lên. Bấy giờ, Vương Luân đã đứng sẵn bên quan tài, liền mở nắp quan tài ra. Chàng giả cách chết kia cũng lò dò ngồi dậy, giả vờ lù dù, trông trước, trông sau, mới bước từ Đời nhà Chu (1122 trước Tây lịch), người Tàu đã bắt đầu văn minh; Cố nhiên lễ nhạc đối với người chết cũng được ăn nhịp mà tiến bộ, giữa người chết với người chết đã được người sống phân ra giai cấp sang, hèn trong việc lễ nghi chôn cất. Số là từ vua cho đến các quan lớn khi chết đi, sẽ được dùng cả đồ vật giả theo lệ nhà Hạ, đồ vật thật theo lệ nhà Ân để đem theo các vua chúa đã chết, còn từ hạng sĩ phu tới bình dân, khi chết chỉ được chôn theo độc một thứ đồ giả thôi. Nếu người hèn hạ nào mà dùng nghi lễ ngang với người sang tức khắc phải tội “ Tiếm lễ”. Không những thế mà thôi, dã man nhất, độc ác nhất là người ta còn bịa đặt ra những TUẪN TÁNG, nghĩa là khi các vua và các quan lớn chết đi, từ vợ con đến bộ hạ của các vua, các quan lớn, đồ yêu quý khi còn sống, sẽ phải đem chôn sống để làm đồ dùng khi đã chết. Việc này chúng ta được thấy sự thật đã chép ở sách TẢ TRUYỆN rằng: “ Đời vua Văn Công thứ 6, vua Tần Mục Công tên là Hiếu Nhân chết, ba anh em họ Tứ xa là Yểm Tục, Trọng Hành và Chàm Hổ đều bị chôn sống theo Mục Công, vì Mục Công khi còn sống, yêu quý nhất ba anh em họ Tứ-xa. Người trong nước tỏ lòng thương tiếc ba anh em họ Tứ-xa là người hiền đức, mới làm ra thơ Hoàng Diệu để tỏ ý than vãn, mỉa mai. Trong thơ đại ý nói: “Ba anh em họ Tứ-xa đều là người hiền đức gấp trăm nghìn người khác, trời đất ơi! Sao nỡ đem chôn sống để đi theo với người đã tận số là Mục Công. Nếu ba trăm người như chúng tôi này được chết theo Mục Công để thế mệnh cho ba người hiền đức ấy, chúng tôi rất vui lòng mà chết thay”. Về sau người ta cũng biết đem người sống chôn theo với người chết là vô nhân đạo, vàng mã ở kinh sách nào? Nếu các ngài tìm thấy, bần tăng này xin cam tâm vào địa ngục để chịu lấy tội vong hữu. Nếu không tìm thấy tục đốt vàng mã do Phật giáo hay Nho giáo truyền dạy, một lần nữa bần tăng thiết tha yêu cầu các ngài bỏ tục đốt vàng mã đi, lại sẽ khuyến hoá mọi người bỏ tục đốt vàng mã đi, vì tục đốt vàng mã là bọn Vương Dũ và Vương Luân đầu độc dân Tàu làm cho dân Việt Nam chúng ta cũng bị hại lây. Nay chúng ta cũng nhau triệt để bài trừ mê tín tục đốt vàng mã, quyết nhiên giữa dân tộc Việt Nam này để dành cho chúng ta viên thành một công nghiệp kiến quốc vậy.

1952
Được cảm ơn bởi: Thảo Hương
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
thienhinh_huyenvu
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 416
Tham gia: 22:49, 25/06/10

TL: Tháng cô hồn???

Gửi bài gửi bởi thienhinh_huyenvu »

Đốt tiền mua niềm tin!

Tục đốt vàng mã là của người Trung Hoa, bắt đầu từ nhà Hán. Nguyên do vì nhà vua muốn thực hành lời dạy của Đức Khổng Tử: “Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”, nghĩa là thờ người chết như thờ người sống, thờ người mất như thờ người còn. Nên khi nhà vua băng hà, phải bỏ tiền bạc thật vào trong áo quan để vua tiêu dùng. Sau đó quan bắt chước vua và rồi dân bắt chước quan. Ai cũng chôn tiền thật theo người chết.

Bọn trộm cướp biết vậy nên đào trộm mồ những người giầu có, như mộ vua Hán Văn Đế bị quân trộm khai quật lấy hết vàng bạc châu báu. Về sau từ quan đến dân thấy việc chôn tiền bạc thật quá tốn kém nên mới nảy sinh ra dùng giấy cắt ra làm tiền giả, vàng giả để thay thế. Dần dà người dân bắt chước và trở thành tập tục.

Sách “Thông giám cương mục” có chép: Vì vua Huyền tôn mê thuật quỷ thần mới dùng ông Vương Dũ làm quan Thái thường bác sỹ. Vương Dũ liền chế ra vàng bạc, quần áo v.v.. đều bằng đồ giấy để cúng rồi đốt đi để thay thế cho vàng bạc và đồ dùng thật trong khi tang ma, tế lễ. Vậy có thể coi Vương Dũ là Thuỷ tổ nghề vàng mã.


Chuyện ngài Mục Kiền Liên là bực đại đệ tử của Đức Phật ,mắt trông thấy thân mẫu phải đày đoạ ở địa ngục, mà Ngài không sao cứu được mới cầu cứu đến Đức Phật. Đức Phật dạy rằng: “Dầu ông thần thông đến đâu chăng nữa, cũng không có thể cứu được tội nghiệp của thân mẫu ông, phải nhờ đến công đức tu hành của chư Tăng mới cứu được tội nghiệp cho thân mẫu của ông được. Ngày rằm tháng bảy sắp tới đây, nó sẽ là ngày của chư Phật hoan hỷ, ngày của chư Tăng hành đạo tự tứ. Ông phải chí thành sắm lễ nghi trai đàn đem dâng cúng dàng chư Tăng. Các Ngài sẽ cầu nguyện cho thân mẫu ông được giải thoát”.

Ý nghĩa của ngày rằm tháng bảy của Phật Tổ chỉ có thế thôi, không hơn không kém. Nhưng nhân lúc Phật giáo cực thịnh ở Tầu, vị sư tên là: Đạo-Tăng lợi dụng tục đốt vàng mã của nhân dân Tầu vào tâu với vua Đạt tôn rằng: Rằm tháng bảy là ngày vua Diêm vương ở âm phủ xét tội phúc thăng trầm, nhà vua nên thông sức cho thiên hạ, trong việc lễ cúng gia tiên vào ngày rằm tháng bảy nên đốt nhiều vàng mã để cúng biếu các vong nhân dùng. Vua Đạt Tôn muốn được lòng dân nên rất hợp ý với lời tâu của Đạo tăng liền hạ chiếu cho thiên hạ, thế là nhân dân nước Tàu lại được dịp thi nhau đốt vàng mã vào ngày 15/7 để kính biếu gia tiên. Chẳng bao lâu lệ này lại bị chư tăng công kích bài trừ về việc đốt vàng mã vào ngày trọng lễ của Phật giáo và phần lớn dân chúng Tầu hồi đó, tỉnh ngộ cùng nhau bỏ tục đốt vàng mã làm cho các nhà chuyên sinh sống về nghề nghiệp vàng mã gần như bị thất nghiệp.
Vương Luân dòng dõi của Vương Dũ người đã bịa đặt chế ra đồ vàng mã. Vương Luân mới bàn cùng với các bạn đồng nghiệp âm mưu phục hưng lại nghề nghiệp hàng mã trong bọn họ.

Một người trong số họ giả cách ốm mấy hôm, rồi tin chết được loan ra, còn cái xác giả chết kia lập tức được khâm liệm vào quan tài, đã có lỗ hổng và sẵn sàng thức ăn, nước uống. Đương khi mọi người họ mạc, xóm làng đến thăm viếng đông đúc, Vương Luân với một lũ người tất tưởi đem trăm nghìn thứ đồ mà đến có cả hình nhân thế mệnh nữa. Bầy đàn cúng các quan thiên phủ, địa phủ và nhân phủ.

Khi mọi người đương suýt xoa khấn khứa, bỗng trăm nghìn mắt như một, trông thấy hai năm rõ mười, cỗ quan tài rung động lên. Bấy giờ, Vương Luân đã đứng sẵn bên quan tài, liền mở nắp quan tài ra. Chàng giả cách chết kia cũng lò dò ngồi dậy, giả vờ lù dù, trông trước, trông sau, mới bước ra. Và sự lừa bịp của Vương Luân lại một lần nữa khôi phục được nghề hàng mã.

Nguồn gốc chỉ vì một ông vua Tầu tuân hành lời dạy của ông Khổng coi người chết như còn đang sống, chứ ai cũng biết người chết không thể nào tiêu xài số tiền vàng chôn theo ấy. Ngày xưa chôn tiền bạc thật theo người chết như thế, không có ích lợi gì mà chỉ làm khổ người thân, thì việc đốt vàng mã tức toàn đồ giả thời nay có ích gì. Huống hồ nếu xét kỹ thấy toàn những chuyện nghịch lý đến khôi hài.

Có người (ở Hà Nội) cúng người chết cả máy điện thoại cầm tay , Honda Dream và máy vi tính bằng giấy nữa. Khi còn sống không hiểu người chết ấy có biết sử dụng máy vi tính, điện thoại cầm tay hay xe Honda không? Tôi đã từng đến nhà một gia đình chuyên sản xuất Hàng mã chứng mọi người đến mua và đặt mua nhà lầu, xe hơi, điện thoại di động, tivi, xe máy, quần áo, tiền USD. Họ còn mua cả cô gái bằng giấy, cũng giày cao gót, cũng váy ngắn, áo lửng để cúng cho ông Bố từng làm tổng giám đốc.

Tam tạng kinh điển không hề có những điều này .Phật giáo chỉ khuyên các con cái thân thuộc của người chết nên làm các việc như bố thí giúp người nghèo khổ, khi mai táng, không nên dùng quan tài đắt tiền, không nên để cho người chết mặc quần áo đắt tiền, không nên phung phí quá nhiều công và của cho việc tang lễ.
Trái lại, nên mặc cho người chết quần áo bình thường, sạch sẽ, còn quần áo tốt đẹp và mới thì nên đem bố thí cho kẻ nghèo, nếu có tiền thì nên in kinh sách để Phật pháp lưu hành và bố thí cho người nghèo bớt khổ. Chỉ có làm như vậy, vong linh người chết mới thật sự được lợi ích; còn nếu đem các đồ vật quý cùng mai táng với người chết, hay đốt vàng mã để người chết tiêu dùng dưới âm phủ, thì đó là hành vi thiếu trí tuệ, không xứng đáng là một Phật tử chân chính.

Vương Dũ và Vương Luân đầu độc dân Tàu làm cho dân Việt Nam chúng ta cũng bị hại lây. Từ đời này qua đời khác . Đốt vàng mã đã là thói quen của người Việt. Trong bất cứ dịp lễ tết nào, từ ngày rằm, mùng một hàng tháng đến ngày Tết, ngày hoá vàng, ngày giỗ tổ tiên ông bà hay chuyển nhà, giải hạn, lập bàn thờ, bốc bát hương... đều phải có ít nhất là phải có vài bó vàng tiền để đốt như là một sự gửi gắm và chăm lo cho những người đã khuất có một cuộc sống sung túc không kém ai ở thế giới bên kia; hoặc mong được xá tội hoặc tìm sự thanh thản trong tâm hồn.

Với suy nghĩ, càng mua nhiều đồ hàng mã càng tốt, đồ càng đắt tiền càng có nhiều lộc và càng được bình an, người ta không ngần ngại lấy tiền thật đổi lấy những đám giấy xanh đỏ và đốt... thật lực.
Làng tranh Đông Hồ cũng kịp "chạy theo thời đại" . Vào tháng Chạp hay rằm tháng 7, làng Đông Hồ lại rực lên màu sắc của các loại giấy thủ công và đồ dành cho người cõi âm. Đồng tiền dành cho cõi âm và lợi nhuận của người trần đã thắng thế một nghề đẹp truyền thống...

Tục lệ đốt vàng mã đã và đang phát triển mạnh, không còn ở trong phạm vi cúng giỗ ở gia đình và chùa đền mà còn lan sang các cơ quan công quyền quốc doanh, trở thành một nghi thức không thể thiếu của các công ty xây dựng cầu đường và các công trình thủy điện, trong các buổi lễ động thổ, khởi công các công trình do nhà nước giao phó. Theo Bộ Văn Hoá Thông Tin cho biết khoảng 50.000 tấn vàng mã được sử dụng trong một năm và riêng tại Hà Nội đã tiêu thụ trên 400 tỉ đồng cho việc đốt vàng mã.

Gần đây Hoà Thượng Thích Thanh Tứ tại chùa Quán Sứ Hà Nội cũng lên tiếng chỉ trích việc đốt vàng mã. Thầy cho biết “nhiều người lúc cha mẹ còn sống thì ngược đãi, đánh đập. Thế mà đến ngày báo hiếu thì những người con ấy lại đốt vàng mã thật nhiều để báo hiếu cha mẹ. Hành vi ngược đãi cha mẹ, luật pháp cũng không dung tha, Phật cũng không chấp nhận lễ của những đứa con bất hiếu đó. Phật dạy, con cái phải thờ phụng cha mẹ, nuôi dưỡng cha mẹ lúc già yếu. Không nên biến ngày Đại lễ Vu Lan trở thành ngày mê tín dị đoan, lãng phí.”

Tục lệ đốt vàng mã ở nước ta mỗi ngày trở nên hưng thịnh đến bị lạm dụng và lãng phí. Từ một nét đẹp tưởng chừng như văn hóa đã trở thành một hủ tục , một tệ nạn góp phần làm nghèo đất nước.
Đảng và chính phủ đã rất thành công trong việc định hướng cho nhân dân biết bảo vệ , phát huy những cái gì thuộc về nét đẹp văn hóa cũng nhưng cương quyết bãi bỏ những gì thuộc về lãng phí đến hoang phí ( như đốt pháo) . Chẳng lẽ mỗi năm cả nước đốt đi cỡ vài nghìn tỉ không có nghĩa lý gì sao ? Một số tiền có thể giúp hàng vạn gia đình có mái ấm. hàng triệu người có bữa cơm ngon ngày Tết.

Vâng. ..Đức tin là thứ quý giá ở trên đời. Khi người ta biết tin vào một cõi siêu nhiên nào đấy là đã tự biết an ủi mình, là tự gieo niềm hi vọng .Khi khi thắp nén nhang trước một "đại diện" cho cõi linh thiêng (như tượng Phật, như bát hương ở ban thờ) là để mong cởi trói cho lòng mình mà tìm thấy sự thanh thản. Đạo Phật đã từng khuyên dạy: "Phật bốn phương, tám hướng...", chỉ cần có tâm, ở đâu cũng có Phật. Dân gian lại có câu: "Lễ nhạt, lòng thành". Vậy mà tại sao chúng ta lại đặt niềm tin vào cõi âm nhiều đến thế và phải nhờ vàng mã làm cầu nối. Chẳng lẽ linh nghiệm của những lời khấn khi mặc cả hơn thiệt với những bậc linh thiêng. Rằng họ cúng xe hàng mã để mong năm tới thu về "con xe" thật, cúng nhà là để mong năm tới làm nhà to...

Chẳng biết đấng thần thánh và những người ruột thịt cõi âm - nếu có, không biết có đau lòng khi thấy người trần thế đã vật chất hoá sự linh thiêng, để chỉ "xin", chỉ "cầu" vật chất cho một lòng tham hay ước mơ có thể gọi là chính đáng của họ… Để rồi ngày mai vẫn phải lao vào nền kinh tế thị trường , phải hoàn thành nghĩa vụ của người công chức để nhận về đồng tiền được đổi bằng chính sức lực , trí tuệ của chính mình.

Đọc & suy ngẫm
Được cảm ơn bởi: phonglan, Helen, Quan Nguyen, kitaro271, Thảo Hương
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
kitaro271
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 6
Tham gia: 11:36, 03/02/10

TL: Tháng cô hồn???

Gửi bài gửi bởi kitaro271 »

Cảm ơn bài bình của bác thienhinh_huyenvu!
Em cũng nghe cha ông và các bác xung quanh nói đến chuyện kiêng khởi công hay ngừng mở rộng công việc vào tháng 7 ta này. Có tin nhưng nhưng không tín, có kiêng có lành, một số việc em tạm gác lại.
Gia đình cũng đã chuẩn bị cúng Rằm Tháng 7, có mời thầy ở Chùa về cúng nhưng không bày vẽ gì nhiều.
Sống trên đời có tâm và đức, nếu làm tốt như thế sẽ tạo phước cho con cháu. Mong bình an khang tới cho gia đình, hạnh phúc đến với những người xung quanh. Đức tin nuôi dưỡng chí tài, không có nó sẽ nhạt nhòa xa xôi.
Một phong tục có từ ngàn xưa, càng lớn lên lại ta càng để ý tới những điều như thế này.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
phonglan
Ban tư vấn
Ban tư vấn
Bài viết: 7271
Tham gia: 12:44, 19/01/09

TL: Tháng cô hồn???

Gửi bài gửi bởi phonglan »

Thang 7 âm lịch, nghe thấy nhiều người nói rằng phải kiêng không được cưới hỏi vì đây là tháng mưa ngâu, họ sợ bị chia lìa như Ngưu lang - Chúc nữ. Nhưng xin cho PL tôi được bàn nhảm thế này:

- Tháng 7 âm là tháng đoàn tụ mới là đúng vì tháng này, trời cho Ngưu Lang và Chúc Nữ gặp lại nhau sau nhiều tháng xa cách. Tại sao lại nói là xấu với việc cưới hỏi nhỉ? Họ được đoàn tụ cơ mà! Cái này thì tôi cũng không hiểu được tại sao lại phải kiêng.

- Còn việc làm nhà thì tháng này mưa sụt sùi suốt ngày thợ xây làm sao mà thi công được cứ nghì chơi dài, còn gia chủ cứ è cổ ra mà trả công (ngày xưa làm gì có khóan như bây giờ, chỉ có làm công nhật thôi) Vậy thì đương nhiên là xấu cho gia chủ rồi, Kiêng là phải.
Được cảm ơn bởi: Hiền Lương, hannatn, Cự Môn
Đầu trang

huuduyenduong
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 79
Tham gia: 14:03, 13/11/10
Đến từ: miền Bắc - Việt Nam

TL: Tháng cô hồn???

Gửi bài gửi bởi huuduyenduong »

THANG 7 so di goi la thang CO HON la vi trong que dich goi la THIEN DIA (BI)vay nen 2 khi AM,DUONG bi ngan cach HON,PHACH ko hop nhat len trong thoi gian nay nguoi ta kieng ko lam vviwec gi lon vi de bi thieu sang suot vay nen.........
XIN LOI TOI BAN !@MAI BAN TIẺP
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức Thiên văn”