Cần loại bỏ , thay thế 1 số từ trong từ điển tiếng việt để loại bỏ sự đố kỵ, hơn thua

Khu vực xả xì-choét, buôn chuyện, tin vỉa hè
Trả lời bài viết
pkhai
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 989
Tham gia: 16:57, 21/06/14
Đến từ: Hà Nam

Re: Cần loại bỏ , thay thế 1 số từ trong từ điển tiếng việt để loại bỏ sự đố kỵ, hơn thua

Gửi bài gửi bởi pkhai »

Hoặc có 1 cách khác mà ko cần dùng từ "khác biệt" thì có thể dùng cách này :

Ví dụ như 2 đội bóng đá với nhau, các bạn thường thấy bình luận viên nói rằng "kết thúc hiệp 1 phần thắng nghiêng về đội VN 2-0", đội VN tạm dẫn đầu với tỷ số 2-0. Thì giờ ta thay bằng "kết thúc hiệp 1 đội VN đã làm đội TQ buồn với tỷ số 2-0", "Phút thứ 15, cầu thủ VN đã lỡ chân đá vào khung thành đối thủ". Nhưng điều này thì lại phải luôn luyện tập sự ko muốn thắng, ko thích thắng thì mới làm được điều này.
Đầu trang

pkhai
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 989
Tham gia: 16:57, 21/06/14
Đến từ: Hà Nam

Re: Cần loại bỏ , thay thế 1 số từ trong từ điển tiếng việt để loại bỏ sự đố kỵ, hơn thua

Gửi bài gửi bởi pkhai »

Một ví dụ khác mà mình quan sát được :

Ví dụ như ta vẽ 1 bức tranh rất đẹp, thì ta đang vẽ đẹp thế này giống y sì đúc như bên ngoài đời, tự dưng có 1 người ở đâu cầm 1 bức tranh rất xấu trông ko giống thật gì hết. Đem đến so sánh với ta, thế là ta nhìn đẹp nó quen rồi, tự dưng ta chê "anh vẽ xấu hoắc, thế này mà cũng đem so sánh với tôi, thế này mà cũng đòi thi vẽ với tôi".

Như ta yêu 1 cô gái cũng vậy, thấy cô này ban đầu đẹp, nhưng sau này thấy cô khác đẹp hơn, thì ta có xu hướng "đứng núi này trông núi nọ". Rồi sinh ra những cái thuộc về ngoại tình, vì lý do là so sánh hơn kém "cô này đẹp hơn cô kia", "cô kia xấu còn cô này mới đẹp", và làm cho người kém hơn thấy buồn.

Ta gặp 1 cô gái đẹp, 1 cô gái bị khuyết tật khuôn mặt hoặc bộ phận nào đó, thì ta có xu hướng chê bai "cô này thì đẹp, cô kia xấu quá". Thậm tệ có người còn nói "cô kia trông như quỷ". Thế là những người mẫu, người đẹp cứ được khen cao ngất trời, còn người xấu, người khuyết tật thì bị chê bai dã man. Rồi nào là "người mẫu, người đẹp thì phải đi chung với đại gia".

<==

Qua ví dụ này ta có thể thấy nghệ thuật là những cái gì thuộc về cái đẹp, thì ta không thể nào nói là anh khác biệt, còn tôi có khác biệt riêng. Nghệ thuật mang lại cái đẹp, nhưng nghệ thuật cũng lại có cái dở là làm người ta cư xử sai lệch, và thậm chí làm người kém hơn buồn thảm. Như trong Tử Vi cũng vậy, sao Văn Khúc chỉ nghệ thuật là thuộc cái đẹp, mà ta đưa 1 cái xấu vào, đưa Hóa Kỵ vào đứng chung thì bức tranh không ra gì hết. Thì ta cũng không thể nào nói là "anh vẽ đẹp" được. Tương tự như vậy 2 cô gái 1 cô đẹp hơn, 1 cô không đẹp bằng, thì ta cũng ko thể nói là 2 cô đẹp giống nhau, hoặc 2 cô này khác biệt.

Như vậy cách tốt nhất là ta phải loại bỏ cái "đẹp hơn", "không đẹp bằng" đi. Và ta chỉ giữ lại "đẹp" và "chưa đẹp", kết hợp với sự khác biệt. Như 1 cô gái đẹp, 1 cô khuyết tật thì cô khuyết tật sẽ luôn hiểu là mình "chưa đẹp" chứ ko bao giờ bị hiểu là "xấu" nên ko thấy mặc cảm, bởi vì cứ người nào mà không đẹp so với cái đẹp của con người thì đều gọi là "chưa đẹp" thì sẽ nhẹ hơn rất nhiều so với "xấu". Thì sẽ có rất nhiều người sẽ được gọi là "chưa đẹp" xếp chung với nhau, và cả người khuyết tật xếp chung thì sẽ ko còn ai bị chê cả. Chỉ là "chưa đẹp" mà thôi. Cũng có nghĩa là người khuyết tật nếu về già khuôn mặt họ không thay đổi, vẫn biến dạng, vẫn xấu thì họ vẫn luôn hiểu rằng xã hội gọi họ là "chưa đẹp" chứ ko có sự chê bai, coi thường. Cũng có nghĩa là những người được gọi là "chưa đẹp" sau này sẽ có gì đó "đẹp" nếu biết tạo ra sự khác biệt, hoặc trở lên "đẹp" kiểu ĐẠO ĐỨC. Ví dụ như 1 người ta thấy lúc trẻ trông mặt họ xấu, nhưng vì họ sống tốt, nên về già họ lại trở lên đẹp, mà có thiện nữa. Còn 1 người thì trông quá đẹp, nhưng mà sống ác, khó tính, khó ưa, chê bai,...nên về già trông mặt họ trở nên ích kỷ, xấu đi. Thì như vậy, cứ "đẹp" và "chưa đẹp" sẽ không đề cao người đẹp nhiều mà cũng chẳng chê bai người xấu, không có "đẹp hơn", "đẹp lắm", "quá đẹp", "đẹp kinh khủng", "rất đẹp", "xấu", "quá xấu", "xấu lắm", "xấu kinh khủng" gì hết. Mà chỉ có "đẹp" và "chưa đẹp".

Như 2 người vẽ 1 bức tranh, thì 1 người vẽ đẹp, 1 người kia vẽ xấu thì ta nói là "chưa đẹp" , và ta bảo họ tạo ra sự khác biệt trên bức tranh của họ là ổn. Như Picatso vẽ tranh trừu tượng cũng vậy. Rõ ràng trông không giống thật, trông lung tung khó hiểu trừu tượng, vậy mà lại được nhiều người hâm mộ. Thì ta phải hiểu là "chưa đẹp" + sự khác biệt (hoặc dị biệt) ==> tạo ra sự trừu tượng. Và ta tôn trọng sự khác biệt, sự dị biệt để tạo ra 1 cái văn hóa mới, gọi là "văn hóa ngoài hành tinh" không chê bai, mà biến nó thành khác biệt, dị biệt.

Nhưng với điều kiện khác biệt, dị biệt phải không trái với Nhân Quả. Không đưa những cái ác, cái mê tín làm người ta lơ mơ, cái trái với giới luật vào cuộc sống và cho nó như nghệ thuật được.
Đầu trang

pkhai
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 989
Tham gia: 16:57, 21/06/14
Đến từ: Hà Nam

Re: Cần loại bỏ , thay thế 1 số từ trong từ điển tiếng việt để loại bỏ sự đố kỵ, hơn thua

Gửi bài gửi bởi pkhai »

Ta thêm 1 cách dùng từ nữa là "cũng đẹp" để không đề cao những người làm nghệ thuật nếu sự thật họ làm chưa đến mức đẹp.

Như vậy :

Với người làm nghệ thuật mà làm đẹp thì ta nhận xét họ : đẹp, hoặc cũng đẹp chứ ko dùng từ "lắm", "quá", "rất",...không quá đề cao họ.

Với người có sắc đẹp thì ta nhận xét họ "đẹp" hoặc "cũng đẹp", và "chưa đẹp" dành cho người "chưa đẹp" nhưng khuyên họ nên khác biệt. Để nếu 1 người phụ nữ mà khi họ về già, thì họ sẽ ko nghĩ "mình không còn đẹp nữa", họ sẽ ko mặc cảm là "hương sắc đã tàn phai" nghe đầy bi quan. Mà họ sẽ nghĩ là "chưa đẹp", hoặc họ tự tạo khác biệt cho họ. Như ở phương Tây ta thấy nhiều người phụ nữ 70-80 họ vẫn đầy yêu thương như thường. Trong khi người VN thì 60-80 đều cho mình là bà già khó tính :)

Còn với người làm nghệ thuật không đẹp, thậm chí rất xấu thì ta nói họ là : chưa đẹp, hoặc chưa đẹp nhưng khuyên họ làm khác biệt, hoặc nếu chưa đẹp nhưng mà lại trừu tượng thì ta nói họ là trừu tượng - kỳ lạ - độc đáo chứ ko có cái gì là "xấu" cả.
Đầu trang

pkhai
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 989
Tham gia: 16:57, 21/06/14
Đến từ: Hà Nam

Re: Cần loại bỏ , thay thế 1 số từ trong từ điển tiếng việt để loại bỏ sự đố kỵ, hơn thua

Gửi bài gửi bởi pkhai »

Những điều trên là dành cho những người yếu đuối, thấp kém nhất trong xã hội, và để loại bỏ những sự đố kỵ, hơn thua nói chung. Như vậy với những người ác, người làm trái với Nhân Quả mà người ta nói nhiều lần không chịu sửa sai, vẫn vi phạm thì ta sẽ làm gì ?

Ta sẽ nói :

anh đã làm việc chưa chuẩn hoặc chưa đúng , kết hợp thêm 1 vế nữa : và gây hậu quả nghiêm trọng, gây sai phạm nghiêm trọng và làm khác biệt với Nhân Quả, anh phải chịu hình phạt xứng đáng. Chỉ đơn giản thế thôi. Chứ không phải nguyên cả bài này là kể cả với người ác, người xấu là họ làm gì sai ta cũng cứ chỉ nói là "chưa chuẩn" chỉ để tránh hơn thua rồi xong chuyện.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Hoa @nh Dao
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 59
Tham gia: 00:34, 09/01/14

Re: Cần loại bỏ , thay thế 1 số từ trong từ điển tiếng việt để loại bỏ sự đố kỵ, hơn thua

Gửi bài gửi bởi Hoa @nh Dao »

Các ông định làm giảm sự phong phú của tiếng Việt à. Ngôn từ sinh ra để truyền đi thông điệp, cảm xúc. Cảm xúc, nội tâm mới là cốt lõi. Sửa thì sửa cốt lõi chứ đừng sửa trên bề mặt
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Hoa @nh Dao
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 59
Tham gia: 00:34, 09/01/14

Re: Cần loại bỏ , thay thế 1 số từ trong từ điển tiếng việt để loại bỏ sự đố kỵ, hơn thua

Gửi bài gửi bởi Hoa @nh Dao »

Tiền có thể làm người ta đánh nhau giết nhau >> tại sao không bỏ bỏ tiền đi ?. Tiền chỉ là công cụ trao đổi về vật chất. Công cụ thì không bao giờ có lỗi
Đầu trang

pkhai
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 989
Tham gia: 16:57, 21/06/14
Đến từ: Hà Nam

Re: Cần loại bỏ , thay thế 1 số từ trong từ điển tiếng việt để loại bỏ sự đố kỵ, hơn thua

Gửi bài gửi bởi pkhai »

Hoa @nh Dao đã viết:Các ông định làm giảm sự phong phú của tiếng Việt à. Ngôn từ sinh ra để truyền đi thông điệp, cảm xúc. Cảm xúc, nội tâm mới là cốt lõi. Sửa thì sửa cốt lõi chứ đừng sửa trên bề mặt
Nghệ thuật nó là thuộc về cảm xúc, tâm hồn, cả lời nói, hành động, cả hình thức chứ nó không chỉ bao gồm bức tranh, hay bề ngoài. Nếu lời nói mà không đẹp thì cái xã hội này vẫn chưa tốt đẹp.

Cái bức tranh nó đẹp, vì nó mang tính nghệ thuật. Nếu hồi bé mà bạn chỉ tiếp xúc với cái xấu, với bức tranh xấu, với cái người mặt xấu, với lời nói xấu, với hành động xấu thì lớn lên bạn sẽ không có suy nghĩ kiểu hình ảnh, vì bạn chả thấy cuộc đời này có gì ấn tượng cả. Cũng như lúc bé bạn sinh ra đầu óc bộ não bạn trống rỗng thì bạn làm sao mà phân biệt được cái gì đẹp, cái gì xấu. Bạn chỉ tiếp nhận từ môi trường xung quanh, và bạn trông thấy cái phong cảnh thì bạn thích thú, tâm hồn bạn nó rộng mở. Nhưng sau này bạn lại nhìn thấy 1 cái phong cảnh khác tồi tàn hơn, đầy rác thải, lá héo, cây trụi,...thì bạn lại không thấy ấn tượng gì nhiều. Bắt đầu bạn biết phân biệt thế nào là đẹp, là xấu, rồi nghe người xung quanh nói từ "đẹp", từ "xấu" là bạn học theo, bạn sử dụng. Rồi bạn nghe nhạc Tuấn Vũ thì bạn cảm thấy là tràn đầy cảm xúc, đầy tình yêu thương. Nhưng lớn lên dần thì bạn đi nghe nhạc của Lệ Rơi thì bạn thấy quái dị, chả có tình cảm gì, thấy lúc thì nó giựt giựt, lúc thì hét lên. Nhạc của Tuấn Vũ thì mang giọng hát của chim phượng hoàng nghe nó rất êm ái, và đầy tình yêu thương. Rõ ràng là theo vật lý là nó mang cái tần số, hay là cái âm thanh mang cái tính mượt mà gì đó thì mới làm cho con người có cảm xúc như vậy. Ta thử cho Tuấn Vũ mà hát chung với Lệ Rơi trên sân khấu sẽ thấy, rất nhiều người trong đám khán giả, sẽ có người lúc bé chỉ tiếp xúc với cái xấu, với bức tranh xấu, với rác thải, với người hình thức xấu, nhưng tại sao khi họ nghe Tuấn Vũ hát thì họ xúc động họ cảm thấy được đồng cảm, nhưng nghe Lệ Rơi hát thì chẳng có cảm xúc gì cả.

Còn nếu bạn nói là cứ để phong phú tiếng việt, thế thì cái từ xấu, rất xấu,...được dùng 1 cách tự do, và như thế ngôn ngữ xấu thì sẽ được sử dụng để chỉ trích những người khuyết tật khuôn mặt bởi những người hay la cà tán dóc, bởi những người đẹp thiếu ý thức. Mà ở đời người ta có xu hướng bắt chước của nhau, ví dụ như 1 diễn giả mà nói từ "xấu", nói người này người kia "xấu" thì cái người khuyết tật khuôn mặt người ta nghe người ta sẽ mặc cảm vẻ mặt của họ. Rồi trong quá khứ có những hiện tượng mê tín, cúng bái cho rằng có ma, có quỷ. Thế rồi người thời nay thấy người gương mặt khuyết tật thì lại đi gán ghép và lấy ra cái từ "ma", "quỷ" để chê bai dành cho người khuyết tật "khiếp, xấu như quỷ". Mà đâu phải người đời chỉ có nói thôi, rất nhiều người họ chê bằng mồm, và còn không cả gặp những người khuyết tật, không cả lấy, không cả yêu họ nữa, chứ ko phải là chỉ có chê bằng lời nói.

Đừng bao giờ nghĩ rằng ngôn ngữ chỉ là hình thức, có người nói ra và làm đều y như thế. Cho nên trong Tử Vi mới có Mệnh/Thân đồng cung là như vậy. Chứ nếu mà chỉ là nói mồm, chỉ chê bằng mồm thì chả ai để ý làm gì. Liệu bạn trông 1 người gương mặt khuyết tật, thì bạn có lấy người ta không, hay bạn chỉ đơn giản là chê bằng mồm kiểu hình thức ?

Ngoài ra nếu mà bạn đang chê ai đó, thì trong đầu bạn sẽ nghĩ "thằng này nó dốt" thì nó khác hẳn với "anh này chưa hiểu". Thì sớm muộn gì sẽ có ngày nảy sinh bạo lực, vì lời nói mà thôi. Bạn nghĩ thế nào thì sớm muộn gì bạn sẽ nói ra như thế. Những từ ngữ kiểu "xấu", "xấu hơn", "rất xấu", "đẹp hơn", "quá đẹp",... là để chỉ mức độ mà người xưa họ phát minh ra để sử dụng trong cuộc sống. Còn nếu mà trong đầu bạn luôn luôn chỉ tồn tại những ngôn ngữ kiểu "anh này chưa hiểu", thì bạn nói ra nó mang tính xây dựng, phát triển, rồi giải thích "vì thế này thế kia". Nó khác với "mày dốt, vì thế này thế kia". Mà tất nhiên xây dựng, phát triển thật, chứ ko phải là kiểu nịnh bợ chỉ để làm vừa lòng ai đó.

Tương tự 1 bức tranh mà 1 họa sỹ vẽ, khác với 1 người thường vẽ. 1 bức tranh mà nếu 2 họa sỹ khác nhau vẽ khác nhau, thì mỗi người có 1 sự khác biệt. Còn 1 người họa sỹ vẽ thì đẹp, giống y sì như thật, có nét đứt nét mờ, có nét chì , làm người xem tưởng tượng như là đồ thật bên ngoài. Nhưng 1 người thường đi ra vẽ, chỉ là vẽ thôi, cũng ko có hoa tay gì hết, ko có khác biệt gì hết, cũng chẳng phải trừu tượng như picatso. Thì trông không như 1 đồ vật, mà chỉ là vẽ thôi. Thì ta cũng không thể nào mà nói họa sỹ và người thường kia vẽ đẹp như nhau, hoặc mỗi người 1 vẻ. Mà chỉ nói "đẹp" và "chưa đẹp", không phải vì để làm người thường kia hài lòng, mà vì để tránh họ sử dụng cái từ "xấu", "xấu thế" đem đi sử dụng để chê người khuyết tật. Tương tự, một bức tường đang đẹp, đang sạch sẽ, sơn trắng tinh thì có người ra quết lên 1 vết đen sì, quết lên 1 lọ mực. Thì chắc chắn là người ta sẽ bực tức người ta nói bạn "cái bức tường của tôi đang đẹp như thế này, mà anh đi anh quết lên tường", rồi bạn bực tức cự cãi. Cho nên bạn không thể cho là cái tường của bạn nó vẫn đang đẹp, cái tâm bạn nó thay đổi ngay, nên bạn chỉ có cách là quét sơn lại, hoặc để lại cái xấu nhưng sáng tạo thêm, vẽ thêm vào cho nó thành khác biệt đi thành Thanh Long Hóa Kỵ chẳng hạn. Cũng có nghĩa là bạn đi ra ngoài đời mà bạn cứ toàn khen người này người kia đẹp, người này người kia đều tốt, rồi về nhà thấy bức tường đen đúa bẩn thỉu thì bạn lại nói là nó vẫn đẹp được. Cho nên với nghệ thuật thì hình thức vẫn quan trọng, đó là tại sao nhiều người lại thích phong cảnh Châu Âu, cảnh rừng phong khi mùa thu, cây thông.

Cho nên ngôn ngữ là cái quan trọng, không thể dùng bừa bãi được vì nó gây ra nhiều hệ lụy độc ác trong cuộc sống. Nếu ngôn ngữ mà lược hết cái xấu đi, thì cuộc đời này sẽ đẹp. Ngôn ngữ mà bạn nói ra lâu dần nó cũng thể hiện bạn hành động như thế nào, vì nó cũng mang tính ám thị nên không thể nói là nó chỉ mang tính hình thức. Ví dụ bạn cứ quanh năm suốt tháng nói rằng "tôi khác biệt", rồi bạn ám thị nó vào đầu thì bạn sẽ khác biệt.

Và bài viết này ý là khi ta nói gì thì ta phải nhắm thẳng vào những người yếu đuối nhất, người khuyết tật để ta làm cho họ sống ở đời thấy muốn sống. Tất nhiên họ không cần khen, nhưng họ chỉ cần bình thường như mọi người. Chắc chắn từng có những người khuyết tật vì bị chê nhiều mà tự tử là như vậy. Chứ không phải là bài viết này muốn nói là làm thế nào để cư xử cho khéo léo với tất cả mọi người.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Hoa @nh Dao
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 59
Tham gia: 00:34, 09/01/14

Re: Cần loại bỏ , thay thế 1 số từ trong từ điển tiếng việt để loại bỏ sự đố kỵ, hơn thua

Gửi bài gửi bởi Hoa @nh Dao »

Nếu đơn giản sửa cái bề nổi ấy thì cả nghìn năm nay người ta đã sửa và thế giới đã tốt đẹp như .................. tưởng tượng rồi. Nhưng mà căn bản là nó không thể như thế được nên các tôn giáo đã ra đời. Người ta không dùng ngôn ngữ xấu người ta sẽ sử dụng hình ảnh xấu, hành động xấu, vân vân và vân vân. Cốt lõi không đổi mà đổi mỗi cái bề nổi thì chỉ là con dã tràng se cát biển đông mà thôi.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Trà chanh - Chém gió”