Sáu đường luân hồi

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
Trả lời bài viết
Thiên Mã Cô Hành
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 237
Tham gia: 14:29, 08/06/10

Sáu đường luân hồi

Gửi bài gửi bởi Thiên Mã Cô Hành »

Xin một ít đất nơi đây để hướng người về với chữ "Thiện". Sáu đường luân hồi và những điển tích.
Sáu đường luân hồi gồm:
- Đường Địa Ngục
- Nẻo Quỷ thần
- Nẻo súc sinh
- Đường Người
- Đường A-tu-la
- Đường Trời
--------------------------------

1-Đường Địa Ngục:
Những người lúc sinh thời đã gây ra những hành động cực kỳ tàn ác về THÂN, KHẨU, Ý cho nên chúng phải sinh vào nơi đó

ĐƯỜNG ĐỊA NGỤC (Địa ngục đạo)
Địa ngục, tiếng Hồ gọi là Nê Lê, tiếng Phạn gọi là Nại-lạc-ca. “Nại-lạc” có nghĩa là người. “Ca” có nghĩa là ác. Người ác sinh ra ở nơi đó cho nên gọi nơi đó là Nại-lạc-ca. (có chỗ dịch là Bất khả lạc, hoặc dịch là Khổ cụ, hoặc dịch là Khổ khí). Do những con người ác đó lúc sinh thời đã gây ra những hành động cực kỳ tàn ác về thân, khẩu, ý cho nên chúng phải sinh vào nơi đó và tiếp tục ở nơi đó. Bởi vậy mới gọi là Nại-lạc-ca.
Địa ngục tức là theo nghĩa mà đặt ra tên gọi, có nghĩa là ngục ở dưới đất. Thêm nữa, ngục có nghĩa là giam hãm, ý nói bắt bớ giam hãm tội nhân. Cho nên gọi là địa ngục.
Bà Sa Luận viết rằng: Gọi chúng là tội nhân tức là những kẻ bị bọn ngục tốt A-Bàng giam giữ khống chế không được tự do tự tại. Song đường này có nhiều chốn, hoặc ở dưới đất, hoặc ở trên mặt đất, hoặc ở trong không trung cho nên bản tiếng Phạn không gọi địa ngục, mà gọi là Nại-lạc-ca. Luận đó còn nói rằng: Dưới địa ngục và Độc địa ngục hoặc ở trong hang trên núi, hoặc ở nơi đồng ruộng, trong không trung, hoặc ở trong miếu thờ bên bờ biển. Các châu khác chỉ có Biển địa ngục, Độc địa ngục, không có Đại địa ngục.
Tuy có nhiều kiểu địa ngục như vậy nhưng căn cứ vào Tam pháp độ luận thì tổng cộng có ba nhiếp, một Nhiệt, hai Hàn, ba Biên.


  1. Một là Nhiệt ngục có tám, ….
  2. Hai là Hàn ngục có tám, ….
  3. Ba là Biên ngục, có ba: Một là Sơn gian ngục (ngục trong núi), hai là ngục Thủy gian (ngục trong nước), ba là Khoáng dã ngục (ngục giữa đồng); phải thụ báo vì các nghiệp đặc biệt đó phải chịu cả nóng lẫn lạnh.
(Hoằng Tán đại sư, Lục đạo tập, tr 372, Nxb Tôn giáo 2000)
(Còn nữa)
Được cảm ơn bởi: Ncarter, cloudstrife
Đầu trang

Thiên Mã Cô Hành
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 237
Tham gia: 14:29, 08/06/10

TL: Sáu đường luân hồi

Gửi bài gửi bởi Thiên Mã Cô Hành »

2-Nẻo quỷ thần (Quỷ thần đạo)

Hỏi: Thế nào gọi là nẻo quỷ? Đáp: Vì bọn đó có những hành động tàn ác vô cùng tham lam bỉ ổi về các mặt thân, khẩu, ý, phải đến nơi đó, sinh ở nẻo đó, cho nên bị nghiệp báo phải đói khát, trải qua trăm ngàn vạn năm chẳng nghe thấy tiếng nước, nói chi là chuyện được ăn được uống. Bởi vậy gọi là nẻo quỷ. Hơn nữa vì chúng còn ấp ủ hy vọng cho nên gọi là Quỷ, ý nói trong sáu đường, bọn chúng còn đặt hy vọng vào con người để được ăn uống. Thêm nữa quỷ còn có nghĩa là úy (tức sợ hãi), vì chúng yếu hèn hay sợ hãi.

Hỏi: Thế chúng ở đâu? Đáp: Hoặc chúng ở dưới địa ngục, ở trên núi, dưới biển, ở nơi đồng không mông quạnh, ở trong miếu, ở xóm, làng, ngõ, phố trong dân gian, ở nhà xí, ở hoa quả rễ cội của cây cối, ở cây thuốc. Tóm lại ở đâu cũng có, chỉ có điều là con người không trông thấy mà thôi. Dù con người có đi vào trong cung thất của chúng thì các cung thất đó cũng không bị sụp đổ, cũng như quỷ đi qua tường vách của con người, mà tường vách đó vẫn không bị xuyên thủng, bị hư hại vậy.

Thần có nghĩa là năng lực. Kẻ có năng lực lớn thì có thể dời non, lấp biển. Kẻ có năng lực nhỏ thì có thể ẩn hiện biến hóa. Thêm nữa nếu là lũ vô phúc, ti tiện mà quấy đảo thì gọi là quỷ. Hơn nữa bọn chúng lại chia thành giàu nghèo sang hèn, đủ thứ khác nhau, chẳng phải nhất loạt như nhau, như ở các dẫn chứng phía sau.

Xưa lúc tôi mới trụ trì ở núi Đỉnh Hồ, năm trước ở Dịch thôn dưới chân núi có một người lên núi đốn củi cách trước am không xa, chỗ đó thảy đều là lau lách. Lúc người đó vừa mới giơ dao chặt một cây thì bỗng có tiếng vang như sấm động. Anh ta hoảng quá ngã lăn ra đất xin Thần tha tội. Tiếng vang đó bèn bay lên trời, rồi dần dần mất hẳn. Qua đó mới biết rằng cỏ cây dù to dù nhỏ thảy đều có quỷ thần nương náu, không thể chặt đốn một cách khinh suất mà tự chuốc lấy tội vạ. Cho nên Phật cấm các Tỷ-khiêu không được hủy hoại mọi thứ cây cỏ. Nếu như vì Tam bảo cần dùng đến, thì phải cúng dưới gốc cây, tụng kinh kệ của Phật ca ngợi cái phúc của sự bố thí, chờ đến đêm khuya, không có tướng khác, đến ngày hôm sau mới sai người chặt….

(Hoằng Tán đại sư, Lục đạo tập, T.T Thích Viên Thành và Gs Trương Đình Nguyên dịch, Nxb Tôn giáo 2000, tr.216)

"Lại nữa, có mười nghiệp hay khiến chúng sinh bị quả báo ngạ quỷ. Những gì là mười?

Một là thân làm nghiệp ác nhẹ, hai là miệng nói nghiệp ác nhẹ, ba là ý nghĩa nghiệp ác nhẹ, bốn là khởi nhiều lòng tham, năm là khởi tham việc ác, sáu là tật đố, bảy là tà kiến, tám là keo kiệt luyến tiếc tài sản ngay đó liền chết, chín là do bệnh khổ đói khát mà chết, mười là bức não khô khát mà chết. Do mười nghiệp trên bị quả báo ngạ quỷ".
(Kinh Nghiệp báo sai biệt, T.T Thích Đức Thắng dịch, Nxb Tôn giáo 2006)
(Còn nữa)
Được cảm ơn bởi: Ncarter, cloudstrife
Đầu trang

Thiên Mã Cô Hành
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 237
Tham gia: 14:29, 08/06/10

TL: Sáu đường luân hồi

Gửi bài gửi bởi Thiên Mã Cô Hành »

3-Nẻo súc sinh
Súc sinh tiếng Phạn là Đế-ly-da-cù-du-ni. Từ này có nghĩa là bàng hành (đi ngang) còn gọi là bàng sinh (sinh ngang). Do chúng hình ngang, nên đi cũng ngang. Vì quả báo của chúng là “bàng” cho nên gọi chúng là bàng sinh. Chúng đều cõng Trời mà đi. Do trước kia chúng tạo mười hạnh ác. Tăng thượng ngu si về thân, ngữ, ý, đến đâu sinh đó, bẩm tính ngu độn, không thể tự lập, bị người nuôi dưỡng cho nên gọi là súc sinh. Song vì chúng thuộc đủ các loại: sinh từ bào thai, sinh từ trong trứng, sinh từ ẩm thấp, biến hóa mà sinh, hoặc đi trên bộ, hoặc đi trên không, hoặc đi dưới nước, đầy rẫy thế gian, núi đồng đầm ao; Dục sắc giới thiên, Tu-la, Địa ngục, Quỷ thú đâu cũng có chúng cho nên gọi là bàng sinh vì loại không được chăn nuôi nhiều hơn. Kinh Lâu Thán nói: Súc sinh có 3 loại: một là cá, hai là chim, ba là thú. Trong ba loại đó, thảy đều vô lượng; Kinh Chính Pháp Niệm nói (súc sinh) chủng loại khác nhau có đến bốn mươi ức. Lại (chia thành nhiều loại nhỏ) có các loài trườn, bay, bò, lết, côn trùng bé nhỏ, chẳng có thể dùng số mà biết được. Tất cả đều gọi là bàng sinh. Hình dáng của chúng to nhỏ khác nhau, ăn uống cũng khác mà lớn nhất trong loài chim chẳng qua là kim xí, đại bàng, đầu đuôi cách nhau tám ngàn do tuần, cao thấp cũng thế, hai cánh mỗi cánh dài bốn ngàn do tuần lấy rồng làm thức ăn. Trang chu nói: Lưng chim đại bàng không biết đến mấy ngàn dặm khi chúng định bay thì phải đập nước ba ngàn dặm, cánh như mây rủ từ trên trời xuống như một cơn lốc bay vút lên trên cách mặt đất chín vạn dặm mới có thể đi được. Muốn từ biển Bắc bay tới biển Nam phải bay một mạch suốt trong sáu tháng không nghỉ giữa đường. Căn cứ vào đó mà xét thì đây cũng chỉ là loại chim xí nhỏ. Lớn nhất trong loài thú chẳng qua là rồng….

Còn loại súc sinh nhỏ nhất thì hình thể còn nhỏ hơn mảy bụi, chẳng thể nhìn thấy bằng mắt thường được. Cho nên Phật không cho dùng thiên nhãn để nhìn nước mà chỉ dùng mắt thịt mà nhìn nước nếu không có trùng thì được uống, được sử dụng.

(Lục đạo tập, tr 333-335)

"Lại nữa, có mười nghiệp hay khiến chúng sinh bị quả báo súc sinh. Những gì là mười?

Một là thân làm điều ác bậc trung, hai là miệng nói điều ác bậc trung, ba là ý nghĩa nghiệp ác bậc trung, bốn là từ phiền não tham lam khởi ác nghiệp, năm là từ phiền não sân hận khởi ác nghiệp, sáu là từ phiền não si mê khởi ác nghiệp, bảy là chửi mắng chúng sinh, tám là não hại chúng sinh, chín là bố thí vật không thanh tịnh (dâm nữ, thuốc độc, vũ khí giết người...), mười là phạm giới tà dâm. Do mười nghiệp trên khiến chúng sinh bị quả báo súc sinh".

(Kinh Nghiệp báo sai biệt, T.T Thích Đức Thắng dịch, Nxb Tôn giáo 2006)

Điển tích:
Quả báo vì ngu ngốc oán giận song thân :
(Giải thoát khỏi tư tưởng ngu ngốc oán giận song thân).
Nam Đường:Cảnh Thang( Lục đạo tập .tr.194)
Đàm Cảnh Thang tức ẩn sĩ Đàm Cảnh Thang đầu thời Nam Đường, là bạn của Trần Đoàn, viết bộ sách hoá thư 100 thiên, giao cho Tống Tề Khai viết lời tựa. Thiên 66 sách này chép rằng:

"Tử đồng Đế quân nói rằng: Ta bị nghiệp báo, phải làm con Rồng ở đầm Cùng Trì, bị giam dưới làn nước tù, mấy năm liền bị hạn hán, nước cạn thành bùn, thân ta to lớn, chẳng còn hang hốc nào để chung thân, nắng chói ở trên, trong ngoài nóng bức, các vẩy trên mình đều sinh giòi bọ, cắn đốt rất khổ. Một hôm sớm mát, trời bỗng dưng sáng, có mây ngũ sắc bay qua trên không, trong có một vị hình tướng đẹp đẽ, tóc vàng xoăn tít trên đầu, thân ánh sắc vàng, mặt tựa trăng trong, sơn thần hà bá muôn vạn chúng sinh đều cùng rập đầu vái lễ, ca ngợi cùng vui tiếng vang trời đất, hương trời nghi ngút, khắp chốn thêm tươi. Ta bèn ngẩng đầu kêu cầu thảm thiết. xin Ngài rủ lòng xót thương cứu độ cho. Vạn linh Chư thánh đều bảo ta rằng: "Đó là Tây phương đại thánh Chính giác Thế Tôn Thích Ca Văn Phật. Nay vì giáo pháp lưu hành ở bên Đông thổ nên theo giáo - hoá thân sẽ đi đến Trung Quốc. Ông đã được gặp Ngài, nghiệp xưa có thể được giải thoát !". Ta bèn đích thân nhảy vọt vào trong ánh Thiên quang, trình bày hết mọi lẽ báo ứng trước kia. Đức Thế Tôn bèn bảo ta rằng: "Lành thay ! Đế tử ! Trước đây ông đã hiếu trung với nước, lại biết thương đời, có bụng độ trì, nhưng nhân quả chưa hết, thù địch tranh giành vì tướng nhân ngã cho nên nảy ra tư tưởng tàn nhẫn mà giận lây đến ngoại vật, nghiệp trái phải trả. Nay ông lại tự hối muốn cầu được giải thoát. Vậy bây giờ ông còn có ý nghĩa oán giận song thân và còn có những tư tưởng ngu ngốc nữa hay không?". Ta được nghe những lời chí lý, tâm địa tự nhiên bùng sáng, mọi túc nghiệp trong ngoài đều hết, như trụ trong chốn hư không. Quay lại nhìn bản thân mình, theo thiện niệm đã biến mất và lại trở thành thân nam tử, và được Quán đỉnh trí. Đó chính là do ta quy y nên mới được như thế!".

Nguyên chú: I. Truyện này có xuất xứ từ Miếu ký, miếu thờ Tử đồng Đế quân ở đất Thục.

2. Tử đồng Đế quân thấy Phật sắc vàng hoan hỉ, cho nên tự cảm thấy tướng tốt; được Quán đỉnh trí, nên được thông tuệ và trở thành Thánh Văn Xương (tức Văn Xương Đế Quân - ND).
(Còn tiếp)
Được cảm ơn bởi: Ncarter, suối trong veo, cloudstrife
Đầu trang

suối trong veo
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 10
Tham gia: 14:29, 14/09/10

TL: Sáu đường luân hồi

Gửi bài gửi bởi suối trong veo »

Tiếp tục các nẻo còn lại đi bạn :)
Đầu trang

Thiên Mã Cô Hành
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 237
Tham gia: 14:29, 08/06/10

TL: Sáu đường luân hồi

Gửi bài gửi bởi Thiên Mã Cô Hành »

4- Đường người
Người là nhân tức nhẫn vậy, bởi vì muốn nói rằng về tình cảm có thể an nhẫn được với các cảnh thuận nghịch ở thế gian...

Đường người (Nhân Đạo)

Tiếng Phạn là Na-la-ma-nạp có nghĩa là người. Mà người là nhân tức nhẫn vậy, bởi vì muốn nói rằng về tình cảm có thể an nhẫn được đối với mọi cảnh thuận nghịch của thế gian. Lập Thế luận nói rằng: vì sao gọi là Đường người (nhân đạo)? vì có tám nghĩa: một là thông minh, hai là vi thắng, ba ý vi tế, bốn là chính giác, năm là trí tuệ tăng thượng, sáu là biết phân biệt thực hư, bảy là thánh đạo chính khí, tám là do nghiệp thông tuệ mà sinh ra. Lại do trung phẩm tăng trưởng tạo tác trước kia mà diệu hạnh thân, ý, đưa tới con đường đó, sinh ở đường đó. Khiến sự sống trong con đường đó liên tục cho nên gọi là nẻo người (Nhân thú: tức là loài người - ND). Lại hay kiêu mạn nên gọi là người. Trong năm nẻo (tức là năm loài) thứ kiêu mạn nhiều không gì bằng con người. Lại biết khiến cho tâm ý tịch tĩnh,không gì bằng người. Song thân người khó có thể có được, chính pháp không dễ gì được nghe. Nay đã được thân người rồi, lại còn nghe chính pháp. Nếu không nghe chính pháp thì sẽ bị trói buộc vào kiến giải thế gian, làm sao có thể biết được sự luân hồi của sáu nẻo, ba đời để rồi tu cái nhân: Nhân, Thiên, tạo ra con đường Niết bàn. hơn nữa thời gian thấm thoát như bóng ngực trắng vụt qua trước khe cửa, không lo tu cho sớm thì còn đợi tới lúc nào? Chỉ qua một hơi thở tức là đã sang đời khác, làm sao mà xác định được là sẽ sinh ở phương nào? Nhân thiện chưa gây ra thì quả ác sẽ rành rành. Một khi mất thân người thì chẳng còn bàn được tới kiếp số. Cho nên kinh Phó pháp tạng nói: Thân người không bền, thối rữa mảnh dẻ giống như đám bọt nước họp lại, có thể biến diệt trong chốc lát. Tới kỳ vô thường ai mà còn mãi được. hơi thở ở miệng không ra thì sẽ thâm tím trương phềnh thối rữa, tóc lông, răng móng bừa bãi trên đất. Cho nên mới biết thân người chỉ là khổ, chỉ là vô thường, lại còn có đủ mọi thứ bất bình đẳng như người ngu, kẻ sáng, người nghèo kẻ giầu, người sang kẻ hèn thảy đều do dự khác biệt về nghiệp thiện, nghiệp ác được tạo ra từ kiếp trước. cho nên quả báo khác nhau và nơi ăn chốn ở của mỗi người mỗi khác. Đó là có bốn châu lớn, cùng tám châu vừa và các châu nhỏ, có đường lối ranh giới được phân chia song đều không tránh khỏi ba mối tai hoạ, tám đường khổ sở. Bậc trí giả thấy thế, lẽ ra phải phát ngán, mong sao chóng được giải thoát.

Bởi lẽ xét từ cái thủa ban đầu lúc thế giới này mới thành, mặt đất chỉ là một biển nước bị gió kích động mà hoà hợp thành một loại giống như sữa chín. Sau khi lạnh rồi thì ngưng kết lại mà sinh ra. Trên mặt nước biển cũng lại như vậy, trên có vị đất thảy đều có đủ sắc, hương, mỹ vị. Lúc bấy giờ chư Thiên Quang Âm ở Sắc giới hoặc có vị hết phúc mà đến thác sinh ở chốn này. Các vị đó tính tình phần nhiều bộp chộp, bèn lấy ngón tay quệt nếm thử vị đất ở đây, cứ như vậy ba lần (bảy lượt) liền tìm được vị ngon ngọt, thế rồi ăn mãi mà dần dần trở nên to béo, để mất đi tính chất quang minh thần túc diệu sắc của Trời, trở nên cực kỳ tối tăm u mê. Sau đó có trận hắc phong thổi vào nước biển đó làm nổi lên đôi vầng nhật nguyệt. Đất ở cạnh núi Tu Di, rồi đưa mặt trời vào quỹ đạo, quanh núi Tu Di, chiếu cho bốn bên thiên hạ. Bấy giờ loài người thấy mặt trời mọc ra thì mừng, thấy lặn đi thì sợ. Từ đó về sau, ban ngày ban đêm, ngày hối ngày sóc, xuân thu đắp đổi, năm tháng xoay vần, năm tháng cũ hết lại sang thời mới. Lúc kiếp mới thành chư Thiên xuống dưới (hạ giới) làm người đều là hoá sinh, thân quang tụ lại, thần túc phi hành, không có sự phân chia nam nữ tôn ti, mọi chúng cùng sinh ở đời, cho nên gọi là chúng sinh. Kẻ ăn nhiều vị đất thì nhan sắc thô xấu tiền tuỵ, người ăn ít thì sáng sủa mượt mà, cho nên mới sinh ra sự hơn kém. Do nhân duyên hơn kém, bèn sinh đều ảo não. Thế rồi lại sinh ra vỏ đất (địa bì - ND) dáng như tấm bánh mỏng. Vỏ đất lại bị huỷ diệt và lại sinh ra da đất (địa phu). Vì da đất bị huỷ diệt nên lại sinh ra màu đất tự nhiên (tự nhiên địa phì). Màu đất chẳng sinh thì lại sinh ra hai cành nho vị cũng ngon ngọt. Càng ăn uống nhiều thì càng sinh ra đú đởn. Nho chẳng sinh nữa thì lại sinh ra gạo tẻ, không trồng mà lúa lại sinh đến đấy, rồi tối sớm tối khác lúa gạo lại chín. Dẫu cứ lấy mãi cũng không thay đổi. Lấy đó mà ăn, trường thọ mà trụ. Lúc bấy giờ các loài hữu tình do dùng món ăn đoàn thực, cặn bã đọng lại trong người, vì muốn loại bỏ đi, nên thành ra hai đường và cuối cùng sinh ra nam căn, nữ căn. Thế rồi sinh ra nhiễm trược, cho nên mới thân cận nhau, nhân đó mới gây ra những điều phi pháp. Các chúng sinh nhìn thấy chuyện này bèn đua nhau ruồng bỏ như quét dọn đất đá không thèm ở chung với họ, đuổi họ ra khỏi đám đông. Xưa coi phân như đất nên liệng bỏ, thì cũng giống như ngày nay khi con cái lấy chồng, lấy vàng bạc vừng đậu mà đua nhau ném. Vì bị người thời đó xua đuổi, những kẻ thích làm điều ác, bèn cùng nhau tụ tập lại, xây dựng gia trạch, rồi có gia đình. Thời bấy giờ hoặc sớm hoặc tối cứ đói lúc nào thì gặt lúa lúc đó, dùng đủ một ngày, không để dư thừa. Có một chúng sinh do tính lười nhác nên sáng đi gặt lúa, gặt luôn cả lúa cho bữa chiều. Đến chiều có một bè bạn đến gọi đi gặt lúa, anh ta bèn bảo rằng: “Anh cứ đi gặt đi. Sáng nay tôi đi gặt lúa đã kiếm luôn lương thực cho cả hai bữa rồi”. Lúc đó người bạn này nghe nói thế thì khen thầm trong bụng rằng : “Cách này cũng rất tốt. Hôm nay ta đi gặt sẽ kiếm luôn lương thực cho cả hai ngày”. Thế rồi họ cứ như thế mà bắt chước học tập nhau, gặt lúa cho hai ngày, ba ngày, bảy ngày, thậm chí nửa tháng, một tháng mà đem về, dần dần gấp bội số trước. vì lòng tham đó ngày càng mạnh thêm, cho nên cuối cùng đã khiến lúa sinh ra cám bã cằn cỗi gặt xong một lần không mọc lại nữa, mà có mọc lại thì hạt cũng xấu dần. Thế là mọi người lại tranh nhau mà hái lượm. do thâm tâm tích tụ, cám bã cỏ rả ngày càng nhiều, lúa má không còn sức nữa, hái lượm đi rồi rễ không mọc lại. Nếu có chỗ nào còn sót lại, mọi người nhìn thấy liền bảo nhau: “Chúng mình phải chia ranh giới ra mà gặt lấy”. Ai nấy đều chia. Nhân ý nghĩa đó mà điền địa thế gian bắt đầu được cày cấy rồi đặt ra bờ cõi. Bấy giờ có một chúng sinh tuy tự mình có ruộng song lại lén lút ăn trộm lúa của ngươi khác, hai ba lần vẫn không chừa. Cuối cùng bị đẩy ra giữa đám đông. Do duyên cớ đó nên đại chúng cùng họp lại mà bàn nhau rằng: “Không biết hai người đó ai là người có tội. chúng ta có ý định chọn một trong chúng sinh trong đại chúng mà nhan sắc đoan chính, hình dung đầy đủ, trí tuệ thông đạt, lập làm điền chủ để trừng phạt kẻ có lỗi, nuôi nấng kẻ vô tội. Ruộng nương mà chúng ta cày cấy, ai nấy đều phải theo đúng phép cứ sáu phần thì phải trích ra một phần để cho điền chủ”. Bấy giờ trong đại chúng bèn chọn ra được một người có đủ đức độ bèn lập làm chúa đất. Chúa đất cứ theo đúng phép tắc mà trừng phạt, dưỡng dục dân chúng. Dân chúng lập ra chúa đất rồi, thì do nhân duyên đó mà thế gian có giống vua Sát Đế Lợi. Bấy giờ có một chúng sinh nảy ra ý nghĩ rằng: “Mọi thứ gia đình vạn vật ở thế gian đều là gai góc, ung nhọt. Nay nên lìa bỏ vào núi hành đạo, ở nơi yên tĩnh để mà suy ngẫm”. Thế là bèn vào núi ngồi nghiền ngẫm dưới gốc cây, ngày ngày ra khỏi núi vào thôn xin ăn, người trong thôn thấy thì kính trọng cúng dàng, mọi người đều cùng khen là thiện. Người đó bèn lìa bỏ sự trói buộc của gia đình vào núi cầu đạo. Vì người đó có khả năng lìa bỏ được các điều ác, các pháp bất thiện, giữ đạo ngay thẳng, luyện cho phẩm hạnh được trong sạch, nhân đó được gọi là Bà - la - môn. Do đó mà thế gian có dòng giống Ba - la - môn. Trong chúng sinh lại còn có hạng người quen làm đủ các nghiệp thiện cư, trục lợi, để tự mưu sinh, nhân đó mà thế gian có dòng giống Tì-xá (tức là hạng lái buôn). Trong chúng sinh kia, lại có hạng dốc sức vào đồng ruộng, thạo mọi tạp nghệ để sinh sống, nhân đó mà thế gian có giống Thủ - đà - la (tức là nông dân vậy). Do các nhân duyên đó, cho nên có bốn chủng tính và chủng tính Sát-Đế-Lợi là hơn cả, họ trường thọ và ở với nhau, tuổi họ vô lượng, lúc tuổi thọ giảm đến mức tám vạn bốn ngàn tuổi thì người cao mười sáu trượng. Qua một trăm năm thì giảm một tuổi. Cứ như vậy giảm tới mười tuổi thì người chỉ cao một thước. Lại qua một trăm năm tăng thêm một tuổi. Cứ như vậy tăng tới bốn mươi tám ngàn tuổi, mỗi lần tăng giảm như vậy là một Tiểu kiếp, cộng là một ngàn sáu trăm tám mươi vạn năm. Tăng giảm hai mươi lần như vậy gọi là Trung kiếp. Tổng cộng là ba vạn ba ngàn sáu trăm vạn năm. Song tám kiếp đã qua, nay đang là kiếp thứ chín và là giảm kiếp; con người thọ khoảng 70 tuổi, người cao bảy thước (theo thước nhà Chu). Cứ như vậy trụ đủ hai mươi Tiểu kiếp thì tới Hoại kiếp. Thoạt đầu là hoả tai, thứ đến thuỷ tai, sau đến phong tai. Huỷ hoại như vậy suốt trong hai mươi Tiểu kiếp, sơn hà, đại địa, các núi Tu di. Thiết Vi đều bị nát vụn rồi trống không (trống rỗng) suốt hai mươi Tiểu kiếp, mới lại bước vào Thành kiếp, lại trải qua hai mươi kiếp mới được thành lập, một vòng như vậy sau khi kết thúc, vòng khác lại bắt đầu, cứ thế mà xoay vần đến vô cùng.
Lục đạo tập
Sửa lần cuối bởi Thiên Mã Cô Hành vào lúc 13:47, 15/09/10 với 1 lần sửa.
Được cảm ơn bởi: Ncarter, cloudstrife
Đầu trang

Thiên Mã Cô Hành
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 237
Tham gia: 14:29, 08/06/10

TL: Sáu đường luân hồi

Gửi bài gửi bởi Thiên Mã Cô Hành »

5-Đường A-tu-la (A-tu-la đạo)

Tiếng Phạn: “A-tu-la” còn đọc là “A-tố-lạc” hoặc A-tu-huân. Tiếng Hán có nghĩa là “Phi thiên”. Cung điện nơi vườn rừng nơi đây đều làm bằng thất bảo, giống như trời mà chẳng phải trời. Lại có nghĩa là “không đoan chính”, ý nói ở đó nam thì xấu, còn nữ thì đoan chính. Hoặc còn có nghĩa là “không uống rượu, mà là nơi có ngã quỷ, súc sinh và trời. Cai quản nẻo Trời thì ở trong thành báu trên khoảng không ở núi Tu Di. Cai quản nẻo quỷ thì ở bên bờ biển cả, hoặc trong vách đá của núi lớn. Cai trị nẻo súc sinh thì ở dưới đáy biển cả, có nước biển ở trên, không chảy vào cung được, như người nhìn lên trời. Cho nên kinh Khởi Thế nói rằng: “Cách phía Đông núi Tu Di Sơn vương một ngàn đo tuần, dưới biển có cả đất nước của Bồ Ma Chất Đa A-tu-la vương, dài rộng tám vạn do tuần, cung điện trong thành lớn gọi là Thiết-ma-thí, ngang dọc một vạn do tuần, có bảy lớp rào chắn, bảy lớp lưới nhạc bằng vàng bạc, bảy lớp hàng cây, trang hoàng đẹp đẽ, bảy lớp tường thành đều bằng thất bảo, vườn ao hoa quả, chim chóc véo von, rộng như trong kinh đã nói. Ở đây chẳng nói nhiều. Ở dưới biển cả, cách phía Nam núi Tu Di một ngàn do tuần có cung điện của Dũng Được A-tu-la vương, dài rộng tám vạn do tuần. Cách phía Tây núi Tu Di một ngàn do tuần, có trụ xứ cung điện của La Hầu La A-tu-la vương, to rộng đẹo đẽ tương tự như trên. Thị nữ quyến thuộc nhiều không kể xiết, cùng nhau vui vầy, tha hồ ái lạc.



(Lục Đạo Tập, Nxb Tôn giáo 2000, tr. 197)

Lại nữa, có mười nghiệp hay khiến chúng sinh bị quả báo A - tu - la. Những gì là mười?

Một là thân làm nghiệp ác nhẹ, hai là miệng nói điều ác nhẹ, ba là ý nghĩ điều ác nhẹ, bốn là kiêu mạn, năm là ngã mạn, sáu là tăng thượng mạn, bảy là đại ngã mạn (chấp có cái ta và những vật sở hữu của ta mà sinh lòng kiêu mạn), tám là tà mạn (mình không có đạo đức mà cho là mình có đạo đức), chín là mạn quá mạn (mình không bằng người mà lại cho mình hơn người), mười là hồi hướng các việc lành để được sinh về cõi A - tu - la. Do mười nghiệp trên nên khiến chúng sinh bị quả báo A - tu - la.
Được cảm ơn bởi: Ncarter, cloudstrife
Đầu trang

Thiên Mã Cô Hành
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 237
Tham gia: 14:29, 08/06/10

TL: Sáu đường luân hồi

Gửi bài gửi bởi Thiên Mã Cô Hành »

6-Đường Trời
Cõi này thiện nhất, vui sướng nhất, màu nhiệm nhất, tôn quý nhất, cao thượng nhất...
Thiên đạo (đường trời)
Tiếng Phạn là Đề-bà, Hán dịch là Thiên (trời), Thiên tức là thiên nhiên (sẵn sàng đầy đủ mọi thứ) trong sạch, sáng sủa tinh khiết, cõi này đặc biệt nhất, vui sướng nhất, tốt nhất (thiện nhất), màu nhiệm nhất, tôn quý nhất, cao thượng nhất ở trong các thú (bảy thú trong tam giới: Thiên, Tiên, Nhân, A Tu La, Súc sinh, Ngã quỷ, Địa ngục).

Cho nên mới gọi là “Thiên” (Trời). Nếu những chúng sinh này không trồng nhân tối thắng (đặc biệt nhất) thì không thể sinh vào nơi tối thắng tinh khiết. Nhân tối thắng tức là Mười thiện nghiệp: ở thân có ba điều (bất sát, bất đạo, bất dâm), miệng có bốn điều (bất vọng ngôn, bất ỷ ngữ, bất lưỡng thiệt, bất ác khẩu) và ý có ba điều (bất tham, bất sân, bất si). Do những điều thiện này của ba nghiệp ngăn ngừa được tội lỗi, thuận với nghĩa lý của Thánh đạo, trái với bất thiện đạo. Vì mười thiện nghiệp này vận ra Năm thú. Cho nên giới pháp Thập thiện gọi là Thiên Thừa. Chư Thiên dẫu đông nhưng không thể ra ngoài được ba cõi là Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới.



(Lục đạo tập, Nxb Tôn giáo, tr.22)

"Lại nữa, có mười nghiệp khiến chúng sinh được quả báo trời Dục Giới, đó là đầy đủ những điều thắng diệu để tu hành tăng tiến mười nghiệp thiện.

Lại nữa, có mười nghiệp hay khiến chúng sinh được quả báo trời Sắc Giới, chỗ gọi là tu hành còn rơi rớt mười nghiệp cùng các bậc thiền định tương ưng.

Lại có bốn nghiệp hay khiến chúng sinh được quả báo trời Vô Sắc Giới:

Một là vượt qua tất cả tưởng về sắc giới, diệt những cái có đối với tưởng v.v... vào định không vô biên xứ. Hai là vượt qua tất cả không xứ định, thức xứ định. Ba là vượt qua tất cả thức xứ định vào vô sở hữu xứ định. Bốn là vượt qua vô sở hữu xứ định vào phi tưởng phi phi tưởng xứ định. Do bốn nghiệp trên được quả báo Trời vô sắc giới".

(Kinh Nghiệp báo sai biệt, T.T Thích Đức Thắng dịch, Nxb Tôn giáo 2006)
Được cảm ơn bởi: Ncarter, suối trong veo, cloudstrife, Ilovepink
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”