Bài văn hay quá!

Trao đổi về lĩnh vực văn hóa và các môn cổ học khác
Trả lời bài viết
Hình đại diện của thành viên
jangdonggun
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 248
Tham gia: 09:35, 10/08/10

Bài văn hay quá!

Gửi bài gửi bởi jangdonggun »

Hôm nay ngồi rỗi, thử làm thí sinh tự do của kỳ thi đại học, làm cái đề văn của kỳ thi vừa qua . Làm xong rồi cứ cứ băn khoăn tự hỏi, nếu Bộ trưởng là người chấm, thầy có đủ dũng cảm cho điểm em không?"

Câu II (3 điểm):

Đề bài: Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A. Lin-côn (1809-1865) viết: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi.” (Theo Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr.135).

Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống.

BÀI LÀM:

Trong thư Ngày 20/11, Bộ trưởng đã cảnh báo: “sự giả dối vẫn đang tồn tại trong ngành và trong xã hội”. GS Hoàng Tụy, một nhà khoa học nổi tiếng bởi sự chính trực đã từng kêu lên: “Dân tộc Việt Nam không có truyền thống giả dối. Bệnh giả dối là một nỗi quốc nhục”.

Vâng. Giả dối là nỗi quốc nhục nhưng buồn thay, chúng ta đang phải sống chung với sự giả dối dù trong sâu thẳm, mỗi người đều khao khát được sống trung thực với mọi người, trung thực với chính mình. Thế nhưng ai cho họ sự trung thực? Làm sao có thể sống trong sự trung thực khi xung quanh tràn lan sự lọc lừa, dối trá?

Thưa thầy, em hoài thai vào cái đêm giao hoan của hai “kẻ trộm”: “Ngủ với vợ mà như ăn trộm – Không cái sợ nào bằng cái sợ có con” – Thơ Nguyễn Duy. Khi cái bào thai ba tháng tuổi là em ngo ngoe trong bụng đã thấy mẹ vo vo tờ polime dúi vào tay ông bác sĩ siêu âm để mua lấy câu trả lời lách luật: “Cháu Đới ngồi (con gái) hay Đới đứng (con trai)?”. Ngày em chào đời, hình ảnh đầu tiên mà em nhận thấy bà em gấp gấp tờ polime đút vào tay cô hộ lý để “tắm cho cháu nhẹ nhàng”. Hai tuổi, em đi mẫu giáo, ba em cầm cuốn “Sổ vàng” mặt nghệt như người vừa bị trấn lột. 6 tuổi, em đi học. Đó là cuộc đua chạy trường, chạy lớp mà phương tiện là những chiếc “phong bì” lặc lè ngoại tệ. Em vào đại học. Em đi xin việc. Em làm dự án. Em sinh con. Con em đến trường... Rồi mai ngày khi em mất đi, chắc chắn con em sẽ làm như bố em ngày ông em mất: Lo lót cái phong bì để có chỗ nằm trong nghĩa địa. Hành trình làm người là hành trình giả dối.

Dân tộc Việt Nam không có truyền thống giả dối”. Thạch Sanh 3 lần bị phản bội vẫn ơn Lý Thông như một ân nhân. Mị Châu mất đầu vẫn giữ niềm tin ở tên Tàu gian Trọng Thủy. Cô Tấm ba lần bị lừa vẫn tin ở tình yêu thương nơi mụ dì ghẻ độc ác. Dân tộc Việt Nam không chỉ trung thực mà thành thực đến ngây thơ. Sự dối trá đến với dân tộc ta từ bao giờ? Ai đầu têu và nuôi dưỡng sự dối trá này, thưa thầy?

Sống trong đảo người gù, ai thẳng lưng là dị dạng. Nếu không muốn bị coi là dị dạng, bị cộng đồng xua đuổi đương nhiên không gù cũng phải còng xuống thành gù. Ai cho họ thẳng lưng? Ai cho họ trung thực? Có nơi đâu mà sự trung thực bị coi như một nhược điểm, thậm chí ngu xuẩn, điên rồ, thưa thầy?

Dù muốn có một kỳ thi trung thực nhưng làm sao em trung thực được khi bên cạnh em là sột soạt tiếng mở bài dưới sự che chở của giám thị? Khi cho thi đề này, một lần nữa thầy lại bắt chúng em phải nói dối bằng những lời sáo rỗng, không phải của mình bởi nếu viết trung thực suy nghĩ của mình, chắc chắn em sẽ bị điểm 0.

Trung thực rất cần sự dũng cảm. Thầy có đủ dũng cảm để cho bài thi này dù chỉ là 1/2 điểm?

Nhưng em biết, thầy sẽ... im lặng!
Bùi Hoàng Tám
Được cảm ơn bởi: hoamaixanh03, goddragon, maianh_2012
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
hoamaixanh03
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 577
Tham gia: 16:49, 26/07/10
Đến từ: Hà Nội

TL: Bài văn hay quá!

Gửi bài gửi bởi hoamaixanh03 »

Bài viết quá hay =D>
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Văn hóa - Cổ học”