Đạo phật không phải là đạo cầu xin!Chào mọi người, chúc mọi người một ngày an lạc. Mình có tham gia vài group về Phật g

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
Trả lời bài viết
Hình đại diện của thành viên
longle1989xh
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 481
Tham gia: 20:41, 21/07/15

Đạo phật không phải là đạo cầu xin!Chào mọi người, chúc mọi người một ngày an lạc. Mình có tham gia vài group về Phật g

Gửi bài gửi bởi longle1989xh »

Chào mọi người, chúc mọi người một ngày an lạc.
Mình có tham gia vài group về Phật giáo. Mình có nhận ra một điều là nhiều người hình như đang nhầm đạo Phật là mê tín, hoặc không hiểu bản chất việc đang làm. Mình viết bài này, mong được chia sẻ ý kiến bản thân và tiếp thu ý kiến từ nhiều góc nhìn khác nhau.
1) Vì sao nói là mê tín
Mình thấy nhiều người bị nhầm Phật, Bồ tát là thần linh. Ngoài ra còn cúng xôi, chè,.... rồi cầu xin.
Thứ nhất, đạo Phật không phải là đạo cầu xin, không phải là "hối lộ" các vị ấy. Đạo Phật là con đường và lời dạy của Đức Phật để lại cho chúng sinh để đi đến chân lý tuyệt đối mà ngài đã giác ngộ. Khi mà cầu xin, nhất là cầu xin vật chất, của cải thế gian này thì đã có tâm tham. Ví dụ không cúng gì, hoặc cúng tiền, 1 nải chuối, 1 bó hoa mà cầu tùm lum: sức khỏe, tiền vô như nước, trúng vé số... Chư thánh ở nơi cõi giới của các ngài đâu có xài tiền, đâu có cần mấy thứ thực phẩm tầm thường của thế gian. Cái mà các ngài "muốn được cúng dường" (bỏ trong ngoặt kép vì các ngài đã vô ngã rồi, không còn cái muốn, cái chấp nữa) là người đó biết từ bi yêu thương chúng sinh, làm theo lời Phật dạy, tu tập theo Bát chánh đạo. Đó mới là những thứ quý báu nhất để cúng dường chư Phật. Nói "Phật muốn" là mình đã mang tội rồi, nhưng ý mình viết như vậy cho dễ hiểu.
Thứ hai, các ngài muốn giúp đỡ hay cứu ai thì cũng phải dựa theo luật nhân quả chứ không thể đi ngược lại được. Lấy ví dụ vầy cho dễ hiểu, một người ở kiếp này sống quá ác: sát sinh, bán bổ thần thánh, keo kiệt bủn xỉn, không biết tu, lúc gặp chuyện (ví dụ như có cộng thêm tội của các kiếp trước nữa) thì dù có cầu xin, kêu trời kêu đất thì các vị Thánh cũng chỉ biết để người đó trả nghiệp mà thôi. Ví dụ khác, một người mỗi ngày đều lạy Phật, biết làm từ thiện yêu thương mọi người, sống một đời sống đạo đức, tròn bổn phận với đất nước, xã hội, gia đình, khi họ gặp chuyện (trả một nghiệp gì đó kiếp trước) thì khi niệm danh hiệu các ngài và cầu xin cứu độ thì CÓ THỂ linh ứng. Vì có thể các ngài biết, sau khi được cứu qua cơn khó khăn, người đó sẽ tiếp tục tu tập, sống có ích cho chúng sinh.
Cuối cùng, có nhiều thầy bà mang hình ảnh Phật ra và nói là đạo Phật. Xin thưa, chưa chắc. Có người nói vài điều cơ bản đúng đạo Phật rồi tự nhận mình là Bồ tát, là Phật, xin thưa, chưa chắc luôn. Đạo là ở trong tâm, không phải là hình thức, hình tướng bên ngoài. Chính những cái chấp vào hình tướng và hình thức này mà một phần làm cho hình ảnh đạo Phật trở nên sai lệch.
2) Bản chất thật sự là...?
Dạo qua nhiều trang, có nhiều bài viết chia sẻ, kể chuyện về việc niệm chú này, tụng kinh kia, kêu tên Đức Phật nọ là cầu xin được thứ này thứ kia.
Rồi lại có người vào nói như vậy không linh, không có tác dụng. Phải niệm vị Phật khác, thần chú khác. Vậy hỏi vì sao?
Đạo Phật nguyên thủy không có tụng kinh, trì chú gì cả. Chỉ có tứ diệu đế và bát chánh đạo. Sau khi Đức Phật nhập niết bàn, thế hệ đệ tử đi sau vì thấy chúng sinh phước duyên ít, ngoại đạo chống phá đạo Phật nhiều, các ngài đã nghĩ ra các pháp môn khác để phù hợp với thời đại, văn hóa, dân tộc khác nhau. Cơ bản và nổi bật ở Việt Nam thì có pháp môn niệm Phật, trì chú và tụng kinh.
Thứ nhất, dù là tu pháp môn gì, nếu dẫn con người ta tới được vô ngã và từ bi như Phật thì đó là pháp môn đúng. Tùy duyên mà tu.
Thứ hai, người tu nên biết khi niệm Phật, trì chú nghĩa là dùng những pháp môn đó để giữ tâm lại, không cho tâm nhảy từ chỗ này qua chỗ kia như con khỉ vậy. Còn việc tụng kinh, có nhiều bài kinh sau này chắc chắn không phải Phật thuyết. Ví dụ Phật giáo đại thừa, đó là thế giới của các vị Bồ tát luôn. Mà lúc Phật Thích Ca còn tại thế thì ngài đâu có nhắc tới vị Bồ tát nào đâu. Nhưng xét lại, vị nào đã nghĩ ra các bài kinh đó cũng rất hay và am hiểu rất sâu đạo Phật. Ví dụ như bài Bát nhã tâm kinh, bài kinh đại ý nói lên một vị Bồ tát đã thấu hiểu chân lý tột cùng, vì từ bi yêu thương chúng sinh mà dùng mọi phương tiện để cứu độ (phần ý nghĩa kinh mình xin không tranh luận vì rất dài và hàm ý thì vi diệu).
Thứ ba, khi tụng kinh, trì chú, niệm Phật và vẫn mang tâm cầu xin thì xin thưa, dù được hay không thì vẫn phải dựa theo luật nhân quả. Ngoài ra, khi niệm Phật cũng phải biết là đang nhớ tới Đức Phật, nhớ tới lời dạy, lòng từ bi, trí tuệ, đạo đức của các ngài. Về lý thuyết, một Phật cũng là vạn Phật, vạn Phật cũng là một Phật. Nên niệm danh hiệu một vị Phật nào thì cũng động được tâm của vạn vị Phật khác.
Cuối cùng, trước khi đọc các quyển kinh điển, thần chú, cũng nên tìm hiểu xem ý nghĩa của bài đó là gì, có thật sự là của Phật giáo không. Vì có nhiều đạo, nhiều hình thức thì cái gì cũng Phật, nhưng bản chất là không phải.
3) Tóm lại... ai lười thì đọc cái này thôi =)))))
_Khi đến với bất cứ lĩnh vực, nội dung, tôn giáo gì thì nên tìm hiểu rõ từ nhiều nguồn, nhiều góc nhìn.
_Đạo Phật không phải là đạo cầu-xin, cũng không phải là hình thức bên ngoài. Mọi thứ đều phải theo luật nhân quả.
_Ai có duyên với pháp môn gì thì tu pháp môn đó. Và khi thực hành, cũng phải tìm hiểu rõ bản chất, nội dung, ý nghĩa.
_Giữ lòng tôn kính Phật, từ bi yêu thương chúng sinh, khiêm hạ mới là cái gốc của sự tu tập và là cái nhân cho những quả tốt về sau.
Vẫn còn nhiều nội dung xin chia sẻ vào dịp khác. Mong mọi người hoan hỷ góp ý. Mình sẽ tiếp thu.
Tập tin đính kèm
2018-08-07.jpg
2018-08-07.jpg (36.67 KiB) Đã xem 1329 lần
Được cảm ơn bởi: Kilimanjaro, Sugarbaby
Đầu trang

KNY
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 238
Tham gia: 09:42, 04/11/17

Re: Đạo phật không phải là đạo cầu xin!Chào mọi người, chúc mọi người một ngày an lạc. Mình có tham gia vài group về Ph

Gửi bài gửi bởi KNY »

Nếu mà chúng ta tham khảo quyển Di Tông Luận thì sẽ hiểu là Kinh Điển Đại Thừa đều do Phật thuyết ra và đuợc kết tập ra làm sao. Khi Phật nhập niết bàn, thì có hai bộ. Thuợng toạ Bộ là do ngài Ca Diếp dẫn đầu cùng với 500 vị A la Hán kết tập 3 tạng kinh điển trong giới kiết ma. Còn thứ hai là Đại chúng bộ ngoài cương giới kiết ma bao gom cả 10.000 vị, do A La Hán Ba Sư Ba (Vaspa) làm chủ tọa. Vaspa có nghĩa là Rơi nước mắt, vì ngài thương chúng sinh đau khổ mà rơi nước mắt luôn. Ngài là 1 trong 5 vị tỷ kheo đầu tiên được đức Phật nói Kinh Chuyển Pháp Luân tại vườn nai, tuổi cao hơn cả ngài Đại Ca diếp, giáo thọ cho đại chúng ở ngoài cương giới kiết ma. Do vậy mà có 2 chúng.
Đồng thời theo như quyển Lưu Vực Ký thì Ngài Huyền Trang cũng đã cho rằng : lúc diễn ra cuộc kết tập lần thứ nhất tại thành Vương Xá, đặc biệt có Đại Chúng tập kết ở Quật ngoại (10.000 vị, do A La hán Vaspa làm chủ tọa), trong đó có cả Kinh Điển Đại Thừa.
Trong Công Đức Luận có đề cập,:"Ba tạng là khế kinh, tỳ ni, a tì đàm... Còn Tạp tạng thì không phải 1 người nói, mà hoặc Phật nói, hoặc đệ tử Phật nói, hoặc chư thiên tán dương, hoặc nói đời trước trong 3 vô số kiếp của Bồ tát, văn nghĩa không phải nhất loại, và nhiều hơn cả 3 tạng, nên gọi là Tạp tạng. Lại nữa, khi Phật còn ở đời, A xà thế vương hỏi Ngài về việc làm của Bồ tát, Ngài dạy cho đủ cả... Các Kinh Phương Đẳng Đại Thừa toàn ở trong Bồ Tát Tạng. Tạng này, lúc Phật còn, Ngài đã mệnh danh là Đại Sĩ Tạng. Tôn giả A Nan tụng ra là 4 tạng hiện nay. Hợp với Bồ tát tạng nữa mà nói là 5 tạng... Chỉ có ngài Đại thiên là bậc đại sĩ, kỳ dư toàn là người tiểu căn. Do vậy mà đại thừa khó có ai đương nổi, phần nhiều xu hướng thanh văn.”
Như vậy thì Kinh Đại Thừa cũng được kết tập ngay lúc Đức Phật nhập niết bàn. Chứ cũng không phải do các vị Tổ tự nghĩ ra đâu.
Nói là nguời tu hành phải tự thắp đuốc lên mà đi thì cũng rất là đúng, không nên dựa dẫm cầu xin là cũng hợp lý. Tuy nhiên, Đức Phật khi độ thoát không phải chỉ cho giới hữu hình, mà với nguyện lực từ bi và cứu độ khắp chúng sinh trong mười phương pháp giới thì Ngài còn giúp cho những chúng sinh trong những cõi khác giác ngộ nữa. Nếu mà nói chúng sinh phải trả bằng hết tất cả các nghiệp quả mà họ gây ra thì chắc khó có chúng sinh nào tu nổi đến giác ngộ. Chỉ cần thấy Mục Kiền Liên cứu mẹ thì cũng thấy là đạo Phật là đạo siêu việt và từ bi như thế nào rồi. Bà Mục Liên Thanh Đề nếu không vì lòng từ bi của các vị Thánh Tăng va long thanh sam hoi thì có thoát ra được cõi địa ngục không?
Mỗi một phút giây,có vô vàn chúng hũu tình đoạ lạc trong địa ngục, ngạ quỹ hay súc sinh cần sự cứu giúp của các chư Phật và vị Bồ Tát như thế nào. Hạnh nguyện của các vị Đại Bồ Tát thì thật sự vô cùng lớn. Cho nên nếu cho rằng các Ngài chỉ là sức tưởng tượng mà ra thì thật không phải vậy.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”