Gìn giữ sự trong sáng của đạo phật

Hỏi đáp, luận giải về tử vi
Trả lời bài viết
Hình đại diện của thành viên
longle1989xh
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 481
Tham gia: 20:41, 21/07/15

Gìn giữ sự trong sáng của đạo phật

Gửi bài gửi bởi longle1989xh »

Nguồn sưu tầm
Từ hàng ngàn năm nay,Đạo Phật đã đến và in dấu ấn sâu đậm trong đời sống tinh thần của dân ta: Đạo Bụt hiền lành,trong sáng, cao quí. Các nhà sư với đời sống giản dị, trí tuệ uyên bác,pháp lực cao thâm,hạnh nhẫn nhục,vị tha luôn dành được sự tôn kính,quý trọng của xã hội bởi hành động cao thượng: cứu giúp người khó,cảm hoá kẻ ác.Chùa chiền là nơi dung dưỡng những giá trị nhân bản của cộng đồng,khơi gợi,lưu giữ những điều tốt đẹp thánh thiện trong tâm hồn con người.
Đến thời đại này thì Nhà Chùa vẫn là nơi lui đến cầu an cầu phúc của phần lớn người dân Việt. Nhưng đây đó,ngày càng có nhiều điều tiếng thị phi về các nhà sư : đi tu rồi mà đi xe xịn thế ! SH rồi Mẹc..trong khi dân còn nhiều người khổ,tiền đi xe bus còn chả có.Tiền đâu ra nhiều thế,về nhà xây cái nhà thờ dòng họ to ơi là to.Sư nói tiền đó là do sư lao động,tích cóp mấy chục năm(trong khi đang đi tu(?).Nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi ,bị đem bán ngay trong chùa mình quản lý mà nói là ko biết ? Khác gì đem con bỏ chợ? Chợ chùa chăng? Có sư thì dỡ cả chùa lấy gỗ sưa đem bán.Sư khácthì quan hệ với trẻ vị thành niên.Có vị tỳ kheo(sư nam) thì "khóa môi" với nam ca sĩ nổi tiếng giữa chốn đông người. Có vị vẫn ăn thịt hàng ngày(lộ liễu đến mức để chúng sinh biết)và lý luận:"Có thực mới vực được đạo. Chay mặn tùy duyên. Còn hơn là ăn chay mà nghĩ đến mặn.Phật thành đạo rồi vẫn có lúc ăn thịt...".Đây là những chuyện báo đăng công khai. Còn những chuyện "ma ăn cỡ" khác thì ai biết được ?
Có 2 luồng ý kiến:chê trách và bênh vực.
Những người chê trách thì đánh giá các nhà sư mượn tiếng đi tu như 1 nghề béo bở
,ăn bám XH,nói 1 đằng làm 1 nẻo...ở góc độ các hiện tượng XH ,họ nhận xét có phần đúng. Nhưng từ đó họ dễ có đánh giá sai lệch về giá trị tự thân của Đạo Phật theo kiểu liên hệ,đánh đồng:những người là sư tệ vậy,chứng tỏ Đạo Phật tiêu cực,tạo ra nhiều tệ nạn.. Rồi sẽ dẫn đến suy nghĩ: Ở hiền cũng chả gặp lành,nên sống phải thủ đoạn,tinh ranh,chèn ép người khác. Ko biết và ko sợ Nhân Quả !
Những người bênh vực thì nói sư đi xe xấu hay đẹp cũng chỉ là phương tiện đi lại.Ăn gì do duyên,cũng chỉ là phương tiện nuôi sống cơ thể,ăn mặn làm thiện hơn là ăn chay mà làm ác...Mọi người chấp tướng quá ! Đã quy y phải tin tưởng, kính trọng các Thày,ko được nói chuyện thị phi,mắc Khẩu nghiệp.
Nói vậy có phần đúng cho người ko xuất gia.Cuộc đời được bao lâu mà chấp nhặt,trói buộc làm gì cho khổ ?Xã hội càng nhiều người ở nhà sang,đi xe đẹp,ăn món ngon,yêu đương nhau thật nhiều,xây nhà thờ dòng tộc thật to...càng tốt. Miễn sao người với người yêu thương tôn trọng nhau,giữ đúng đạo làm người,giữ XH bình yên là được.
Nhưng nếu là người xuất gia thì phải tuân thủ nghiêm ngặt những Giới luật nhà Phật. Có 1 câu cho người tu hành là:" Thiểu dục,tri túc"(bớt ham muốn,biết đủ) để tránh mắc bệnh Tham-1 trong Tam độc(Tham,sân,si).Tức là dùng phương tiện(ăn,mặc,đồ dùng sinh hoạt...) vừa đủ,giản dị ko xa hoa.Ko sở hữu tài sản riêng .Bởi vậy thời Đức Phật đồ dùng chỉ có y bát(quần áo mặc và bát để Khất thực).Chiếc xe chỉ là chiếc phương tiện đi lại,đúng ! Vậy hãy đi 1 chiếc xe rẻ tiền,chạy được là được. Dù được Phật tử biếu xe sang cũng nên bán đi mua xe rẻ mà đi,tiền chênh lệch đem giúp chúng sinh,hơn là kêu gọi chúng sinh phát tâm đóng góp từ thiện.
Đức Phật xưa kia rời bỏ cả cung điện xa hoa và gia đình để vào rừng tầm sư học đạo.Vì vậy mới gọi là người xuất gia.Khi thành đạo ngài cũng quay lại giúp đỡ những người thân của mình ở Thế gian này như vợ(công chúa Da du đà la),con(thái tử La hầu la) theo con đường tu Đạo,chứ ngài ko đi quyên góp,tích cóp vàng bạc châu báu về xây Cung điện,xây mộ vua cha hay cho con mình. Đến nay có người được gọi là tiếp bước con đường Ngài đi, sở hữu nhiều tiền thế.Chưa nói chuyện sở hữu riêng,đang tu hành thì thời gian đâu,làm gì mà tích cóp được nhiều tiền riêng để về xây nhà thờ vậy ?
Tiếng là có lòng từ bi nhận nuôi trẻ nhưng tự tay ko chăm sóc,dưới thì cả 1 hệ thống bảo mẫu được thuê ăn lương,trên thì cả 1 hệ thống những người thiện tâm trong XH đóng góp cho nhà chùa tiền bạc,vật chất để nuôi trẻ. Nhà sư đứng giữa kêu gọi.Có cảm tưởng như Công ty chùa và Giám đốc sư. Chùa do mình quản lý,điều hành mà những người bảo mẫu bán trẻ đi mà cũng ko biết gì? Chắc nhà sư này mải tham thiền nhập định quá,bay lên các tầng trời mà quên hết cả chuyện thế sự ? Bận quá ko quản lý được thì nhận nuôi làm chi để tạo thêm nghiệp chướng?
Khắp nơi đâu đâu cùng nhìn thấy hòm công đức. Ai kiểm soát sát sao số tiền này ? Ai quản lý số tiền này ?Bao nhiêu phần trăm số tiền được dùng cho việc cứu giúp chúng sinh? Bao nhiêu phần trăm cho xây sửa chùa ?Hay còn chi dùng cho ai và việc gì khác?"Dù xây 9 đợt phù đồ,ko bằng làm phúc giúp cho 1 người". Chùa to tượng lớn cứ dần dần mọc lên nhưng đến vãn chùa chỉ thấy xô bồ chen lấn,khói hương mù mịt,ko thấy tâm tư bình an,thanh thản tẹo nào. Người ta đến chùa tụng kinh còn tranh nhau vị trí ngồi tốt.1 lần chứng kiến các nữ Phật tử đến ngồi tụng kinh tại 1 ngôi chùa ven hồ Tây. Buổi tụng kinh chấm dứt,vừa quay lưng bước chân ra khỏi ban thờ Phật thì 2 bà phụ nữ quay qua chửi nhau quang quác cũng vì chuyện chỗ ngồi rồi xỏ xiên cạnh khoé nhau.Thật đúng là bi hài kịch:tụng kinh là cái mồm,chửi nhau cũng là cái mồm í.Đi chùa tâm hoan hỉ ko thấy mà chỉ thấy tâm sân hận tranh giành.Trụ trì là 1 sư ông tuổi trung niên có dáng đi lả lướt yểu điệu,giọng nói the thé của phụ nữ.Ko biết sư ông sau đó có dạy bảo gì 2 đệ tử ko...
Thời tại thế Đức Phật thường khuyên dạy đệ tử ăn chay,giữ giới sát sinh.Chỉ khi đi khất thực,người cúng dường ko sẵn đồ chay thì cũng đành tùy duyên nhận đồ mặn,ko làm khó cho thí chủ.Lần Đức Phật thọ đồ mặn là trong trường hợp đó. Bây giờ nhà hàng chay thì nhiều nhưng giá đắt hơn cả ăn mặn.Nếu bảo là đi thưởng thức 1 phong cách ăn thì được chứ nhân danh là ăn chay Phật Giáo thì ko ổn.Vào đó chỉ thấy tâm...tò mò nổi lên. Món ăn hình hài giả mặn,khơi gợi các giác quan cảm thụ của người ăn.
Bậc chân tu đắc đạo thời nay có lẽ đi quy ẩn đâu đó cả rồi. Mong có những vị tu hành có tâm có đức dẫn đường chúng sinh đã là đại phúc ! Vị đó có lẽ phải có 1 đời sống giản dị,quần áo sơ sài,trụ trì ở những ngôi chùa có thể rộng,sạch nhưng ko xa hoa ? Khó thay,bây giờ đi đâu cũng gặp những vị đức cao vọng trọng,mũ cao áo dài. Có lẽ bây giờ là thời của các "phú tăng" chứ ko còn là "bần tăng" nữa !
Nhưng ko vì thế mà mất niềm tin vào Đạo Phật.Phật dạy: ta ko còn thì cứ nương theo Pháp(những lời Phật dạy nguyên gốc) mà tu hành.Đó cũng chính là Pháp thân ta!".Vậy hãy làm theo lương tâm mình mách bảo và theo lời Phật dạy,ko vì ảnh hưởng của vị nào hay theo đám đông.Khi ấy ta sẽ thấy tâm ta là Phật.thân ta là Chùa mà ko phải theo ai,đi đâu,tìm đâu nữa. ( St)
Đầu trang

vnfaker98
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1242
Tham gia: 18:06, 05/03/17

Re: Gìn giữ sự trong sáng của đạo phật

Gửi bài gửi bởi vnfaker98 »

Em sắp xuất gia ah??
Đầu trang

Thientuong1989
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1388
Tham gia: 15:46, 10/10/14

Re: Gìn giữ sự trong sáng của đạo phật

Gửi bài gửi bởi Thientuong1989 »

một bài viết hay, mình rất quan tâm,
có thể bây giờ mình khó tin được sư thầy nào đó trên thế gian, nhưng nhất định phải tin vào Phật.
Hôm trước đi bộ tụng kinh Phật mà xe máy lao xẹt qua người, mình không hề bị sao mà tâm cũng ko lo sợ. Nam mô Đại bi Hội Thượng Phật Bồ Tát
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
longle1989xh
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 481
Tham gia: 20:41, 21/07/15

Re: Gìn giữ sự trong sáng của đạo phật

Gửi bài gửi bởi longle1989xh »

Xuất gía làm j chứ. Tu tại gia đi
Đầu trang

kimhoai
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 854
Tham gia: 14:19, 22/12/18

Re: Gìn giữ sự trong sáng của đạo phật

Gửi bài gửi bởi kimhoai »

Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật

Như thật tôi nghe, một thời Đức Phật ở thành Câu-thi-na. Như Lai sẽ nhập niết-bàn trong vòng ba tháng nữa, nên các tỷ-khưu, tỷ-khưu ni cũng như vô số các loài hữu tình đến để cung kính đảnh lễ. Thế tôn tĩnh lặng , ngài không nói một lời và hào quang không xuất hiện. Ngài A-nan cung kính đảnh lễ và hỏi:

“Bạch Thế tôn, từ trước đến nay khi nào Thế tôn thuyết pháp, ánh sáng oai nghi của Thế tôn đều tự nhiên xuất hiện, nhưng hôm nay trong đại chúng, không thấy ánh hào quang ấy từ Thế tôn tỏa ra nữa, chắc hẳn có nhân duyên gì, chúng con mong muốn nghe Đức Thế tôn giảng giải.”

Đức Phật vẫn im lặng không trả lời, cho đến khi A-nan cầu thỉnh đến ba lần, lúc đó Đức Phật mới bảo A-nan:

“Sau khi Như Lai nhập niết-bàn, khi giáo pháp bắt đầu suy yếu, trong đời ngũ trược ác thế, ma đạo sẽ rất thịnh hành, ma quỷ biến thành sa-môn, xuyên tạc phá hoại giáo pháp của ta. Chúng mặc y phục thế tục , ưa thích y phục đẹp đẽ, cà sa sặc sỡ; uống rượu, ăn thịt; giết hại sinh vật tham đắm mùi vị; không có lòng từ, thường mang sân hận, đố kỵ lẫn nhau.

“Vào lúc ấy, sẽ có các vị Bồ-tát, Bích-chi Phật, A-la-hán hết sức tôn kính, siêng năng tu đức, được mọi người kính trọng tiếp đãi., họ đều giáo hóa bình đẳng. Những người tu đạo này thường cứu giúp kẻ nghèo, quan tâm người già, cứu giúp người gặp cảnh nghèo cùng khốn ách. khuyến khích mọi người thờ phượng, hộ trì kinh tượng. Họ thường làm công đức, hết lòng từ bi làm lành, không hại kẻ khác. hy sinh giúp đỡ không tự lợi mình , thường nhẫn nhục nhân hòa.

“Nếu có những người như vậy, thì các tỷ-khưu tà ma đều ganh ghét họ, ma quỷ sẽ nổi ác phỉ báng, xua đuổi trục xuất các vị tỷ-khưu chân chính ra khỏi tăng viện. Sau đó, các tỷ-khưu ác ma này không tu đạo đức, chùa chiền tu viện sẽ bị hoang vắng, cỏ dại mọc đầy. Do không chăm sóc bảo trì, chùa chiền trở thành hoang phế và bị lãng quên, các tỷ-khưu ác ma sẽ chỉ tham lam tài vật tích chứa vô số của cải không chịu buông bỏ, không tu tạo phước đức.

“Vào lúc đó các ác ma tỷ-khưu sẽ buôn bán nô tỳ để cày ruộng, chặt cây đốt phá núi rừng, sát hại chúng sanh không chút từ tâm. Những nam nô trở thành các tỷ-khưu và nữ tỳ thành tỷ-khưu ni không có đạo đức, dâm loạn dơ bẩn, không cách biệt nam nữ. Chính những người này làm đạo suy yếu phai dần. Những người chạy trốn luật pháp sẽ tìm đến quy y trong đạo của ta, xin làm sa-môn nhưng không tu giới luật. Giữa tháng cuối tháng tuy có tụng giới, nhưng chỉ là trên danh nghĩa. Do lười biếng và phóng dật, không còn ai muốn nghe nữa. Những ác sa-môn này sẽ không muốn tụng toàn văn bản kinh, tóm tắt đoạn đầu và cuối bản kinh theo ý của họ . Chẳng bao lâu, việc tụng tập kinh điển cũng sẽ chấm dứt. Cho dù vẫn còn có người tụng kinh, nhưng họ lại không hiểu câu văn. vẫn khăng khăng cho họ là đúng, tự phụ, kiêu căng mong cầu danh tiế ng , ra vẻ tao nhã để mong cúng dường.

Khi mạng căn của các ma ác tỷ-khưu này chấm dứt, thần thức của họ liền đọa vào địa ngục A-tỳ. Đã phạm phải 5 tội trọng, nên họ phải tái sinh liên tục chịu khổ trong loài quỷ đói và súc sinh. Họ sẽ nếm những nỗi thống khổ trong vô số kiếp nhiều như cát sông Hằng. Khi tội hết, họ sẽ tái sinh ở những vùng biên địa, nơi không có Tam bảo lưu hành.

“Khi chánh pháp sắp biến mất, phụ nữ sẽ trở nên tinh tấn và thường làm việc công đức. Đàn ông sẽ trở nên lười biếng và sẽ không còn ai giảng pháp . Những vị sa-môn chân chính sẽ bị xem như đất phân và không ai tin ở các vị ấy nữa. Khi chánh pháp sắp suy tàn, chư Thiên sẽ bắt đầu khóc lóc, sông sẽ khô cạn và năm thứ cốc loại không chín (mất mùa, đói kém). Bệnh dịch thường xuyên xảy ra, cướp đi vô số mạng người. Dân chúng phải làm việc cực khổ, quan chức địa phương mưu tính lợi riêng, không thuận theo đạo lý, đều ưa thích rối loạn. Người ác gia tăng nhiều như cát dưới biển, người thiện rất ít, hầu như chỉ có được một hoặc hai người.

“Khi kiếp sắp hết, vòng quay của mặt trời và mặt trăng trở nên ngắn hơn và mạng sống của con người giảm lại. Bốn mươi tuổi đầu đã bạc . Đàn ông dâm dục, cạn kiệt tinh dịch nên sẽ chết trẻ, thường là trước 60 tuổi. Khi mạng sống của nam giới giảm, thì mạng sống cuả nữ giới tăng đến 70, 80, 90 hoặc đến 100 tuổi.

«Những dòng sông lớn sẽ dâng cao bất thường không đúng với chu kỳ tự nhiên, nhưng con nguời không để ý hoặc không quan tâm. Khí hậu khắc nghiệt được xem là điều bình thường. Người các chủng tộc lai tạp lẫn nhau không phân quý tiện, chìm đắm, trôi nổi như cá rùa kiếm ăn .

«Lúc đó các vị Bồ-tát, Bích-chi Phật, A-la-hán bị chúng ma xua đuổi trục xuất không còn cùng dự trong chúng hội . Giáo lý Tam thừa vẫn được lưu hành ở vùng hẻo lánh, những người tu tập vẫn tìm thấy sự an lạc và thọ mạng kéo dài. Chư thiên sẽ bảo vệ và mặt trăng sẽ chiếu sáng họ, giáo pháp Tam thừa sẽ có dịp hòa nhập và chính đạo sẽ hưng thịnh. Tuy nhiên, trong năm mươi hai năm, kinh Thủ-lăng-nghiêm và Kinh Bát-chu Tam-muội sẽ bị sửa đổi trước tiên rồi biến mất. Mười hai bộ kinh sau đó sẽ dần dần bị tiêu trầm cho đến khi hoại diệt hoàn toàn và không bao giờ xuất hiện lại nữa. Văn tự kinh điển sau đó hoàn toàn không được biết đến, giới y của sa-môn sẽ tự bị biến thành màu trắng.

«Khi giáo pháp của ta sắp biến mất, cũng giống như ngọn đèn dầu tỏa sáng lên trong chốc lát trước khi tàn lụi, chánh pháp cũng bừng sáng rồi suy tàn. Từ đó về sau khó nói chắc được điều gì sẽ xảy ra.

«Thời kỳ này sẽ kéo dài suốt mười triệu năm. Khi Đức Di-lặc sắp thị hiện ở thế gian để thành vị Phật tiếp theo, các cõi nước đều được hoàn toàn an vui. Khí độc sẽ bị tiêu tán, mưa nhiều và đều đặn, n ăm thứ cốc loại tươi tốt , cây cối sum suê cao lớn, và loài người sẽ cao đến tám trượng (hơn 24 mét) tuổi thọ trung bình của con người sẽ đến 84.000 năm, chúng sanh được độ khó có thể tính đếm được.»

Ngài A-nan thưa thỉnh Đức Phật :

«Bạch Thế tôn, chúng con nên gọi Kinh này là gì, và làm thế nào để phụng trì kinh ấy?»

Đức Phật bảo :

«Này A-nan, kinh này gọi là Pháp Diệt Tận. Hãy dạy cho mọi người truyền bá rộng rãi kinh này. Những ai truyền bá kinh nầy, công đức của những người ấy không thể nghĩ bàn, không thể nào tính đếm được.»

Khi bốn chúng đệ tử nghe nói kinh này rồi, họ đều rất đau lòng và buồn tủi, mỗi người đều phát tâm tu đạo để đạt đến quả vị Thánh tối thượng, họ cung kính đảnh lễ Đức Phật rồi lui ra.

----Kinh Pháp Diệt Tận------
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Luận giải Tử vi”