E có dự định đi tu, mọi người xem giúp e có gặp trở ngại j k ạ

Hỏi đáp, luận giải về tử vi
vothuong236
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 696
Tham gia: 01:25, 13/02/12

Re: E có dự định đi tu, mọi người xem giúp e có gặp trở ngại j k ạ

Gửi bài gửi bởi vothuong236 »

Andre đã viết: 18:59, 18/10/19
Andre


Tôi không gửi tin nhắn được cho cô. Từ giờ cô hãy nhất tâm trì chú 1 trong 2 Chú sau:

"Yết Đế, Yết Đế, Ba La Yết Đế, Ba La Tăng Yết Đế, Bồ Đề Tát Bà Ha"/ "Namo Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật"


Nhớ là nhất tâm niệm chú. Găp bất cứ vấn đề gì cần tỉnh táo, tỉnh thức ghi nhớ rằng: tâm an vạn sự an. Không được để cho tâm xúc đông nhé.

Cố gắng trong 1-2-3 ngày tới. Cô biết lúc trước cô làm sai cái gì rồi đấy.
Được cảm ơn bởi: Andre, Nguyenlinh243, vn007
Đầu trang

Andre
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1701
Tham gia: 02:00, 29/05/19

Re: E có dự định đi tu, mọi người xem giúp e có gặp trở ngại j k ạ

Gửi bài gửi bởi Andre »

vothuong236 đã viết: 19:10, 18/10/19
Andre đã viết: 18:59, 18/10/19
Andre


Tôi không gửi tin nhắn được cho cô. Từ giờ cô hãy nhất tâm trì chú 1 trong 2 Chú sau:

"Yết Đế, Yết Đế, Ba La Yết Đế, Ba La Tăng Yết Đế, Bồ Đề Tát Bà Ha"/ "Namo Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật"


Nhớ là nhất tâm niệm chú. Găp bất cứ vấn đề gì cần tỉnh táo, tỉnh thức ghi nhớ rằng: tâm an vạn sự an. Không được để cho tâm xúc đông nhé.

Cố gắng trong 1-2-3 ngày tới. Cô biết lúc trước cô làm sai cái gì rồi đấy.
Sao bác biết dạo này tôi không tụng kinh trì chú vậy??? Đúng là mỗi khi lười tụng kinh hay trì chú là tâm lại loạn đấy. Chết thật. Cảm ơn bác đã nhắc nhở. >:D<
Được cảm ơn bởi: Nguyenlinh243
Đầu trang

vothuong236
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 696
Tham gia: 01:25, 13/02/12

Re: E có dự định đi tu, mọi người xem giúp e có gặp trở ngại j k ạ

Gửi bài gửi bởi vothuong236 »

Andre đã viết: 19:15, 18/10/19

Sao bác biết dạo này tôi không tụng kinh trì chú vậy??? Đúng là mỗi khi lười tụng kinh hay trì chú là tâm lại loạn đấy. Chết thật. Cảm ơn bác đã nhắc nhở. >:D<


Chém gió.

Pháp lực thâm sâu không phải chỉ đến từ Đường Phật. Rất nhiều Đường khác cũng có thể có được pháp lực thâm sâu. Đến tôi còn không dám ba hoa chích chòe chém gió như mọi khi, thế mà cô lại dám "tức giận".... Không biết chữ "xui" nó viết theo kiểu gì ak?
Được cảm ơn bởi: Nguyenlinh243, Andre, Bất Đoạn
Đầu trang

Bất Đoạn
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 112
Tham gia: 23:13, 07/10/19

Re: E có dự định đi tu, mọi người xem giúp e có gặp trở ngại j k ạ

Gửi bài gửi bởi Bất Đoạn »

Bạn Truy Mệnh nói đúng đó, tuy nhiên theo mình thì bạn cứ thử tập tu trong chùa một thời gian vài ba tháng tới một năm tập giữ giới dưới Sa di hoặc Sa di rồi tính tiếp coi thực lực của bạn đạt chuẩn thì đi tiếp con đường này. Kinh dạy Đức Phật cho phép Tỳ kheo ra vào Giáo pháp này 7 lần. Quan trọng là bạn dám ra vào 7 lần hay không, bạn thực hành được bao nhiêu % trên con đường tu chứng?

À mà cũng nên nhắc (không hù doạ nhé!) thực tế ngày nay mạng internet phát triển nên tỷ lệ người trẻ am hiểu kinh, luật, luận (tam tạng kinh điển) nhiều hơn thế hệ trước, có nhiều nơi tổ chức khoá tu ngắn ngày cũng như dài ngày trong nước và nước ngoài, nên những người tại gia có nhiều thành tựu trong tu và học không nhỏ. Nếu mình nghĩ là mình là tu, nhận lễ lạy cúng dường của hàng tại gia mà có ý coi thường họ không biết gì, tu không bằng mình thì sẽ có ngày mệt mỏi. Nhất là những người tại gia có thể nhìn được suy nghĩ và mức độ đạo hạnh (công phu tu tập) của ông thầy, thì có nghĩa là ông thầy thua họ nên họ mới coi được mức độ tiến tu tới đâu của ông thầy. Theo nguyên lý tu hành: bậc thấp nhận lễ lạy của bậc cao thì có ngày đoạ lạc khổ cảnh, bậc thấp giữ giới tốt đẹp và có tâm tu tích cực thì sẽ an toàn khi nhận lễ lạy của bậc cao - không ai tu cao mà vỗ ngực dán bảng quảng cáo cho bạn biết họ tu cao hơn bạn cả, cho nên bạn làm sao nhận biết được họ hơn bạn, chỉ có ngang bằng hoặc cao hơn mới biết được người kia. Tại gia cư sĩ không ít người có thần thông, cũng chẳng biết được bao nhiêu người đã đắc thánh - thánh nhân cư sĩ. Cho nên ngày nào không an trú trong tam học (giới - định - tuệ) thì đừng nhận lễ lạy và đồ cúng dường của tại gia cư sĩ.

Tóm lại có ý nguyện xuất gia thì là cao thượng hơn đa phần nhân loại, nhưng phải nhớ đầu tròn áo vuông nghĩa là đã trở thành biểu tượng thay mặt chư Phật tam thế giáo hoá chúng sinh tu hành theo Chánh pháp của ba đời Chư Phật, thì giới - định - tuệ làm sao ngày càng tốt đẹp hơn, từ - bi - hỷ - xả ngày càng rộng lớn bao trùm chúng sinh thì mới là Chân tu. Ngửa tay nhận đồ cúng dường mà không trọn vẹn trách nhiệm của người tu thì sẽ làm trâu bò ngựa heo mà đền trả công ơn tín chúng (trả nợ nhân quả).

Lời mình hơi nặng, nhưng đó là thực tế, mong hãy suy xét khía cạnh không mấy nhẹ nhàng này để đừng vì phút chán nản tạm thời mà hỏng cả đường tương lai của bạn.

-----------------------------
truy mệnh đã viết: 10:51, 06/10/19 Sao ko tự tu ở nhà. Thời này vô chùa tu người tu ít lắm.toàn là tu giã. Tu là ở tâm.mình đó bạn. Thích thì tự cạo đầu mua vãi nâu nâu quấn làm áo thôi cũng đc
Được cảm ơn bởi: Nguyenlinh243, Suỵt Suỵt
Đầu trang

Nguyenlinh243
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 271
Tham gia: 21:41, 05/10/19

Re: E có dự định đi tu, mọi người xem giúp e có gặp trở ngại j k ạ

Gửi bài gửi bởi Nguyenlinh243 »

Bất Đoạn đã viết: 22:07, 19/10/19 Bạn Truy Mệnh nói đúng đó, tuy nhiên theo mình thì bạn cứ thử tập tu trong chùa một thời gian vài ba tháng tới một năm tập giữ giới dưới Sa di hoặc Sa di rồi tính tiếp coi thực lực của bạn đạt chuẩn thì đi tiếp con đường này. Kinh dạy Đức Phật cho phép Tỳ kheo ra vào Giáo pháp này 7 lần. Quan trọng là bạn dám ra vào 7 lần hay không, bạn thực hành được bao nhiêu % trên con đường tu chứng?

À mà cũng nên nhắc (không hù doạ nhé!) thực tế ngày nay mạng internet phát triển nên tỷ lệ người trẻ am hiểu kinh, luật, luận (tam tạng kinh điển) nhiều hơn thế hệ trước, có nhiều nơi tổ chức khoá tu ngắn ngày cũng như dài ngày trong nước và nước ngoài, nên những người tại gia có nhiều thành tựu trong tu và học không nhỏ. Nếu mình nghĩ là mình là tu, nhận lễ lạy cúng dường của hàng tại gia mà có ý coi thường họ không biết gì, tu không bằng mình thì sẽ có ngày mệt mỏi. Nhất là những người tại gia có thể nhìn được suy nghĩ và mức độ đạo hạnh (công phu tu tập) của ông thầy, thì có nghĩa là ông thầy thua họ nên họ mới coi được mức độ tiến tu tới đâu của ông thầy. Theo nguyên lý tu hành: bậc thấp nhận lễ lạy của bậc cao thì có ngày đoạ lạc khổ cảnh, bậc thấp giữ giới tốt đẹp và có tâm tu tích cực thì sẽ an toàn khi nhận lễ lạy của bậc cao - không ai tu cao mà vỗ ngực dán bảng quảng cáo cho bạn biết họ tu cao hơn bạn cả, cho nên bạn làm sao nhận biết được họ hơn bạn, chỉ có ngang bằng hoặc cao hơn mới biết được người kia. Tại gia cư sĩ không ít người có thần thông, cũng chẳng biết được bao nhiêu người đã đắc thánh - thánh nhân cư sĩ. Cho nên ngày nào không an trú trong tam học (giới - định - tuệ) thì đừng nhận lễ lạy và đồ cúng dường của tại gia cư sĩ.

Tóm lại có ý nguyện xuất gia thì là cao thượng hơn đa phần nhân loại, nhưng phải nhớ đầu tròn áo vuông nghĩa là đã trở thành biểu tượng thay mặt chư Phật tam thế giáo hoá chúng sinh tu hành theo Chánh pháp của ba đời Chư Phật, thì giới - định - tuệ làm sao ngày càng tốt đẹp hơn, từ - bi - hỷ - xả ngày càng rộng lớn bao trùm chúng sinh thì mới là Chân tu. Ngửa tay nhận đồ cúng dường mà không trọn vẹn trách nhiệm của người tu thì sẽ làm trâu bò ngựa heo mà đền trả công ơn tín chúng (trả nợ nhân quả).

Lời mình hơi nặng, nhưng đó là thực tế, mong hãy suy xét khía cạnh không mấy nhẹ nhàng này để đừng vì phút chán nản tạm thời mà hỏng cả đường tương lai của bạn.

-----------------------------
truy mệnh đã viết: 10:51, 06/10/19 Sao ko tự tu ở nhà. Thời này vô chùa tu người tu ít lắm.toàn là tu giã. Tu là ở tâm.mình đó bạn. Thích thì tự cạo đầu mua vãi nâu nâu quấn làm áo thôi cũng đc
E cảm ơn bác đã có lời cảnh tỉnh, e xin ghi nhớ 🙏🏻
Được cảm ơn bởi: Bất Đoạn
Đầu trang

Bất Đoạn
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 112
Tham gia: 23:13, 07/10/19

Re: E có dự định đi tu, mọi người xem giúp e có gặp trở ngại j k ạ

Gửi bài gửi bởi Bất Đoạn »

TU PHẬT LÀ PHẢI CHẤP NHẬN "ĐI NGƯỢC DÒNG ĐỜI"...
(viết cho người tu tại gia)

Nhiều người cứ ngỡ đi chùa lễ Phật, làm vài việc từ thiện, niệm vài câu kinh là tu Phật, chính vậy nên khi cuộc sống bắt phải đối diện với những gúc mắc trong cuộc sống thì đâm ra bế tắc, rồi đi tìm nguồn an ủi ở một đấng thần linh nào đó để mong vượt qua tai nạn xui rủi, cầu cúng mê tín để hy vọng sẽ có vận may mong manh, đã có nhiều người còn đập đổ đạo Phật vì không tìm thấy sự cứu rỗi nào trong tôn giáo này. Họ quên mất rằng tu Phật là ĐI NGƯỢC DÒNG ĐỜI, TỰ MÌNH LÀM CỨU TINH CỦA CHÍNH MÌNH bằng cách làm những việc người đời không làm nổi như là giữ và thực hành các giới luật của Đức Phật đã dạy, thực tập tu thiền Định và tu thiền Tuệ, gọi chung là tu Tam học Giới Định Tuệ vốn là cách thức nương tựa tâm linh duy nhất cho mình để bước theo sự Giác ngộ của chư Phật. Người tu Phật nên hiểu con đường họ đang theo sẽ dẫn tới bước ngoặc thay đổi cuộc đời họ sang một hướng khác - hướng Hiền nhân, Thánh nhân, Chân nhân, Bồ tát, Phật chứ không chỉ dừng lại ở chỗ thụ hưởng một cuộc sống an bình và giàu sang phúc lộc ở cõi người và các cõi trời. Trong kinh có chỉ ra thế giới chúng sanh gồm 3 lĩnh vực gọi là Dục giới, Sắc giới và Vô Sắc giới - gọi chung là Tam giới. Con người và các vị thần tiên còn có thất tình lục dục (thô thiển và tế nhị) thì thuộc về cõi Dục giới, các vị thần tiên và người tu nào vượt hẳn thất tình lục dục do phước báo tu thiền Định đạt được các tầng bậc từ Sơ thiền trở lên sẽ hoá sanh về các cõi Sắc giới và Vô Sắc giới và như thế chúng sanh có tu tập Giới, Định, Tuệ ở những cõi này được gọi là Phạm thiên - chư Thiên có phạm hạnh để phân biệt với chư Thiên không có nền tảng phạm hạnh cao sâu ở các cõi trời Dục giới (trừ cõi Đâu Suất nơi Bồ tát Di Lạc đang lạc trú).

Về mặt tu Giới, Đức Phật đã dạy người theo Phật là giữ và hành 5 giới nền tảng của mọi giới luật là không sát sanh, không trộm cắp (cướp), không nói dối, không thích thú trong các hành vi sai quấy (không chỉ dừng ở mức giữ giới không tà dâm) và không uống rượu và các chất say. Các ngày trai giới như 8, 14, 15, 23, 29, 30... thì thực hành thêm 2 giới nữa là không nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp, không trang điểm thoa dầu thơm, đeo trang sức và nghe xem ca múa nhạc; chuyển giới không tà dâm thành không hành dâm. Người tu tại gia có Ngũ giới, Thập thiện và Bát Quan Trai giới - Phật tử Bắc truyền có thể thọ thêm Bồ tát tại gia giới; bậc xuất gia thì có thêm Sadi giới, Tỳ kheo giới (còn gọi là Tứ thanh tịnh giới, Cụ túc giới), chư Tăng Ni Bắc truyền có có thêm Bồ tát xuất gia giới - đó là phương diện về tu Giới.

Bên cạnh đó còn phải trau dồi tu Định và tu Tuệ nữa thì mới tròn vẹn con đường tu Phật - Giới Định Tuệ. Tu Định là tập cho tâm thức của mình sống được với những trạng thái tâm thức an lành tốt đẹp thông qua 40 đề mục tu thiền định hoặc đơn giản nhất là niệm danh hiệu Phật, Bồ tát mà mình lựa chọn, niệm cho tới khi tâm trí không còn bị lo ra nữa, ấn tượng câu niệm Phật in đậm trong trí nhớ để khi va chạm những bất an của cuộc sống thì lập tức mình tập trung vào ấn tượng đó để buông bỏ những sự suy tư làm cho tâm thức mình bị lộn xộn, căng thẳng mà trở lại trạng thái an bình tĩnh lặng, giúp cân bằng tâm thức tốt nhất, đó là quả báo của tu Định. Tu Tuệ là tập cho tâm thức của mình sống trong trạng thái hiểu biết rõ ràng về bản chất cuộc đời là Vô Thường, Khổ não, Vô Ngã. Cái gì là Vô Thường, cái gì hay thay đổi, dễ bị biến chất, có sinh ra và mất đi thì gọi là Vô Thường. Cái gì là Khổ não, cái gì không mang lại hạnh phúc, không thể duy trì bền lâu, không thể giữ mãi tình trạng hạnh phúc mà đi nghịch lại với ý chí của mình thì gọi là Khổ não, có 3 trạng thái của Khổ não là Khổ - khổ (các điều đau khổ thông thường); Hành-khổ là sự diễn tiến từ sinh ra tới mất đi; Hoại-khổ là sự tiêu diệt, chấm dứt, tan rã không thể kiểm soát và khống chế được. Cái gì gọi là Vô Ngã, cái gì hoạt động theo quy luật riêng của nó nằm ngoài ý chí của mình, mình không thể can thiệp vào được, sự việc tự nhiên diễn biến mà không thể tác động thay đổi bản chất của nó được, trạng thái rỗng tuếch không có ai đứng ra sắp đặt quy định được, mang tính hoàn toàn tự nhiên. Hiểu được và sống được trong trạng thái ấy gọi là Tu Tuệ, con đường tu Phật chỉ gói gọn trong 3 môn học này gọi là Tam học Giải thoát, ngoài ra không có bất kỳ một sự can thiệp nào khác từ bên ngoài có khả năng hữu dụng nếu không có sự tự thân vận động của chính mình (tận nhân lực tri thiên mệnh).

Người tu Phật chân chính là phải rèn luyện cho mình ý chí vươn lên những gì xấu xa, bất thiện, yếu đuối của bản ngã mà hướng lên những mức độ cao xa hơn, thánh thiện hơn bằng những bài học nền tảng Giới Định Tuệ (Bát Chánh Đạo) để một ngày nào đó hiểu và thông suốt thế nào là Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế ngay trong cuộc sống hiện tại của mình thì từ đó mới vượt ra được mọi thất tình lục dục cũng như 8 ngọn gió của thế gian (được mất - hơn thua - thành bại - khen chê), có như vậy mới có khả năng tự biến đổi cuộc sống bộn bề của đời sống thế tục thành một Tịnh độ hiện tiền ngay bây giờ và tại đây chứ không phải là một ảo tưởng viễn vông nào khác.

Tóm lại, người tu tại gia phải đề ra cho mình một ước nguyện (nguyện lực ba la mật là 1 trong 10 ba la mật để trở thành bậc Giải thoát) cụ thể phù hợp trí lực của mình, rồi chọn một phương pháp tu tập thích hợp căn tánh của mình mà áp dụng thường xuyên trong cuộc sống của mình kết hợp nghiên cứu học hỏi thêm giáo lý Phật học căn bản và nâng cao, để khi va vấp chướng ngại vật trên đường đời và đạo thì có đủ phương tiện tham khảo suy xét đó là Pháp học và Pháp hành. Có như vậy thì mới mong đạt được những nấc thang tiến bộ trong tu tập, dẫn tới chuyển hoá căn bản cuộc sống tinh thần và vật chất của mình, thấy được phước báo hiện tiền là như thế nào. Đừng để phí thời gian và sức khoẻ vào những niềm tin mơ hồ, những nguyện cầu chóng vánh, những phương pháp "mì ăn liền" để lúc về chiều lại chật vật với những gì thuộc về bản chất không thể thay đổi được, lúc đó có muốn một tình trạng tốt đẹp hơn cũng khó có ai giúp được. Trẻ chịu khó, già mới an nhàn được.
Được cảm ơn bởi: Nguyenlinh243, Suỵt Suỵt, Tiểu Y Tiên, vn007, Ne0
Đầu trang

Bất Đoạn
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 112
Tham gia: 23:13, 07/10/19

Re: E có dự định đi tu, mọi người xem giúp e có gặp trở ngại j k ạ

Gửi bài gửi bởi Bất Đoạn »

- Tham khảo về Ba la mật: Lục độ ba la mật hay Thập độ ba la mật? Như nhau tuỳ tông phái.

1. Sáu Ba-la-mật-đa (Lục Ba-la-mật-đa)
Theo Phật giáo Đại thừa, kinh Diệu pháp liên hoa thì sáu điều toàn hảo là (sa: từ gốc trong tiếng Phạn (sankrit):
1.1 Bố thí ba-la-mật-đa (zh. 布施波羅蜜多, sa. dāna-pāramitā): Sự toàn hảo trong việc hiến tặng, cung ứng vật cho người khác.
1.2 Giới ba-la-mật-đa (zh. 戒波羅蜜多, sa. śīla-pāramitā): sự toàn hảo trong việc nghiêm túc chấp trì giới, giới luật, sát nghĩa trong Phật giáo là 5 giới cho cư sĩ và các cấm giới cho tăng và ni, người xuất gia
1.3 Nhẫn ba-la-mật-đa (zh. 忍波羅蜜多, sa. kṣānti-pāramitā): sự kiên nhẫn/chịu đựng/chấp nhận toàn hảo
1.4 Tinh tiến ba-la-mật-đa (zh. 精進波羅蜜多, sa. vīrya-pāramitā): tinh tiến, cố gắng, kiên trì
1.5 Thiền ba-la-mật-đa (zh. 禪波羅蜜多, sa. dhyāna-pāramitā): Toàn hảo trong lĩnh vực thiền/thiền định
1.6 Huệ ba-la-mật-đa (zh. 慧波羅蜜多, sa. prajñā-pāramitā): trí huệ toàn hảo

2. Mười Ba-la-mật-đa
Theo Thượng tọa bộ (hay Phật giáo Nguyên Thủy), mười điều hoàn thiện (pa. pāramī) là (từ gốc trong tiếng Pali):
2.1 Dāna (sa. dāna): bố thí
2.2 Sīla (sa. śīla): trì giới
2.3 Nekkhamma (sa. niṣkramaṇa): xuất gia (từ bỏ cuộc sống tại gia cư sĩ)
2.4 Paññā (sa.prajñā): trí tuệ
2.5 Viriya (sa. vīrya): tinh tấn
2.6 Khanti (sa. kṣānti): nhẫn nại
2.7 Sacca (sa. satya): chân thật
2.8 Adhiṭṭhāna (sa. adhiṣṭhāna): quyết định
2.9 Mettā (sa. maitrī): tâm từ
2.10 Upekkhā (sa. upekṣā): tâm xả

- Tham khảo 37 phẩm bồ đề (trợ cho giác ngộ) - Tam thập thất bồ-đề phần bao gồm:

1. Tứ niệm xứ (四念處)
- Quán Thân bao gồm sự tỉnh giác trong hơi thở, thở ra, thở vào (pi. ānāpānasati), cũng như tỉnh giác trong bốn dạng cơ bản của thân (đi, đứng, nằm, ngồi). Tỉnh giác trong mọi hoạt động của thân thể, quán sát 32 phần thân thể, quán sát yếu tố tạo thành thân cũng như quán tử thi.
- Quán Thọ /Thụ là nhận biết rõ những cảm giác, cảm xúc dấy lên trong tâm, biết chúng là dễ chịu, khó chịu hay trung tính, nhận biết chúng là thế gian hay xuất thế, biết tính vô thường của chúng.
- Quán Tâm là chú ý đến các tâm pháp (ý nghĩ) đang hiện hành, biết nó là tham hay vô tham, sân hay vô sân, si hay vô si (Tâm sở).
- Quán Pháp là biết rõ mọi pháp đều phụ thuộc lẫn nhau, đều Vô ngã, biết rõ Ngũ chướng có hiện hành hay không, biết rõ con người chỉ là Ngũ uẩn đang hoạt động, biết rõ gốc hiện hành của các pháp và hiểu rõ Tứ diệu đế.

2. Tứ chính cần (四正勤):
- Tinh tiến (tinh cần, tinh tấn) tránh làm các điều ác chưa sinh (sa. anutpannapāpakākuśaladharma);
- Tinh tiến vượt qua những điều ác đã sinh (sa. utpanna-pāpakākuśala-dharma);
- Tinh tiến phát huy các điều thiện đã có (sa. utpannakuśala-dharma), nhất là tu học Thất giác chi
- Tinh tiến làm cho các điều thiện phát sinh (sa. anutpannakuśala-dharma).

3. Tứ thần túc (四神足), cũng gọi là Tứ như ý túc (四如意足):
- Dục thần túc (zh. 欲神足, sa. chanda-ṛddhi-pāda), lòng tha thiết hoặc tập trung đạt được.
- Cần thần túc (zh. 勤神足, sa. vīrya-ṛddhi-pāda), tâm tinh tiến chuyên cần.
- Tâm thần túc (zh. 心神足, sa. citta-ṛddhi-pāda), ghi khắc kĩ những cấp đã đạt được;
- Quán thần túc (zh. 觀神足, sa. mīmāṃsa-ṛddhi-pāda), thiền định, trạng thái thiền.

4. Ngũ căn (五根):
- Tín căn (信根);
- Tinh tấn căn/Tấn căn/Tiến căn (精根);
- Niệm căn (念根);
- Định căn (定根);
- Huệ căn (慧 根).

5. Ngũ lực (五力):
- Tín lực (zh. 信力);
- Tinh tiến lực (zh. 精進力);
- Niệm lực (zh. 念力);
- Định lực (zh. 定力);
- Huệ lực (zh. 慧力).

6. Thất giác chi (七覺支):
- Trạch pháp (zh. 擇法, sa. dharmapravicaya), phân tích, biết phân biệt đúng sai,
- Tinh tiến (zh. 精進, sa. vīrya);
- Hỉ (zh. 喜, sa. prīti), tâm hoan hỉ;
- Khinh an (zh. 輕安, sa. praśabdhi), tâm thức khinh an, sảng khoái;
- Niệm (zh. 念, sa. smṛti), tỉnh giác.
- Định (zh. 定, sa. samādhi), có sự tập trung lắng đọng.
- Xả (zh. 捨, sa. upekṣā), lòng buông xả, không câu chấp.

7. Bát chính đạo (八聖道).
- Chánh / Chính kiến (zh. 正見, pi. sammā-diṭṭhi, sa. samyag-dṛṣṭi): Gìn giữ một quan niệm xác đáng về Tứ diệu đế và giáo lý vô ngã.
- Chính tư duy (zh. 正思唯, pi. sammā-saṅkappa, sa. samyak-saṃkalpa): Suy nghĩ hay có một mục đích đúng đắn, suy xét về ý nghĩa của bốn chân lý một cách không sai lầm.
- Chính ngữ (zh. 正語, pi. sammā-vācā, sa. samyag-vāc):Nói thiện nói lành xây dựng ích lợi chung vì người nghe tiến bộ. nói đúng khéo léo để người nghe dễ hiểu
- Chính nghiệp (zh. 正業, pi. sammā-kammanta, sa. samyak-karmānta): Làm những việc lành thiện tạo ích lợi chung. không làm điều xấu ác.
- Chính mệnh (zh. 正命, pi. sammā-ājīva, sa. samyag-ājīva): giữ gìn thân thể trong sạch mạnh khỏe băng cách ăn uống, đủ chất. ăn uống do nghiệp lành, không do sát sinh tạo sân hận nghiệp ác gây nên. ngủ nghỉ chỗ trong sạch lành mạnh tránh chỗ ô nhiễm.
- Chính tinh tiến (zh. 正精進, pi. sammā-vāyāma, sa. samyag-vyāyāma): Luôn luôn nhớ hàng ngày hàng giờ hàng phút viêc tu học, giữ giới luật để sao sát tiến bộ.
- Chính niệm (zh. 正念, pi. sammā-sati, sa. samyag-smṛti): Tỉnh giác trên ba phương diện Thân, Khẩu, Ý;
- Chính định (zh. 正定, pi. sammā-samādhi, sa. samyak-samādhi): Tập trung tâm ý đạt bốn định xuất thế gian (sa. arūpa-samādhi).

(theo Wikipedia tiếng Việt)

- Lưu ý:

1. Tu theo Đạo Phật không phải là Đạo Ăn mà suốt ngày chỉ biết chế biến các loại thức ăn Chay (trong đó còn có loại miệng Chay lòng Mặn - tên món chay là tên món mặn). Tu mà chỉ biết suốt đời trường chay mà không có phẩm hạnh Đạo đức, Đạo lực thì sẽ cộng duyên với loài ăn thực vật; khác nào ngoại đạo khi xưa tu khổ hạnh mà không thoát khỏi luân hồi đảo điên. Ăn mặn mà không tu hành nghiêm túc, không có phước đức để trả nợ máu huyết chúng sinh nuôi mạng mình thì cộng nghiệp với loài ăn máu huyết, cũng đi vào 4 con đường đoạ lạc trả nợ máu chúng sinh thí mạng vì mình.

2. Tu mà chỉ biết suốt đời ê a tụng niệm mà không trau dồi kinh điển cũng như Đạo lực thì khác nào "thầy tụng" lấy bài kinh tiếng mõ làm cần câu cơm - mang tội với chư Phật mang nợ với chúng sinh bởi chư Phật không ra khỏi luân hồi chỉ bởi ngồi tụng kinh, bái sám - chư Phật là thầy (bậc Đạo sư của Tam giới nên không lễ bái ai vì chư Phật có 3 ân đức vô biên không một đấng quyền năng nào có thể sánh bằng: Tuệ đức, Tịnh đức, Bi đức), nợ với chúng sinh vì thân mang áo Phật mà không tế độ được chúng sinh, ăn của cúng dường mà không xiển dương Giáo Pháp của chư Phật - ăn mày cửa Phật, quyết không thể siêu độ cho ai khác kể cả bản thân.

Đạo Pháp trong thời suy thoái (mạt pháp) mà bản thân không có tinh thần tu tiến, hoằng dương Đạo Mầu thì chỉ thêm tội đẩy nhanh quá trình suy vong của Chánh Pháp mà thôi, cuộc tu đó thà không "đầu tròn áo vuông" có lẽ còn ít tội - nghiệp hơn.
Được cảm ơn bởi: Nguyenlinh243, vn007
Đầu trang

phuctaiphan
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 218
Tham gia: 22:52, 31/10/14

Re: E có dự định đi tu, mọi người xem giúp e có gặp trở ngại j k ạ

Gửi bài gửi bởi phuctaiphan »

Bất Đoạn đã viết: 23:04, 19/10/19 - Tham khảo về Ba la mật: Lục độ ba la mật hay Thập độ ba la mật? Như nhau tuỳ tông phái.

1. Sáu Ba-la-mật-đa (Lục Ba-la-mật-đa)
Theo Phật giáo Đại thừa, kinh Diệu pháp liên hoa thì sáu điều toàn hảo là (sa: từ gốc trong tiếng Phạn (sankrit):
1.1 Bố thí ba-la-mật-đa (zh. 布施波羅蜜多, sa. dāna-pāramitā): Sự toàn hảo trong việc hiến tặng, cung ứng vật cho người khác.
1.2 Giới ba-la-mật-đa (zh. 戒波羅蜜多, sa. śīla-pāramitā): sự toàn hảo trong việc nghiêm túc chấp trì giới, giới luật, sát nghĩa trong Phật giáo là 5 giới cho cư sĩ và các cấm giới cho tăng và ni, người xuất gia
1.3 Nhẫn ba-la-mật-đa (zh. 忍波羅蜜多, sa. kṣānti-pāramitā): sự kiên nhẫn/chịu đựng/chấp nhận toàn hảo
1.4 Tinh tiến ba-la-mật-đa (zh. 精進波羅蜜多, sa. vīrya-pāramitā): tinh tiến, cố gắng, kiên trì
1.5 Thiền ba-la-mật-đa (zh. 禪波羅蜜多, sa. dhyāna-pāramitā): Toàn hảo trong lĩnh vực thiền/thiền định
1.6 Huệ ba-la-mật-đa (zh. 慧波羅蜜多, sa. prajñā-pāramitā): trí huệ toàn hảo

2. Mười Ba-la-mật-đa
Theo Thượng tọa bộ (hay Phật giáo Nguyên Thủy), mười điều hoàn thiện (pa. pāramī) là (từ gốc trong tiếng Pali):
2.1 Dāna (sa. dāna): bố thí
2.2 Sīla (sa. śīla): trì giới
2.3 Nekkhamma (sa. niṣkramaṇa): xuất gia (từ bỏ cuộc sống tại gia cư sĩ)
2.4 Paññā (sa.prajñā): trí tuệ
2.5 Viriya (sa. vīrya): tinh tấn
2.6 Khanti (sa. kṣānti): nhẫn nại
2.7 Sacca (sa. satya): chân thật
2.8 Adhiṭṭhāna (sa. adhiṣṭhāna): quyết định
2.9 Mettā (sa. maitrī): tâm từ
2.10 Upekkhā (sa. upekṣā): tâm xả

- Tham khảo 37 phẩm bồ đề (trợ cho giác ngộ) - Tam thập thất bồ-đề phần bao gồm:

1. Tứ niệm xứ (四念處)
- Quán Thân bao gồm sự tỉnh giác trong hơi thở, thở ra, thở vào (pi. ānāpānasati), cũng như tỉnh giác trong bốn dạng cơ bản của thân (đi, đứng, nằm, ngồi). Tỉnh giác trong mọi hoạt động của thân thể, quán sát 32 phần thân thể, quán sát yếu tố tạo thành thân cũng như quán tử thi.
- Quán Thọ /Thụ là nhận biết rõ những cảm giác, cảm xúc dấy lên trong tâm, biết chúng là dễ chịu, khó chịu hay trung tính, nhận biết chúng là thế gian hay xuất thế, biết tính vô thường của chúng.
- Quán Tâm là chú ý đến các tâm pháp (ý nghĩ) đang hiện hành, biết nó là tham hay vô tham, sân hay vô sân, si hay vô si (Tâm sở).
- Quán Pháp là biết rõ mọi pháp đều phụ thuộc lẫn nhau, đều Vô ngã, biết rõ Ngũ chướng có hiện hành hay không, biết rõ con người chỉ là Ngũ uẩn đang hoạt động, biết rõ gốc hiện hành của các pháp và hiểu rõ Tứ diệu đế.

2. Tứ chính cần (四正勤):
- Tinh tiến (tinh cần, tinh tấn) tránh làm các điều ác chưa sinh (sa. anutpannapāpakākuśaladharma);
- Tinh tiến vượt qua những điều ác đã sinh (sa. utpanna-pāpakākuśala-dharma);
- Tinh tiến phát huy các điều thiện đã có (sa. utpannakuśala-dharma), nhất là tu học Thất giác chi
- Tinh tiến làm cho các điều thiện phát sinh (sa. anutpannakuśala-dharma).

3. Tứ thần túc (四神足), cũng gọi là Tứ như ý túc (四如意足):
- Dục thần túc (zh. 欲神足, sa. chanda-ṛddhi-pāda), lòng tha thiết hoặc tập trung đạt được.
- Cần thần túc (zh. 勤神足, sa. vīrya-ṛddhi-pāda), tâm tinh tiến chuyên cần.
- Tâm thần túc (zh. 心神足, sa. citta-ṛddhi-pāda), ghi khắc kĩ những cấp đã đạt được;
- Quán thần túc (zh. 觀神足, sa. mīmāṃsa-ṛddhi-pāda), thiền định, trạng thái thiền.

4. Ngũ căn (五根):
- Tín căn (信根);
- Tinh tấn căn/Tấn căn/Tiến căn (精根);
- Niệm căn (念根);
- Định căn (定根);
- Huệ căn (慧 根).

5. Ngũ lực (五力):
- Tín lực (zh. 信力);
- Tinh tiến lực (zh. 精進力);
- Niệm lực (zh. 念力);
- Định lực (zh. 定力);
- Huệ lực (zh. 慧力).

6. Thất giác chi (七覺支):
- Trạch pháp (zh. 擇法, sa. dharmapravicaya), phân tích, biết phân biệt đúng sai,
- Tinh tiến (zh. 精進, sa. vīrya);
- Hỉ (zh. 喜, sa. prīti), tâm hoan hỉ;
- Khinh an (zh. 輕安, sa. praśabdhi), tâm thức khinh an, sảng khoái;
- Niệm (zh. 念, sa. smṛti), tỉnh giác.
- Định (zh. 定, sa. samādhi), có sự tập trung lắng đọng.
- Xả (zh. 捨, sa. upekṣā), lòng buông xả, không câu chấp.

7. Bát chính đạo (八聖道).
- Chánh / Chính kiến (zh. 正見, pi. sammā-diṭṭhi, sa. samyag-dṛṣṭi): Gìn giữ một quan niệm xác đáng về Tứ diệu đế và giáo lý vô ngã.
- Chính tư duy (zh. 正思唯, pi. sammā-saṅkappa, sa. samyak-saṃkalpa): Suy nghĩ hay có một mục đích đúng đắn, suy xét về ý nghĩa của bốn chân lý một cách không sai lầm.
- Chính ngữ (zh. 正語, pi. sammā-vācā, sa. samyag-vāc):Nói thiện nói lành xây dựng ích lợi chung vì người nghe tiến bộ. nói đúng khéo léo để người nghe dễ hiểu
- Chính nghiệp (zh. 正業, pi. sammā-kammanta, sa. samyak-karmānta): Làm những việc lành thiện tạo ích lợi chung. không làm điều xấu ác.
- Chính mệnh (zh. 正命, pi. sammā-ājīva, sa. samyag-ājīva): giữ gìn thân thể trong sạch mạnh khỏe băng cách ăn uống, đủ chất. ăn uống do nghiệp lành, không do sát sinh tạo sân hận nghiệp ác gây nên. ngủ nghỉ chỗ trong sạch lành mạnh tránh chỗ ô nhiễm.
- Chính tinh tiến (zh. 正精進, pi. sammā-vāyāma, sa. samyag-vyāyāma): Luôn luôn nhớ hàng ngày hàng giờ hàng phút viêc tu học, giữ giới luật để sao sát tiến bộ.
- Chính niệm (zh. 正念, pi. sammā-sati, sa. samyag-smṛti): Tỉnh giác trên ba phương diện Thân, Khẩu, Ý;
- Chính định (zh. 正定, pi. sammā-samādhi, sa. samyak-samādhi): Tập trung tâm ý đạt bốn định xuất thế gian (sa. arūpa-samādhi).

(theo Wikipedia tiếng Việt)

- Lưu ý:

1. Tu theo Đạo Phật không phải là Đạo Ăn mà suốt ngày chỉ biết chế biến các loại thức ăn Chay (trong đó còn có loại miệng Chay lòng Mặn - tên món chay là tên món mặn). Tu mà chỉ biết suốt đời trường chay mà không có phẩm hạnh Đạo đức, Đạo lực thì sẽ cộng duyên với loài ăn thực vật; khác nào ngoại đạo khi xưa tu khổ hạnh mà không thoát khỏi luân hồi đảo điên. Ăn mặn mà không tu hành nghiêm túc, không có phước đức để trả nợ máu huyết chúng sinh nuôi mạng mình thì cộng nghiệp với loài ăn máu huyết, cũng đi vào 4 con đường đoạ lạc trả nợ máu chúng sinh thí mạng vì mình.

2. Tu mà chỉ biết suốt đời ê a tụng niệm mà không trau dồi kinh điển cũng như Đạo lực thì khác nào "thầy tụng" lấy bài kinh tiếng mõ làm cần câu cơm - mang tội với chư Phật mang nợ với chúng sinh bởi chư Phật không ra khỏi luân hồi chỉ bởi ngồi tụng kinh, bái sám - chư Phật là thầy (bậc Đạo sư của Tam giới nên không lễ bái ai vì chư Phật có 3 ân đức vô biên không một đấng quyền năng nào có thể sánh bằng: Tuệ đức, Tịnh đức, Bi đức), nợ với chúng sinh vì thân mang áo Phật mà không tế độ được chúng sinh, ăn của cúng dường mà không xiển dương Giáo Pháp của chư Phật - ăn mày cửa Phật, quyết không thể siêu độ cho ai khác kể cả bản thân.

Đạo Pháp trong thời suy thoái (mạt pháp) mà bản thân không có tinh thần tu tiến, hoằng dương Đạo Mầu thì chỉ thêm tội đẩy nhanh quá trình suy vong của Chánh Pháp mà thôi, cuộc tu đó thà không "đầu tròn áo vuông" có lẽ còn ít tội - nghiệp hơn.
Đọc hết bài của bác mới thấy xuất gia không phải nói xong là cạo đầu khoác áo nâu là xong. Chắc cũng phải có căn tu lắm may ra còn giữ đạo hạnh tới cuối đời.
Được cảm ơn bởi: Bất Đoạn, Nguyenlinh243
Đầu trang

tung.lx
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 5
Tham gia: 23:18, 24/10/19

Re: E có dự định đi tu, mọi người xem giúp e có gặp trở ngại j k ạ

Gửi bài gửi bởi tung.lx »

Lá số này có tứ linh chiếu mệnh, nên đi xem có căn thì đứng ra hầu đồng hơn là đi tu. Vào đại vận 35, có Tử Vi, mang tính giác ngộ việc thờ cúng. Trong gia đình hoặc họ hàng nhà bạn chắc có người đang tu tập.
Được cảm ơn bởi: Bất Đoạn
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Luận giải Tử vi”