Hà Đồ và Huyền Không phi tinh trong phong thuỷ

Các bài viết học thuật về môn Phong thủy, địa lý
Trả lời bài viết
luongthienxich
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 3378
Tham gia: 10:29, 05/05/10
Đến từ: Hoàng mai-HN 096 9898 159
Liên hệ:

Hà Đồ và Huyền Không phi tinh trong phong thuỷ

Gửi bài gửi bởi luongthienxich »

Hình ảnhTrong những yếu tố căn bản qui ước của phương pháp này, cổ thư chữ Hán ghi nhận sự vận động thay đổi có tính thời gian từng năm, tháng, ngày, giờ và cả những vận, hội… theo qui ước về thời gian của cổ học Đông phương , cho 9 yếu tố gọi là cửu tinh.

Cửu tinh này lần lượt trong cổ thư chữ Hán, có tên gọi như sau:
1. Nhất Bạch toạ tại Khảm cung số 1, chính Bắc trên Lạc thư .
2. Nhị Hắc toạ tại Khôn cung số 2, Tây Nam trên Lạc thư.
3. Tam Bích toạ tại Chấn cung số 3, chính Đông trên Lạc thư.
4. Tứ Lục toạ tại Tốn cung số 4, Đông Nam trên Lạc thư.
5. Ngũ Hoàng toạ tại Trung cung số 5 trên Lạc thư.
6. Lục Bạch toạ tại Càn, cung số 6, Tây Bắc trên Lạc thư.
7. Thất Xích toạ tại Đoài, cung số 7, chính Tây trên Lạc thư.
8. Bát Bạch toạ tại Cấn, cung số 8 , Đông Bắc trên Lạc thư.
9. Cửu Tử toạ tại Ly, cung số 9, chính Nam trên Lạc thư.
Ở phần trên, người viết đã hân hạnh minh chứng với bạn đọc về tính phi lý của nguyên lý Hậu thiên Văn Vương phối Lạc thư. Trên cơ sở đồ hình phi tinh huyền không này, một lần nữa, bạn đọc lại thấy tính bất hợp lý và mâu thuẫn của nó. Đó chính là nội dung và vị trí của sao Thất Xích và Cửu Tử. Vị trí của Thất Xích (Đỏ, số 7 ) không thể toạ ở Đoài Kim (Trắng, số 9) và thuộc Tây phương. Tương tự như vậy với Cửu Tử ở phương Nam, Hỏa số 7 với quái Ly Hỏa. Sự mâu thuẫn phi lý này, bổ sung thêm vào những vấn đề đã minh chứng ở trên.
Bởi vậy, phương pháp huyền không phi tinh chỉ có thể thực hiện trên Hà đồ phối Hậu thiên Lạc Việt thì sẽ thể hiện tính hợp lý với mọi hiện tượng và các vấn đề liên quan.
Bạn đọc quán xét đồ hình so sánh giữa cấu trúc huyền không phi tinh trên nguyên lý căn bản từ văn minh Lạc Việt là “Hà đồ phối Hậu thiên Lạc Việt” với nguyên lý này từ “Lạc thư phối Hậu thiên Văn Vương” qua những đồ hình dưới đây:
Hình ảnh

Bạn đọc quan tâm lưu ý: Tuy có sự khác biệt ở hai hành Kim Hỏa giữa Lạc thư và Hà đồ, nhưng phương pháp phi tinh không hề thay đổi giữa cổ thư chữ Hán và trên Hà đồ. Tức là vẫn ra 1, vào 2, lên 3, xuống 4… Nhưng do độ số và phương vị khác nhau, nên có sự khác biệt ở hai phần Kim và Hỏa trên hai đồ hình này. Điều này được minh hoạ cụ thể dưới đây.
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Như vậy – qua sự so sánh giữa hai phương pháp phi tinh ở trên – thì sai lệch chỉ rơi vào phần Kim - Hỏa giữa Hà đồ và Lạc thư. Đặc biệt các vận 3, 5, 7, 9 sự sai lệch có tính khác biệt dẫn đến ứng dụng và luận đoán sai biệt ở các phương chính Tây và chính Nam. Còn trong các vận khác và ở các phương khác thì sự sai lệch khó nhận biết, do tính chất tương đương của các sao. Như vậy, sự sai lệch này rất hạn chế, nhưng rất quan trọng ở hai phương này.
Nếu chúng ta chỉ giới hạn vấn đề ở sự ứng dụng phi tinh trên Hà đồ hay Lạc thư, thì cùng lắm sẽ chỉ giới hạn ở tính chứng nghiệm hiệu quả trên thực tế. Nhưng ở đây, người viết xin được lưu ý quí vị quan tâm là: phi tinh trên Hà đồ là hệ quả tất yếu từ một nguyên lý căn bản có sự nhất quán, hoàn chỉnh và hợp lý trong việc giải thích mọi vấn đề liên quan. Còn phi tinh trên Lạc thư chỉ là hệ quả của một nguyên lý (Hậu thiên Văn Vương liên hệ Lạc thư) không thể chứng minh được tính hợp lý với chính nó và sự giải thích một cách hợp lý các vấn đề liên quan.

Hà đồ và cung phi trong bát trạch
Ở phần trên, người viết đã hân hạnh minh chứng với bạn đọc về sự liên hệ giữa phương pháp huyền không phi tinh trong phong Thủy và bảng cung phi trong bát trạch. Trong phương pháp bát trạch, người ta lập thành bảng cung phi sẵn cho gia chủ sinh năm nào thì ứng với quái nào trong bát quái.
Nhưng thực chất bảng này là hệ quả của phương pháp phi tinh trong huyền không với nam phi nghịch, nữ phi thuận.
Từ cơ sở Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ thuộc về nền văn hiến Lạc Việt, chúng ta sẽ có một bảng cung phi như ở trang sau. Bạn đọc có thể sử dụng bảng phi tinh trên Hà đồ ở trang bên thay thế cho bản lưu truyền trong bát trạch trong sách cổ phi tinh trên Lạc thư.

Cung phi trung nguyên
(Tính từ 1924 đến 1983)
Hình ảnh

Chu kỳ lặp lại từ 1984—Giáp Tý: Nam / Ly, Nữ Cấn
Trên đây là bảng cung phi trên cửu cung Hà đồ. Bạn đọc cũng nhận thấy rằng: Nếu đối chiếu với bảng phi cung trong sách Bát trạch minh cảnh thì phần sai lệch giữa hai bảng chỉ ở hai cung Đoài Ly.
Sự ứng dụng trong phong thủy từ nguyên lý căn bản “Hà đồ phối Hậu thiên Lạc Việt” sẽ không chỉ dừng lại ở hoán vị tính chất hai cung Tốn Khôn ở Đông Nam và Tây Nam trên Cửu cung và ở ứng dụng phi tinh trên Hà đồ, mà còn được ứng dụng để hiệu chỉnh một số hiện tượng khác liên quan trong thuật phong thủy. Nhưng người viết xin đựơc dừng lại ở đây. Vì luận đề này không nhằm mục đích trình bày toàn bộ những vấn đề liên quan đến phong thủy, mà chỉ chứng tỏ tính hợp lý từ một nguyên lý căn bản được hiệu chỉnh đến một số vấn đề chủ yếu liên quan đến nó. Sự hiệu chỉnh này không mang tính phủ định những phương pháp ứng dụng vốn là hệ quả của thuyết Âm Dương Ngũ hành – đã chứng tỏ tính hiệu quả trên thực tế từ hàng ngàn năm nay – mà chỉ là sự hiệu chỉnh trên cơ sở phục hồi những nguyên lý đã thất truyền và chứng tỏ một thực tại là cơ sở của nó.
Nguyên lý căn bản Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ không chỉ dừng lại ở sự giải thích một cách hợp lý tính qui luật trong các phương pháp ứng dụng của phong Thủy, mà còn chứng tỏ tính hợp lý trong các vấn đề liên quan khác thuộc về học thuật Đông phương cổ. Đồng thời chứng tỏ một thực tại vũ trụ là cơ sở nhận thức của nó.
Sự chứng minh tiếp theo đây chứng tỏ điều này trên Tử Vi Đẩu số, sẽ tiếp tục chứng tỏ một qui luật chủ yếu và bao trùm “Pháp đại uy nỗ” từ văn minh Lạc Việt.





LƯỢNG THIÊN XÍCH. st
Được cảm ơn bởi: mr.phan, timhieuPT
Đầu trang

thanhlonghungtran
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 230
Tham gia: 17:35, 24/06/10
Đến từ: Thanh Hoá

TL: Hà Đồ và Huyền Không phi tinh trong phong thuỷ

Gửi bài gửi bởi thanhlonghungtran »

Nói dến Huyền Không phi tinh là phải nhắc đến Thẩm Trúc Nhưng qua 2 cuốn " Thẩm Thị Huyền Không học" và " Trạch Vận Tân án". Khi tìm được sách của Tưởng Đại Hồng, hàng năm trời Thẩm Trúc Nhưng vẫn không hiểu cách phi tinh! Tôi thấy cách phi tinh khác với cách mà bạn vừa đưa ra. và hiện nay trên thi trường sách có rất nhiều cách phi tinh khác nhau. Theo tôi ta nên xem cách phi tinh của người sáng lập ra trường phái Huyền Không là đúng!
Được cảm ơn bởi: huuduyenduong
Đầu trang

luongthienxich
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 3378
Tham gia: 10:29, 05/05/10
Đến từ: Hoàng mai-HN 096 9898 159
Liên hệ:

TL: Hà Đồ và Huyền Không phi tinh trong phong thuỷ

Gửi bài gửi bởi luongthienxich »

tôi cũng đang theo phái huyền không và cũng có hai quyển sách do Thẩm Trúc Nhưng trước tác.từ trước đến nay tôi cũng dựa vào kiến thức từ sách Trung Quốc mang lại. Nay thấy tác giả Nguyễn Vũ Anh Tuấn, giám đốc trung tâm lý học đông phương đưa ra lý luận rằng thuyết âm dương ngũ hành là của Việt Nam và phản bác lại lý thuyết của Trung Quốc.tôi cũng chưa có may mắn được tìm hiểu thuyết của anh Tuấn Anh và đang tự hỏi không biết đúng sai thế nào.nhân tìm được bài của anh nên đưa ra đây để các bạn tham khảo.cũng nói thêm với bạn là huyền không học của tưởng đại hồng là được chân truyền lại. thẩm trúc nhưng tự tìm hiểu và công bố rộng rãi . hiện nay ở trung quốc có ba trường phái huyền không.mỗi trường phái tôn thờ một vị tổ sư đó là tưởng đại hồng, chương trọng sơn và thẩm trúc nhưng.
Được cảm ơn bởi: linh196x
Đầu trang

timhieuPT
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 2
Tham gia: 14:22, 30/10/10

TL: Hà Đồ và Huyền Không phi tinh trong phong thuỷ

Gửi bài gửi bởi timhieuPT »

tôi mới đọc cuốn Phong thủy huyền không phi tinh (cách tiếp cận phong thủy của người phương tây) nhà xuất bản Lao động-xã hội. như thế có sự khác biệt giữ 2 cách lập phi tinh đồ, cho xin hỏi tôi sẽ theo cách nào để lập phi tinh đồ cho căn nhà của tôi.
tks.
Đầu trang

luongthienxich
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 3378
Tham gia: 10:29, 05/05/10
Đến từ: Hoàng mai-HN 096 9898 159
Liên hệ:

TL: Hà Đồ và Huyền Không phi tinh trong phong thuỷ

Gửi bài gửi bởi luongthienxich »

Tôi hiện tại vẫn theo phái huyền khôg. Hiểu về nguyên lý của phái này. Anh Nguyễn Vũ Tuấn Anh đưa ra nguyên lý ''lạ'' này tôi cũg chỉ tìm hiểu, đúg sai còn chưa rõ.
Dù sao huyền khôg cũg là danh môn cổ phái. Tồn tại đến ngày nay đươg nhiên cũg phải có cái lý của nó
Được cảm ơn bởi: timhieuPT, linh196x
Đầu trang

vnsteel
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 29
Tham gia: 10:28, 18/07/09

TL: Hà Đồ và Huyền Không phi tinh trong phong thuỷ

Gửi bài gửi bởi vnsteel »

timhieuPT đã viết:tôi mới đọc cuốn Phong thủy huyền không phi tinh (cách tiếp cận phong thủy của người phương tây) nhà xuất bản Lao động-xã hội. như thế có sự khác biệt giữ 2 cách lập phi tinh đồ, cho xin hỏi tôi sẽ theo cách nào để lập phi tinh đồ cho căn nhà của tôi.
tks.
Cuốn " Phong thuỷ huyền không phi tinh" tuy là của người phương Tây viết nhưng dựa trên lý thuyết huyền không phi tinh của Trung Quốc . Mà lý thuyết huyền không phi tinh này được ứng dụng từ lâu. Bác cứ áp dụng theo phương pháp đó. Lý thuyết của " Phong thuỷ Lạc Việt" còn gây ra nhiều tranh cãi như những phát ngôn của chủ nhân nó vậy. Tốn nhiều giấy mực lắm!
Đầu trang

Đổng Lâm
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 181
Tham gia: 11:51, 26/06/09

TL: Hà Đồ và Huyền Không phi tinh trong phong thuỷ

Gửi bài gửi bởi Đổng Lâm »

Nếu bạn nghiên cứu về Huyền Không, trước hết đọc sách gốc của nó đã. Chứ bạn đọc ngay sách "hiệu đính theo đổi chỗ Tốn - Khôn" thế này thì loạn mất. Nguyên lý cơ bản của môn này là ma phương, cái món đổi chỗ Tốn - Khôn thì làm gì còn ma phương nữa. Không lẽ ông Thiên Sứ không biết nguyên tắc của ma phương hay sao. Thấy bạn đặt tên là Lương Thiên Xích chắc phải thông tuệ về môn này lắm, không lẽ bạn lại lẫn về điều này. Nhắc lại câu của học trò môn Phong Thủy Lạc Việt: "đường lường thiên xích của sư phụ bay như chuồn chuồn ấy"
Đầu trang

luongthienxich
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 3378
Tham gia: 10:29, 05/05/10
Đến từ: Hoàng mai-HN 096 9898 159
Liên hệ:

TL: Hà Đồ và Huyền Không phi tinh trong phong thuỷ

Gửi bài gửi bởi luongthienxich »

Thì tôi đã bảm tôi theo phái huyền khôg mà lỵ. Thấy ông thiên sứ đưa ra cái luận tốn khôn hoán đổi này nên đưa ra đây cho mọi người xét. Riêg tôi thì vẫn theo huyền khôg chứ khôg tiếp thu tư tưởg cuả thien su.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức Phong thủy”