Thống chế Fedor von Bock của Đức dám chỉ trích Hitler có mệnh Thân VCD
Nội qui chuyên mục
Đây là chuyên mục dành cho việc xem lá số tử vi. Các bài mang tính trao đổi học thuật xin vui lòng đăng trong mục Kiến thức tử vi.
Không được đính kèm lá số của trang web khác. Các bài không liên quan sẽ bị chuyển khỏi chuyên mục này.
Đây là chuyên mục dành cho việc xem lá số tử vi. Các bài mang tính trao đổi học thuật xin vui lòng đăng trong mục Kiến thức tử vi.
Không được đính kèm lá số của trang web khác. Các bài không liên quan sẽ bị chuyển khỏi chuyên mục này.
Thống chế Fedor von Bock của Đức dám chỉ trích Hitler có mệnh Thân VCD
Fedor von Bock (3 tháng 12 năm 1880 – 4 tháng 5 năm 1945) là một Thống chế quân đội Đức thời Chiến tranh thế giới thứ hai. Ông đã đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc tấn công chớp nhoáng của Đức vào Ba Lan, Tây Âu và Liên Xô giai đoạn 1939 – 1942. Ông được người đời mệnh danh là "Thần chết" (Der Sterber), hoặc "Ngọn lửa thiêng Küstrin".[1][2]
Sinh ra tại một gia đình quý tộc quân sự Phổ ở Küstrin, Bock làm quen với đời sống quân ngũ từ rất sớm. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông được thăng đến cấp đại úy và lãnh thưởng Thập tự Xanh – huân chương cao quý nhất của Phổ xưa. Ông hỗ trợ tướng Hans von Seeckt kiến thiết quân đội Liên bang Đức sau đại chiến. Dù là một người bảo hoàng cuồng nhiệt, ông không phản đối việc Adolf Hitler lên nắm quyền năm 1933 và thăng tiến mau lẹ dưới chế độ Quốc xã. Sau khi lên cấp hàm Đại tướng, Bock thống lĩnh Cụm Tập đoàn quân Bắc tham gia chinh phục Ba Lan năm 1939 và làm Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân B trong Chiến dịch Tây Âu năm 1940. Do những chiến công tại Ba Lan, Pháp và Vùng đất thấp, Bock cùng 11 quân nhân khác được Hitler phong hàm Thống chế vào tháng 7 năm 1940.[1][3]
Trong chiến dịch tấn công Liên bang Xô Viết năm 1941, Bock là Thủ trưởng Cụm Tập đoàn quân Trung tâm tấn công trên hướng Moskva. Quân Đức thắng nhiều trận lớn và áp sát Moskva ở cự ly 50 km, song sau đó bị chặn đứng và đập tan. Bock xin thôi vào tháng 12 năm 1941 và đổi làm Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Nam 4 tháng sau đó. Dưới sự chỉ huy của ông, binh đoàn này đã đánh bại Chiến dịch Barvenkovo-Lozovaya của Liên Xô, rồi chiếm cứ bán đảo Krym và một phần Voronezh trong mùa hè năm 1942. Nhưng do truy kích chậm các đơn vị Xô Viết gần Voronezh, Bock bị sa thải vào ngày 15 tháng 7 và không bao giờ được Hitler trọng dụng nữa. Cùng với vợ và con gái, ông qua đời ngày 4 tháng 5 năm 1945 trong một trận không kích của Không quân Anh ở Schleswig-Holstein.[4][5]
Ông tên khai sinh là Moritz Albrecht Franz Friedrich Fedor von Bock, sinh ngày 3 tháng 12 năm 1880 trong một gia đình quý tộc quân sự theo Kháng Cách ở thành phố Küstrin, huyện Brandenburg (Phổ). Dòng tộc von Bock có truyền thống quân sự lâu đời; cụ cố ông đã phục vụ quân đội Phổ dưới triều Friedrich Đại đế (trị vì 1712-1786). Ông nội Bock là một sĩ quan tham chiến trong trận Jena năm 1806[6][7] Ông thân sinh của Bock, tướng Karl Moritz von Bock, đã chỉ huy một sư đoàn Phổ trong Chiến tranh Pháp-Đức (1870-1871) và được khen thưởng vì chiến đấu dũng cảm trong trận Sedan. Mẹ ông là Olga Helene Fransziska Freifrau von Falkenhayn von Bock, một người mang dòng máu quý tộc Nga và Đức. Thông qua mẹ mình, Bock là bà con xa của Thượng tướng Bộ binh Erich von Falkenhayn, Tổng tham mưu trưởng quân đội Đức trong 2 năm đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất.[6][1]
Là một người hết mực xem trọng sự khổ luyện và kỷ luật sắt thép như những giá trị thiết yếu của văn hóa-con người Phổ, tướng Moritz quyết tâm rèn giũa con mình thành một quân nhân thực thụ. Dưới sự dạy dỗ của cha, Bock sớm thấm nhuần lý tưởng phò vua, giúp nước và ấp ủ hoài bão trở thành một chỉ huy quân đội cấp cao. Ông khắc sâu ý thức về bổn phận của người sĩ quan – đó là phát huy truyền thống hào hùng của quê hương Phổ-Đức, và sinh lòng ác cảm với những gì không thuộc về đất Phổ và quân đội.[7][8] Từ năm 1888 đến năm 1898, ông lần lượt học các trường quân sự Potsdam và Gross-Lichterfeld cách Kinh kỳ không xa. Ở đây, ông nghiêm chỉnh chấp hành nề nếp, kỷ cương của môi trường thiếu sinh quân, và học rất giỏi các môn ngoại ngữ hiện đại, toán, sử. Thay vì nô đùa với chúng bạn, Bock chỉ thích đi dạo trên đường phố Potsdam hoặc thăm viếng mộ Friedrich Đại đế và nghĩa trang chiến sĩ, nên bạn học đặt cho ông biệt hiệu "Ngọn lửa thiêng Küstrin". Sau này, trong hai thập niên 1920 và 1930, Bock thường trở lại trường Gross-Lichterfeld để diễn thuyết cho thiếu sinh quân nghe về vinh quang cao quý nhất của người chiến sĩ – đó là được hy sinh vì Tổ quốc [6][7][6]
Từ sự giáo dục của gia đình và trường lớp, ông trưởng thành thành một thanh niên có năng lực, quyết đoán và kiêu căng. Theo sử gia Samuel W. Mitcham, Bock khá thông thạo chiến thuật dùng binh, lại nói lưu loát tiếng Nga và sở hữu một vốn tiếng Anh, Pháp khá khẩm. Mitcham cũng mô tả tính cách của Bock là "máu lạnh, ít hóm hỉnh và tự đắc". Ra trường, Bock được tuyển thẳng vào Trung đoàn Bộ binh Cận vệ số 5 tinh nhuệ tại Potsdam vào ngày 15 tháng 3 năm 1898. Ông được phân công làm trợ lý Tiểu đoàn I năm 1904, rồi lên chức trợ lý một trung đoàn trưởng vào năm 1906, khi ông chỉ mới đeo lon Trung úy.[1] Năm 1905, Bock thành hôn với một nữ quý tộc trẻ tên Mally von Reichenbach. Đám cưới của hai người được tổ chức theo nghi lễ truyền thống trong quân doanh Potsdam. Họ sinh được một người con gái 2 năm sau đó.[6] Nhưng hạnh phúc của Bock không kéo dài lâu, Reichenbach mất sau một cơn bạo bệnh bất ngờ vào năm 1910.[9]
Năm 1910, ông tham dự khóa học tham mưu tại Học viện Quân sự Berlin.[6] Sau khi tốt nghiệp, Bock vào công tác ở Bộ Tổng tham mưu và được thăng cấp Đại úy vào năm 1912. Năm sau, ông được chỉ định làm Trưởng ban hậu cần Quân đoàn Vệ binh, và cùng với quân đoàn này bước vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1914.[1]
( Theo Wikipedia)
Sinh ra tại một gia đình quý tộc quân sự Phổ ở Küstrin, Bock làm quen với đời sống quân ngũ từ rất sớm. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông được thăng đến cấp đại úy và lãnh thưởng Thập tự Xanh – huân chương cao quý nhất của Phổ xưa. Ông hỗ trợ tướng Hans von Seeckt kiến thiết quân đội Liên bang Đức sau đại chiến. Dù là một người bảo hoàng cuồng nhiệt, ông không phản đối việc Adolf Hitler lên nắm quyền năm 1933 và thăng tiến mau lẹ dưới chế độ Quốc xã. Sau khi lên cấp hàm Đại tướng, Bock thống lĩnh Cụm Tập đoàn quân Bắc tham gia chinh phục Ba Lan năm 1939 và làm Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân B trong Chiến dịch Tây Âu năm 1940. Do những chiến công tại Ba Lan, Pháp và Vùng đất thấp, Bock cùng 11 quân nhân khác được Hitler phong hàm Thống chế vào tháng 7 năm 1940.[1][3]
Trong chiến dịch tấn công Liên bang Xô Viết năm 1941, Bock là Thủ trưởng Cụm Tập đoàn quân Trung tâm tấn công trên hướng Moskva. Quân Đức thắng nhiều trận lớn và áp sát Moskva ở cự ly 50 km, song sau đó bị chặn đứng và đập tan. Bock xin thôi vào tháng 12 năm 1941 và đổi làm Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Nam 4 tháng sau đó. Dưới sự chỉ huy của ông, binh đoàn này đã đánh bại Chiến dịch Barvenkovo-Lozovaya của Liên Xô, rồi chiếm cứ bán đảo Krym và một phần Voronezh trong mùa hè năm 1942. Nhưng do truy kích chậm các đơn vị Xô Viết gần Voronezh, Bock bị sa thải vào ngày 15 tháng 7 và không bao giờ được Hitler trọng dụng nữa. Cùng với vợ và con gái, ông qua đời ngày 4 tháng 5 năm 1945 trong một trận không kích của Không quân Anh ở Schleswig-Holstein.[4][5]
Ông tên khai sinh là Moritz Albrecht Franz Friedrich Fedor von Bock, sinh ngày 3 tháng 12 năm 1880 trong một gia đình quý tộc quân sự theo Kháng Cách ở thành phố Küstrin, huyện Brandenburg (Phổ). Dòng tộc von Bock có truyền thống quân sự lâu đời; cụ cố ông đã phục vụ quân đội Phổ dưới triều Friedrich Đại đế (trị vì 1712-1786). Ông nội Bock là một sĩ quan tham chiến trong trận Jena năm 1806[6][7] Ông thân sinh của Bock, tướng Karl Moritz von Bock, đã chỉ huy một sư đoàn Phổ trong Chiến tranh Pháp-Đức (1870-1871) và được khen thưởng vì chiến đấu dũng cảm trong trận Sedan. Mẹ ông là Olga Helene Fransziska Freifrau von Falkenhayn von Bock, một người mang dòng máu quý tộc Nga và Đức. Thông qua mẹ mình, Bock là bà con xa của Thượng tướng Bộ binh Erich von Falkenhayn, Tổng tham mưu trưởng quân đội Đức trong 2 năm đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất.[6][1]
Là một người hết mực xem trọng sự khổ luyện và kỷ luật sắt thép như những giá trị thiết yếu của văn hóa-con người Phổ, tướng Moritz quyết tâm rèn giũa con mình thành một quân nhân thực thụ. Dưới sự dạy dỗ của cha, Bock sớm thấm nhuần lý tưởng phò vua, giúp nước và ấp ủ hoài bão trở thành một chỉ huy quân đội cấp cao. Ông khắc sâu ý thức về bổn phận của người sĩ quan – đó là phát huy truyền thống hào hùng của quê hương Phổ-Đức, và sinh lòng ác cảm với những gì không thuộc về đất Phổ và quân đội.[7][8] Từ năm 1888 đến năm 1898, ông lần lượt học các trường quân sự Potsdam và Gross-Lichterfeld cách Kinh kỳ không xa. Ở đây, ông nghiêm chỉnh chấp hành nề nếp, kỷ cương của môi trường thiếu sinh quân, và học rất giỏi các môn ngoại ngữ hiện đại, toán, sử. Thay vì nô đùa với chúng bạn, Bock chỉ thích đi dạo trên đường phố Potsdam hoặc thăm viếng mộ Friedrich Đại đế và nghĩa trang chiến sĩ, nên bạn học đặt cho ông biệt hiệu "Ngọn lửa thiêng Küstrin". Sau này, trong hai thập niên 1920 và 1930, Bock thường trở lại trường Gross-Lichterfeld để diễn thuyết cho thiếu sinh quân nghe về vinh quang cao quý nhất của người chiến sĩ – đó là được hy sinh vì Tổ quốc [6][7][6]
Từ sự giáo dục của gia đình và trường lớp, ông trưởng thành thành một thanh niên có năng lực, quyết đoán và kiêu căng. Theo sử gia Samuel W. Mitcham, Bock khá thông thạo chiến thuật dùng binh, lại nói lưu loát tiếng Nga và sở hữu một vốn tiếng Anh, Pháp khá khẩm. Mitcham cũng mô tả tính cách của Bock là "máu lạnh, ít hóm hỉnh và tự đắc". Ra trường, Bock được tuyển thẳng vào Trung đoàn Bộ binh Cận vệ số 5 tinh nhuệ tại Potsdam vào ngày 15 tháng 3 năm 1898. Ông được phân công làm trợ lý Tiểu đoàn I năm 1904, rồi lên chức trợ lý một trung đoàn trưởng vào năm 1906, khi ông chỉ mới đeo lon Trung úy.[1] Năm 1905, Bock thành hôn với một nữ quý tộc trẻ tên Mally von Reichenbach. Đám cưới của hai người được tổ chức theo nghi lễ truyền thống trong quân doanh Potsdam. Họ sinh được một người con gái 2 năm sau đó.[6] Nhưng hạnh phúc của Bock không kéo dài lâu, Reichenbach mất sau một cơn bạo bệnh bất ngờ vào năm 1910.[9]
Năm 1910, ông tham dự khóa học tham mưu tại Học viện Quân sự Berlin.[6] Sau khi tốt nghiệp, Bock vào công tác ở Bộ Tổng tham mưu và được thăng cấp Đại úy vào năm 1912. Năm sau, ông được chỉ định làm Trưởng ban hậu cần Quân đoàn Vệ binh, và cùng với quân đoàn này bước vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1914.[1]
( Theo Wikipedia)
- Tập tin đính kèm
-
- 420px-Wehrvonbockcopy1.jpg (40.53 KiB) Đã xem 516 lần
Sửa lần cuối bởi hysshu vào lúc 12:49, 10/06/23 với 2 lần sửa.
Được cảm ơn bởi: Tudotutronghanhphuc
TL: Thống chế Fedor von Bock của Đức quốc xã dám chỉ trích Hitler mệnh Thân VCD
Ngày 1/9/1939, Cụm tập đoàn quân (TĐQ) Bắc của Bock cùng Cụm TĐQ Nam của Rundstedt xâm chiếm Ba Lan, mở đầu Thế chiến 2. Trong chiến dịch xâm lược Pháp, Cụm TĐQ B do Bock chỉ huy đánh “mồi” vào Hà Lan và miền trung Bỉ, trong khi đó Cụm TĐQ A của Rundstedt đánh chủ công vào vùng núi Ardennes. Bock chiếm Hà Lan và phần lớn Bỉ, rồi cùng Rundstedt hợp vây Anh-Pháp tại Dunkirk.
Bock là người phản đối quyết định của Hitler cho phép lực lượng thiết giáp Cụm TĐQ A nghỉ ngơi vào ngày 23/5, tạo cơ hội cho quân chủ lực Anh cùng một bộ phận quân Pháp chạy thoát khỏi Dunkirk.
Trong giai đoạn 2 của chiến dịch, Bock chỉ huy 3 TĐQ và 2 cụm thiết giáp đánh tan quân Pháp ở miền tây nước này, chiếm thủ đô Paris và duyệt binh rầm rộ tại Khải Hoàn Môn vào 14/6/1940. Bock, Rundstedt cùng 10 vị tướng khác được phong hàm thống chế.
Bắt đầu chiến dịch Barbarossa tấn công Liên Xô, Bock làm tư lệnh Cụm TĐQ Trung tâm là cụm quân đông nhất, mạnh nhất. Với mũi nhọn là hai cụm thiết giáp mạnh của các tướng Hoth và Guderian, chỉ trong chưa đầy một tuần, các đơn vị dưới quyền Bock đã thọc sâu 274km vào lãnh thổ Liên Xô. Hạ tuần tháng 8/1941, quân của Bock đã tiến được hơn 805km và chỉ còn cách Moscow 298km.
Bị hao tổn đến 250.000 binh lính, song Bock cho rằng con đường đã rộng mở cho ông ta chiếm nhanh Moscow. Nhưng đúng lúc này, bất chấp sự phản kháng gay gắt của Bock, Hitler rút 4 trong 5 quân đoàn thiết giáp và 3 quân đoàn bộ binh khỏi Cụm TĐQ Trung tâm để tăng cường cho hai hướng Leningrad và Kiev. Bock buộc phải chuyển sang thế phòng ngự, và đây là một yếu tố quan trọng giúp Hồng quân Liên Xô có cơ hội tăng cường phòng vệ thủ đô.
Đây chính là nguyên cớ để Bock bắt đầu đưa ra những chỉ trích nhằm vào Hitler.
Được Hitler trả lại các đơn vị điều chuyển trước đó, ngày 30/9/1941, Bock triển khai chiến dịch Taifun tấn công Moscow. Vẫn bằng hai gọng kìm tăng thiết giáp, Bock nhanh chóng đánh chiếm các thành phố Vyazma, Bryansk, Kaluga, Kalinin rồi Mozhaisk. Hồng quân Liên Xô chiến đấu anh dũng và giành giật từng thước đất với quân xâm lược, đồng thời mở nhiều đòn phản kích mạnh mẽ.
Mưa to đã biến đường sá thành những con sông bùn lầy, gây cản trở đáng kể đối với công tác hậu cần của quân Đức. Bock đành dừng quân, đợi đến khi đường sá đóng băng mới tấn công tiếp. Tận dụng thời cơ này, Bộ Chỉ huy Hồng quân Liên Xô đã điều nhiều binh đoàn từ Viễn Đông sang tăng cường cho Moscow.
Ngày 15/11, Bock mở đợt tấn công tổng lực cuối cùng vào Moscow, đánh chiếm Klin ở phía bắc và Istr ở phía tây Moscow nhưng sớm bị một cuộc phản công của quân đội Liên Xô đẩy lui. Mùa đông khắc nghiệt cùng với sự kháng cự bền bỉ của Hồng quân đã làm phá sản chiến dịch Taifun. Ngày 6/12/1941, Hồng quân phản công trên toàn tuyến. Cụm TĐQ Trung tâm bị đánh bật khỏi cửa ngõ Moscow.
Tuyệt vọng do thua trận, Bock xin từ chức và được Hitler chuẩn y. Sau khi bàn giao Cụm TĐQ Trung tâm cho Kluge, ngày 18/12, Bock được chuyển vào ngạch dự bị. Tuy nhiên, sau khi bình phục sức khỏe, Bock được triệu hồi làm Tư lệnh Cụm TĐQ Nam.
Mùa hè năm 1942, triển khai chiến dịch Blau, Hitler ra lệnh cho cụm quân của Bock đánh chiếm lưu vực sông Đông, tạo bàn đạp chuẩn bị tiến công Stalingrad và Kavkaz. Công khai chỉ trích kế hoạch tác chiến của Hitler vì nó quá lệ thuộc vào các đội quân chư hầu Italia và Romania mỏng yếu hai bên sườn quân Đức, nhưng Bock vẫn chấp hành mệnh lệnh. Ngày 28/6/1942, ông ta bắt đầu chiến dịch Blau theo đúng mô hình “chiến tranh chớp nhoáng”.
Thoạt đầu, Bock giành thắng lợi, chiếm được một nửa Voronezh. Nhưng do bị tác động bởi thảm bại Moscow năm 1941 và sự kiệt sức của binh lính, Bock chỉ truy kích một cách chậm chạp, để cho nhiều sư đoàn chủ lực Liên Xô rút lui an toàn qua sông Đông. Ngày 15/7/1942, Hitler cách chức Bock và không bao giờ tin dùng ông này nữa.
Đầu tháng 5/1945, khi hay tin Đô đốc Karl Donitz - người được Hitler chỉ định làm người kế nhiệm đang xúc tiến thành lập chính phủ mới ở Hamburg, Bock liền vội vàng mang vợ và con gái đến thành phố này để xin một chức chỉ huy mới. Trên đường đi, xe của nhà Bock bị máy bay Anh oanh tạc, cả ba người tử vong.
( nguồn vietnamnet)
Bock là người phản đối quyết định của Hitler cho phép lực lượng thiết giáp Cụm TĐQ A nghỉ ngơi vào ngày 23/5, tạo cơ hội cho quân chủ lực Anh cùng một bộ phận quân Pháp chạy thoát khỏi Dunkirk.
Trong giai đoạn 2 của chiến dịch, Bock chỉ huy 3 TĐQ và 2 cụm thiết giáp đánh tan quân Pháp ở miền tây nước này, chiếm thủ đô Paris và duyệt binh rầm rộ tại Khải Hoàn Môn vào 14/6/1940. Bock, Rundstedt cùng 10 vị tướng khác được phong hàm thống chế.
Bắt đầu chiến dịch Barbarossa tấn công Liên Xô, Bock làm tư lệnh Cụm TĐQ Trung tâm là cụm quân đông nhất, mạnh nhất. Với mũi nhọn là hai cụm thiết giáp mạnh của các tướng Hoth và Guderian, chỉ trong chưa đầy một tuần, các đơn vị dưới quyền Bock đã thọc sâu 274km vào lãnh thổ Liên Xô. Hạ tuần tháng 8/1941, quân của Bock đã tiến được hơn 805km và chỉ còn cách Moscow 298km.
Bị hao tổn đến 250.000 binh lính, song Bock cho rằng con đường đã rộng mở cho ông ta chiếm nhanh Moscow. Nhưng đúng lúc này, bất chấp sự phản kháng gay gắt của Bock, Hitler rút 4 trong 5 quân đoàn thiết giáp và 3 quân đoàn bộ binh khỏi Cụm TĐQ Trung tâm để tăng cường cho hai hướng Leningrad và Kiev. Bock buộc phải chuyển sang thế phòng ngự, và đây là một yếu tố quan trọng giúp Hồng quân Liên Xô có cơ hội tăng cường phòng vệ thủ đô.
Đây chính là nguyên cớ để Bock bắt đầu đưa ra những chỉ trích nhằm vào Hitler.
Được Hitler trả lại các đơn vị điều chuyển trước đó, ngày 30/9/1941, Bock triển khai chiến dịch Taifun tấn công Moscow. Vẫn bằng hai gọng kìm tăng thiết giáp, Bock nhanh chóng đánh chiếm các thành phố Vyazma, Bryansk, Kaluga, Kalinin rồi Mozhaisk. Hồng quân Liên Xô chiến đấu anh dũng và giành giật từng thước đất với quân xâm lược, đồng thời mở nhiều đòn phản kích mạnh mẽ.
Mưa to đã biến đường sá thành những con sông bùn lầy, gây cản trở đáng kể đối với công tác hậu cần của quân Đức. Bock đành dừng quân, đợi đến khi đường sá đóng băng mới tấn công tiếp. Tận dụng thời cơ này, Bộ Chỉ huy Hồng quân Liên Xô đã điều nhiều binh đoàn từ Viễn Đông sang tăng cường cho Moscow.
Ngày 15/11, Bock mở đợt tấn công tổng lực cuối cùng vào Moscow, đánh chiếm Klin ở phía bắc và Istr ở phía tây Moscow nhưng sớm bị một cuộc phản công của quân đội Liên Xô đẩy lui. Mùa đông khắc nghiệt cùng với sự kháng cự bền bỉ của Hồng quân đã làm phá sản chiến dịch Taifun. Ngày 6/12/1941, Hồng quân phản công trên toàn tuyến. Cụm TĐQ Trung tâm bị đánh bật khỏi cửa ngõ Moscow.
Tuyệt vọng do thua trận, Bock xin từ chức và được Hitler chuẩn y. Sau khi bàn giao Cụm TĐQ Trung tâm cho Kluge, ngày 18/12, Bock được chuyển vào ngạch dự bị. Tuy nhiên, sau khi bình phục sức khỏe, Bock được triệu hồi làm Tư lệnh Cụm TĐQ Nam.
Mùa hè năm 1942, triển khai chiến dịch Blau, Hitler ra lệnh cho cụm quân của Bock đánh chiếm lưu vực sông Đông, tạo bàn đạp chuẩn bị tiến công Stalingrad và Kavkaz. Công khai chỉ trích kế hoạch tác chiến của Hitler vì nó quá lệ thuộc vào các đội quân chư hầu Italia và Romania mỏng yếu hai bên sườn quân Đức, nhưng Bock vẫn chấp hành mệnh lệnh. Ngày 28/6/1942, ông ta bắt đầu chiến dịch Blau theo đúng mô hình “chiến tranh chớp nhoáng”.
Thoạt đầu, Bock giành thắng lợi, chiếm được một nửa Voronezh. Nhưng do bị tác động bởi thảm bại Moscow năm 1941 và sự kiệt sức của binh lính, Bock chỉ truy kích một cách chậm chạp, để cho nhiều sư đoàn chủ lực Liên Xô rút lui an toàn qua sông Đông. Ngày 15/7/1942, Hitler cách chức Bock và không bao giờ tin dùng ông này nữa.
Đầu tháng 5/1945, khi hay tin Đô đốc Karl Donitz - người được Hitler chỉ định làm người kế nhiệm đang xúc tiến thành lập chính phủ mới ở Hamburg, Bock liền vội vàng mang vợ và con gái đến thành phố này để xin một chức chỉ huy mới. Trên đường đi, xe của nhà Bock bị máy bay Anh oanh tạc, cả ba người tử vong.
( nguồn vietnamnet)
Được cảm ơn bởi: Tudotutronghanhphuc
TL: Thống chế Fedor von Bock của Đức quốc xã dám chỉ trích Hitler mệnh Thân VCD
Giờ sinh độ khả tín AA:
Name
Bock, Fedor von Gender: M
Birthname Moritz Albert Franz Friedrich Fedor Von Bock
born on 3 December 1880 at 23:30 (= 11:30 PM )
Place Küstrin, Germany, 52n36, 14e40
Timezone LMT m14e40 (is local mean time)
Data source
BC/BR in hand
Rodden Rating AA
Collector: Scholfield
Astrology data s_su.18.gif s_sagcol.18.gif 12°13' s_mo.18.gif s_capcol.18.gif 07°44 Asc.s_vircol.18.gif 13°04'
add Fedor von Bock to 'my astro'
LS: lasotuvi/1945/YFUZ1KOG.jpg

Name
Bock, Fedor von Gender: M
Birthname Moritz Albert Franz Friedrich Fedor Von Bock
born on 3 December 1880 at 23:30 (= 11:30 PM )
Place Küstrin, Germany, 52n36, 14e40
Timezone LMT m14e40 (is local mean time)
Data source
BC/BR in hand
Rodden Rating AA
Collector: Scholfield
Astrology data s_su.18.gif s_sagcol.18.gif 12°13' s_mo.18.gif s_capcol.18.gif 07°44 Asc.s_vircol.18.gif 13°04'
add Fedor von Bock to 'my astro'
LS: lasotuvi/1945/YFUZ1KOG.jpg

Được cảm ơn bởi: Tudotutronghanhphuc
TL: Thống chế Fedor von Bock của Đức quốc xã dám chỉ trích Hitler mệnh Thân VCD
1 số đặc điểm về ông này:
- sinh ra trong 1 gia đình quý tộc truyền thống về quân sự. Bố của ông này cũng là tướng giỏi
- Ngày 19/7/1940 ông này đc phong làm thống chế của Đức. Tiểu hạn có Cơ Lương miếu địa thanh long xương khúc mã khốc khách Khôi Việt thai cáo.
-Năm 1945 ông này cùng vợ và con gái chết.: Đầu tháng 5/1945, khi hay tin Đô đốc Karl Donitz - người được Hitler chỉ định làm người kế nhiệm đang xúc tiến thành lập chính phủ mới ở Hamburg, Bock liền vội vàng mang vợ và con gái đến thành phố này để xin một chức chỉ huy mới. Trên đường đi, xe của nhà Bock bị máy bay Anh oanh tạc, cả ba người tử vong.
Ông mất ở vận Nhâm Ngọ năm 1945 hưởng thọ 66 tuổi. Vận này có phi phục Việt hỏa linh kỵ khốc hư tang môn. Can Nhâm thì Vũ ở ách bị hóa kỵ. Năm Ất Dậu 1945 Thái âm hóa kỵ, lại có kỵ ( Vũ hóa kỵ) và kình đà hình không kiếp chiếu.
- sinh ra trong 1 gia đình quý tộc truyền thống về quân sự. Bố của ông này cũng là tướng giỏi
- Ngày 19/7/1940 ông này đc phong làm thống chế của Đức. Tiểu hạn có Cơ Lương miếu địa thanh long xương khúc mã khốc khách Khôi Việt thai cáo.
-Năm 1945 ông này cùng vợ và con gái chết.: Đầu tháng 5/1945, khi hay tin Đô đốc Karl Donitz - người được Hitler chỉ định làm người kế nhiệm đang xúc tiến thành lập chính phủ mới ở Hamburg, Bock liền vội vàng mang vợ và con gái đến thành phố này để xin một chức chỉ huy mới. Trên đường đi, xe của nhà Bock bị máy bay Anh oanh tạc, cả ba người tử vong.
Ông mất ở vận Nhâm Ngọ năm 1945 hưởng thọ 66 tuổi. Vận này có phi phục Việt hỏa linh kỵ khốc hư tang môn. Can Nhâm thì Vũ ở ách bị hóa kỵ. Năm Ất Dậu 1945 Thái âm hóa kỵ, lại có kỵ ( Vũ hóa kỵ) và kình đà hình không kiếp chiếu.
- Tập tin đính kèm
-
- colonel-general-fedor-von-bock-1939-CPHXPF.jpg (126.54 KiB) Đã xem 483 lần
Sửa lần cuối bởi hysshu vào lúc 13:11, 10/06/23 với 6 lần sửa.
Được cảm ơn bởi: Tudotutronghanhphuc
TL: Thống chế Fedor von Bock của Đức dám chỉ trích Hitler có mệnh Thân VCD
Mệnh VCD âm dương chiếu, âm dương được cát hóa. Mệnh kim song lộc nhị không. Cung Mệnh Bạch hổ tướng quân hữu bật, Mệnh Thân đắc tam hợp Thái Tuế.Lưu Bị đã viết: 12:15, 06/06/23 Mainstein cà khịa Hitler: “ Tư duy của tôi dựa vào chiều sâu logic của kiến thức chứ không phải truyền một nguồn cảm xúc phi thường vào quân đội “
Ông bị cắt chức sau đó
Thống chế Fedor von Bock cũng là thống chế nổi tiếng trong hàng ngũ các thống chế của Đức.
Được cảm ơn bởi: Tôn Ngộ Không !!!, Lưu Bị, Tudotutronghanhphuc
TL: Thống chế Fedor von Bock của Đức dám chỉ trích Hitler có mệnh Thân VCD
Mong anh Long Đức có ý kiến về lá số thống chế Fedor von Bock lasotuvi/1945/YFUZ1KOG.jpg và vấn đề giờ sinh lịch pháp. Giờ sinh độ khả tín AA. Em cảm ơn anh rất nhiều.Long Đức đã viết: 19:55, 04/06/23Cơ Lương cũng là một cách cục mạnh. Cũng là cách cục cơ trí, cách cục phù hợp thì cũng có thể "hội đàm binh".hysshu đã viết: 12:19, 04/06/23 Mong anh Long Đức có ý kiến về lá số, giờ sinh, lịch pháp của vị tướng lừng danh của Đức trong thế chiến thứ hai: Erich Von Mainstein. Nếu Mệnh Cơ Lương thì theo góc độ Tử vi khó nhìn thấy đó là lá số của 1 vị tướng hàng đầu vì Mệnh Cơ Lương làm quân sư , giảng dạy, bác sỹ, luật sư...thì phù hợp hơn, ko hợp với chiến đấu, tranh đấu quyết liệt, tướng lĩnh chỉ huy quân sự. Nhìn theo tứ trụ thì có thể khác. Ông này mất năm 1973 thọ cũng cao
Mệnh Cơ Lương Khoa thì trí tuệ có thừa. Thêm Quyền Lộc hội thì dễ có thành tựu ở đời. Thêm vào Long nhập uyên cũng tốt (hoặc Long Hà cũng được cho là hay).
Ông xuất thân là con cháu nhà tướng, dòng tộc có truyền thống nhà binh, thì việc theo binh nghiệp là lẽ thường. Với xuất thân, bàn đạp và Mệnh lại có căn cơ như thế thì không trở nên ưu tú mới lạ.
Ông cũng thiên về tham mưu, chiến thuật ấy chứ!
Phụ Mẫu có Tử Sát + Linh/Hỏa + Tả Hữu, Phúc VCD có Tuần + Hình Kiếp + Lộc Quyền Nhật Nguyệt chiếu ... cũng ngon và máu lửa.
Thân có Kiếp Hình, Quan có Phục Kiếp + Hỏa thì cũng tượng của sát phạt, tang tốc ...
Được cảm ơn bởi: Tudotutronghanhphuc
TL: Thống chế Fedor von Bock của Đức dám chỉ trích Hitler có mệnh Thân VCD
Sự nghiệp
Ngày 15 tháng 3 năm 1898 - trung úy
Ngày 10 tháng 9 năm 1908 - Trung úy
Ngày 22 tháng 3 năm 1912 - Thuyền trưởng
Ngày 30 tháng 12 năm 1916 - chính
18 tháng 12 năm 1920 - trung tá
Ngày 1 tháng 5 năm 1925 - đại tá
Ngày 1 tháng 2 năm 1929 - Thiếu tướng
Ngày 1 tháng 2 năm 1931 - Trung tướng
Ngày 1 tháng 3 năm 1935 - Tổng bộ binh
Ngày 15 tháng 3 năm 1938 - Đại tướng
Ngày 19 tháng 7 năm 1940 - Thống chế
( Theo Kerchtt.ru)
Ngày 15 tháng 3 năm 1898 - trung úy
Ngày 10 tháng 9 năm 1908 - Trung úy
Ngày 22 tháng 3 năm 1912 - Thuyền trưởng
Ngày 30 tháng 12 năm 1916 - chính
18 tháng 12 năm 1920 - trung tá
Ngày 1 tháng 5 năm 1925 - đại tá
Ngày 1 tháng 2 năm 1929 - Thiếu tướng
Ngày 1 tháng 2 năm 1931 - Trung tướng
Ngày 1 tháng 3 năm 1935 - Tổng bộ binh
Ngày 15 tháng 3 năm 1938 - Đại tướng
Ngày 19 tháng 7 năm 1940 - Thống chế
( Theo Kerchtt.ru)
- Tập tin đính kèm
-
- 420px-Wehrvonbockcopy1.jpg (40.53 KiB) Đã xem 426 lần
Được cảm ơn bởi: Tudotutronghanhphuc
TL: Thống chế Fedor von Bock của Đức dám chỉ trích Hitler có mệnh Thân VCD
Em có ý kiến gì về lá số thống chế Fedor Von Bock lasotuvi/1945/YFUZ1KOG.jpg. Ông này sinh ra trong 1 gia đình họ hàng có truyền thống về quân sự, bố là tướng giỏi, ông này năm 1938 đc phong đại tướng; 1940 đc phong thống chế. Năm 1945 ông cùng vợ và con gái bị hỏa lực chết vì hỏa lực của quân Anh. Ông là thống chế duy nhất của Đức quốc xã chết vì hỏa lực địch. Giờ sinh độ khả tín AA
Được cảm ơn bởi: Tudotutronghanhphuc
TL: Thống chế Fedor von Bock của Đức dám chỉ trích Hitler có mệnh Thân VCD
Mệnh VCd có rất nhiều người tài giỏi.
TL: Thống chế Fedor von Bock của Đức dám chỉ trích Hitler có mệnh Thân VCD
Thống chế Fedor Von Bock mệnh có bạch hổ tướng quân, mệnh thân đắc tam hợp Thái tuế.
Được cảm ơn bởi: Lưu Bị