NGUYỆT DẠ ĐĂNG LÂU.TLXD đã viết: 18:05, 16/11/23 Hi hi thầy toitaolao ơi, QCTM của chị là "nguyệt dạ đăng lâu". Chỉ thấy giải nghĩa là "Mệnh này như cây Lan đẹp trong hang tối, như cây Tùng cây Bách tốt trong núi sâu, anh em sự nghiệp khó thông suốt, ít giữ được cơ ngơi của cha mẹ, chỉ nên tự lập ẩn vào cửa chùa mà đi tu, người thân như lá thu trong gió, tình người như băng mỏng mùa xuân tan trên nước, danh lợi nhiều nguyên nhân tiến rồi lùi, trong mệnh này không chịu mặc áo đỏ áo tía qúy hiển, mà chỉ nên dưới rừng làm người nhàn nhã" nghe thì cũng có vẻ hợp lý nhưng sao nó chung chung quá luôn.
À, mà thầy có hay mơ mộng gì kg, thầy đánh giá thế nào về giấc mơ?
Đêm trăng lên lầu.
Người Trung Quốc xưa khi hẹn nhau lên Lầu ngắm trăng thường là những người có tri thức, họ hẹn nhau "Đăng Lâu Đối Ẩm" để vừa "uống trà, hoặc uống rượu và vừa làm thơ". Đây là một khung cảnh hết sức thanh nhã, do đó 4 chữ này còn có ý nghĩa là "người có học thức, phong lưu thanh nhã".
Nguyệt Dạ là tượng điểm cuối của một ngày, có được trăng sáng chiếu soi. Tương ứng cuối ngày của một đời người chính là lúc tuổi xế chiều, ở tuổi này mà vẫn có thể "ngồi lầu ngắm trăng" thì đại biểu cho hậu vận an nhàn thảnh thơi.
Thêm nữa là, một người để có thể cuối ngày được an nhàn "ngắm trăng đối ẩm" thì những sự việc trong ngày đều phải thu xếp ổn thoả thì tâm mới an tịnh được, do đó mà những khó khăn trong đời rồi cũng sẽ vượt qua được.
Đường lên lầu cao thì phải bước đi từng bước, mỗi một bước đi có ánh trăng soi rọi trên cao dẫn đường. Cho nên còn có tượng là trên con đường đời hay có "minh nguyệt" soi sáng, khi gặp "đêm tối" đều sẽ có "quý nhân" hoặc là "có sự soi sáng trên cao" giúp cho vượt qua một cách êm thắm.
Thêm nữa để lên lầu cao thưởng nguyệt, thì những bước chân phải chậm rãi, từ tốn vì thế mà người có tượng này khi làm việc cũng "cẩn thận" cứ chậm chậm từ từ nhưng mà việc cuối cùng cũng thành, còn ngược lại đi nhanh quá thì dễ "té lầu" vì trong đêm tối, ánh trăng tuy sáng nhưng vẫn ảo ảo mờ mờ.
Tuy nhiên càng lên cao thì càng đón gió, đêm trăng có lúc thanh tịnh, nhưng cũng có lúc gió lộng mây mù. Do đó, đời người có lúc này lúc khác, nhưng lúc sóng gió đến thì cũng chịu ảnh hưởng hơn người khác khá nhiều, đặc biệt là khi đang "thả hồn theo trăng gió" mà "gió cuốn hồn đi mất" thì cũng làm cho "tâm trạng" tụt hứng rất nhanh theo kiểu "vật cực tắc phản".
......
Về vụ mơ mộng thì thường khi thức dậy có một số lúc em nhớ được, có một số lúc em nhớ mang máng, có một số lúc em không nhớ gì... cũng có những lúc cảm xúc từ trong giấc mơ để lại rất là thật... cứ như là một kiếp nào đó của mình vậy...
Nói chung là theo em tìm hiểu từ Đạo Phật thì nó ở "Tàng thức" mà ra hết...