Quẻ làm chủ cho Ngày.

Các bài viết học thuật về dịch lý, thái ất, kỳ môn...
Trả lời bài viết
Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

Quẻ làm chủ cho Ngày.

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

Dịch không có "cùng", chỉ có "số" mới cùng. Số dương cùng ở số 9, số âm cùng ở số 6. Cùng tất biến, biến thì thông, thông thì lâu dài, lâu dài thì lại "cùng". Vậy mà, có 96 hào âm gặp hào âm, hay hào dương gặp hào dương, là không thể biến dịch được !. Đồng thời cũng tồn tại 96 hào âm gặp dương bay dương gặp âm thì biến hóa được. Sao vậy ?

Do vì, âm dương dịch giao ở dưới thì được Chấn - Tốn, dịch giao ở giữa thì được Khảm - Ly, dịch giao ở trên thì được Cấn - Đoài.

Cặp Dịch đối Cấn - Đoài thì Dịch giao ở cặp hào 1 - 4, vào những ngày Thìn Tị và ngày Tuất Hợi.

Cặp Dịch đối Khảm - Ly thì dịch giao ở cặp hào 1 - 4, vào những ngày Dần Mão và Thân Dậu.

Cặp Dịch đối Chấn - Tốn thì dịch giao ở cặp hào 1 - 4, vào những ngày Tí Sửu và Ngọ Mùi

Còn cặp Dịch đối Càn - Khôn không xảy ra tình trạng Dịch giao, mà phải xét đồng thời Dịch biến - Dịch giao - Dịch đối - Dịch phản - Dịch dĩ (phục).

Cho nên, hôm nay là ngày Canh Thìn, 22 tháng Chạp năm Canh Dần, thì ta biết được rằng, cặp hào Cấn - Đoài đang xảy ra tình trạng "dịch giao", theo cách gọi của Tuân Từ Minh (Tuân Sảng) và Ngu Trọng Phiên (Ngu Phiên), thì ngày Thìn có quẻ làm chủ là Cấn - Đoài, tức là xác định được "Quẻ chủ" cho một ngày vậy.

Ngày Thìn là ngày dương, cho nên lấy quẻ Cấn làm "thể" và quẻ Đoài làm "dụng", theo với nghĩa: bên trong thì nên dừng, còn bên ngoài thì lấy vui vẻ làm trọng. Khi gặp ngày âm, thì lấy quái âm làm chủ, quái dương làm dụng.

===========
Bài viết trên là một phần để trả lời bạn anh033 có hỏi về quẻ gốc trong môn Thái ất.

Hà Uyên
Được cảm ơn bởi: Lão Nông, nthung, Hoa Tử Vi, taothao, TrungThienDia, anh033
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: Quẻ làm chủ cho Ngày.

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

Căn cứ vào cặp hào 1 - 6 của lý âm dương "dịch phản", từ lời hào của hai cặp dịch đối Càn - Khôn, sách Dịch vĩ có dẫn lời của Tuân Duyệt thời Đông Hán:

Dương cực tắc kháng (dương cực thì kháng)
Âm cực tắc ngưng, (âm cực thì ngưng)
Kháng tắc hữu hối (kháng thì hối hận)
Ngưng tắc hữu hung (ngưng thì nguy hiểm)

Tới thời Tam quốc, Ngu Trọng Phiên nước Ngô, thuật lại lời của Đạo sĩ Trần Đào Mộng là thầy dạy mình: nói "Dịch Đạo tại thiên, tam hào túc hĩ", ý nói đạo của Dịch ở tại Trời, chỉ cần ba vạch của một quái, là có thể đủ để ứng dụng phép "chi chính" và phép "thành Ký tế định". Ngô Dực Dần - Dịch Hán học khảo nói: "Cho rằng 64 quẻ đều thành Ký tế, sau đó vị thế của các quẻ sẽ được chính, đó là thuyết của Đạo sĩ, từ câu 'dịch đạo tại thiên , tam hào dĩ túc' vậy".

Ngày nay, ta hiểu rằng "tam hào dĩ túc", là những cặp hào [1 - 4], [2 - 5], và [3 - 6], vì rằng muốn biết Lý "cùng - thông", thì trước hết phải biết lý "thăng - giáng" của âm dương, muốn biết cái lý "thăng - giáng", trước hết phải biết cái lý "cùng - thông". Tham nhập hai thuyết làm một, thì biết được quẻ Thiên, quẻ Địa, và quẻ Nhân cho từng ngày. Xác định được quẻ làm chủ cho ngày, đó là tạo hóa vậy. (theo cách nói " điểm cận biến hóa" của anh vuivui, dường như cũng là xác định "Quẻ chủ" cho ngày - tháng - năm)

Ví như gặp quẻ Đoài:

- Cặp hào 1 - 4 dịch giao được cặp quẻ: Trạch Thủy = Thủy Trạch
- Cặp hào 2 - 5, khi dịch giao được cặp quẻ: Trạch Lôi = Lôi Trạch
- Cặp hào 3 - 6, khi dịch giao được cặp quẻ: Trạch Thiên = Thiên Trạch

Tiếp theo, định được Lý đất là hào [1-2-3-4] được gọi là quẻ "hỗ tượng", lý nhân là hào [2-3-4-5] được gọi là quẻ "nhân tượng", lý thiên là hào [3-4-5-6] được gọi là quẻ "ước tượng" hay quẻ "thiên tượng", tùy theo từng môn để có nguyên tắc khi ứng dụng. Một xuôi một ngược, sẽ nhận thấy được cái để ta ứng dụng mà tránh hung hướng cát vậy.

Hà Uyên
Được cảm ơn bởi: TrungThienDia
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: Quẻ làm chủ cho Ngày.

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

Dịch Vĩ - Càn tạc độ viết:

"Vật có âm dương, theo đó mà chồng lên nhau, cho nên 6 vạch thành quẻ. Từ vạch thứ ba trở xuống là đất - địa, từ vạch thứ tư trở lên là trời - thiên. Vật cảm vì động, tương ứng theo loài, loài phân thì có chủ. Dịch khí sinh ra từ dưới, động ở dưới đất thì ứng với dưới trời, động từ trong đất thì ứng với trong trời, động từ trên đất thì ứng với trên trời, Sơ với Tứ, Nhị với Ngũ, Tam với Thượng. Như thế gọi là ứng".


Hệ từ truyện nói về việc Phục Hy vẽ (vạch) Bát quái, vạch đầu tiên của quẻ Càn, lại là quẻ đầu của Bát quái, chính là một vạch dương, tượng cho Càn là Trời, bởi vậy gọi là "Nhất hoạch khai thiên". Khai thiên cũng như khai sinh vậy. Khai sinh cần phải biết Cha Mẹ vậy. Ngày 22 tháng Chạp là ngày Canh Thìn thì Cha là quẻ Cấn, còn Mẹ là quẻ Đoài vậy.

Chu dịch Càn tạc độ viết:

Sơ khai của vũ trụ, gốc gác buổi ban sơ là Thái dịch.
Nguyên, có nghĩa là Khí bắt đầu được sinh ra và tồn tại. Những thứ hữu hình được sinh ra từ vô hình. Đó là Thái dịch, Thái sơ, Thái thủy, Thái tố. Thái dịch là thuở chưa thấy được Khí. Thái sơ là thời kỳ Khí bắt đầu sinh ra. Thái thủy là Khí bắt đầu thành hình. Thái tố là thời kỳ bắt đầu thành chất. Hình và Chất của Khí đã có nhưng chưa phân chia, thực trạng đó gọi là hỗn độn. Hỗn độn là mô tả muôn vật quyện với nhau chưa phân tách riêng ra, đó là những gì nhìn không tỏ, nghe không thấy, lần theo chẳng được, vậy gọi chúng là Dịch.
Thái nghĩa là trời và đất giao thông nhau, âm dương cùng tác dụng mà dung dưỡng muôn vật dài lâu. Nguyên khí hình thành sự chuyển động của trời đất mà có sự chuyển hóa bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông. Tất cả các vạch quẻ đều thể hiện phép tắc chuyển động của nguyên khí. Từng mùa đều có sự phân biệt âm dương, cương nhu, chính vì vậy mà sinh ra bát quái. Càn Khôn thành quẻ. Khí chuyển động, là trời đất chuyển động, do vậy mà phong khí hình thành. Dương khí ngự ở trên, âm khí nấp ở dưới năng nhập vào mà hình thành muôn vật. Yểu giả vi địa, phục giả vi thiên.

Thiên văn huấn viết:

Trời mà không tỏa ra khí âm thì vạn vật không sống được. Đất mà không tỏa ra khí dương thì vạn vật không hình thành. Trời tròn đất vuông, còn Đạo thì ở giữa (Thiên bất phát kỳ âm, tắc vạn vật bất sinh; địa bất phát kỳ dương, tắc vạn vật bất thành. Thiên viên địa phương, đạo tại trung ương).


Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: Quẻ làm chủ cho Ngày.

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

Hà Uyên đã viết:

Chu dịch Càn tạc độ viết:


Từng mùa đều có sự phân biệt âm dương, cương nhu, chính vì vậy mà sinh ra bát quái.


Hỏi rằng, tại sao lại dùng 10 ? Tại sao lại dùng 12 ?

Trả lời: Do vì khi "sinh" thì âm hơn dương 10. Khi "thành" thì dương hơn âm 12. Từ Tý tới Tị, thì số hào âm là 95, còn số hào dương là 85, cho nên có số 10. Từ Ngọ tới Hợi, số hào âm là 84, số hào dương là 96, cho nên có số 12.

Hỏi rằng: số hào 95, 85, 84, 96 được căn cứ vào đâu ?

Trả lời: Số hào âm dương khi "sinh" và khi "thành" được căn cứ vào phép Cầu tứ chính thuật như sau:

- Tháng Một: 18 âm và 12 dương
- Tháng Chạp: 19 âm và 11 dương
- Tháng Giêng: 17 âm và 13 dương
- Tháng Hai: 14 âm và 16 dương
- Tháng Ba: 13 âm và 17 dương
- Tháng Tư: 14 âm và 16 dương

Cho nên, từ Tý đến Tị thì số hào âm là 95, còn số hào dương là 85 (95 - 85 = 10)

- Tháng Năm: 10 âm và 20 dương
- Tháng sáu: 11 âm và 19 dương
- Tháng Bảy: 13 âm và 17 dương
- Tháng Tám: 15 âm và 15 dương (Tết Trung Thu)
- Tháng Chín: 17 âm và 13 dương
- Tháng Mười: 18 âm và 12 dương

Cho nên, từ Ngọ đến Hợi, thì số hào âm là 84, còn số hào dương là 96 (96 - 84 = 12)
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: Quẻ làm chủ cho Ngày.

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

HÀ ĐỒ VÀ 64 QUẺ DỊCH

Bài 1

Kết cấu trong Dịch gồm 8 quẻ, mỗi quẻ ba hào. Khi ta phối hợp với 10 thiên can thì được số 80. Theo thuật ngữ định đanh của Thái ất, thì số 80 được gọi là "cảnh". Đó là 80 cảnh vậy.

Số 80 cảnh chu lưu trong 1 năm gồm 4 mùa, thì được số 80 x 4 = 320. Ta gọi số 320 này là "hằng số Hà đồ".

Khi đi thì số trừ một để mà biết đường còn quay lại (giữ chỗ) vậy. Khi đến thì số cộng thêm một, để mà khẳng định ngôi vị vậy.

Ta biết quẻ Càn ở thứ tự thứ nhất trong Kinh, khẳng định vị thế và ngôi vị của mình, ta được số 321 = 320 + 1

Để chu lưu 1 năm tiếp theo, ta được số 321 + 320 = 641. Số 641 này, khi vận hành tại Lạc thư, thì được 71 vòng, quẻ Càn bay về ứng nhập với cung 2 của Lạc thư.

Quẻ Càn tiếp tục chu lưu sang năm thứ 2, thì ta được số 641 + 320 = 961, số 961 vận hành liên tục tại Lạc thư được 106 vòng, thì quẻ Càn bay về ứng nhập cung số 7 của Lạc thư.

Quẻ Càn tiếp tục chu lưu sang năm thứ 3, thì ta được số 961 + 320 = 1281, số 1281 vận hành liên tục tại Lạc thư được 142 vòng, thì quẻ Càn bay về cung số 3 của Lạc thư.

Quẻ Càn tiếp tục chu lưu năm thứ 4, thì ta được số 1281 + 320 =
[/color]
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: Quẻ làm chủ cho Ngày.

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

Bài viết tiếp theo, vì lỗi mà không sửa được:

Chúng ta đọc sách Dịch, thường thấy hình Hà đồ như sau:


..........................................7
..........................................2

.........................8 - 3......5-10........4 - 9

.........................................1
.........................................6


Sách Dịch có số thứ tự cho quẻ Dịch, ví dụ như quẻ Thủy Thiên Nhu có số thứ tự là số 5. Ta khảo sát xem thứ tự quẻ Nhu là số 5 có quan hệ như thế nào đối với số của Hà đồ như sau:

1. Ta lấy 320 + 5 = 325, số 325 này ứng cho quẻ Nhu ở vị trí số 1 của cả Hà đồ và Lạc thư.

2. Lấy số 325 + 320 = 645, số 645 này khi bay liên tục chu lưu qua 8 cung của Lạc thư, không vào Trung cung, bay qua vòng thứ 71, thì quẻ Nhu tới ứng vào cung 6 của Lạc thư.

3. Tiếp theo, lấy số 645 + 320 = 965, số 965 này cho ta biết quẻ Nhu đã bay được 107 vòng của Lạc thư, rồi về ứng vào cung 2 của Lạc thư

4. Tiếp theo, lấy 965 + 320 = 1285, số 1285 này cho ta biết quẻ Nhu đã chu lưu 142 vòng của Lạc thư, và bay đến cung 7 của Lạc thư

5. Lại lấy số 1285 + 320 = 1605, số 1605 này cho ta biết quẻ Nhu đã bay 178 vòng, và về tới cung 3 của Lạc thư.

6. Lại lấy 1605 + 320 = 1925, số 1925 này cho ta biết quẻ Nhu đã bay được 213 vòng và về tới cung 8 của Lạc thư .

7. Tiếp theo, lấy số 1925 + 320 = 2245, số 2245 cho ta biết quẻ Nhu đã bay 249 vòng của Lạc thư, và về tới cung 4.

8. Lại lấy số 2245 + 320 = 2565, số 2565 này cho ta biết quẻ Nhu đã bay được 285 vòng, rồi về tới cung 9 của Lạc thư.

9. Lại lấy số 2565 + 320 = 2885, số 2885 này cho ta biết quẻ Nhu đã bay được 320 vòng chu lưu trên Lạc thư, rồi về tới cung 5.

Tổng kết lại như sau:

- Nhu 1
- Nhu 6
- Nhu 2
- Nhu 7
- Nhu 3
- Nhu 8
- Nhu 4
- Nhu 9
- Nhu 5

Như vậy, các số trong Hà đồ đã phản ánh quy luật của quẻ Nhu, khi bay tới ứng hợp với từng cung của Lạc thư vậy.

Số 320 được hiểu là số như thế nào ?

Có hai cách chú giải của tiền nhân thấy thuận lý hơn cả:

- Thứ nhất: Kinh Dịch tồn tại 64 quẻ gồm 32 cặp dịch đối âm dương thông qua ngôi vị các hào tương ứng. 32 cặp quẻ này thông qua 10 thiên can để phản ánh quy luật thì được số 320.

- Thứ hai: bát quái đơn được phối ứng với số trong Lạc thư, xác định được vị trí cho mỗi quái, thông qua 10 thiên can (trời) thì được số 80, số 80 này theo Thái ất được gọi là "cảnh", như vậy có 80 cảnh. 80 cảnh này khi chu lưu trong 4 mùa của một năm, thì ta được số 320 vậy.

Có thể gọi số 320 này là Hằng số. Điều đáng chú ý là ta nắm bắt được quy luật chu lưu của một quẻ, sẽ thuận lợi hơn Khi ứng dụng vào những thuật toán của Kỳ môn, Lục Nhâm, hay Thái Ất.

Chúng ta có thể tự kiểm tra lại trên Excel, thứ tự số 64 quẻ Dịch phối ứng với thứ tự số từ 1 => 9 của Lạc thư. Số thứ tự của bảng excel tới số 2880 là số kết thúc của chu kỳ.
Được cảm ơn bởi: taothao, minhbanking
Đầu trang

taothao
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 68
Tham gia: 23:20, 12/07/09
Đến từ: vietnam

TL: Quẻ làm chủ cho Ngày.

Gửi bài gửi bởi taothao »

Cụ Hà Uyên,

Những chia sẻ của cụ thật hữu ích cho những kẻ hậu bối thiển học. Một tia chớp lóe lên cũng đủ cho những kẻ hậu học thêm sáng lòng trên con đường tìm hiểu Dịch lý.
Mới thấy rõ, không có sao Bắc Đẩu thì biết đâu tìm đường trong cõi mênh mông của Huyền học. Với những kẻ hậu bối sơ học, gặp được những lời chỉ huấn-điểm nhãn của cụ thật may mắn biết bao.
Ôi, thật quý lắm thay.

taothao
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức Dịch lý”