Cấu trúc Tử Vi và Ý nghĩa của cách an sao

Các bài viết học thuật về tử vi
Whitebear
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 690
Tham gia: 03:36, 10/04/10

TL: Cấu trúc Tử Vi và Ý nghĩa của cách an sao

Gửi bài gửi bởi Whitebear »

Lá số ngược lại thì có, Thân cực tốt, mệnh cực xấu, lá số của cụ Hồ.

Xét cho cùng, cái gì là gốc thì khó nói, bởi vì theo quan điểm từ cách an cung Mệnh/Thân, thì cung Mệnh phản ánh cách mặt trời tương tác, Thân phản ánh cách vũ trụ tương tác. Vậy vũ trụ là gốc hay mặt trời là gốc?
Quan điểm này là mới vì ở đây, chính là việc giải thích được cách an cung mệnh dựa vào thiên văn, ý nghĩa của nó. Tiến Sĩ VDTT trong công bố của ông đã develop được cách an Thân, nhưng cách an mệnh thì còn bỏ ngỏ.

Từ một quan điểm khác, vạn vật là Hậu thiên, và dần trở về với Tiên thiên, từ Lạc thư trở lại với Hà Đồ. Vậy Hà đồ là gốc hay lạc thư là gốc:))
Đầu trang

anhthaovt
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 89
Tham gia: 09:23, 26/02/11

TL: Cấu trúc Tử Vi và Ý nghĩa của cách an sao

Gửi bài gửi bởi anhthaovt »

Em muốn nói đến lá số người bình thường, anh biết và có thể kiểm nghiệm. Chứ lá số những nhân vật lớn thì tốt hơn không nên lấy làm ví dụ, thứ nhất vì những chi tiết về cuộc đời của họ đã nhiều thêu dệt, thứ hai chính lá số có khi cũng được gò ép ra để làm luận chứng cho một lý thuyết tử vi nào đó. Hơn nữa, nếu lá số cụ có đúng chăng nữa, thì cuộc đời của cụ không thể gọi là tốt theo quan điểm bình thường được.

Nói vũ trụ, mặt trời, Tiên thiên, Hậu thiên thì rất phức tạp. Em hiểu gốc là những gì lấy làm cơ sở để luận, còn những yếu tố khác là bổ trợ, cũng giống như quan hệ giữa Mệnh và đại hạn, giữa đại hạn và tiểu hạn thôi. Mệnh cực xấu và Thân cực tốt thì chỉ có thể nói chung chung là những cái xấu ở Mệnh được gỡ gạc bởi những cái tốt ở Thân chứ không có chuyện tiền vận thì rất vất vả, hậu vận thì rất tốt. Tất nhiên còn phụ thuộc vào đường đi của các đại hạn.

Hi, mà chính đường đi của các đại hạn hình như ở trên anh cũng nói là man thư...
Đầu trang

Whitebear
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 690
Tham gia: 03:36, 10/04/10

TL: Cấu trúc Tử Vi và Ý nghĩa của cách an sao

Gửi bài gửi bởi Whitebear »

Hi, mà chính đường đi của các đại hạn hình như ở trên anh cũng nói là man thư...
Phải nói chính xác hơn, là tôi không hề có thông tin nào khẳng định phép xem Lưu Niên Đaị Hạn như trong VDTTL hiện nay là chính xác. Tôi không nhìn thấy cơ sở khoa học của việc lấy đối xứng, lùi rồi tiến.
Ngay trong làng tử vi, theo kiến văn của tôi thì toàn thể bên Trung Châu Phải không một tài liệu nào xem theo cách này.

Theo kiến văn của tôi, trước VDTTL không có ai dùng LNDV. Hi vọng mọi người bổ sung thêm tài liệu tham khảo cho tôi.

Tôi giả thuyết rằng, các nhà tử vi việt nam muốn giải quyết vấn đề "hạn cứ 12 năm lặp lại một lần", và không tìm ra được phương pháp để thực hiện điều này. Kình và Đà lưu không đủ mạnh, việc kết hợp Đaị hạn 10 năm và tiểu vận không đủ để phân biệt rõ ràng, nên họ tìm cách phát minh thêm LNDV. Dễ thấy, mâu thuẫn bới vì đã có Kình và Đà cố định, lại không di cung.
TS VDTT khẳng định "quả là sáng tạo".

Tuy nhiên, bên TV Trung châu/Đài thì họ triệt để sử dụng Lưu Tứ Hoá như các tác nhân kích nổ, tác động lên các phi cung, vì vậy chi tiết 10 năm có thể được giải quyết hoàn toàn.

25
24-26 33
27 23-32
28 29 30 31


Có một số người bên Đông A an theo cách này

25 24
26 33
27 23-32
28 29 30 31
Sửa lần cuối bởi Whitebear vào lúc 20:35, 28/03/11 với 1 lần sửa.
Đầu trang

thương thương
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 552
Tham gia: 12:23, 08/09/10

TL: Cấu trúc Tử Vi và Ý nghĩa của cách an sao

Gửi bài gửi bởi thương thương »

Phải nói chính xác hơn, là tôi không hề có thông tin nào khẳng định phép xem Lưu Niên Đaị Hạn như trong VDTTL hiện nay là chính xác. Tôi không nhìn thấy cơ sở khoa học của việc lấy đối xứng, lùi rồi tiến.
Ngay trong làng tử vi, theo kiến văn của tôi thì toàn thể bên Trung Châu Phải không một tài liệu nào xem theo cách này.
25
24-26 33
27 23-32
28 29 30 31[/quote]

---------------

Đây có thể là một gợi ý hay cho bác nghiên cứu về mối liên hệ giữa tử vi và vật lý như thế đứng các tinh đẩu , các chu kỳ quay các sao... gì gì đấy :)

P.s: PM cho tôi lá số của Bác Hồ nhé, cảm ơn.
Đầu trang

suối ngọt
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 425
Tham gia: 22:58, 17/02/10
Đến từ: Kim Tinh

TL: Cấu trúc Tử Vi và Ý nghĩa của cách an sao

Gửi bài gửi bởi suối ngọt »

Sau đây là trích đoạn bài viết của Yên tử cư sĩ trần đại sỹ , để Wihtebear và các bạn cùng nhau nghiên cứu bắt đầu từ nhóm sao Tử vi và nhóm sao thiên Phủ liên quan đến thiên văn và lịch số như thế nào ( tức 2 nhóm sao này có thực và phải biết cách xác định vị trí của nó trên trời ), Từ đó mới tính tới( xem kỷ phần in đậm ) :
" TÌM HIỂU THÊM VỀ LỊCH SỬ TỬ VI
(Trích lục của Yên-tử cư-sĩ Trần Đại-Sỹ)
Lịch sử khoa tử vi
Trung hoa và Việt nam
Yên-tử cư-sĩ Trần Đại-Sỹ


I.- Thư tịch về khoa Tử-vi
....Kể từ khi khoa Tử-vi được đắc dụng vào niên hiệu Càn-đức nguyên niên, đời vua Thái-tổ nhà Tống (863), cho đến nay trên một ngàn năm chưa có sử gia nào chép về lịch sử cả. Trên đường nghiên cứu, chúng tôi tìm được một số thư tịch rải rác sau đây, biên tập sơ lược về khoa này. Tôn trọng đúng nguyên tắc sử gia Đông phương, những gì nghi ngờ thì để nguyên, mà cổ nhân gọi là nghi dĩ truyền nghi.

1.- Tử-vi chính nghĩa
Bộ này do Hy Di tiên sinh truyền cho Tống thái-tổ là Triệu Khuông Dẫn. Bản chúng tôi có là bản chép tay của Hoa-yên tự. Bản này được tàng trữ tại Quốc sử quán triều Nguyên, năm 1955 trong một cuộc chính biến lật đổ Quốc trưởng Bảo-Đại chúng tôi sưu tầm được.

2.- Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh
Chúng tôi có hai bản. Bản chép tay gia truyền, cũng chép từ chính bản của Hoa-yên tự.
Một bản nữa của Cẩm-chướng thư cục Thượng-Hải ấn hành năm 1921. Hai bản không khác nhau là bao. Bởi gốc của bộ sách này là bộ Tử-vi chính nghĩa. Sau khi được Hy Di tiên sinh truyền cho, Triệu Khuông Dẫn và con cháu nhà Tống nghiên cứu rộng ra mới đặt cho một tên mới là Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh. Có nghĩa là họ Triệu giảng giải rõ ràng về bộ Tử-vi kinh. Bộ này được Hoàng Bính truyền sang Việt Nam vào niên hiệu Nguyên phong thứ 7 đời vua Trần Thái Tông (1257), Hoa-yên tự chép lại và lưu truyền tới nay.

3.- Đông-a di sự
Bộ này không phải là bộ sách nghiên cứu về Tử-vi, mà là bộ sách chép các học thuật đời Trần, trong đó có phần chép về Tử-vi. Bộ sách do ba người liên tiếp chép, đó là Huệ Túc phu nhân vợ của Trần Thái Tông; Đoàn Nhữ Hài, một vị Tể tướng đời Trần, học trò của Huệ Túc; Trần Nguyên Đán, một vị bác học cuối đời Trần.
Bản chúng tôi có là bản do Trần Nguyên Đán khắc bản mộc năm 1388.
4.- Tử-vi đại toàn
Bộ này do các văn thần nhà Thanh nghiên cứu, tổng hợp hết các sách cổ kim về Tử-vi, chép lại. Đây không phải là bộ biên tập, nghiên cứu mà chỉ là bộ sao chép lại mà thôi. Bản chúng tôi có là bản sao, đề rằng do Cẩm-Chướng thư cục Thượng-hải xuất bản năm 1921.
5.- Tử-vi đẩu số toàn thư
Do La Hồng Tiên biên soạn rất giản lược, nhưng giống bộ Tử-vi chính nghĩa. Có thể nói đây là bộ Tử-vi chính nghĩa yếu lược. Bộ này do Cẩm Chướng thư cục xuất bản năm 1921 tại Thượng-hải. Sau này ông Vũ Tài Lục có dịch nhưng dịch một phần rất ngắn, và không chú giải. La Hồng Tiên sống vào đời Minh.
Trên đây là 5 bộ Tử-vi được coi là chính thư hay do chính phái biên tập. Ngoài ra còn một vài bộ dưới đây bị coi là tạp thư, tá phái nhưng chúng tôi vẫn nghiên cứu đầy đủ.

6.- Tử-vi Âm-dương chính nghĩa
Bộ này do Lã Ngọc Thiềm và các tử-vi gia thuộc Bắc phái biên tập, nên thường thêm chữ Bắc-tông để phân biệt với Nam-tông. Bản chúng tôi có là bản chép tay.


7.- Tử-vi Âm-dương chính nghĩa
Do Ma-y biên soạn vào đời Tống, sau được các Tử-vi gia thuộc Nam-phái bổ túc sửa đổi, nên thường thêm chữ Nam-tông để phân biệt với Bắc-tông. Bộ này khắc bản in vào đời Thanh triều Khang-Hy, nhưng không ghi rõ năm nào.

8.- Tử-vi thiển thuyết
Bộ tổng luận về Tử-vi do Lưu Bá Ôn, một đại thần khai quốc nhà Minh biên soạn. Bản chuúng tôi có là bản khắc in vào đời Thanh triều Khang Hy, nhưng không ghi rõ năm nào.

9.- Lịch số tử-vi toàn thư
Bộ này do Hứa Quang Hy đời Minh biên soạn. Bản chúng tôi có là bản chép tay. Ngoài ra chúng tôi sưu tầm được khoảng trên hai mươi bộ sách khác, nhưng tựu trung mô phỏng các bộ sách trên đây cả nên không bàn tới.

II.- Nguồn gốc khoa Tử-vi
Về nguồn gốc khoa Tử-vi thì bộ Tử-vi kinh tức Tử-vi chính nghĩa, phần Hy Di tiên sinh liệt truyện viết :

“Tiên sinh làu thông Dịch-lý, Thiên-văn, Hình-tượng, Lịch-số, Địa-lý. Nhân thấy các khoa đều có uyên nguyên với số mạng nhân sinh, do vậy khải ngộ, soạn ra bộ Tử-vi kinh truyền cho đức Thái-tổ nhà ta.” Vì vậy nguồn gốc khoa Tử-vi, có thể kết luận rằng, đặt cơ sở trên :
- Học thuyết Âm-dương ngũ hành của Dịch-lý.
- Từ Thiên-văn học, với những biến chuyển của tinh đẩu.
- Từ Hình tượng học, tức khoa nghiên cứu về hình dáng vũ trụ, con người và thú vật.
- Từ Lịch-số, tức khoa nghiên cứu từ Thiên-văn, để tính sự tuần hoàn vũ trụ, tính ngày, tháng, năm.
- Địa lý, tức Phong-thủy, nghiên cứu về con người tương ứng với địa phương hướng nhà khí hậu v.v....

1.- Tiểu sử Hi-Di tiên sinh
Tiên sinh họ Trần húy Đoàn tự Hy-Di, người đất Hoa-sơn, ngày nay về phía Nam huyện Hoa-âm tỉnh Thiểm-Tây. Khi ra đời tiên sinh bị đẻ non tháng, nên mãi hai năm mới biết đi, thuở nhỏ thường đau yếu liên miên. Tiên sinh học văn không thông, học võ không đủ sức, thường suốt ngày theo phụ thân ngao du khắp non cùng thủy tận.

Thân phụ tiên sinh là một nhà Thiên-văn, Lịch-số đại tài đương thời. Về năm sinh của tiên sinh, không một thư tịch nào chép. Nhưng căn cứ vào bộ Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh, khi tiên sinh yết kiến Tống Thái-tổ Triệu Khuông Dẫn vào niên hiệu Càn-đức nguyên niên có nói : « Ngô kim nhật thất thập hữu dư », nghĩa là, tôi năm nay trên 70 tuổi.
Vậy có thể tiên sinh ra đời vào khoảng 888-893 tức niên hiệu Vạn-đức nguyên niên đời Đường Huy-Tông đến niên hiệu Cảnh-phúc nguyên niên đời Đường Chiêu-Tông. Tiên sinh bắt đầu học Thiên-văn năm 8 tuổi. Bộ Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh thuật :

" Tiên sinh tám tuổi mà còn thơ dại, lúc nào cũng ngồi trong lòng thân phụ. Một hôm thân phụ tiên sinh phải tính ngày giờ mưa bão trong tháng, bị tiên sinh quấy rầy, mới dắt tiên sinh ra sân, chỉ lên bầu trời đầy sao mà bảo :
- Con có thấy sao Tử-vi kia không ?
Đáp :
- Thấy.
Lại chỉ lên sao Thiên-phủ mà hỏi :
- Con có thấy sao Thiên-phủ kia không ?
Đáp :
-Thấy.
- Vậy con hãy đếm xem những sao đi theo sao Tử-vi và Thiên-phủ là bao nhiêu ?

Thân phụ tiên sinh tưởng rằng tiên sinh có đếm xong cũng phải trên nửa giờ. Không ngờ ông vừa vào nhà tiên sinh đã chạy vào thưa :
- Con đếm hết rồi. Đi theo Tử-vi có năm sao, như vậy chòm Tử-vi có sáu sao. Đi theo sao Thiên-phủ có bảy sao, như vậy chòm Thiên-phủ có tám sao."

Từ đấy tiên sinh được thân phụ hết sức truyền khoa Thiên-văn và Lịch-số.

2.- Truyền cho vua Tống
Giai thoại kỳ thú mà hầu hết các nhà nghiên cứu Tử-vi đều biết, đó là Hi-Di tiên sinh đã dùng khoa Thiên-văn và Tử-vi đoán trước được hai đứa trẻ nghèo đói, sau đều trở thành vua. Bộ Tử-vi chính nghĩa phần Hi-Di liệt truyện đã kể giai thoại kỳ thú đó như sau :

“Một hôm tiên sinh dẫn đệ tử ra sân xem Thiên-văn, chợt kêu lên rằng :
- Kìa quaí lạ không ?
Đệ tử xúm lại nhìn theo tay tiên sinh chỉ thì thấy sao Tử-vi, Thiên-phủ đi vào địa phận của sao Phá-quân và Hóa-kỵ, mà ánh sáng chiếu xuống núi Hoa-sơn. Tiên sinh noí :
- Tử-vi, Thiên-phủ là đế-tượng, tức là vua. Tử-vi bao giờ cũng đi trước, Thiên-phủ bao giờ cũng theo sau. Đây tức là anh em một gia đình nào đó, đang buổi hàn vi, sau sẽ làm nên sự nghiệp vẻ vang, vị tới đế vương. Phá-quân là hao-tinh chủ nghèo đói, Hóa-kỵ chủ bần hàn, kêu xin. Phá ngộ Kỵ thì nghèo đói phải đi ăn mày. Tử, Phủ gặp Phá, Kỵ tức hai vị Thiên-tử chưa gặp thời phải đi ăn xin. Tất cả chiếu xuống Hoa-sơn, thì hai vị Thiên-sử sẽ qua đất Hoa-sơn ăn xin. Vậy ngày mai các người theo ta xuống núi, giúp cho vị anh hùng vị ngộ, đang gặp lúc cùng khó. Đệ tử thưa :

- Đệ tử nghĩ, nhân lúc thiên-tử chưa gặp thời, ta nên cho người vay nợ, để mai đây có dịp đòi nợ cứu giúp dân nghèo.

Tiên sinh đồng ý. Hôm sau thầy trò xuống chân núi thấy một đoàn người chạy loạn đi qua. Tiên sinh để ý đến một thiếu phụ gánh hai chiếc thúng, trong mỗi thúng có một đứa trẻ khôi ngô dung quang khác thường. Tiên sinh biết hai đứa trẻ này ứng vào sao Tử, Phủ trên trời đây. Mới hỏi thiếu phụ :
- Bà ơi ! Bà có mệt lắm không ? Bà gánh hai vị Thiên-tử đi đâu vậy ?
Thiếu phụ đặt gánh xuống thưa :
- Con tôi đó, đứa lớn tên Triệu Khuông Dẫn, đứa nhỏ tên Triệu Khuông Nghĩa. Từ sáng đến giờ chúng đói không có gì ăn. Tiên sinh bố thí cho chút đồ ăn được không ?
Tiên sinh đáp :
- Tôi xem thiên văn thấy dung quang hai con bà khác phàm. Bà có nhớ ngày giờ sanh của chúng không ?

Thiếu phụ cho ngày giờ năm sinh của hai con. Tiên sinh tính số Tử-vi, thấy cách của Khuông Dẫn là Tử, Phủ, Vũ, Tướng được Tả, Hữu, Khoa, Quyền, Lộc củng chiếu. Ngặt đại hạn đang gặp Kiếp, Kỵ nên nghèo khó. Số của Khuông Nghĩa là Thiên-phủ lâm Tuất, ngộ Tả, Hữu, Khoa, Quyền đại hạn cũng đang gặp Kiếp, Kỵ nên nghèo khó. Tiên sinh nói với học trò :
- Hai đứa trẻ này là chân mạng đế vương, khi đại hạn đi đến gặp Khôi, Việt, Xương, Khúc, là lúc thành đại nghiệp đấy. Ta phải giúp đỡ mới được, hầu mua lấy cảm tình, lúc thiên tử gặp thời, có thể nhân đó giúp dân vậy.
Tiên sinh nói với thiếu phụ :
- Tôi tính số thấy hai con bà sau đều làm vua. Khi đã làm vua rồi, thì tất cả giang sơn vạn dặm đều của con bà cả. Vậy bà bán cho tôi giải núi Hoa-sơn này lấy tiền mà tiêu.

Thiếu phụ tưởng ông đạo sĩ điên khùng mới mua núi. Bà đồng ý bán. Bởi bà không biết chữ, nên xé vạt áo hai con quấn vào đôi đũa, nhét trong một ống đũa, coi như văn tự trao cho Hy-Di tiên sinh và nhận mười nén vàng.

Năm 960, Triệu Khuông Dẫn thống nhất giang sơn, lên ngôi vua lập ra nhà Tống, sau là Tống Thái-Tổ. Niên hiệu Càn-đức nguyên niên (963), quan trấn thủ vùng Hoa-sơn dâng biểu về triều rằng: Có một đạo sĩ tên Trần Đoàn, tự Hy-Di bao dưỡng dân chúng không nộp thuế. Đạo sĩ nói rằng : Hoa-sơn là đất riêng của ông, đã được nhà vua bán cho rồi. Tống Thái-tổ không nhớ chuyện cũ, nổi giận, sai bắt Hy-Di tiên sinh vào triều trị tội. Nhưng quan địa phương rất kính trọng tiên sinh, không giám trói, còn đưa lừa cho tiên sinh cỡi để lai kinh. Tiên sinh được giải vào triều kiến. Thái-tổ hỏi :
- Đạo sĩ cũng phải tuân theo phép nước chứ ? Hà cớ phao ngôn nói rằng đã mua đất của triều đình ?
Tiên sinh đáp :
- Năm nay tôi đã trên 70 tuổi đâu dám nói dối. Luật lệ của bệ hạ là : Đời cha mẹ vay nợ, thì đời con phải trả. trước đây Thái-hậu qua Hoa-sơn, có bán cho bần đạo toàn vùng này lấy mười nén vàng. Văn tự còn đây.
Tiên sinh xuất trình ống đũa và vạt áo. Thái-tổ truyền đem vào hậu cung hỏi Thái hậu. Thái-hậu nhớ chuyện cũ vội kêu lên :
- Vị thần tiên ở núi Hoa-sơn đây mà, người đã cứu nạn cho nhà ta xưa đây.
Thái-hậu kể chuyện xưa. Thái-tổ và triều thần kinh sợ về tài tiên tri của tiên sinh, vội tạ lỗi, lưu tiên sinh lại kinh, kính như bậc thầy. Tống Thái-tổ hỏi tiên sinh về khoa Tử vi, tiên sinh rút ra trong bọc tập sách nhỏ đề Tử-vi chính nghĩa trao cho Thái-tổ mà tâu rằng :
- Đây là tất cả những tinh nghĩa về khoa Tử-vi. Bần đạo không phải là người đặt ra khoa này. Nhân người trước đã nói về Tử-vi, bần đạo nhận thấy Dịch-lý, Hình tượng Thiên văn, Lịch-số, Địa-lý đều có uyên nguyên với nhau, mới tước bỏ những rườm rà của người xưa, họp thành khoa Tử-vi mà thần viết trong tập này. Với khoa Tử-vi, bệ hạ có thể biết kẻ trung, người nịnh, thời nào tốt, thời nào xấu mà mưu đại sự. Đó là học tới bậc sơ đẳng. Còn học uyên thâm hơn, có thể nhân số mạng xấu, dùng người nào thì cứu được kẻ bị nạn, và cứu như thế nào ? Thấy kẻ ác thì dùng người nào, cách nào thì trị được, đó là học tới trung đẳng. Còn học tới chỗ uyên thâm cùng cực, có thể làm đảo lộn cả thiên hạ, nắm thiên hạ trong bàn tay. Nhưng bần đạo kính dâng bệ hạ một câu, khi dùng tập sách này, đó là :
Chữ Nhân, đừng nên dùng vào những việc ác độc, tổn âm đức.

Tiên sinh được các quan xin coi Tử-vi. Họ chỉ việc biên ngày sinh, tháng sinh, năm sinh và giờ sinh, tiên sinh sẽ kêu ra vị đó đang giữ chức vị gì trong triều, cùng sự lập thân ra sao, cuối cùng sự nghiệp sẽ kết thúc như thế nào. Triều thần không ai mà không kính phục...."
Được cảm ơn bởi: Hà Uyên, kiba_119
Đầu trang

suối ngọt
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 425
Tham gia: 22:58, 17/02/10
Đến từ: Kim Tinh

TL: Cấu trúc Tử Vi và Ý nghĩa của cách an sao

Gửi bài gửi bởi suối ngọt »

Để tránh rườm rà , phức tạp và lộn xộn không đầu đuôi. trước tiên chúng ta phải xác định vị trí 2 chòm sao tử vi và Thiên Phủ theo thiên văn và lịch số như thế nào. đây có lẽ là phần khiếm khuyết rất lớn của những người nghiên cứu tử vi gần như chưa biết gì về thiên văn và lịch số gì cả .
Cùng lúc phần tìm hiểu tiếp theo là phải hiểu rõ cách lập " cục " tử vi ( tại sao có cục như vậy ). Theo sách VĐTTL thì cách lập cục căn cứ vào hàng can của tuổi và cung an mệnh để lập cục .Đây có phải là cách lập cục từ gốc hay do hậu bối muốn đơn giản hoá ?
Cuối cùng phải tìm ra sự liên hệ giữa cục và ngày sinh như thế nào lại an được sao Tử vi ?
ví dụ thuỷ nhị cục ứng với ngày sanh 8,9 thì Tử vi an tại Tị cung ?
Một khi hiểu rõ được Cục trong tử vi ( gồm 5 cục ) và sự liên hệ của nó với ngày sanh cho ra các vị trí sao Tử vi trên 12 cung số , thì chúng ta đã khám phá ẩn số vô cùng quan trọng của môn Tử vi này ...
Đầu trang

thaiduong271
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 157
Tham gia: 09:11, 03/08/09

TL: Cấu trúc Tử Vi và Ý nghĩa của cách an sao

Gửi bài gửi bởi thaiduong271 »

LÁ SỐ CỤ HỒ TRONG SÁCH VDTTL LÀ LÁ SỐ NGUỴ TẠO....ĐỪNG MẤT CÔNG CẮM ĐẦU VÀO GỌT NÓ CHO VỪA LÀM GÌ ..MẤT CÔNG VÔ ÍCH MÀ CÒN TẨU HOẢ NHẬP MA NỮA....
Đầu trang

Whitebear
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 690
Tham gia: 03:36, 10/04/10

TL: Cấu trúc Tử Vi và Ý nghĩa của cách an sao

Gửi bài gửi bởi Whitebear »

thaiduong271 đã viết:LÁ SỐ CỤ HỒ TRONG SÁCH VDTTL LÀ LÁ SỐ NGUỴ TẠO....ĐỪNG MẤT CÔNG CẮM ĐẦU VÀO GỌT NÓ CHO VỪA LÀM GÌ ..MẤT CÔNG VÔ ÍCH MÀ CÒN TẨU HOẢ NHẬP MA NỮA....
Một reference tham khảo.
http://tuvilyso.net/diendan/forum_posts ... 3980&PN=56" target="_blank
Tại sao lại phải tin vào Vân Đằng Thái Thứ lang ? Có 3 lý do:
1/ Vì sự quen biết thân thuộc giữa hai gia đình họ Hồ và họ Thái ở Nghệ An.
2/ Thái Thứ Lang là người tu hành đắc đạo nên không thể nào nói láo viết bậy hoặc bịa đặt về bất cứ điều gì, đặc biệt là về ngày sinh của cụ Hồ.
3/ Tác phẩm ông viết được in 13 năm trước lúc cụ Hồ tạ thế và 20 năm trước ngày đất nước thống nhất. Và hơn nữa ông không thuộc về thành phần đảng phái chính trị nào cả, chỉ đơn thuần là một người đứng ngoài cuộc tranh chấp nhân sinh mà chỉ lo việc tu hành và đạo lý mà thôi...
Trong cuốn "Cốt tủy khoa tử vi: Tuổi Tý" tác giả là Yên tử cư sỹ Trần Đại Sỹ, thì ở những trang đầu Trần Đại Sỹ có kể chuyện về Vân Đằng Thái Thứ Lang. Quý vị tò mò thì có thể tìm mà đọc.
Các bạn khi viết bài ở đây, chú ý không Copy và Paste nguyên văn các bài viết ở các nơi khác về, mà nên paraphrase lại cho ngắn gọn, và nêu ý kiến của mình. Các reference thì để link là đủ, nếu ko có nguồn online hẵng copy.
Đầu trang

Whitebear
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 690
Tham gia: 03:36, 10/04/10

TL: Cấu trúc Tử Vi và Ý nghĩa của cách an sao

Gửi bài gửi bởi Whitebear »

Chào quý vị.

Trên con đường học và nghiên cứu tử vi, chắc ai cũng dần dần nghiên cứu đến cách an sao và cấu trúc nội tại của nó. Bởi vì tử vi được phát minh dựa trên cơ sở của rất nhiều ngành khoa học, còn lưu truyền và đã thất truyền, nên các kiến thức của tử vi rất rộng, và có rất nhiều direct connection với các ngành khoa học khác.

Theo nguyên lý cơ bản của Triết học phương đông, thiên địa nhân hợp nhất, con người là một tiểu vũ trụ, thì có một nguyên lý đứng đằng sau tất cả là chữ Đạo đứng đằng sau và điều khiển tất cả mọi thứ.

Hệ quả, bản chất của Tử Vi, Tử Bình, Phong Thủy, Tâm Linh học, Y Lý ... tất cả đều là thống nhất, chỉ là do mình hiểu về lãnh vực đó tới đâu. Đạo lý này cũng tồn tại trong Giải Tích, Đại Số, Hình Học, Topo, vật lý toán...

Vào đề đã dài, tôi bắt đầu vào các vấn đề chính:

Liên hệ giữa Tử Vi và Y Học

I-Nghiên cứu sự liên hệ giữa 14 chính tinh và hệ kinh lạc, cụ thể:


1. Kinh thiếu âm tâm, kinh thái dương tiểu trường với sao Thiên tướng, sao Thái dương
2. Kinh thái dương tiểu trường và sao Thái dương
3. Kinh quyết âm can, kinh thiếu dương đởm với sao Thái dương và sao Thiên đồng
4. Kinh thái âm tỳ, kinh dương minh vị với sao Thiên lương, Liêm trinh
5. Kinh thiếu âm thận, kinh Thái dương bàng quang với sao Tham lang và sao Cự môn
6. Kinh thái âm phế, kinh dương minh đại trường với sao Phá quân và sao Vũ khúc
7. Kinh quyết âm tâm bào, kinh thiếu dương tam tiêu với sao Thất sát, sao Thiên cơ
8. Mạch nhâm, mạch đốc với sao Thiên phủ, sao Tử vi

Mối quan hệ của nhóm hung tinh và hệ kinh lạc

1. Mạch xung với sao Kình dương
2. Mạch đới và sao La Đà
3. Mạch dương kiểu, mạch âm kiểu với sao Hoả tinh, Linh tinh
4. Mạch dương duy, mạch âm duy với sao Thiên không và sao Địa kiếp

Mối quan hệ của các nhóm sao còn lại với hệ kinh lạc

1. Vòng Tràng sinh và mười hai kinh nhánh
2. Vòng Thái tuế và mười hai khu da
3. Vòng Lộc tồn và mười lăm lạc mạch
4. Hai mươi tám sao còn lại và các kinh cân

Liên hệ giữa Y học và Dịch Học

http://www.yhoccotruyen.htmedsoft.com/c ... /LinhQuy.h" target="_blank tm

Linh Quy Bát Pháp là 1 phương pháp châm dựa trên Bát Mạch Kỳ Kinh, dùng 8 huyệt Giao Hội của 12 Kinh Chính, phối hợp với Bát Quái, dựa vào Can Chi của Năm, Ngày và Giờ để tìm ra huyệt khai (mở) tương ứng trong việc châm trị.

Còn gọi là Kỳ Kinh Nạp Quái Pháp (Phép Quy Nạp Kỳ Kinh Vào Bát Quái), Linh Quy Thủ Pháp, Phi Đằng Châm (Phép Châm Theo Linh Quy Kiến Hiệu Như Tên Bay).

Linh quy là con rùa thiêng trong sách Lạc Thư. Lạc Thư dùng hình con rùa để trình bày 1 hình đồ vuông, gọi là Ma Phương với 9 số nguyên đầu tiên và số 5 ở chính giữa. Điểm đặc biệt của Ma Phương này là dù cộng thẳng, ngang hoặc chéo vẫn có con số thành là 15.

Bát pháp ở đây vận dụng các con số của Ma Phương rồi dựa vào Bát Quái để sắp xếp 8 huyệt.

Muốn biết huyệt châm theo Linh Quy Bát Pháp, phải nắm được cách tính được ngày giờ khai (mở) của huyệt cần châm

Liên hệ giữa Tý Ngọ Thời Châm và Kỳ Môn Độn Giáp

Liên hệ giữa Thái Ất Thần Kinh, Bát Tự Hà Lạc và Y Lý
Một số kết quả gần đây liên hệ giữa Thái Ất và Y lý, chứng minh rằng cấu trúc toán học của chúng gần như tương tự với nhau.

Bảng an Độn Giáp cũng vậy, đều có cấu trúc hình học của lá Mobius, (Hoangphuong 1995), và đẳng cấu với cấu trúc của Tý Ngọ Thời Châm.

Liên hệ giữa Kinh Dịch và đại số không giao hoán

ta có thể chứng minh được, Val-algebra với quẻ đơn trong kinh dịch đẳng cấu với đại số quaternion. Val Algebra với 64 quẻ kép đẳng cấu với 1 đại số này không kết hợp. Hoangphuong chứng minh 2002, rằng đây là một đại số Jordan.
Bảng an Độn Giáp cũng vậy, đều có cấu trúc hình học của lá Mobius, (Hoangphuong 1995). Hình học lượng tử cũng được tìm ra trong cấu trúc của Lạc Thư và phong thủy huyền không phi tinh, (WB 2011).


Cụ thể hơn, lạc thư và đường lường thiên xích tương ứng trên nó đẳng cấu với hình xuyến 2 chiều và đường thẳng chạy trên xuyến. Đại số các hàm trên đó lập thành một đại số lượng tử, sinh bới 2 toán tử Unitary U, V sao cho UV=VU.q. Nếu ai am hiểu về toán học hiện đại có thể thấy đây là một trong những đối tượng quan trọng nhất hiện nay, vì noncommutative geometry tương đồng với super string theory khi năng lượng giảm tới 0, đồng thời nó cũng xuất hiện một cách nội tại trong lý thuyết dây như là một B-field.
Hình ảnh

Kết quả của Hoàng phương về đẳng cấu của đại số Val- tôi còn gọi là đại số Tứ Tượng (vì áp dụng với quẻ 2 hào) có thể được xem xét lại từ một quan điểm hoàn toàn khác biệt. Hoàng phương vào năm 1995 chứng minh, cấu trúc thực sự của Kinh Dịch và Âm Dương ngũ hành chính là fuzzy set, lý thuyết tập mờ, (một lý thuyết được phát minh bởi Zadiel tầm năm 1965, một nhà khoa học tại đại học California, Berkeley) nhưng tôi không đồng ý với kết quả này cho lắm, khi đọc kết quả của ông cách đây tầm 2 tuần.

Theo tôi, nên có một cách tiếp cận khác mang tính chất hình học thì tốt hơn, và kết quả của ông nên được sửa đổi một chút, mặc dù rằng nó cung cấp một công cụ tính toán rất tốt.


Tôi lấy một ví dụ về Val algebra trong trường hợp 4 chiều, (sinh bởi Thái ÂM, Thái Dương, Thiếu Âm, Thiếu Dương), nếu nhìn từ quan điểm của Fuzzy set thì khó có thể làm rõ cấu trúc của noncommutative algebra của chúng. Tương tự với 64 quẻ, cấu trúc toán học đằng sau tôi tạm gọi là I-ching algebra, cùng với âm dương ngũ hành mặc dù sử dụng fuzzy set sẽ dẫn tới được các kết quả tốt về việc tương sinh tương khắc, nhưng sẽ obselete cấu trúc đại số tương ứng mà chính tác giả đã phát triển trong bộ sách thứ 2 trước khi mất.


Quan điểm của tôi cho rằng, phải sử dụng deformation theory ở quantum level, để nghiên cứu vấn đề cấu trúc của Kinh Dịch một cách rốt ráo. Fuzzy set cần được formulate dưới dạng xác xuất lượng tử, tương tự như kết quả được chứng minh bên đường lường thiên xích (WB 2011).

Tôi gọi đó là Fuzzy noncommutative structure. Và sự hiểu biết về cấu trúc này đưa đến một hiểu biết mới về hố đen vũ trụ.
Hình ảnh
Mọi người cứ việc góp ý. Tôi mới bắt đầu học Dịch được tầm 3 tuần, nên kiến thức còn rất mỏng.
(còn tiếp)
Đầu trang

G-R-E-E-N
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 89
Tham gia: 17:31, 16/01/11

TL: Cấu trúc Tử Vi và Ý nghĩa của cách an sao

Gửi bài gửi bởi G-R-E-E-N »

suối ngọt đã viết:Vì vậy nguồn gốc khoa Tử-vi, có thể kết luận rằng, đặt cơ sở trên :
- Học thuyết Âm-dương ngũ hành của Dịch-lý.
- Từ Thiên-văn học, với những biến chuyển của tinh đẩu.
- Từ Hình tượng học, tức khoa nghiên cứu về hình dáng vũ trụ, con người và thú vật.
- Từ Lịch-số, tức khoa nghiên cứu từ Thiên-văn, để tính sự tuần hoàn vũ trụ, tính ngày, tháng, năm.
- Địa lý, tức Phong-thủy, nghiên cứu về con người tương ứng với địa phương hướng nhà khí hậu v.v....
Em đang muốn tìm hiểu về LỊCH SỐ, ko biết nên bắt đầu từ đâu
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức tử vi”