Phương pháp đếm số trong Dịch

Các bài viết học thuật về dịch lý, thái ất, kỳ môn...
Trả lời bài viết
Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

Phương pháp đếm số trong Dịch

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

Tìm hiểu hệ thống số đếm trong Dịch:

...6..........12..........18..........24..........30..........36..........42..........48..........54..........60
...5..........11..........17..........23..........29..........35..........41..........47..........53..........59
...4..........10..........16..........22..........28..........34..........40..........46..........52..........58
...3...........9...........15..........21..........27..........33..........39..........45..........51..........57
...2...........8...........14..........20..........26..........32..........38..........44..........50..........56
...1...........7...........13..........19..........25..........31..........37..........43..........49..........55
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
...1..........2.............3...........4............5............6...........7............8............9........10

Ta thực hiện thay số bằng chữ: 10 chữ cái đầu của Thiên can:

...K..........A...........T........Đ..........Q.........K........A........T...........Đ.........Q
...M.........G...........C........B..........N.........M........G........C..........B..........N
...Đ..........Q..........K........A..........T..........Đ........Q........K..........A..........T
...B..........N..........M........G.........C..........B........N........M..........G..........C
...A..........T...........Đ........Q.........K..........A........T.........Đ..........Q.........K
...G..........C..........B.........N.........M.........G........C.........B..........N..........M
------------------------------------------------------------------------------------------
..G..........A...........B........Đ.........M.........K........C.........T..........N.........Q

Thông qua quá trình tìm hiểu, nhận xét:

- Khi thay số bằng chữ, từ hào 1 và hào 6, ta thấy được hệ thống Nhị hợp đối với Thiên can: Giáp - Kỷ, Ất - Canh, Bính - Tân, Đinh - Nhâm, Mậu - Quý.

- Những cặp số trong Hà đồ 1 - 6, 2 - 7, 3 - 8, 4 - 9, 5 - 10 đã bộc lộ ra quy luật, ta hiểu thêm được nhiều ý nghĩa còn tiềm ẩn từ đây.

- Sự phân định số chẵn lẽ của hào, sự phân định Can âm và Can dương, chỉ rõ được mối liên hệ giữa chúng.

- Theo thứ tự sắp xếp các quẻ trong Dịch, ví như 10 quẻ đầu từ quẻ Càn cho tới quẻ Lý, ta thấy được một quy luật của quẻ Dịch, đó là Quẻ tương hợp theo sự tương hợp của Thiên can. Như Giáp hợp Kỷ được thay bằng quẻ Càn hợp với quẻ Tụng, đó là cặp số 1 - 6 trong Hà Đồ, hoặc như Ất hợp Canh được thay bằng quẻ Khôn hợp quẻ Sư, đó là cặp số 2 - 7 trong Hà Đồ, v.v....

- Trong số đếm tự nhiên, ví như môn Thái ất, thì số đếm có thể tới vô cùng, nhưng ta có thể nhận xét thấy, ví như can Giáp ở vị trí số 1, tiếp tới ở vị trí số 31 theo trục tung, hoặc là 6 theo trục hoành, v.v...

- Ý nghĩa sơ bộ về quẻ Dịch tương hợp (gọi là Dịch hợp), đó là khi nào thì sự hợp sẽ tan và nguyên nhân của sự tan này được xuất phát từ đâu ? Thời gian nào thì tan sự hợp này ? v.v.... Ví như cặp dịch hợp Khôn - Sư cho ta biết về hào động biến là hào 2, ý nghĩa của Lời hào 2 phân địch Chủ - Khách giữa hai quẻ Khôn và Sư, v.v...

- Thông qua tìm hiểu phương pháp đếm số theo Dịch, ta có thể hiểu được tại sao Dịch vỹ - Kê lãm đồ nói: "Giáp Tý, khí của quẻ khởi từ Trung phu", đó chính là hào 5 quẻ Trung phu, khi ta coi hào Sơ cửu quẻ Càn là 1, thì hào Ngũ quẻ Trung phu sẽ là số 365, vừa bằng số ngày trong Năm.

- Thông qua tìm hiểu cách thức người xưa đã định lệ phương pháp đếm số trong Dịch, ta cũng nhận thức thêm được trí tuệ của người xưa sâu rộng như thế nào !


Hà Uyên
Được cảm ơn bởi: TrungThienDia, kiennd, Whitebear, mysterious
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: Phương pháp đếm số trong Dịch

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

Khảo chứng về mối quan hệ giữa động hào và phương pháp số đếm trong Dịch.

Trong quá trình bói Dịch, được một quẻ sáu hào, nếu có một, hai, hoặc mấy hào biến động, thì hào ấy gọi là 'động hào' hay cũng còn gọi là 'biến hào'.

Trọng tâm của khảo chứng hướng tới, khi có hào động trong một quẻ, ví như hào Tứ động, thì có thể xẩy ra tình trạng một hào nào đó đã động và biến trước hào Tứ hay không ? Vì rằng hào Tứ mới động mà chưa kịp biến, thì đã xuất hiện sự ảnh hưởng của toàn thể sáu hào, trong khi hào Tứ động mà không thể biến (âm gặp âm hay dương gặp dương), thì đã có một hào nào đó biến trước mà không cần phải động hào.

Việc khảo chứng này nhằm sáng tỏ thứ tự và mức độ diễn biến trong sáu hào, tới một hào nào là hào tiếp theo xảy ra tình trạng động rồi biến. Ví như hào Tứ động, rồi tiếp theo là hào Nhị động, rồi tiếp theo hào Thượng động, v.v...

Ta đã biết, năm 2011 là năm có tên can chi là năm Tân Mão. Ngày mồng 1 tết có tên can chi là ngày Kỷ Sửu. Vậy thì, ngày đầu tiên của một năm có cho ta biết thông tin về vấn đề gì đây ? Phải chăng là giờ phút chờ đón sự giao nhau của ba vật được "trực" và được "phương" (lời hào hai quẻ Khôn). Đây là nói về số 3, đã sau 12 lần mà biết hồi quy trở lại.

Ba lần biến thì được một Hào. Đây là nguyên tắc của Dịch.

Nghi lễ - Sĩ quan lễ có đoạn viết "phệ dữ tịch". Trịnh Huyền thời Hán đã chú giải kể đến phép lấy đồng tiền thay cỏ Thi như sau: "Lấy Tam thiểu làm Trùng tiền, Trùng tiền thì 9. Lấy Tam đa làm Giao tiền, Giao tiền thì 6".

Nhà sư Nhất Hanh đời Đường cho rằng, khi đếm cỏ Thi bói quẻ, ba lần biến được ba số đều lẻ, tức là số "Tam cơ" thì được gọi là số "Tam thiếu", đó là số 9, được quẻ Càn. Được ba số đều là chẵn, tức là Tam ngẫu cũng gọi là Tam đa, dược số 6 là quẻ Khôn. Càn Khôn là cha mẹ, nên gọi số là "cửu - lục". Ba lần biến, hai chẵn một lẻ, được số 7, đó là các quẻ Chấn, Khảm Cấn. Ba lần biến, được hai lẻ một chẵn, được số 8, là các quẻ Tốn, Ly, Đoài.

Bói Dịch, ba lần biến, được số 9 - 8 - 8 thì gọi là Tam đa. Tức là biến lần đầu được 9, lần thứ hai và lần thứ ba đều được 8, thì được hào Lão âm. Năm Tân là năm âm, can Ngày đầu tiên của một năm cũng là can Âm, như vậy can ngày Kỷ được xuất hiện tại những hào 2, hào 4 và hào 6. Dịch xếp thành hàng (liệt) thì từ Giáp tới Mậu, thì gặp can ngày Kỷ lần thứ nhất tại hào 6 ứng với Giáp, lần thứ hai tại hào 4 ứng với can Bính, lần thứ ba tại hào 2 ứng với can Mậu. Đã đủ ba lần theo đúng nguyên tắc của Dịch.

Từ đây, ta rút ra được: can ngày đầu tiên của một năm Tân Mão 2011 là ngày Kỷ Sửu theo chu kỳ Tiên thiên là cặp số 1 - 6 thuộc Thủy, tiếp tới cặp số 3 - 8 thuộc Mộc, rồi tiếp tới cặp số 5 - 10 thuộc Thổ. Vậy thì về Ngũ hành: Thủy => Mộc => Thổ, sau ba lần chuyển biến của can ngày Kỷ, cho ta biết về những thông tin gì đây ?

Việc đầu tiên ta phải thực hiện, đó là sắp xếp được 60 quẻ Tạp quái cho Nguyệt lệnh từng tháng trong năm. Sau đó căn cứ vào Can ngày sinh của mỗi một người, để biết được mối quan hệ với Ngũ hành mà biết cái nên và không nên, cái mà chưa cần động mà đã biết để mà thực hiện (biến) vậy.

Hệ từ - Thượng truyện viết: "Tam ngũ dĩ biến, thác tổng kỳ số. Thông kỳ biến, toại thành thiên địa chi văn. Cực kỳ số, toại định thiên hạ chi tượng". Thượng Bỉnh Hòa tiên sinh chú giảng: "Tam ngũ dĩ biến" là "Số hào đến 3, nội quái đến đó là cuối".

Khi khảo sát phép số đếm trong Dịch, ta nhận thấy "số" của hào 6 trong các quẻ đều chia hết cho 6, cho nên Kinh Phòng cũng không cho động biến tới hào 6, còn Thiệu Ung thì dùng số đếm tới Giờ để xác định hào động mà không hề nói động là phải biến. Ví như hào 6 quẻ Phục là số 144, hào 6 quẻ Minh di là số 216, thực hiện thì được 144 + 216 = 360. Số đã đầy, số đã cực, cực thì động, động thì biến. Số chưa tới cực, mà cứ thấy động là cho phép biến hào, đây chỉ ý thức cá nhân của chính ta, nhưng thực tế thì hào nó chẳng biến, cho nên thông tin báo cho ta chưa đủ độ tin cậy chăng ? Có rất nhiều phương pháp để xác định cái "động", nhưng đạt tới "biến" thì chỉ có Một.

Ta sẽ từng bước tiếp tục khảo chứng.

Hà Uyên
Được cảm ơn bởi: kiennd, mysterious
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: Phương pháp đếm số trong Dịch

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

Hà Uyên đã viết: Chào Laido

Số THÔNG PHÁP và số HỘI SỐ của năm 2011 - Tân Mão không đầy, cho nên Lục Giáp vô Tý. Đây là điều đặc biệt khi can Giáp thay Trời quay trở lại để phối với chi Tý. (Trở thành Giáp ...Sửu ???)

Cho nên, ngày 20, ngày 21, ngày 22 của tháng 12/2012 xẩy ra hiện tượng số HỘI NGUYỆT bị rối loạn vậy.

Tôi nói số HỘI NGUYỆT bị rối loạn, không biết là quá trình tính toán của mình là đúng hay sai ?

Cũng không biết rằng sách xưa truyền lại, mình học theo là đúng hay sai ?

Laido có tính tới số HỘI NGUYỆT không ? Vì sách Thái ất mà Việt nam xuất bản không được đề cập tới.

Khi tự thân ta trả lời được: số HỘI NGUYỆT được căn cứ vào cái gì ? Tại sao lại phải thông qua số HỘI NGUYỆT để tính số cho ẤT KỲ ? Nguồn gốc của số HỘI NGUYỆT là từ đâu ?... Khi trả lời được những câu hỏi này, mà tự mình đặt ra, thì chính Tôi lại bị thuyết phục.
Laido đã viết:Kính chào Cụ Hà Uyên,

Khổng Tử học Dịch mà còn phải than: "Cho ta sống thêm mấy năm, đến 50 tuổi để học Dịch, có thể không phạm lỗi lầm lớn nữa" (Gia ngã sổ niên, ngũ thập dĩ học Dịch, khả dĩ vô đại quá hỹ). Vậy nên, chúng ta học tập, tính toán, chiêm nghiệm, ... đúng sai là lẽ thường. Học thuật bên TQ, ĐL họ đua nở, phát triển mạnh mẽ là do đâu? Nếu không có những người chịu khó viết ra những kiến thức của mình, đưa các kiến thức cổ để mọi người tham khảo và học hỏi thì bói đâu ra!



Trở lại vấn đề về Thái Ất. Thưa Cụ, Laido chưa tiếp cận với số Hội Nguyệt, cũng không hểu được nó như thế nào. Nếu có thể được, mong cụ nói qua chút cho Laido và mọi người được biết với ạ. Quả thực, Laido không biết tiếng Trung, sách vở lại ít nên kiến thức rất chắp vá và kém cỏi.



Cách xem của Cụ rất hay, nó sẽ rộng đường luận giải và rõ ràng hơn. Tựa như xem kỳ môn, huyền không cũng vậy, cát hung phân bố cho từng khu vực, phương vị trên bán cầu. Trước tới nay, Laido thường xét quẻ Ất dựa vào Toán, sao, vị trí các sao, sự kết hợp các sao, hạn, quẻ, đặc biệt là quẻ lưu niên, rồi tới các hào của quẻ lưu niên, tính hạn tháng qua hào quẻ này, từ đó định cát hung. Chi tiết hơn nữa thì xét xem phương vị cát hung và tháng cát hung, xét tiếp quẻ tháng rồi quẻ ngày. Cách này tuy khó khăn và có phần hơi rối, nhưng cũng nhìn nhận được một vài khía cạnh nào đó. Tựa như xem mệnh qua Hà lạc, cũng từ vài quẻ gốc rồi xét tiếp quẻ biến (hạn) theo thời gian.



Laido kính chúc Cụ Hà Uyên thân tâm an lạc, bách niên giai lão.



Kính

Laido



Để trả lời vấn đề Laido hỏi, Tôi chuyển về topic này, vì liên quan đến phương pháp số đếm của Dịch

Hà Uyên
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: Phương pháp đếm số trong Dịch

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

Khi sinh thời, một học trò được Khổng Tử quan tâm nhiều, có hỏi Thầy rằng: "Lời quẻ Càn nói đến LỢI, mà sao đạo của Người lại chỉ nói về NGHĨA", Khổng Tử không trả lời câu hỏi và than rằng:


"Cho ta sống thêm mấy năm, đến 50 tuổi để học Dịch, có thể không phạm lỗi lầm lớn nữa"


Đời sau, các học trò biên soạn thành sách Luận Ngữ, phải chăng là quên mất nguồn gốc của câu nói trên, hay cũng có thể là chủ ý tôn kính Thầy, mà không biên soạn vào sách, hay vì tôn chỉ của Khổng Tử khi dạy học trò là chữ NHÂN chăng ! Để cả một đời người chỉ là hai chữ "quân tử" vậy (!).

Để trả lời những điều mà Laido nêu ra, có thể là rất dài, cũng có thể là rất ngắn. Để trả lời rất dài, là vì nội dung của vấn đề hầu như ít được ghi chép lại thành sách, cũng một phần do tính tư tưởng tại thời Ngụy Tấn lấy "Tam Huyền" làm cơ sở nghiên cứu bản thể của Vũ trụ mà phân ra: Tứ Trụ và Tứ Vũ; cũng một phần vì tính nghiêm mật của mỗi nhà khi lập thuyết, trong hoàn cảnh xã hội phân tầng theo Tam giáo. Cho nên, vấn đề "tâm truyền" được ghi nhận khắc cốt theo với theo với thời gian chăng !

Để trả lời rất ngắn, thì đời gán cho sự thiếu trách nhiệm trong giao lưu "ảo" trên mạng, gánh thêm lời oán khi chẳng biết gì mà nói xằng bậy. Rồi lại phải luôn nhớ lời người đi trước đã lập ngôn căn dặn rằng: không phải ai cũng có thể bàn về những "chìa khóa" của tạo hóa được. v.v... tình và thế thật khó xử !

Nay, ta "tự thuận nhi bất vọng" vậy (tự thuận theo mà không dám càn bậy)

- Số được gọi là số HỘI SỐ là số 47

- Số được gọi là số THÔNG PHÁP là số 1539

- Số được gọi là số HỘI NGUYỆT là số 6345

Trước hết, ta nói sơ qua về số HỘI NGUYỆT

- Số HỘI NGUYỆT được căn cứ vào chu kỳ của mặt Trăng, đó là chu kỳ 15 ngày, thông qua dịch - vận của Lạc thư, mỗi phương đều được số 15.

- Nguyên lý lớn "vật cực tắc phản" căn cứ vào quẻ Đại tráng để lập thuyết: "Tráng bất khả cực, cực tắc bại. Vật bất khả cực, cực tắc phản". Cho nên, trị số của quẻ Đại tráng theo Dịch số là 423:

423 x 15 = 6345 (là số Hội Nguyệt)

- Theo thuyết Thái ất di cung, thì sau 45 ngày có sự chuyển biến, cho nên số HỘI NGUYỆT được hợp thông với số HỘI SỐ như sau:

6345 / 45 = 141 (số 141 là số biểu đạt dịch - vận của 3 chu kỳ hội số)

141 = 47 x 3

Như vậy, ta hiểu được nguồn gốc của số HỘI NGUYỆT được căn cứ vào trị số của quẻ Đại tráng, hợp lưu cùng số của Lạc thư và số chu kỳ của mặt Trăng vậy.


Hà Uyên
Được cảm ơn bởi: Laido
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: Phương pháp đếm số trong Dịch

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

Tôi chuyển bài của anh TUVINUT về topic này vì có liên quan tới Dịch số:

TUVINUT đã viết:
@Cụ Hà Uyên:

Bản Liên Sơn Quái Số
1 Cấn, 2 Đoài, 3 Khãm, 4 Ly, 5 Chấn, 6 Tốn, 7 Tốn, 8 Khôn, 9 Càn.


Phải chăng Liên Sơn Dịch lại có hai Tốn cùng ứng số 6 và 7 ,thưa Cụ ???

Kính
Tvn
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức Dịch lý”