ẤN ĐỘ Giáo

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
Trả lời bài viết
Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

ẤN ĐỘ Giáo

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

Triết học Ấn Độ: Trường phái Sankhya

[highlight=#f3f3f3][blockquote][blockquote]Hình ảnhKapila người khai sáng triết hệ Sankhya
[/blockquote][/blockquote][/highlight]
Một triết gia Ấn Độ bảo triết hệ Sankhya là “triết hệ độc đáo nhất của Ấn Độ”. Giáo sư Garbe đã bỏ ra già đời người để nghiên cứu triết hệ đó, bảo rằng lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, học thuyết của Kapila đã vạch rõ sự tự do, hoàn toàn độc lập của tinh thần con người và lòng tự tín của con người ở năng-thế của chính mình”. Triết hệ đó cổ nhất trong sáu triết hệ Ấn Độ và cũng có lẽ cổ nhất trong mọi triết hệ của nhân loại[1]. Về đích thân Kapila, chúng ta không biết gì hết, mặc dầu trong truyền thuyết Ấn Độ, vốn coi thường niên đại, cho rằng ông đã lập ra triết hệ Sankhya vào thế kỉ thứ VI trước Công nguyên.
Kapila vừa thực tế vừa có tinh thần kinh viện. Trong cách ngôn đầu tiên của ông, ông tuyên bố ngay rằng: “Mục đích tối hậu của con người là… diệt đau khổ”, y như giọng một y sĩ vậy. Để diệt đau khổ thì theo ông, mọi phương tiện thuộc về vật thể đều không thích hợp; ông lí luận rất tài, lần lượt bác hết các ý kiến mọi người đưa ra về vấn đề đó; sau phần đả phá đó tới phần xây dựng, gồm một loạt sutra tối tăm, gần như không sao hiểu nổi, vì diễn về siêu hình học mà lại cô động quá. Triết hệ của ông có tên là Sankhya (số luận – nghĩa gốc là liệt kê) – vì Kapila đã liệt kê hai mươi lăm thực thể (tattwa: tát đoả) mà ông cho là thành phần của vũ trụ. Sự liệt kê đó theo một thứ tự rất rắc rối, chúng tôi sắp đặt lại như sau, hy vọng rằng độc giả sẽ dễ nhận ra hơn.
1. a) BẢN THỂ (Prakiti, có nghĩa là cái sinh sản ra cái khác), nguyên lí thiên nhiên phổ quát, do khả năng biến hoá của chính nó (Guna) mà sinh ra:
2. I. Tri năng (Buddhi), tức khả năng tri giác; khả năng này cũng tự biến hoá sinh ra:
3. Năm khả năng thuộc giác quan của thế giới nội tại.
4. 1. Thị năng,
5. 2. Thính năng,
6. 2. Khứu năng,
7. 4. Vị năng,
8. 4. Xúc năng; (những thực thể từ 1 đến 8 đó cộng với nhau sinh ra thực thể từ 10 tới 24).
9. II. Tinh thần (Manas, tức Mạt Na), khả năng nhận thức;
III. Ngũ quan (tương ứng với thực thể từ 4 tới 8):


10. 1. Mắt,
11. 2. Tai,
12. 3. Mũi,
13. 4. Lưỡi,
14. 5. Da,
IV. Năm cơ quan tác động:
15. 1. Cuống họng,
16. 2. Bàn tay,
17. 3. Bàn chân,
18. 4. Cơ quan bài tiết,
19. 5. Cơ quan sinh dục.
V. Ngũ hành của thế giới bên ngoài:
20. 1. Ê-te (éther)[2],
21. 2. Không khí,
22. 2. Lửa và ánh sáng,
23. 4. Nước,
24. 5. Đất.
25. b) TINH THẦN (Purusha: thần ngã), nguyên lí tâm thần phổ quát, tự nó không làm gì cả, nhưng truyền sinh khí vào các Prakiti, truyền khả năng biến hoá của nó vào tác động của các Prakiti.
Mới xét qua triết hệ đó có vẻ hoàn toàn duy vật: thế giới tinh thần và cái “ngã”, cũng như cơ thể và vật chất, cơ hồ chỉ là sự biến hoá tự nhiên, một hợp nhất liên tục của các yếu tố, luôn luôn lên rồi xuống, xuống rồi lên, từ chỗ cao nhất xuống tới chỗ thắp nhất, rồi từ chỗ thấp nhất lên tới chỗ cao nhất. Trong tư tưởng của Kapila có cái gì giống Lamarck: những nhu cầu của cơ thể (cái “ngã”) tạo ra cơ năng (thị năng, thính năng, khứu năng, vị năng, xúc năng), rồi cơ năng tạo ra cơ quan (tai, mắt, mũi, lưỡi, da). Hệ thống đó không có một kẻ hở nào cả vì không có một môn phái triết học Ấn nào phân biệt – về đời sống – cái vô cơ với cái hữu cơ, phân biệt thảo vật với động vật, hoặc động vật với người; những vật đó chỉ là cái khoen trong cái vòng sinh tử, chỉ là những cái găm của bánh xe luân hồi, sinh tử, tử sinh. Có ba khả năng biến hoá (Guna) của bản thể quyết định cái dòng sinh tử đó: sự trong sạch, sự hoạt động và sự vô minh. Những khả năng đó vô tư, không thích sự tiến bộ mà cũng không ghét sự suy vi: nó tự tạo ra cái này rồi cái kia, hết thịnh rồi suy, hết suy rồi thịnh, trong một chu kì bất tuyệt, y như một anh làm trò ảo thuật kì cục, lôi trong nón ra hết vật này tới vật khác rồi nhát trở vô nón, cứ như vậy hoài không biết chán. Mỗi trạng thái biến hoá, y như Herbert Spencer sau này nhận định, tự chứa sẵn cái xu hướng tan rã, để nhất định đi tới cái chung tận.
Như Laplace, Kapila không thấy lí do gì để viện tới một thần linh mới giảng được sự sáng tạo và biến hoá trong vũ trụ. Trong cái xứ mà dân chúng mộ đạo và trọng triết học nhất thế giới đó, vẫn thường thấy những tôn giáo và triết học không có Thượng Đế. Nhiều đoạn trong các sách triết Sankhya phủ nhận rõ rệt một đấng Thượng Đế sáng tạo vũ trụ; không thể quan niệm nổi được có một đấng như vậy vì “một vật không thể sinh từ cái không có gì cả”, phải có cái gì sinh ra nó chứ, cái sáng tạo và cái được sáng tạo ra chỉ là một. Kapila chỉ viết (như Emmanuel Kant) rằng lí trí của con người không bao giờ có thể chứng minh được rằng có một đấng Sáng tạo ra vũ trụ. Vị triết gia hoài nghi tế nhị đó bảo vật nào thì cũng phải hoặc tuỳ thuộc cái gì, hoặc tự do, mà Thượng Đế không thể tuỳ thuộc mà cũng không thể tự do. Nếu Thượng Đế hoàn toàn rồi thì Ngài cần gì phải sáng tạo vũ trụ nữa; nếu không hoàn toàn thì sao còn là Thượng Đế được. Nếu Thượng Đế toàn thiện toàn năng thì tại sao lại tạo ra cái thế giới chẳng hoàn toàn chút nào như vậy, chịu toàn những đau khổ để rồi nhất định phải chết. Một điều thích thú, đáng chú ý là các triết gia Ấn rất bình tĩnh bàn bạc về vấn đề đó, hoạ hoằn lắm mới mạt sát nhau, ngược đãi nhau và họ giữ cho cuộc tranh luận ở trong một phương diện cao nhã y như các nhà bác học danh tiếng nhất của thời đại chúng ta, nghĩa là trên phương diện tinh thần, chỉ tìm tòi chân lí, không để tình cảm làm mê hoặc. Với lại Kapila cũng khéo léo, không muốn gây rắc rối cho mình, chấp nhận ngay uy quyền của các kinh Veda. Ông bảo: “Các kinh Veda đáng cho chúng ta tin và trọng vì tác giả các kinh đó biết được cái chân lí đã xác định rồi. Tuyên bố như vậy rồi ông tiếp tục giảng theo thuyết của ông, chẳng hề nhắc tới kinh Veda nữa, coi nó như không có.
Nhưng ông không phải là duy vật; trái lại ông duy tâm và duy linh theo cách của ông. Ông cho chỉ có trực giác mà có thực tại; chúng ta thấy vũ trụ có hình thức như vậy, ý nghĩa như vậy là nhờ ngũ quan và ý tưởng của ta; còn cái vũ trụ ở ngoài giác quan và suy tư của ta, cái vũ trụ đó ra sao, là một vấn đề phiếm, vô nghĩa, không bao giờ có thể giải đáp được. Sau khi đã kê hai mươi bốn Tattwa có thể sắp vào mục “biến hoá vật thể” rồi, ông liệng bỏ cái chủ trương duy vật mới nẩy mầm đó mà đưa thêm cái Tattwa cuối cùng nữa, kì cục nhất mà có lẽ quan trọng nhất, tức cái Purusha hoặc linh hồn. Purusha không do cái Prakiti (tức cái sức mạnh thuộc về vật chất) sinh ra như hai mươi ba cái Tattwa kia; nó là một nguyên lí tâm linh, độc lập, phổ hiện, và vĩnh cữu, tự nó không hoạt động được, nhưng lại là yếu tố cần thiết cho mọi hoạt động. Vì cái Prakiti chỉ phát triển được, các Guna chỉ tác động được nhờ cảm hứng của Purusha; thế giới vật thể được nguyên lí tâm linh (nó bàng bạc trong vũ trụ, thấm nhuần mọi vật) truyền sinh khí cho mà biến hoá. Về điểm đó, Kapila nói cũng như Aristote: “Tinh thần tác động tới cái Prakiti tức cái thế giới đương biến hoá, cũng như đá nam châm hút sắt. Nghĩa là cái Purusha, bên cạnh cái Prakiti và buộc cái này phải sinh sản ra. Sức hút đó gây ra sự sáng tạo; chỉ hiểu theo nghĩa đó thì mới có thể bảo rằng Tinh thần là một nguyên động lực sáng tạo, dự vào sáng tạo”[3].
Tinh thần [hay tâm linh] tuy ở trong cơ thể nào cũng có, nhưng ở trong cơ thể nào thì cũng là một tinh thần đó, vậy nó “đa” nhưng “nhất”, nó không dụ vào một cá thể nào cả. Cá thể này thuộc về vật thể, chúng ta sở dĩ mỗi người một khác, không do cái Tinh thần[4] của ta, mà do huyết thống, sự biến hoá và những kinh nghiệm thể xác cùng trí tuệ của ta. Triết thuyết Sankhya cho trí năng là một bộ phận khác [phổi, tim chẳng hạn]. Các Tinh thần ở trong ta, hoàn toàn tự do, biệt lập, không có cách nào đạt nó được, còn Trí năng và cơ thể thì bị các luật, các Guna (tính chất của thế giới vật thể) – trí năng nó hoạt động và được xác định; Tinh thần cũng không bị ảnh hưởng gì cả khi cơ thể suy, diệt; nó “ở ngoài cái vòng sinh tử”. Kapila bảo: “Trí năng có thể bị diệt, Tinh Thần thì không”. Chỉ có cái “ngã” liên hệ với vật chất, với cơ thể là sinh, tử, rồi lại sinh nữa trong cái biển sóng vật thể lên lên xuống xuống, nó là lịch sử thế giới bên ngoài. Kapila có thể hoài nghi hết thảy mà không bao giờ hoài nghi thuyết luân hồi.
Như hầu hết các triết gia Ấn Độ, ông cho kiếp trần dù có vui thì cũng chẳng quí báu gì. “Ngày vui đã hiếm, ngày buồn cũng hiếm[5], cái vận như dòng sông nước dâng lên, tuổi xuân như khúc bờ lở của con sông đó, đời sống như một gốc cây ở trên khúc bờ lở đó”. Kiếp người đau khổ vì cái “ngã” và cái trí đều cột vào với vật thể, bị những năng lực biến hoá mù quáng lôi cuốn. Làm sao thoát được cảnh khổ đó? Chỉ có cách là nhờ triết học – triết gia đó bảo vậy; chỉ có cách nhận rõ ràng tất cả những đau khổ, ưu tư, lăng xăng, cái “ngã” này ganh đua tới cái “ngã” khác, chỉ do Maya, ảo tưởng cả, ảo tưởng về đời sống, về thời gian. Cái thân phận điêu đứng của chúng ta là do không phân biệt được cái “ngã” nó đau khổ với cái Tinh thần nó không bị luỵ chút gì cả; không phân biệt được cái mặt biển nổi sóng với cái đáy biển y nguyên không thay đổi. Muốn thoát ra khỏi cánh khổ, chỉ cần nhận định được bản thể của ta, nó là cái Tinh thần, không thiện không ác, không vui không buồn, thoát vòng sinh tử. Các hoạt động, chiến đấu của ta, lúc thắng lúc bại, làm khổ ta vì ta không chịu nhận rằng nó không tác động chút gì với Tinh thần cả, và dù sao thì cũng không do Tinh thần gây ra; con người sáng suốt phải thoát ra ngoài mà nhìn những cái đó như một khán giả vô tư coi một tuồng hát vậy. Hễ linh hồn nhận rằng nó không tuỳ thuộc sự vật thì nó được tự do; hiểu như vậy thì nó thoát được cái ngục không gian và thời gian, thoát cảnh khổ não và thoát vòng luân hồi. Kapila bảo: “Hiểu được hai mươi lăm thực thể đó thì được giải thoát mà được giải thoát là biết được cái tri thức duy nhất chân chính, tức biết được rằng không có ta, không có cái gì thuộc về ta cả”. Nghĩa là sự phân biệt các cá thể, ta với người khác, với vật chỉ là một ảo giác; vạn vật một mặt chỉ như đám bọt mênh mông, thể chất, trí tuệ, cơ thể và cái “ngã”, tan rồi hợp, hợp rồi tan; mặt khác cái linh hồn bất biến, bất chuyển thì cứ an ổn tồn tại hoài.
Một triết lí như vậy không an ủi được những người khó khăn quên được cơ thể đau khổ cùng những hồi kí chua chát của mình, nhưng hình như nó diễn đúng chủ yếu tư tưởng của dân tộc Ấn. Trừ triết thuyết Vedanta, không một triết thuyết nào ảnh hưởng sâu xa tới tâm hồn Ấn Độ bằng nó. Trong thuyết vô thần và tri thức luận duy tâm của Phật Tổ, cũng như trong quan niệm về Niết bàn của Ngài, chúng ta thấy có ảnh hưởng đến Kapila; chúng ta lại thấy nó cả trong anh hùng ca Mahabharata và trong luật Manou, trong các Purana và Tantra, mà tác giả cho Purusha và Prakiti thành những nguyên lí dương và âm của sự sáng tạo; nhất là trong triết hệ Yoga (Du già), một triết hệ dựng trên những lí thuyết của Shankhya, dùng những từ ngữ của Shankhya và và mục đích áp dụng nó vào đời sống thực tế. Ngày nay không còn ai theo đúng thuyết Kapila nữa, nhất là từ khi Shankhara và triết thuyết Vedanta[6] đã chiếm tâm hồn Ấn nhưng thỉnh thoảng người ta còn nghe thấy người Ấn nhắc lại tục ngữ cổ này: “Không có tri thức nào bằng Sankhya cũng như không có sức mạnh nào bằng Yoga”.
———————-
[1] Tác phẩm cổ nhất của phái đó là cuốn Sankhyaharika của nhà chú giải Ishvara Krishna, mới viết vào thế kỉ thứ V sau Công nguyên, và các cách ngôn Sankhya-sutra mà hồi xưa người ta cho là của Kapila, sự thực chỉ mới xuất hiện trong thế kỉ thứ XV, nhưng phái Sankhya đã có từ trước khi Phật Tổ ra đời. Các kinh Phật và anh hùng ca Mahabharata luôn luôn nhắc tới phái đó, và Winternitz đã chứng tỏ rằng Pythagore chịu ảnh hưởng của nó.
[2] Trung hoa dịch là dĩ thái (ND).
[3] Một người Ấn bình giải Kapila bảo rằng: “sự biến hoá của các Krakiti chỉ có mỗi mục đích là tạo cảnh tưởng cho linh hồn”. Có lẽ Nietzsche có lí mà cho rằng cách nhìn vũ trụ khôn ngoan nhất là cách coi nó chỉ là một bi hài kịch có nghệ thuật thôi.
[4] Tinh thần (ở đây in chữ hoa) là Purusha không có nghĩa như chúng ta thường hiểu. (ND). [Trong đoạn 3 này từ “25. b) Tinh thần…” trở về sau, trừ chữ Tinh thần ở đây tương ứng với chữ Purusha trong bản tiếng Anh, các chữ Tinh thần khác đều tương ứng với chữ Spirit, cũng viết hoa. (Goldfish)].
[5] Không rõ bản Pháp dịch có in sai không. Hay là phải hiểu rằng: chỉ toàn là khổ, buồn hãy còn là khá đấy. [Bản Pháp dịch chắc không sai vì bản tiếng Anh chép là: "Few are these days of joy, few are these days of sorrow. (Goldfish)].
[6] Coi đoạn 6 ở sau. (ND).
[/color][/font]
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: ẤN ĐỘ Giáo

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

Những vị thần Ấn Độ: Tiểu thần Krishna




Thần Krishna và người bạn Radha
Krishna, một trong tám hóa thân của thần Vishnu, là hiện thân của tình yêu, là sự hủy diệt cho đau khổ và tội lỗi, là người cai quản và bảo vệ âm thanh của loài bò, là sự kết nối tình yêu của con người với Thượng đế, là đại diện cho kiến thức.

Krishna là đứa con thứ 8 của Devaki – em gái của quỷ vương Kamsa tàn ác. Kamsa được pháp sư Narada tiên tri, trong tương lai hắn sẽ bị cháu trai của mình giết chết. Nhằm triệt tiêu mầm họa, hắn đã lần lượt giết chết 6 người con đầu của Devaki, đến đứa con thứ 7 – Balaramaescaped, và thứ 8 – Krishna, thì được bí mật trao đổi với một cô gái của một gia đình chăn bò.

Quỷ vương Kansa nhiều lần sai tiểu quỷ Trinavata và Vatasura hóa phép thành con bê; tiểu quỷ Bakasura và Aghasura hóa phép thành rắn và ngựa khổng lồ, đi giết chết Krishna. Những ông đã nhiếp phục được những con tiểu quỷ, chặn nó làm ô uế dòng sông thánh Yamuna, và khơi dòng chảy trở về đại dương. Ngài đứng trên con rắn từ nhánh cây Kadamba lớn, nhảy múa trên đầu nó, buộc nó phải chịu khuất phục.

Krishna sống trong một gia đình người chăn bò thích thổi sáo, như bao đứa trẻ hồn nhiên khác, Ngài đã dành nhiều tình thương với người mẹ nuôi Yashoda của mình. Ngài nổi tiếng với những lời trêu trọc người thân, như là nói sẽ ăn cắp sữa và bơ, để những con bò không bị vắt sữa, hay là đập phá các bình sữa của những thiếu nữ đội trên đầu. Hành động của Krishna không chỉ là sự đùa giỡn để vui vẽ, đó là ẩn ý của ngài với sự khuyên nhủ mỗi người hãy tự tiêu diệt vô minh của chính mình, hơn là tìm đến sự tôn thờ thần thánh.

Tình cảm giữa Krishna và người bạn Radha còn là nguyên tắc thiêng liêng của tình yêu, sự lãng mạng và vẽ đẹp tâm hồn. Tại Ấn Độ, phụ nữ đặt chồng mình dưới góc nhìn của Krishna, đàn ông nhìn vợ mình như Radha – người xứng đáng được thương yêu. Khi người chồng và người vợ trở thành thiên thần, không còn có sự hoàn hảo nào hơn, khi thiên tính bắt đầu biểu hiện. Cảm thông và chia sẽ là chìa khóa cho bất kỳ mối quan hệ nào, dù đó là con người hay thần thánh từ vũ trụ xa xôi.

Trong hội họa, Krishna là tình yêu bác ái, Radha đôi khi ẩn chứa tình cảm ghen tuông. Radha không thích Krishna chạm đôi môi của mình vào ống sáo, để phía phạm hơi thở prana vào đó. Do đó, quan hệ giữa Krishna và Radha là tình yêu giữa thần linh và con người, giữa phàm ngã và chân ngã.

Trong một đêm sáng trăng, Krishna cùng nhảy múa với những thiếu nữ vắt sữa bò và thực hiện nhiều mong muốn của họ. Quan hệ giữa Krishna và các thiếu nữ là ẩn ý cho thực tế và ảo tưởng, giữa thần thánh và nhân loại. Các thiếu nữ nhảy múa xung quanh Krishna như năng lượng bao quanh linh hồn của mỗi người.

Khi đó Krishna mới tám tuổi, do đó, mối quan hệ giữa Krishna và Radha, giữa Krishna và các thiếu nữ; thể hiện trong tình yêu trong sáng của trẻ con, sự đùa vui hồn nhiên.

Sau khi Krishna giết chết quỷ vương Kamsa, ông lên ngôi vua. Trong trận chiến Kurukshetra, ông nói cho Arjuna về bản chất của Bhakti Yoga, là sự tận tâm, tinh thần cống hiến, tình yêu với Thượng đế. Bhakta là ân huệ của Thượng đế dành cho con người, nó là phương tiện để đi tới tình bác ái và ý thức bất nhị; là phương thức đi đến sự hợp nhất của tâm thức vũ trụ.


Thần Krishna và hai con vật của mình

Thần Krishna

Thần Krishna

Thần Krishna và hai con vật của mình

Thần Krishna và người bạn Radha

Thần Krishna và hai con vật

Thần Krishna và con vật

Thần Krishna và trận chiến Kurukshetra
Share this:Share
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”