Hán Phú - Đường Thi - Tống Từ

Trao đổi về lĩnh vực văn hóa và các môn cổ học khác
Trả lời bài viết
Hình đại diện của thành viên
Jazz
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 12
Tham gia: 23:00, 29/04/11
Đến từ: Neverland

Hán Phú - Đường Thi - Tống Từ

Gửi bài gửi bởi Jazz »

Topic dành cho những ai yêu thích và muốn tìm hiểu về Thi, Phú, Từ

Xin giới thiệu 1 bài Từ mà Jazz rất thích của Nhiếp Thắng Quỳnh- 1 danh kỹ thời Tống

Giá cô thiên


Biệt tình
Ngọc thảm hoa sầu xuất phượng thành
Liên hoa lâu hạ liễu thanh thanh
Tôn tiền nhất xướng Dương quan khúc
Biệt cá nhân nhân đệ ngũ trình
Tầm hảo mộng
Mộng nan thành
Hữu thuỳ tri ngã thử thời tình
Chẩm tiền lệ cộng giai tiền vũ
Cách cá song nhi chích đáo minh
Nhiếp Thắng Quỳnh là một danh kỹ thời Tống, so với Tiết Đào thời Nguyên Hòa tài hoa không khác. Lý Chi Vấn và nàng tao ngộ ở kinh sư, tương thân tương ái. Lúc hai người chia tay, nàng viết khúc từ này.
Bài từ có hai nửa. Nửa đầu là ngày của chia ly, nửa sau là đêm của chia ly. Từ tuy là thứ văn chương đa sầu đa cảm, nhưng trước nay từ nhân đại đa số đều là nam tử, kể cả khi nói hộ lòng nhi nữ như Liễu Vĩnh – từ nhân của chốn giáo phường – thì ngôn ngữ vẫn còn chừng mực. Nàng thì không thế. Nàng là một người đàn bà, lại là một ca kỹ, bởi thế nên nàng bất chấp. Nói yêu là yêu, nói hận là hận, nói đoạn trường là đoạn trường

Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Jazz
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 12
Tham gia: 23:00, 29/04/11
Đến từ: Neverland

TL: Hán Phú - Đường Thi - Tống Từ

Gửi bài gửi bởi Jazz »

LÝ THANH CHIẾU- TÁC GIẢ NỮ HIẾM HOI TRÊN TỪ ĐÀN ĐỜI TỐNG.
Sự xuất hiện của Lý Thanh Chiếu trên từ đàn đời Tống là một bất ngờ độc đáo. Nếu xét trên bình diện lịch sử văn học Trung Quốc, tác gia văn học nữ không phải là nhiều (Thái Viêm đời Hán, Thái Diễm đời Ngụy…). Cởi mở như đời Đường với hơn 2200 tác giả mà cũng chỉ có Tiết Đào, Đỗ Thu Nương, lại cũng không phải là hàng tác gia xuất sắc. Quả là nhà thơ nữ Trung Quốc quá hiếm hoi so với những thời đại văn chương như vậy. Huống hồ đối với tình hình xã hội tư tưởng đời Tống, sự xuất hiện của bà rõ ràng là một ngoại lệ. Lý Thanh Chiếu còn là từ nhân hiên ngang đại diện cho một phái, một bên là Tô Thức phái từ hào phóng, tác gia văn học xuất sắc nhất thời Tống. Bấy nhiêu đủ cho chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ về bà.
Lý Thanh Chiếu (1084-khoảng 1151), hiệu là Dị An cư sĩ, người Tế Nam (Sơn Đông). Phụ thân là Lý Cách Phi, một học giả kiêm nhà văn, mẹ bà xuất thân trong một gia đình quan liêu, cũng có tài năng văn học. Lý Thanh Chiếu là người đa tài đa nghệ: làm thơ, điền từ, vẽ tranh, víết chữ…nhưng thành tựu nổi bật của bà là ở lĩnh vực từ. Năm 18 tuổi, lấy chồng là Thái học sinh Triệu Minh Thành, sống một cuộc sống hạnh phúc hài hòa. Thế nhưng những biến động của thời cuộc đã phá tan cuôc sống nhàn tản tĩnh lặng của Lý Thanh Chiếu. Sau khi Biện Kinh thất thủ (Biện Kinh là kinh đô triều Bắc Tống, bị bộ tộc Nữ Chân- tức nước Kim xâm lược), triều đình Nam Tống dời đô về Nam Kinh (nay là Hà Nam). Triệu Minh Thành được bổ nhiệm làm tri phủ Giang Ninh, năm sau thì mất, từ đó, tình cảnh bà trở nên khốn đốn, lưu vong khắp nơi theo bước đường tấn công của quân Kim, có lúc còn bị vu cáo là "ban Kim (thông đồng với giặc). Cuộc sống khó khăn, của cải thất lạc, mất mát, những biến cố thời cuộc đó đã biến tâm trạng vui tươi trong sáng của Lý Thanh Chiếu trở nên đau buồn, u uất.
Sáng tác của Lý Thanh Chiếu có thể chia thành hai giai đoạn rõ rệt: giai đoạn đầu: trước 1127: phản ánh cuộc sống hạnh phúc, viên mãn, giọng điệu hoan hỷ, vui tươi, phần lớn từ nói về phòng khuê, tình yêu, ly biệt, thiên nhiên. Giai đoạn sau: từ 1127 trở đi: cuộc sống tha hương, mất nước, lưu lạc, khốn khó, giọng điệu u buồn, trầm uất, cô đơn, từ đã thoát khỏi phạm vi khuê phòng hướng đến những vấn đề xã hội, trọng tâm ở đây là tâm trạng của kẻ mất gia đình, mất nước, cái buồn riêng hòa lẫn với nỗi đau chung của dân tộc.
Là một phụ nữ quý tộc tài hoa, có học vấn, tình cảm phong phú, có lẽ Lý Thanh Chiếu là từ nhân diễn đạt sâu sắc nhất tâm sự và hoàn cảnh của người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến có những định kiến bất công đối với người phụ nữ, thời đại của bà đúng lại là thời đại các nhà lý học đời Tống hết sức đề xướng lễ giáo phong kiến để khống chế phụ nữ. Viết về nỗi buồn, về tình yêu, tương tư ly biệt- những chủ đề thường thấy của từ, nhiều tác giả là nam giới đã viết thay cho nữ giới (như Liễu Vĩnh, Tần Quán…) nhưng không thể thể hiện đầy đủ được dù tâm lý và tài năng có thừa. Trái lại, Lý Thanh Chiếu đã diễn đạt được những cảm thụ thuôc về nội tâm của chính mình- cũng là của chính phụ nữ. Bà chọn những sự vật dễ gợi liên tưởng, lại dùng bút pháp tinh tế của người phụ nữ để tổ chức những ý tưởng đó, nên nó có một sắc thái khác biệt hơn.

Nhìn lại lịch sử các vương triều phong kiến Trung Quốc, không có triều đại nào mà chính trị và ngoại giao lại yếu kém như triều Tống.
Lúc còn hàn vi, Triệu Khuông Dẫn thường ngâm nga:
Nhất luân khoảnh khắc thượng thiên cù
Trục thoái quần tinh dữ tàn nguyệt
(Thái dương khoảnh khắc lên bầu trời
Đuổi hết trăng sao phải chạy xa)
(Vịnh mặt trời)
Hai câu trên bộc lộ ý chí mạnh mẽ của ông vua đầu đời Tống này. Nhưng đứng trên ý nghĩa tượng trưng, việc ông tự xưng mình như mặt trời mới mọc có lẽ là quá đáng. Vì vương triều Triệu Tống có phần nào giống mặt trăng hơn. Mặt trăng có khi tối khi sáng, khi tròn khi khuyết, vì các nước Liêu, Hạ, về sau lại thêm nước Kim, Mông Cổ ở phía Bắc, vẫn luôn là bóng tối che khuất mặt trăng, nhất là sau khi quân Kim chiếm Biện Kinh, thì vương triều này đã bị khuyết mất môt nửa, chưa bao giờ giống như mặt trời mới mọc, soi rọi khắp cả mặt đất lớn rộng của Trung Quốc.
Biến cố to tát của thời đại ảnh hưởng đến vận mệnh và cuộc đời của Lý Thanh Chiếu. Trong những năm tháng lưu lạc, bà tận mắt chứng kiến sự đê hèn nhục nhã của triều Nam Tống mong bảo toàn tính mệnh, dời đô về Hàng Châu mà không theo chính sách kháng chiến tích cực triệt để. Họ thà dâng phần lớn non sông đất nước cho giặc để mong sống an nhàn ở một góc. Đông đảo nhân dân vì thế lâm vào cảnh cửa nát nhà tan, xa quê lìa quán. Lý Thanh Chiếu là một trong hàng chục triệu nạn nhân đó. Mối đau buồn sâu sắc của cá nhân bà cũng bao hàm nỗi đau buồn vì cám cảnh đất nước hưng suy. Những bài từ của bà giai đoạn này chính là những sản phẩm mang nhân tố thời đại và xã hội chứ không phải là dạng ủy mị, sướt mướt, "vô bệnh thân ngâm"


THANH THANH MẠN (聲聲慢)
Đây là bài từ nổi tiếng của Lý Thanh Chiếu, được viết khi chồng đã chết và bà phải lưu lạc ở đất Giang Nam. Từ điển văn học (bộ mới) nhận xét: Tác giả đã dùng “bảy từ điệp láy đi láy lại, biểu đạt một cách tự nhiên, chuẩn xác nỗi sầu khổ cô quạnh trước thảm cảnh nước mất nhà tan...”(sđd tr. 919 - 920).

Nguyễn Xuân Tảo, dịch thơ:
Lần lần, giở giở
Lạnh lạnh lùng lùng
Cảm cảm thương thương nhớ nhớ
Thời tiết ấm lên lại rét
Càng thêm khó ở
Rượu nhạt uống đôi ba chén
Không chống nổi chiều về gió dữ
Nhạn bay qua
Đang đau lòng
Lại đúng bạn quen biết cũ.

Chồng chất hoa vàng khắp chỗ
Buồn bực nỗi
Giờ đây còn ai bẻ nữa
Đen kịt nhường kia
Một mình giữ bên cửa sổ
Cây ngô đồng gặp mưa bay
Buổi hoàng hôn thánh thót giọt nhỏ
Nối tiếp vậy
Ghê gớm sao, sầu kia một chữ.

VŨ LĂNG XUÂN (武陵春)
Gió lắng hương trần hoa đã hết,
Dậy muộn chải đầu lười.
Vật đổi sao dời mọi việc thôi,
Chưa nói lệ tuôn rồi.

Nghe nói Song Khê xuân vẫn đẹp,
Cũng định thả thuyền chơi.
Chỉ sợ Song Khê thuyền nhỏ nhoi,
Sầu nhiều thuyền chở không trôi.
(Nguyễn Chí Viễn dịch thơ)

ĐIỂM GIÁNG THẦN (點絳脣 - 2 bài, trích bài I).
Lặng lẽ phòng khuê
Ruột mềm một thốn sầu chan chứa
Tiếc xuân xuân lỡ
Mưa giục hoa đua nở
Tựa khắp lan can
Man mác tình mong nhớ
Người đâu tá?
Trời liền cây cỏ
Mỏi mắt đường về ngó.
(Nguyễn Chí Viễn dịch thơ) (2)

TUYỆT CÚ (絕句)
Sống là người hào kiệt
Chết cũng ma anh hùng
Nay còn nhớ Hạng Vũ,
Không chịu sang Giang Đông.

Sau khi giới thiệu bà, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu có lời kết:
Lý Thanh Chiếu là một nữ tác gia hiếm hoi và rất giỏi âm luật về từ. Sau khi nhà Tống bị dồn về phương nam, vợ chồng nàng cũng chạy loạn. Sau khi chồng mất, nàng lưu lạc qua các châu quận khác nhau. Từ của nàng đẹp, buồn và đầy nữ tính…
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Văn hóa - Cổ học”