Thuật ngữ "tiểu thuyết" ở Trung Quốc

Trao đổi về lĩnh vực văn hóa và các môn cổ học khác
Hình đại diện của thành viên
vy224
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 358
Tham gia: 00:02, 25/09/09

TL: Thuật ngữ "tiểu thuyết" ở Trung Quốc

Gửi bài gửi bởi vy224 »

Vì nhân vật trong Liêu trai có phần hư cấu như bên giảng sử nên Vy lại xếp vào gảing sử, nhưng thật ra mang yếu tố thần ma nhiều hơn chứ nhỉ
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
vy224
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 358
Tham gia: 00:02, 25/09/09

TL: Thuật ngữ "tiểu thuyết" ở Trung Quốc

Gửi bài gửi bởi vy224 »

Trong Hồng Lâu Mộng, Vy đặc biệt thích cách miêu tả chế biến các món ẩm thực. Thế mới biết người xưa họ cầu kỳ tới mức nào
Đầu trang

Mai Hoa
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 636
Tham gia: 20:02, 25/01/09

TL: Thuật ngữ "tiểu thuyết" ở Trung Quốc

Gửi bài gửi bởi Mai Hoa »

Chà chà.. lão Ẩn Sĩ Tờ Rúc Phong thể Khúc dụng Xương... bảo sao mà không mê Hồng Lâu Mộng, Kim Bình Mai, Tây Sương ký...

Cho nó hợp với cái bão vân tam canh nhể :)
Được cảm ơn bởi: apollo
Đầu trang

tuetvnb
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 1502
Tham gia: 12:44, 25/12/08

TL: Thuật ngữ "tiểu thuyết" ở Trung Quốc

Gửi bài gửi bởi tuetvnb »

hề hề...
Đang tra cứu lại cái thuật ngữ TIỂU THUYẾT xem nó ra răng?
Hoá ra cả nhà đều...nhầm, Liêu Trai vẫn được coi là tiểu thuyết, nhưng là thể loại Tiểu Thuyết Văn Ngôn. Ngày xưa bên Trung Hoa, tại các khu phố, khu chợ, thường hay có những người kể chuyện rong kiếm tiền kiểu như hát rong ý. Và đã có rất nhiều các bộ truyện lớn được ghi chép lại từ những câu chuyện đường phố như thế này, gọi là VĂN NGÔN (truyện kể). Nó cũng là một dạng TIỂU THUYẾT.

Xét về mặt định nghĩa :
"... Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định..."

Cụ thể hơn :

"...Trong văn học phương Đông, danh từ tiểu thuyết xuất hiện khá sớm nhằm phân biệt với hai thể loại cơ bản khác là đại thuyết và trung thuyết. Đại thuyết là kinh sách của các thánh nhân viết như Kinh Thư, Kinh Thi của Khổng Tử, đó là loại sách mang nặng tính triết học, gần như chân lý, kiểu khuôn vàng thước ngọc và rất khó đọc. Trung thuyết do các hiền sư, sử gia thực hiện như Sử ký của Tư Mã Thiên. Còn tiểu thuyết, vốn chỉ những chuyện vụn vặt, đời thường. Những chuyện ấy cùng với cổ tích, ngụ ngôn là những mầm mống của tiểu thuyết phương Đông. Thuỷ Hử và Hồng Lâu Mộng là một trong những số đó.
Theo quan niệm trước đây, đặc biệt là quan niệm của Trung Quốc và Nhật Bản, tiểu thuyết bao gồm có hai loại chính là tiểu thuyết đoản thiên hay truyện ngắn, thậm chí là "vi hình tiểu thuyết" (truyện cực ngắn, truyện siêu ngắn) hay "truyện trong lòng bàn tay"[2]) và tiểu thuyết trường thiên (truyện dài). Tuy nhiên hiện nay, ở Việt Nam, khi nói đến tiểu thuyết, độc giả thường hiểu đó là tác phẩm truyện dài.
Ở một số ngôn ngữ phương Tây, từ tiểu thuyết có nguồn gốc từ tiếng Latinh, mang nghĩa chuyện mới (novel).
Song song với tiến trình này, văn học hiện đại thế giới cũng cho thấy những nguyên lý của tiểu thuyết chi phối hầu hết các tác phẩm tự sự khác nên sự phân biệt bản chất thể loại ở các truyện cụ thể trở nên ngày càng khó khăn...."


Ai muốn xem kỹ nữa thì vào đây :

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BB%8 ... %E1%BA%BFt
Đầu trang

Mai Hoa
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 636
Tham gia: 20:02, 25/01/09

TL: Thuật ngữ "tiểu thuyết" ở Trung Quốc

Gửi bài gửi bởi Mai Hoa »

Link này đưa từ bài trước rồi!
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Văn hóa - Cổ học”