Thuyết Hỗ Quái

Các bài viết học thuật về dịch lý, thái ất, kỳ môn...
Trả lời bài viết
dichnhan07
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 76
Tham gia: 22:48, 20/06/09

Thuyết Hỗ Quái

Gửi bài gửi bởi dichnhan07 »

[blockquote]Chương XXV[/blockquote]Nghĩa của hào giữa - đủ làm tạo hóa, nạp âm, thiết cước - Lý của nó cũng là một như nhau[blockquote][/blockquote]Hỗ Quái chỉ dùng Đơn Quái, không dùng Trùng Quái. Điều này được ghi trong phần đầu của Mai Hoa Dịch Số bản của Ông Văn Tùng dịch.
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: Thuyết Hỗ Quái

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

Dịch Tổng Nghĩa viết:

Số của Thiên là Thất Lục (7 - 6), số của Địa là Bát Cửu (8 - 9). Tinh khí là Thất Bát, du hồn là Cửu Lục. Thất Bát là số của Mộc Hoả, Cửu Lục là số của Kim Thuỷ. Nói Thần của Mộc Hoả sinh ra vật ở Đông Nam, thần của Kim Thuỷ kết thúc vật ở Tây Bắc. Như vậy, sinh ra vật nên gọi là Thiếu, kết thúc vật nên gọi là Thái (Lão). Đó là ý nghĩa của Thái Thiếu. Cái học này gốc từ Trịnh Huyền, được biện luận phân tích xiển dương.

Khổng Dĩnh Đạt chú giảng: "Trong 64 quẻ, cứ 2 quẻ phối hợp với nhau, không phải là quẻ lật ngược lại của nhau, thì cũng là quẻ biến của nhau".

8 quẻ không biến đổi: Càn - Khôn - Khảm - Ly - Di - Trung phu - Đại quá - Tiểu quá, là trụ cột của Thượng kinh và Hạ kinh, 56 quẻ còn lại giao hỗ chuyển dịch lẫn nhau là "dụng" của Thượng Hạ kinh.

Xem sự phản phục của Quái đồ, Thượng kinh và Hạ kinh đều lấy 18 quẻ, trước sau không ngoài số 9. Đây căn cứ theo thuyết "Càn Khôn nạp Giáp", quẻ Càn từ Giáp đến Nhâm, quẻ Khôn từ Ất đến Quý. Số của nó đều là 9, Càn dương kiêm cả Khôn âm, nhưng Khôn âm không thể bao hàm Càn dương.

Nghĩa - Lý là vô cùng, không thể dùng lời mà diễn tả hết được. Cho nên, truyện chú thời Hán, sớ nghĩa thời Đường, nghị luận thời Tống, mỗi thời thay đổi mà công dụng của Dịch thì vẫn tuỳ thời tuỳ việc mà tự xem xét.

Tinh nghĩa nhập thần là để nắm được công dụng. Nắm được cái công dụng là để an thân, sùng đức. Cái lẽ biến hoá của Dịch, ở nơi gần, thì giữ được bình thản yên tĩnh mà chính đính, không hỗn loạn vậy.

Quẻ Dịch, nét vạch 6 hào hai Thể, cũng chính là Tượng cầm đuốc soi chân người khác, còn chân mình lại tối. Cho nên kẻ đi sau được cái sáng. Đây là cái học "đội 9 đạp 1" của Tiêu Diên Thọ thời Hán - ngôn ngữ Dao Từ trong Dịch Lâm.
Tạp quái truyện - Dương Hùng chú giảng rằng: "Văn Vương đã chồng xếp 6 hào của hai quẻ Hỗ thành quẻ 12 hào".

Kinh học nên bắt đầu từ Chú Sớ. Người dù giỏi đến mấy, mà đọc Chú Sớ chưa hết quyển đã trơ ý, mà đã buồn ngủ, thì tất không đủ chuyên tâm nghiên cứu đến cùng, đến hết đời cũng chưa nhận thức được cái học Kinh truyện.

Thủ Tượng không ngoài âm dương cương nhu, bỏ vạch hào mà nói Tượng, bỏ "Tam ngũ thác tổng" mà nói Tượng, bỏ danh biện vật - tạp mà nói Tượng, thì không phải là Tượng vậy.

Nghĩa Bao thể của 64 quẻ, gọi là nghĩa "Bao thể", tức là mỗi quẻ đều có hai Hỗ thể, lấy một Hỗ, lưu một Hỗ. Ví như quẻ Nhu: hào 4 - 3 - 2 là Nội hỗ Đoài, được gọi là "Nội Đoài thủ nhất hỗ". Các hào còn lại là hào 6 - 5 - 1, cũng gọi là Hỗ Đoài, được gọi là "ngoại Đoài lưu một hỗ" (Ngoại đoài lưu nhất hỗ). Các quẻ khác cũng theo định Lệ này để xác định nghĩa "Bao thể" của Dịch. Cùng phối với thuyết lập quẻ Hỗ "ngôi - vị", định lệ hào 5 - 3 - 1 và 2 - 4 - 6 vậy.

Theo tổng nghĩa "Bao thể" từ hai quẻ Hỗ, thì có thể bao quát được "nghĩa" của quẻ chiêm ứng. Nay, thấy thuyết cầm đuốc soi đường cho kẻ khác đi, mà chân mình thì lại tối, quả là đúng vậy !



Hà Uyên
Được cảm ơn bởi: dichnhan07
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: Thuyết Hỗ Quái

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »


Thuyết Nhất quái hỗ ngũ quái nói về một quẻ giao hỗ thành năm quẻ.

Ví như: quẻ Truân:

- Từ hào Tam đến hào Thượng thành hỗ Kiển
- Từ hào Tam đến hào Ngũ thành hỗ Tỷ
- Từ hào Nhị đến hào Ngũ thành hỗ Bác
- Từ hào Sơ đến hào Ngũ thành hỗ Di
- Từ hào Sơ đến hào Tứ thành hỗ Phục.

Thuyết Nhất quái hỗ ngũ quái không gọi là Hỗ quái, mà gọi là Tạp quái.

Chu Hi khi giải nghĩa câu: "Dê dương xúc phiên" (Dê đực húc bờ dậu), cũng không thể không dùng nghĩa của quẻ Hỗ Đoài. Vậy đâu phải chỉ có dựa vào Lý mới giải được Dịch.

Lại nói, giải nghĩa câu: "Thất nhật lai phục" (bảy ngày quay trở lại), thì không thể không vận dụng thuyết "Lục nhật thất phân" vậy.
Được cảm ơn bởi: dichnhan07
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức Dịch lý”