Luật nhân quả và cách cải thiện số mạng
Nội qui chuyên mục
Không tranh luận về chính trị và tôn giáo
Không tranh luận về chính trị và tôn giáo
- Tây Đô đạo sĩ
- Bát đẳng
- Bài viết: 7976
- Tham gia: 19:37, 19/10/10
- Đến từ: Tây Đô
TL: Luật nhân quả và cách cải thiện số mạng
Tử Vi và Nhân Quả
Có 1 câu chuyện nói về Đức Phật hỏi vị Tiên rằng:
Biết Tướng Số tử Vi Thì Có Ra khỏi Sanh Tử Hay Không?
Vị Tiên trả lời rằng:
Biết Tướng Số tử Vi thì chưa ra Khỏi Sanh Tử.
Đức Phật hỏi vị Tiên đó rằng:
Sanh Vào Sao Mạng Ngày Giờ Tốt Mà Tạo Ác Nghiệp Chết Có Đọa Vào 3 Ác Đạo Không?
Vị Tiên trả lời rằng:
Sanh Vào Sao Mạng Ngày Giờ Tốt Mà Tạo Ác Nghiệp Chết Thì Đọa Vào 3 Đường Ác.
Đức Phật hỏi vị Tiên đó rằng:
Vậy sanh Vào Sao Mạng Ngày Giờ Xấu Mà Tu Thiện Nghiệp, khi chết Có Sanh Vào Đường Lành Không?
Vị Tiên trả lời rằng:
Sanh Vào Sao Mạng Ngày Giờ Xấu Mà Tu Thiện Nghiệp, Chết Thì Sanh Đường Lành
Như vậy qua câu chuyện trên có thể thấy các pháp trên thế gian đều là do nhân duyên hợp mà tạo thành, diễn biến theo luật nhân quả nên không thể nào đoán trước được vận mạng vì vận mạng của chúng ta di động theo diễn biến hành động thiện ác của mỗi con người. Nên nếu ta biết tu nhân tích đức ắt có thể thắng được số. Ví dụ như một giai đoạn về đức năng thắng số là một cậu bé được ông thầy coi số và nói với cha mẹ cậu ta sẽ không sống qúa tuổi 17. Một ngày tình cờ đi qua con suối, cậu bé thấy tổ kiến có hàng ngàn con kiến đang bị cuốn trôi theo dòng nước. Cậu bé can đảm lội xuống suối để cứu tổ kiến. Và cha mẹ đã ngạc nhiên khi thấy cậu vẫn sống qua tuổi 17. Còn thời Tam Quốc phân tranh, Khổng Minh Gia Cát Lượng, trên thông thiên văn, dưới rành địa lý, làm phép cầm sao bổn mạng của mình để sống thêm vài năm nữa mà thất bại. Người xưa đã nói: “Nhất tướng công thành vạn cốt khô” Gia Cát Lượng vì phò tá nhà Hán mà đã ra tay đốt chết 10 vạn quân đằng giáp của Mạnh Hoạch trong cốt Hồ Lô, rồi đốt luôn 80 vạn quân Tào trên sông Xích Bích thì như vậy phúc đức còn đâu mà toan cải số?
Nguồn: Người Khăn Trắng - thegioivohinh.com
Bình luận: Người làm quân sự không nên lạm sát, nếu cố ý giết quá nhiều quân đối phương một cách không cần thiết sẽ bị nghiệp sát.
Có 1 câu chuyện nói về Đức Phật hỏi vị Tiên rằng:
Biết Tướng Số tử Vi Thì Có Ra khỏi Sanh Tử Hay Không?
Vị Tiên trả lời rằng:
Biết Tướng Số tử Vi thì chưa ra Khỏi Sanh Tử.
Đức Phật hỏi vị Tiên đó rằng:
Sanh Vào Sao Mạng Ngày Giờ Tốt Mà Tạo Ác Nghiệp Chết Có Đọa Vào 3 Ác Đạo Không?
Vị Tiên trả lời rằng:
Sanh Vào Sao Mạng Ngày Giờ Tốt Mà Tạo Ác Nghiệp Chết Thì Đọa Vào 3 Đường Ác.
Đức Phật hỏi vị Tiên đó rằng:
Vậy sanh Vào Sao Mạng Ngày Giờ Xấu Mà Tu Thiện Nghiệp, khi chết Có Sanh Vào Đường Lành Không?
Vị Tiên trả lời rằng:
Sanh Vào Sao Mạng Ngày Giờ Xấu Mà Tu Thiện Nghiệp, Chết Thì Sanh Đường Lành
Như vậy qua câu chuyện trên có thể thấy các pháp trên thế gian đều là do nhân duyên hợp mà tạo thành, diễn biến theo luật nhân quả nên không thể nào đoán trước được vận mạng vì vận mạng của chúng ta di động theo diễn biến hành động thiện ác của mỗi con người. Nên nếu ta biết tu nhân tích đức ắt có thể thắng được số. Ví dụ như một giai đoạn về đức năng thắng số là một cậu bé được ông thầy coi số và nói với cha mẹ cậu ta sẽ không sống qúa tuổi 17. Một ngày tình cờ đi qua con suối, cậu bé thấy tổ kiến có hàng ngàn con kiến đang bị cuốn trôi theo dòng nước. Cậu bé can đảm lội xuống suối để cứu tổ kiến. Và cha mẹ đã ngạc nhiên khi thấy cậu vẫn sống qua tuổi 17. Còn thời Tam Quốc phân tranh, Khổng Minh Gia Cát Lượng, trên thông thiên văn, dưới rành địa lý, làm phép cầm sao bổn mạng của mình để sống thêm vài năm nữa mà thất bại. Người xưa đã nói: “Nhất tướng công thành vạn cốt khô” Gia Cát Lượng vì phò tá nhà Hán mà đã ra tay đốt chết 10 vạn quân đằng giáp của Mạnh Hoạch trong cốt Hồ Lô, rồi đốt luôn 80 vạn quân Tào trên sông Xích Bích thì như vậy phúc đức còn đâu mà toan cải số?
Nguồn: Người Khăn Trắng - thegioivohinh.com
Bình luận: Người làm quân sự không nên lạm sát, nếu cố ý giết quá nhiều quân đối phương một cách không cần thiết sẽ bị nghiệp sát.
Được cảm ơn bởi: cloudstrife, missyangel, ngo_ngot, phoenix18, Veronica07031, mitmitnana, giakhoa, gaconchaylonton, quagia, baby263, HoaSenTuoiSang, công chúa mùa thu
- Tây Đô đạo sĩ
- Bát đẳng
- Bài viết: 7976
- Tham gia: 19:37, 19/10/10
- Đến từ: Tây Đô
TL: Luật nhân quả và cách cải thiện số mạng
PHƯƠNG PHÁP LẠY KINH PHÁP HOA TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Tôi viết bài nầy với mục đích duy nhất là giúp cho người mắc chứng bệnh tiểu đường loại II (Type 2 diabetes) tìm được cuộc sống an lạc theo kinh nghiệm bản thân.
Như vậy bài viết nầy chỉ có tính cách ‘chia sẻ kinh nghiệm cá nhân’ chớ nó hoàn toàn không có tính cách chuyên môn về y học, nên giá trị của nó dựa vào lòng tin của người đọc. Tôi viết bài nầy với niềm tin mãnh liệt về hiệu quả của phương pháp thực hành lạy kinh Pháp Hoa trong tiến trình điều trị chứng bệnh tiểu đường loại II của tôi.
Sau khi tham dự một chuyến hành hương xứ Phật do Thầy Huyền Diệu hướng dẫn, trở về tôi thực hiện các mật pháp do Thầy Huyền Diệu đã truyền dạy và bắt đầu thực hành lạy kinh Pháp Hoa vào ngày 21/10/2008. Đến ngày 28/10/2008, tức là sau 7 ngày thực tập, lượng đường của tôi hạ xuống còn 4.1 (trước đó có lúc lên tới 15.3). Tôi vội vàng ngưng bớt một thứ thuốc và sau đó lại bớt đi đến phân nữa liều thuốc hàng ngày, đồng thời tôi ăn thử đồ ngọt như chuối và soài ngọt mà từ lâu nay tôi không bao giờ dám ăn. Tôi thấy lượng đường trong máu của tôi vẫn không tăng, và cứ thế mà tiếp tục thực tập và ăn đồ ngọt cho đả cơn thèm vì phải kiên cử trong nhiều năm qua! Xin quí độc giả xem ‘Bằng chứng hiệu nghiệm’ đính kèm ở cuối bài.
Qua diễn biến vừa nêu, tôi xin đưa ra đây các nhận xét như sau:
Trước khi đi hành hương đất Phật 2 tuần lễ, lượng đường của tôi rất cao. Qua chuyến hành hương nầy, lượng đường tôi đã giảm xuống ngó thấy, do đi bộ nhiều trong chuyến hành hương và sau đó nhờ phương pháp thực hành lạy kinh Pháp Hoa.
Sau khi trở về Úc, tôi bắt đầu thực hành các mật Pháp do Thầy Huyền Diệu hướng dẫn, đó là mật Pháp Lạy Kinh Pháp Hoa. Đã nói là ‘Mật Pháp’ thì không thể quảng bá trước công chúng. Tuy nhiên, trong tinh thần Từ Bi của Đạo Phật, tôi không ngần ngại quảng bá những Mật Pháp mà chính Thầy Huyền Diệu đã đạt nhiều thành công phi thường trong các nỗ lực ‘cứu nhân độ thế’ của Thầy. Trong phạm vi bài nầy, tôi không muốn ghi lại tất cả các chi tiết mật Pháp dẫn đến những thành công phi thường của Thầy Huyền Diệu, vì tôi không muốn tạo ra cái ấn tượng là ‘quảng cáo’ để tâng bốc cá nhân, nhưng tôi chỉ xin nêu ra một vài nét chính liên quan tới những mật Pháp màu nhiệm đã giúp cho Thầy Huyền Diệu đạt được những thành công thật phi thường, trước khi tôi đề cập đến Mật Pháp nào đã giúp tôi thành công trong việc trị liệu chứng bệnh tiểu đường loại 2 mà tôi đã mắc phải từ năm 1990.
Qua chuyến hành hương đất Phật vừa rồi, tôi đã chiêm nghiệm sự nhiệm mầu của các mật Pháp mà Thầy Huyền Diệu đã thực hiên thành công; tôi xin tóm tắt như sau:
Sự thành hình của ngôi chùa Việt Nam đầu tiên tại Bồ Đề Đạo trang, với nỗ lực cá nhân đầy kiên trì và nhẫn nại của Thầy Huyền Diệu. Ngôi chùa Việt Nam Phật Quốc Tự ở Bồ Đề Đạo Tràng, khi chúng tôi đến thăm vào thượng tuần tháng 10 năm 2008, coi như đã hoàn thành 90%, với ngôi chánh điện trang nghiêm, một bảo tháp nguy nga, và hai gian cư xá tổng cộng trên 50 phòng ngủ có đủ tiên nghi. Ngôi chùa được thành hình trên khoảng 3 mẫu đất tại miền Bắc Ấn Độ, nơi hoàn toàn không có người Việt nào sinh sống; và dĩ nhiên không có Phật Tử tại địa phương trực tiếp hộ trợ. Thầy Huyền Diệu dùng tiền lương cá nhân đi dạy và sự đóng góp của các Phật tử khắp nơi gởi về để xây dựng ngôi chùa nơi Phật tích nầy. Trong tiến trình xây dựng, Thầy đã thành tâm cầu nguyện chư Phật, chư Bồ Tát, chư vị long thần hộ Pháp và hồn thiêng sống núi theo cung cách riêng của Thầy để được hỗ trợ. Sự cảm xúc đặc biệt đầu tiên tại Việt Nam Phật Quốc Tự Bồ Đề Đạo Ddạo Tràng là biểu tượng quê hương Việt Nam được khắc rải rác khắp nơi với bản đồ hình chữ S, khiến người chiêm bái tưởng chừng như đang đứng trên quê hương mình!
Sự thành hình của ngôi chùa Phật Giáo đầu tiên tại vườn Lâm Tỳ Ni cũng mang tên Việt Nam Phật Quốc Tự, sau khi được vua Nepal cấp đất với số tiền trong tay của Thầy Huyền Diệu lúc đó chỉ vỏn vẹn có 60USD! Thầy đã một mình cấm liều ở trên mãnh đất hoang vu nầy suốt 6 tháng rưởi, với sự đe doạ của thú rừng, của người ngoại đạo trong tình trạng thiếu thốn mọi phương tiện tối thiểu cho nhu cầu sự sống! Ngôi chùa Việt Nam Phật Quốc Tự Lâm Tỳ Ni hôm nay đã hoàn thành sau khi trải qua rất nhiều thử thách. Ngoài những hình thức trang trí theo truyền thống Phật Giáo Việt Nam, Việt Nam Phật Quốc Tự Lâm Tỳ Ni đặc biệt còn có thêm một chùa một cột với tầm cỡ lớn hơn chùa một cột hiên nay ở Hà Nội. Ngoài ra, biểu tượng quê hương Việt Nam tại đây là một kiến trúc bản đồ Việt Nam thật lớn, nằm ngang trên một cái ao. Người chiêm bái có thể bước lên bản đồ Việt Nam nầy qua bảy bước trên bảy cái hoa sen được xây dựng rất kiên cố và tuyệt đẹp. Khi bước lên bản đồ, người ta tưởng như về tới quê hương Việt Nam, đặt chân lên từng địa danh, từ Cà Mau đến tỉnh địa đầu phía Bắc, không thiếu một địa danh của tỉnh thành nào cả, trong đó Sài Gòn là thủ phủ của miền Nam. Lối vào chùa một cột cũng vậy, người chiêm bái phải bước qua 7 cái hoa sen, tạo ra một cảm giác thật trang nghiêm tại vùng Thánh Địa mầu nhiệm nầy.
Cây cầu ‘Tình Thương’ đã được xây cất song song với tiến trình xây cất chùa Việt Nam Phật Quốc Tự Lâm Tỳ trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nhưng nó đã cứu sống nhiều người khi phải vượt qua dòng song ‘oan nghiệt’ nầy. Ngày nay, chính Thầy Huyền Diệu đã đặt lại tên đó là dòng sông ‘Thanh Thoát’.
Thầy Huyền Diệu đã trực tiếp góp phần vào việc đem lại hoà bình cho Nepal giữa lúc nội chiến gay gắt, giết chết hàng chục ngàn người mà tỗ chức Liên Hiệp Quốc cũng đành bó tay.
Trong tất cả 4 sự thành công vừa nêu, Thầy Huyền Diệu đã nhờ sự mầu nhiệm của các Mật Pháp, nhưng người đọc không thể mường tượng ra được rõ ràng nếu không tin tưởng và không có sự thành tâm hướng về Phật Pháp. Nếu quí vị muốn biết thêm chi tiết về một số thành công của Thầy Huyền Diệu, xin tìm vào trang mạng ‘Viet Nam Phat Quoc Tu’. Khả năng ngôn ngữ của tôi cũng rất giới hạn, mặc dù đã hoàn tất luận án Tiến sĩ về ngôn ngữ học trong 6 năm trường. Bởi vậy, phần viết về bệnh tiểu đường loại 2 ở đây cũng nằm trong khuôn khổ của lòng tin thì mới thấy được sự mầu nhiệm và hiệu quả được.
Mật Pháp lạy kinh Pháp Hoa điều trị bệnh tiểu đường
Trong phần viết về bệnh tiểu đường loại 2 nầy, tôi xin chia ra làm 2 khía cạnh để dẫn tới thành công, đó là tâm linh và thể xác. Cả hai đều cần có sự kiên nhẫn và thành tâm, cần có sự trong sạch về thể xác lẫn tinh thần trước khi bắt đầu thực hiện các thời lạy kinh Pháp Hoa. Để cho thể xác được trong sạch thì dĩ nhiên phải tắm rửa, thay đồ sạch. Để cho tinh thần được trong sạch thì phải chú tâm hướng về Phật Pháp nhiệm màu.
Nội dung cụ thể cần có cuốn kinh Pháp Hoa và tài liệu hướng dẫn. Mỗi thời lạy kinh Pháp Hoa mất chừng 45 phút, phải luôn luôn chí tâm và nghiêm chỉnh, lắng lòng hướng về Phật Pháp nhiệm màu trong tiến trình thực hiện. Mỗi ngày thực hiện một thời lạy kinh và thành tâm khấn nguyện: Chư Phật, Chư Bồ Tát, chư Long Thần Hộ Pháp và hồn thiêng sông núi’ gia hộ cho con được ………………….. Tuỳ sự mục đích khấn nguyện của mình, vóoi sự thành tâm và kiên trì, quí vị sẽ chứng nghiệm hiệu quả mầu nhiệm. Phải đứng thẳng người chấp tạy lạy sát xuống nền rồi đứng thẳng lên, và cứ như vậy tiếp tục lạy sau khi đọc mỗi chữ trong kinh Pháp Hoa. Mỗi thời đọc 108 chữ và lạy 108 lần, sau khi và trước khi đọc kinh hướng dẫn. Quí vị nào cần có bản hướng dẫn thực hành xin vui lòng liên lạc với người viết qua email: phucle2@gmail.com để được gởi tặng, hoặc in bài "Nghi thức Lạy Kinh Pháp Hoa" của cùng tác giả đăng trong mục nầy. Ngoài ra, quí vị nào muốn chia xẻ thêm về sự mầu nhiệm của phương pháp Lạy Kinh Pháp Hoa, xin gia nhập nhóm "Pháp Hoa Mầu Nhiệm" tại địa chỉ dưới đây:
http://groups.google.com/group/phap-hoa-mau-nhiem" target="_blank
Vì đây là một phương pháp tâm linh và thể xác, nên khi thực tập quí vị cũng cần tiếp tục dùng thuốc theo toa bác sĩ bình thường, nhưng có thể giảm bớt từ từ khi thấy lượng đường của mình hạ giảm, như bản thân người viết đang áp dụng. Dĩ nhiên, về phương diện y khoa, quí vị nên luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trong mọi trường hợp, kể cả việc thực hành phương pháp lạy kinh Pháp Hoa nầy. Mặc dù phương pháp nầy có liên hệ trực tiếp với Phật Giáo, nhưng tôi tin rằng người áp dụng không nhất thiết phải là Phật Tử, miễn sao có sự thành tâm, tin tưởng thì sẽ thấy có hiệu quả nhiệm mầu, bởi vì sự mầu nhiệm của Phật Pháp thể hiện lòng từ bi bao la của Đức Phật nhằm cứu giúp chúng sinh, nên không giới hạn tôn giáo nào.
Kính chúc quí vị sớm được thân tâm an lạc.
Thiện Nhân
Bằng chứng hiệu nghiệm
Ngày kết quả Ghi chú: ăn uống và điều trị
12/08/2008 13.4
4 daonil, 2 diabex, 1 aspirin, 1 zoocor
15/08/2008 15.3
Dr. Dien cho thêm advandia & Vitamine D
16/08/2008 12.4
17/08/2008 13.5
23/08/2008 15.2
07/09/2008 11.5
15/9/2008 8.0
20/10/2008 7.7
Trở về từ chuyến hành hương 2 tuần
21/10/2008
Bắt đầu lạy kinh Pháp Hoa 21/10/2008
23/10/2008 5.7
24/10/2008 7.2
27/10/2008 6.3
28/10/2008 4.1 ngưng advandia
29/10/2008 5.5 +1 banana, 2 mangos -2 daonil, -1 diabex
30/10/2008 5.0
31/10/2008 6.7 ăn đồ rất ngọt banana + mango
01/11/2008 5.8 +1 chuối, soài ngọt
02/11/2008 6.2 +1 chối, bánh ngọt
03/11/2008 4.3 +1 chối, bánh ngọt
04/11/2008 6.2 +2 chối, đồ ngọt
05/11/2008 4.7 +2 chối, đồ ngọt
06/11/2008 5.9 1 chối, đồ ngọt
11/11/2008 6.8 sau 4 ngày ngưng lạy kinh, ăn nhiều thứ ngọt
Nguồn:PHƯƠNG PHÁP LẠY KINH PHÁP HOA TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Tôi viết bài nầy với mục đích duy nhất là giúp cho người mắc chứng bệnh tiểu đường loại II (Type 2 diabetes) tìm được cuộc sống an lạc theo kinh nghiệm bản thân.
Như vậy bài viết nầy chỉ có tính cách ‘chia sẻ kinh nghiệm cá nhân’ chớ nó hoàn toàn không có tính cách chuyên môn về y học, nên giá trị của nó dựa vào lòng tin của người đọc. Tôi viết bài nầy với niềm tin mãnh liệt về hiệu quả của phương pháp thực hành lạy kinh Pháp Hoa trong tiến trình điều trị chứng bệnh tiểu đường loại II của tôi.
Sau khi tham dự một chuyến hành hương xứ Phật do Thầy Huyền Diệu hướng dẫn, trở về tôi thực hiện các mật pháp do Thầy Huyền Diệu đã truyền dạy và bắt đầu thực hành lạy kinh Pháp Hoa vào ngày 21/10/2008. Đến ngày 28/10/2008, tức là sau 7 ngày thực tập, lượng đường của tôi hạ xuống còn 4.1 (trước đó có lúc lên tới 15.3). Tôi vội vàng ngưng bớt một thứ thuốc và sau đó lại bớt đi đến phân nữa liều thuốc hàng ngày, đồng thời tôi ăn thử đồ ngọt như chuối và soài ngọt mà từ lâu nay tôi không bao giờ dám ăn. Tôi thấy lượng đường trong máu của tôi vẫn không tăng, và cứ thế mà tiếp tục thực tập và ăn đồ ngọt cho đả cơn thèm vì phải kiên cử trong nhiều năm qua! Xin quí độc giả xem ‘Bằng chứng hiệu nghiệm’ đính kèm ở cuối bài.
Qua diễn biến vừa nêu, tôi xin đưa ra đây các nhận xét như sau:
Trước khi đi hành hương đất Phật 2 tuần lễ, lượng đường của tôi rất cao. Qua chuyến hành hương nầy, lượng đường tôi đã giảm xuống ngó thấy, do đi bộ nhiều trong chuyến hành hương và sau đó nhờ phương pháp thực hành lạy kinh Pháp Hoa.
Sau khi trở về Úc, tôi bắt đầu thực hành các mật Pháp do Thầy Huyền Diệu hướng dẫn, đó là mật Pháp Lạy Kinh Pháp Hoa. Đã nói là ‘Mật Pháp’ thì không thể quảng bá trước công chúng. Tuy nhiên, trong tinh thần Từ Bi của Đạo Phật, tôi không ngần ngại quảng bá những Mật Pháp mà chính Thầy Huyền Diệu đã đạt nhiều thành công phi thường trong các nỗ lực ‘cứu nhân độ thế’ của Thầy. Trong phạm vi bài nầy, tôi không muốn ghi lại tất cả các chi tiết mật Pháp dẫn đến những thành công phi thường của Thầy Huyền Diệu, vì tôi không muốn tạo ra cái ấn tượng là ‘quảng cáo’ để tâng bốc cá nhân, nhưng tôi chỉ xin nêu ra một vài nét chính liên quan tới những mật Pháp màu nhiệm đã giúp cho Thầy Huyền Diệu đạt được những thành công thật phi thường, trước khi tôi đề cập đến Mật Pháp nào đã giúp tôi thành công trong việc trị liệu chứng bệnh tiểu đường loại 2 mà tôi đã mắc phải từ năm 1990.
Qua chuyến hành hương đất Phật vừa rồi, tôi đã chiêm nghiệm sự nhiệm mầu của các mật Pháp mà Thầy Huyền Diệu đã thực hiên thành công; tôi xin tóm tắt như sau:
Sự thành hình của ngôi chùa Việt Nam đầu tiên tại Bồ Đề Đạo trang, với nỗ lực cá nhân đầy kiên trì và nhẫn nại của Thầy Huyền Diệu. Ngôi chùa Việt Nam Phật Quốc Tự ở Bồ Đề Đạo Tràng, khi chúng tôi đến thăm vào thượng tuần tháng 10 năm 2008, coi như đã hoàn thành 90%, với ngôi chánh điện trang nghiêm, một bảo tháp nguy nga, và hai gian cư xá tổng cộng trên 50 phòng ngủ có đủ tiên nghi. Ngôi chùa được thành hình trên khoảng 3 mẫu đất tại miền Bắc Ấn Độ, nơi hoàn toàn không có người Việt nào sinh sống; và dĩ nhiên không có Phật Tử tại địa phương trực tiếp hộ trợ. Thầy Huyền Diệu dùng tiền lương cá nhân đi dạy và sự đóng góp của các Phật tử khắp nơi gởi về để xây dựng ngôi chùa nơi Phật tích nầy. Trong tiến trình xây dựng, Thầy đã thành tâm cầu nguyện chư Phật, chư Bồ Tát, chư vị long thần hộ Pháp và hồn thiêng sống núi theo cung cách riêng của Thầy để được hỗ trợ. Sự cảm xúc đặc biệt đầu tiên tại Việt Nam Phật Quốc Tự Bồ Đề Đạo Ddạo Tràng là biểu tượng quê hương Việt Nam được khắc rải rác khắp nơi với bản đồ hình chữ S, khiến người chiêm bái tưởng chừng như đang đứng trên quê hương mình!
Sự thành hình của ngôi chùa Phật Giáo đầu tiên tại vườn Lâm Tỳ Ni cũng mang tên Việt Nam Phật Quốc Tự, sau khi được vua Nepal cấp đất với số tiền trong tay của Thầy Huyền Diệu lúc đó chỉ vỏn vẹn có 60USD! Thầy đã một mình cấm liều ở trên mãnh đất hoang vu nầy suốt 6 tháng rưởi, với sự đe doạ của thú rừng, của người ngoại đạo trong tình trạng thiếu thốn mọi phương tiện tối thiểu cho nhu cầu sự sống! Ngôi chùa Việt Nam Phật Quốc Tự Lâm Tỳ Ni hôm nay đã hoàn thành sau khi trải qua rất nhiều thử thách. Ngoài những hình thức trang trí theo truyền thống Phật Giáo Việt Nam, Việt Nam Phật Quốc Tự Lâm Tỳ Ni đặc biệt còn có thêm một chùa một cột với tầm cỡ lớn hơn chùa một cột hiên nay ở Hà Nội. Ngoài ra, biểu tượng quê hương Việt Nam tại đây là một kiến trúc bản đồ Việt Nam thật lớn, nằm ngang trên một cái ao. Người chiêm bái có thể bước lên bản đồ Việt Nam nầy qua bảy bước trên bảy cái hoa sen được xây dựng rất kiên cố và tuyệt đẹp. Khi bước lên bản đồ, người ta tưởng như về tới quê hương Việt Nam, đặt chân lên từng địa danh, từ Cà Mau đến tỉnh địa đầu phía Bắc, không thiếu một địa danh của tỉnh thành nào cả, trong đó Sài Gòn là thủ phủ của miền Nam. Lối vào chùa một cột cũng vậy, người chiêm bái phải bước qua 7 cái hoa sen, tạo ra một cảm giác thật trang nghiêm tại vùng Thánh Địa mầu nhiệm nầy.
Cây cầu ‘Tình Thương’ đã được xây cất song song với tiến trình xây cất chùa Việt Nam Phật Quốc Tự Lâm Tỳ trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nhưng nó đã cứu sống nhiều người khi phải vượt qua dòng song ‘oan nghiệt’ nầy. Ngày nay, chính Thầy Huyền Diệu đã đặt lại tên đó là dòng sông ‘Thanh Thoát’.
Thầy Huyền Diệu đã trực tiếp góp phần vào việc đem lại hoà bình cho Nepal giữa lúc nội chiến gay gắt, giết chết hàng chục ngàn người mà tỗ chức Liên Hiệp Quốc cũng đành bó tay.
Trong tất cả 4 sự thành công vừa nêu, Thầy Huyền Diệu đã nhờ sự mầu nhiệm của các Mật Pháp, nhưng người đọc không thể mường tượng ra được rõ ràng nếu không tin tưởng và không có sự thành tâm hướng về Phật Pháp. Nếu quí vị muốn biết thêm chi tiết về một số thành công của Thầy Huyền Diệu, xin tìm vào trang mạng ‘Viet Nam Phat Quoc Tu’. Khả năng ngôn ngữ của tôi cũng rất giới hạn, mặc dù đã hoàn tất luận án Tiến sĩ về ngôn ngữ học trong 6 năm trường. Bởi vậy, phần viết về bệnh tiểu đường loại 2 ở đây cũng nằm trong khuôn khổ của lòng tin thì mới thấy được sự mầu nhiệm và hiệu quả được.
Mật Pháp lạy kinh Pháp Hoa điều trị bệnh tiểu đường
Trong phần viết về bệnh tiểu đường loại 2 nầy, tôi xin chia ra làm 2 khía cạnh để dẫn tới thành công, đó là tâm linh và thể xác. Cả hai đều cần có sự kiên nhẫn và thành tâm, cần có sự trong sạch về thể xác lẫn tinh thần trước khi bắt đầu thực hiện các thời lạy kinh Pháp Hoa. Để cho thể xác được trong sạch thì dĩ nhiên phải tắm rửa, thay đồ sạch. Để cho tinh thần được trong sạch thì phải chú tâm hướng về Phật Pháp nhiệm màu.
Nội dung cụ thể cần có cuốn kinh Pháp Hoa và tài liệu hướng dẫn. Mỗi thời lạy kinh Pháp Hoa mất chừng 45 phút, phải luôn luôn chí tâm và nghiêm chỉnh, lắng lòng hướng về Phật Pháp nhiệm màu trong tiến trình thực hiện. Mỗi ngày thực hiện một thời lạy kinh và thành tâm khấn nguyện: Chư Phật, Chư Bồ Tát, chư Long Thần Hộ Pháp và hồn thiêng sông núi’ gia hộ cho con được ………………….. Tuỳ sự mục đích khấn nguyện của mình, vóoi sự thành tâm và kiên trì, quí vị sẽ chứng nghiệm hiệu quả mầu nhiệm. Phải đứng thẳng người chấp tạy lạy sát xuống nền rồi đứng thẳng lên, và cứ như vậy tiếp tục lạy sau khi đọc mỗi chữ trong kinh Pháp Hoa. Mỗi thời đọc 108 chữ và lạy 108 lần, sau khi và trước khi đọc kinh hướng dẫn. Quí vị nào cần có bản hướng dẫn thực hành xin vui lòng liên lạc với người viết qua email: phucle2@gmail.com để được gởi tặng, hoặc in bài "Nghi thức Lạy Kinh Pháp Hoa" của cùng tác giả đăng trong mục nầy. Ngoài ra, quí vị nào muốn chia xẻ thêm về sự mầu nhiệm của phương pháp Lạy Kinh Pháp Hoa, xin gia nhập nhóm "Pháp Hoa Mầu Nhiệm" tại địa chỉ dưới đây:
http://groups.google.com/group/phap-hoa-mau-nhiem" target="_blank
Vì đây là một phương pháp tâm linh và thể xác, nên khi thực tập quí vị cũng cần tiếp tục dùng thuốc theo toa bác sĩ bình thường, nhưng có thể giảm bớt từ từ khi thấy lượng đường của mình hạ giảm, như bản thân người viết đang áp dụng. Dĩ nhiên, về phương diện y khoa, quí vị nên luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trong mọi trường hợp, kể cả việc thực hành phương pháp lạy kinh Pháp Hoa nầy. Mặc dù phương pháp nầy có liên hệ trực tiếp với Phật Giáo, nhưng tôi tin rằng người áp dụng không nhất thiết phải là Phật Tử, miễn sao có sự thành tâm, tin tưởng thì sẽ thấy có hiệu quả nhiệm mầu, bởi vì sự mầu nhiệm của Phật Pháp thể hiện lòng từ bi bao la của Đức Phật nhằm cứu giúp chúng sinh, nên không giới hạn tôn giáo nào.
Kính chúc quí vị sớm được thân tâm an lạc.
Thiện Nhân
Bằng chứng hiệu nghiệm
Ngày kết quả Ghi chú: ăn uống và điều trị
12/08/2008 13.4
4 daonil, 2 diabex, 1 aspirin, 1 zoocor
15/08/2008 15.3
Dr. Dien cho thêm advandia & Vitamine D
16/08/2008 12.4
17/08/2008 13.5
23/08/2008 15.2
07/09/2008 11.5
15/9/2008 8.0
20/10/2008 7.7
Trở về từ chuyến hành hương 2 tuần
21/10/2008
Bắt đầu lạy kinh Pháp Hoa 21/10/2008
23/10/2008 5.7
24/10/2008 7.2
27/10/2008 6.3
28/10/2008 4.1 ngưng advandia
29/10/2008 5.5 +1 banana, 2 mangos -2 daonil, -1 diabex
30/10/2008 5.0
31/10/2008 6.7 ăn đồ rất ngọt banana + mango
01/11/2008 5.8 +1 chuối, soài ngọt
02/11/2008 6.2 +1 chối, bánh ngọt
03/11/2008 4.3 +1 chối, bánh ngọt
04/11/2008 6.2 +2 chối, đồ ngọt
05/11/2008 4.7 +2 chối, đồ ngọt
06/11/2008 5.9 1 chối, đồ ngọt
11/11/2008 6.8 sau 4 ngày ngưng lạy kinh, ăn nhiều thứ ngọt
Nguồn:PHƯƠNG PHÁP LẠY KINH PHÁP HOA TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Được cảm ơn bởi: phoenix18, mitmitnana, BillGates6868, quagia, HoaSenTuoiSang
- Tây Đô đạo sĩ
- Bát đẳng
- Bài viết: 7976
- Tham gia: 19:37, 19/10/10
- Đến từ: Tây Đô
TL: Luật nhân quả và cách cải thiện số mạng
Những người có lòng tin vào đạo Phật, khi gặp khó khăn thường niệm danh hiệu ngài Quán Thế Âm, đã được ngài cứu giúp. Sau đây là vài câu chuyện linh ứng của ngài.
Đời nhà Đường có một người tên Đổng Hùng, ông ta làm chức Đại lý quan về triều Đường Thái Tôn, lúc nhỏ đã ăn chay thờ Phật rất thành kính. Nhơn vì có hiềm khích với bạn đồng liêu, bị vu cáo, phải tống giam vào ngục. Không biết kêu cứu vào đâu, chỉ nhất tâm đọc tụng “Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ môn phẩm” và niệm danh hiệu Ngài. Rất lạ là gông xiềng tự nhiên được cởi mở mà khóa xiềng vẫn y nguyên. Giám ngục bẩm lên, ngự sử Trương Thủ Nhất thân hành đến khám nghiệm, cho là kỳ quái, và cho xiềng khóa lại rất kỹ lưỡng. Đổng Hùng chiếu thường lệ chí thành tụng Kinh, khóa xiềng laị tự nhiên rớt xuống đất mà niêm phong vẫn như cũ. Nhờ thế được xét lại mới biết là oan, liền được trả lại tự do. (Trích Pháp Uyển Châu Lâm)
Triều nhà Trần có một người tên là Đậu Truyền, khi làm chức bộ binh ở Cao Xương, bị Lữ Hộ bắt làm tù binh, đồng đội 7 người đều bị giam vào ngục thất, định đến vài ngày sau sẽ đem đi giết. Đậu Truyền chuyên tâm niệm danh hiệu Quán âm Thế Bồ Tát 3 ngày đêm, xiềng xích tự nhiên được cởi mở. Đậu thuyền nói: Cá nhơn tôi tuy được thờ Đức Từ bi Bồ Tát cứu độ, nhưng bạn đồng đội còn bị bắt, nỡ nào một mình thoát nạn! Cầu mong Đại sĩ rủ lòng phổ độ. Nói xong đoạn đồng đội tự nhiên cũng được tháo mở xiềng xích. Thừa trong lúc đêm tối mở cửa trốn thoát. (Trích Pháp Uyển Châu Lâm)
Đời nhà Ngụy có một người xuất gia tên là Lãng Đại Sư bị giặc bắt đem đi, giam tại trong vòng vây. Đại Sư cùng bạn đồng học muốn trốn thoát, nhưng bốn mặt bị canh phòng nghiêm mật, vô lộ khả đào, hai bên đều vách đá lởm chởm không biết mấy tầng lớp! Có một cây đại thọ nằm sát bên góc thành, liền leo lên cây dòng dây trụt xuống, đêm đã tối dưới hố lại toàn là gai góc chẳng biết sâu cạn! Không biết để chân vào đâu mà xuống, níu dây thầm nghĩ: nguy rồi đây! Thế rồi mặc niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát! Giây lát thấy hào quang chiếu sáng. Lần trụt xuống đến đất lại thấy một con cọp to lớn, đồng bọn hết sức sợ hãi, không sao thóat khỏi miệng cọp. Đại Sư nói: Chúng ta được cứu, nhất định là nhờ oai lực của Bồ Tát, cọp này chắc chắn không ăn người, phải chăng là Bồ Tát thị hiển để đem đường cho chúng ta, chúng ta cứ theo cọp mà đi, chắc thoát được tai nạn. Lạ thay! Hễ người đi chậm thì cọp cũng đứng đợi. Trời sáng thấy được đường về thì cọp cũng biến đâu mất! (Xuất Cao Tăng Truyện)
Đời nhà Minh, liên hiệu Gia tịnh, có người tên Hoàng Ngạn Sĩ, cùng vợ tên Nhan Thị, gặp thời loạn ly, mỗi người chạy một ngả. Nhan Thị trốn ẩn vào Chùa các Ni cô. Ngạn Sĩ tìm đã 3 năm không dò ra tông tích. Một hôm đi lang thang bên cạnh một ngôi Chùa, trông thấy một cây dương khô. Trong cây có một cái bộng. Ông ta thò tay vào trong bộng lôi ra được một cái gói vàng và một bổn phổ khuyến, tự suy nghĩ: Đây không phải là vàng rơi mà lại là của mười phương Tam Bảo. Ông ta đợi ở đó xem thử có người nào đến nhìn không. Cách một vài hôm thấy có một Ni cô già đến khóc lóc van: “Ta phát nguyện đúc một vị tượng Quan Âm, nên đã khuyền giáo được 3 ngàn vàng, vì sợ gian đạo dòm thấy, nên dấu vào trong mộng cây khô này, không ngờ ai đã lấy mất, bây giờ chỉ có nước chết để đi đền tội mà thôi!” Hoàng Ngạn Sĩ nói: “Tôi ở đây đã 2 ngày đợi người đến nhìn, nay xin y số trả lại bà”. Ni cô già bái tạ và xin mời ghé lại Chùa xơi nước. Ông Hoàng theo Ni cô vào Chùa, đi đến cửa thì nhìn thấy vợ là Nhan Thị ra đón, hai người nhìn nhau chảy nước mắt, kể lại sự tình ly biệt! Kế đó có nhà buôn nọ mời ông ta về kèm trẻ trong gia đình. Về sau ông thi đậu làm quan lên đến chức nhị phẩm, sanh 2 con, vợ chồng đều lên thượng thọ! (Trích Hàng Trung Phàm)
Triều nhà Lương, ở Kim Lăng, có người đàn bà họ Châu nghe trên ổ chim ưng có tiếng con nít khóc, liền Bắc thang lên dòm, trông thấy một em bé, đem về nuôi Làm con. Sau đi xuất gia lấy hiệu là Bửu Chí đại sĩ, chuyên tu Thiền định. Đầu niên hiệu Thái Thủy nhà Tống, lập hạnh đặc biệt: trên vai thường mang một cái kéo và một cái gương, có khi mang một tấm vải. Niên hiệu Kiến Nguyên đời nhà Tề, lần lần hiện ra nhiều di tích, gặp người hay nói những những việc chưa đến, lúc đầu người nghe không ai để ý, nhưng về sau đều có hiệu nghiệm. Vua Lương Võ Đế rất sùng mộ, thường cung kính lễ bái và tán thán Ngài rằng: “Nước không trôi, lửa không cháy, rắn không cắn, cọp không sợ, nói đến Phật lý thì ở trên các hàng Thanh văn v.v…” Nhà vua sai họa sĩ Trương Tăng Do vẽ tượng Ngài. Bửu Chí biến hiện hình Quán Âm 12 mặt, thân tướng vô cùng trang nghiêm, hoặc Từ hoặc Oai, ông Do không thể vẽ được. Lại có ông Trần Chinh Lỗ toàn gia đều cúng thờ Bửu Chí, Ngài hiện ra chơn hình, quang tướng, hoàn toàn như hình Quán Thế Âm Bồ Tát. Ngài biến hiện vô số linh tích, không thể chép hết. (Trích Cao Tăng truyện tập đầu)
Đời nhà Đường, niên hiệu Nguyên Hòa năm thứ 12 tại Hiệp Thanh trên thác Kim Sa, có một người con gái đẹp đẽ vô cùng, thường xách giỏ đi bán cá, ai trông thấy cũng mướn cưới làm vợ. Người con gái tuyên bố: “Trong một ngày ai đọc thuộc lòng được phẩm Phổ Môn, thì tôi xin nguyện theo sửa áo nâng khăn”. Qua ngày thứ 2 có 20 người đến đọc thuộc phẩm Phổ Môn. Nàng nói: “không lẽ một mình tôi mà làm vợ cả 20 người! Thôi thì ai đọc thuộc quyển Kinh Kim Cang Bát Nhã, tôi sẽ là vợ người đó”. Lại có đến 10 người đọc thuộc. Nàng lại nói: “trong 3 ngày hễ ai đọc thuộc bộ Kinh Pháp Hoa 7 quyển thì tôi xin làm vợ”. Chỉ có một mình Mã Sanh đọc thuộc. Đến ngày nghênh hôn, thì nàng chết tại trong phòng tân lang! trong chốc lát thân hình vữa nát, thối tha hôi hám. Cả nhà vội vã lo mai táng. Về sau có một vị Hòa Thượng không biết từ đâu đến xin với Mã Sanh cho đào mả nàng, khi dở quan tài để xem, chỉ thấy dây vàng ròng khóa lấy xương cốt trong hòm. Hòa Thượng nói: Đây là Quán Thế Âm Bồ Tát thị hiển để hóa độ người tham dục. Nói xong. Hòa Thượng tay xách bộ hài cốt bay lên giữa hư không đi mất. (Trích Quan Âm Cảm Ứng Thiên)
Vua Minh Vương là Văn Túc Công cho tước người con gái là: Đàm Dương Đạo Nhơn. Lúc nhỏ Đàm Dương thơ Đức Quán Âm rất chí thành. Một hôm mộng thấy Bồ Tát dẫn đi xem tòa sen thất cửu ở Tây phương. Lại có một Ngài Bồ Tát hiện thân đầy đủ 32 tướng tốt trang nghiêm, hỏi Đàm Dương: “Đẹp không?” Đáp: “Đẹp”. Hỏi: “Ưa không?” Đáp: “Không”. “ Đã đẹp, vì sao không ưa?” “Đệ tử nghe Phật dạy: Nếu dùng sắc thấy ta, dùng âm thanh cầu ta, người ấy là tà đạo, không thể thấy Như Lai”. (Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhơn hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai). (Kinh Kim Cang). Bồ Tát hết sức hoan hỉ. (Trích Nhất Hạnh Cư Tập)
Vua Văn Tôn Hoàng Đế nhà Đường ưa ăn thịt bọp bọp (sò) có một hôm Lý Thiện mua một con bọp bọp rất lớn, giao mổ không ra. Tự tay Hoàng Đế gõ vào thì hả ra, trong ruột có một tượng Quán Thế Âm Bồ Tát. Hoàng Đế hết sức kinh dị, liền sắc dùng vàng trang sức một cái khảm bằng gỗ hương chiên đàn, đem đến Chùa Hương Thiện phụng thờ. Từ đó nhà vua không ăn sò nữa. (Trích Truyền Đăng Lục)
Đời nhà Tùy, Ngài Huệ Cung, đương lúc gặp vua Châu Võ phá pháp, Ngài qua Kinh Dương học đạo; Ngài Huệ Viễn ở chung Chùa thì qua Trường An nghe Kinh. Hơn 30 năm, hai Ngài mới gặp nhau lại. Ngài Huệ Viễn thuyết pháp, lời lẽ lưu loát nghe như suối chảy; Ngài Huệ Cung trái lại không biết thuyết pháp. Ngài Huệ Viễn nói: “Cách nhau đã nhiều năm, nay vui mừng được hội ngộ, tại làm sao không nói được lời gì? Phải chăng Ngài đã chứng được cảnh giới vô sở đắc ư?” Huệ Cung đáp: “Tôi chỉ tụng được một quyển Kinh Quán Thế Âm”. Huệ Viễn nói: “Cái đó ai cũng biết tụng, ông trước cùng tôi thề nguyện, trông mong chứng được đạo quả, không lý đã hơn 30 năm nay mà chỉ tụng được một quyển Kinh ư? Nếu không phải ám độn, thì cũng là biếng nhác! Vậy từ đây xin tuyệt giao”. Huệ Cung nói: “Một quyển Kinh tuy ít, nhưng chính là miệng Phật dạy ra, nếu ai tôn kính thì quyết được vô lượng phước đức, ngược lại khinh mạn thì bị vô lượng tội khổ. Mong rằng Ngài bớt giận, tôi xin tụng một biến, rồi sẽ cùng Ngài từ biệt”. Nói xong, đảnh lễ Phật, lên Pháp tọa, xướng câu đề Kinh thì hương thơm ngào ngạt khắp gần xa, đọc đến chánh văn thì nghe trên trời đánh nhạc, giữa hư không tự nhiên rải hoa cúng dường, tiếng nhạc du dương vang dội cả trời, hoa bay xấp xới rải rác khắp đất! Tụng xong hạ tọa, hoa nhạc mới ngưng. Ngài Huệ Viễn cúi đầu đảnh lễ khóc lóc sám hối rằng: “Huệ Viễn ngu độn, đâu dám sống còn ở dưới mặt trời, cúi mong Ngài tạm thời lưu trú day dỗ cho!” Ngài đáp: Huệ Cung bất tài không có năng lực, đó chẳng qua nhờ Phật lực mà thôi”. Nói xong vái chào từ biệt. (Trích Cao Tăng truyện tập II)
Ông Du Tập đời nhà Tống làm quan ở quận Hưng Hóa. Nhân đi thuyền đến xứ Hội Thượng, người trong thuyền đều mua bọp bọp nấu ăn, Du Tập không ăn đem thả xuống nước. Có một hôm gặp con rất lớn, Du Tập trả giá gấp hai để mua. Thuyền trưởng không bán, đem bỏ vào nồi nấu. Bỗng nghe tiếng kêu rất lớn, ánh sáng từ trong nồi tuôn ra. Dở nắp xem, con bọp bọp hả miệng, bên trong hiện một tượng Quán Thế Âm tướng tốt trang nghiêm, áo mũ, chuỗi nhọc anh lạc và buị trúc cành lá sum sê, đều là ngọc quý tạo thành. Du Tập gọi người cả thuyền đến xem, ai cũng niệm Phật sám hối, phát nguyện không ăn thịt bọp bọp nữa. (Trích Di Kiên Chí)
Đời nhà Đường, Ngài Huệ Nhật thuyền sư, đáp thuyền đi Ấn Độ lễ bái các Thánh tích Đức Phật Thích Ca Mưu Ni tại nước Kiền Đà La. Khi lên núi hướng Đông của thành ấy, chí thành cầu đảo Đức Quán Âm Bồ Tát, trông thấy Đại sĩ hiện thân bảo: “Chuyên tâm niệm danh hiệu Phật A Di Đà và phát nguyện vãng sanh Cực lạc thế giới, thấy Phật và ta, được rất nhiều lợi ích! Nên biết pháp môn Tịnh độ hơn tất cả các pháp môn khác”. Khi về nước, Ngài Huệ Nhật được nhà vua sắc tứ hiệu là Tứ Mẫu Tam Tạng, chuyên tu Tịnh độ, viết sách “Vãng sanh Tịnh độ” lưu hành ở đời. (Trích Cao Tăng truyện tập III)
Ở Ấn Độ Ngài Luận Sư Giới Hiền, trong thời gian giảng luận Du Già sư địa cho pháp sư Huyền Trang, có một người Bà la môn đến nói: “Tôi từng phát nguyện trước tượng Đức Quán Âm Bồ Tát tại núi Phổ Đà Lạc Già, kiếp sau làm Quốc vương; Bồ Tát hiện thân quở tôi rằng: “Tương lai có Luận Sư Giới Hiền, giảng luận Du già sư địa cho một vị Hòa Thượng người Trung Quốc, ngươi nên đến đó nghe, nhơn nhờ nghe pháp đó rồi được thấy Phật, cần chi phải làm quốc vương!” Nay quả nhiên như lời Ngài dạy, được nghe giáo pháp”. (Trích Đường Tam Tạng truyện)
Khi vua thành tổ nhà Minh đang làm Yên Vương, bà Vương hậu gặp ngày Nguyên đán ngồi tịnh niệm, thấy mình đi đến chỗ Đức Quán Âm Bồ Tát, hào quang rực rỡ, tràng phan bảo cái châu ngọc linh lung, đền đài rất tráng lệ. Bồ Tát bảo: “Phật dạy Kinh “Đệ nhất hi hữu đại công đức”, có thể tiêu tai chứng quả. Ngươi sẽ làm quốc mẫu thiên hạ, phước đức quang minh, có thể lãnh nhậm sự phó chúc này, để cứu bạt sinh linh”. Nói xong liền dùng nước cam lộ rưới lên đảnh, cảm giác thân tâm vô cùng mát mẻ! Khi tỉnh mộng trong miệng còn nghe mùi thơm, bèn đọc tụng những Kinh chú mà Bồ Tát đã truyền thọ trong khi mộng, không sót một chữ. Về sau gặp nạn giặc, binh vây thành rất nguy khốn, đều nhờ trì tụng Kinh Chú ấy mà cả thành nhơn dân đều được an ổn.
Ông Lý Văn Công đời nhà Đường, hỏi Ngài Dược Sơn Thiền sư rằng: Thế nào gọi là “Hắc phong xuy kỳ thuyền phưởng, phiêu nhập La sát quỷ quốc?” ( gió giữ thổi thuyền bè, trôi vào nước quỷ La sát?) Thiền sư đáp: Lý Tiểu Tử hỏi việc đó làm gì? Văn Công nổi giận đỏ mặt. Ngài cười bảo: Đó chính là gió dữ trôi thuyền bè vào nước quỷ La sát vậy. (Trích Cao Tăng truyện)
Ở Kinh Châu có một người họ Hoàng, tuổi già vợ chết, chỉ có một người con gái, định gả cho một người cháu bên ngoại. Người con gái lên 14 tuổi theo cha học tập, đã thông minh lại hiền đức, chị ta thêu một bức tượng Quán Âm Bồ Tát thờ phụng hết sức kiền thành. Một hôm nằm mộng thấy Đức Quán Âm đến bảo: cha ngươi người hiếu nghĩa, không lẽ vô hậu, ngặt vì tuổi già, nay ta làm cho ngươi biến thành nam tử. Liền trao cho một hoàn thuốc đỏ bảo bỏ vào miệng nuốt đi. Nuốt xong có cảm giác hơi nóng từ trong bụng đi thẳng xuống, ngủ luôn một giấc đến bảy ngày, tỉnh dậy thì đã biến thành con trai. Người cha nói với nhà rể, không ai tin cả cho là bội ước, kiện lên đến quan. Quan cho xét đúng sự thật, đôi bên đều lấy làm lạ, mọi người hết sức kinh ngạc! Sau đó người làm hai câu thơ:
Mộng trung biến hóa chơn kỳ sáng,
Hồng nhan hốt tái nam nhi tướng.
Dịch:
Chiêm bao biến hóa thật kỳ lạ,
Gái đẹp trở thành tướng trượng phu.
(Trích Thuật Dị Ký)
Triều nhà Minh có một người tên Dương Hoàng, con nhà Nho học, có tiết tháo, thường thanh khiết. Một hôm gặp giặc bao vây cả hương thôn, không nỡ ly khai phần mộ để tản cư, nên đem vợ con trốn vào trong rừng, cắt một người giữ mộ. Giặc vây đuổi quá gấp định bắt ông ta, ông ta liền nhảy xuống sông, người con trai 10 tuổi cũng nhảy theo cha, hai cha con đều chết chìm! Việc xảy ra vào năm Thuận Trị, Bính Tuất, tháng 3 ngày 26. Vài ngày sau thấy hai cha con ôm nhau nổi lên mặt nước, ai trông thấy cũng thương tâm rơi lệ! Vợ là Lục Thị, đương có mang, từ đó ăn chay niệm Phật, thờ Đức Quán Âm rất thành kính. Một hôm nằm mộng thấy một bà già đem đến một em bé, nói với Lục Thị rằng: Ta cho ngươi đây. Tỉnh dậy, đối trước bàn thờ Đức Quán Âm cầu nguyện rằng: “Con nguyện giọt máu sót trong bụng này, nếu là con trai thì quả thật là ân Bồ Tát ban cho.” Cuối năm sanh một gái! Lục Thị nói: “xong rồi! Nhà ta thế là vô hậu!” Qua Xuân nhóm họp thân tộc thưa rằng: “Chồng tôi không con trai, hiện có bao nhiêu điền sản, nên quân phân cho các cháu, xin lưu lại một ít vừa đủ mẹ con sống qua ngày mà thôi!” Nói xong lăn ra khóc nức nở, thân tộc ai cũng ngậm ngùi bất nhẫn, đều hẹn đến ngày chu niên làm Phật sự cho Hoàng rồi sẽ liệu. Đến ngày hội thân tộc làm Phật sự cầu siêu cho Hoàng viên mãn, đúng vào ngày 16 tháng 3. Bỗng em bé khóc rất lớn, bà mẹ ẵm con đi ngủ, mơ màng in như mộng mị. Bé càng khóc to. Khi bồng dậy thì tự nhiên đã biến thành con trai. Toàn cả thuộc tộc đều cho là lạ lùng, mới cảm thấy sợ cảm ứng của Quán Âm Bồ Tát thật không thể nghĩ bàn được. Mọi người đều phát lòng tin Phật, và đặt tên cho em bé là Phật tử( Phật cho.) (Trích Kỷ Cầu Thơ)
Lữ Mông Chánh ở triều nhà Tống, ai cũng biết danh, sau được sắc phong Văn Chánh Công. Ông ta mỗi sáng đều lạy Phật cầu nguyện: “Nếu không tin Phật thì đừng cầu thai vào nhà tôi, nguyện đời đời con cháu tôi đều là những người hộ trì Tam Bảo”. Về sau con cháu có người làm nên tướng quốc và đều phát tâm hộ trì Tam bảo cả. (Trích Tây Quy Trực Chỉ)
Triều nhà Tống, có Ngài Tuần Thức Đại Sư. Bà mẹ Ngài thường cầu nguyện với Đức Quán Âm Bồ Tát, một hôm đương nằm mộng thấy có người mỹ nữ trao cho một hột minh châu thì vừa sanh Ngài. Sanh được 7 tháng, Ngài đã biết niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát. Khi khôn lớn, vì quá ham học đến đỗi bị bệnh thổ huyết. Thấy đức bạch y Đại sĩ thò tay vào miệng bắt ra một ít sâu nhỏ, đầu ngón tay của đại sĩ lại tuôn ra nước cam lộ rớt vào trong miệng. Từ đó, NGÀI cảm thấy thân tâm mát mẻ, bệnh trước đều lành; trên đảnh Ngài nổi lên nhục kế cao gần một tấc, hai tay Ngài dài quá đầu gối, tiếng nói trong như chuông, dáng điệu uy nghi ai trông thấy cũng sanh lòng cung kỉnh. Nhà vua sắc phong Ngài hiệu là: “Từ Vân Sám chủ”. Ngài trước tác bài “Nhất tâm qui mạng” mà ta thường tụng hôm mai. (Trích Liên Tôn Bửu Giám)
Triều nhà Minh, Ngài Hám Sơn Đại Sư (lại có tên là Đức Thanh) là người họ Thái. Một đêm mẫu thân Ngài nằm mộng thấy Đức Quán Âm Đại Sĩ trao cho một em bé, thì vừa sanh hạ Ngài. Chín tuổi đã đọc được Kinh Phổ Môn. Sau xuất gia tu hành trở nên một đại danh đức, trước thuật rất nhiều. Thật là một bậc long trượng trong thiền học! (Trích Nhất Hạnh Cư tập)
Triều nhà Minh, Ngài Ngẫu Ích Đại Sư (lại có tên là Trí Húc) vốn con nhà họ Chung ở Ngô Huyện. Thân phụ Ngài gọi là Kỳ Trọng, chuyên trọ trì chú Quán Âm và chú Đại bi hơn mười năm, vợ chồng thành kính cầu con, sanh hạ được Ngài, sau xuất gia học đạo. Ngài Ngẫu Ích Đại Sư thật là một bậc đại thiện trí thức về triều nhà Minh, bác thông Tam tạng. Sanh bình trước thuật rất nhiều, giảng giải hơn 40 bộ cả Kinh và luật, trong số đó có bộ Di Đà yếu giải rất là tóm tắt và minh xác, được đời ham chuộng. (Trích Cao Tăng truyện)
Nguồn:http://www.tuonggodida.com/linh-ung-quan-the-am/
Đời nhà Đường có một người tên Đổng Hùng, ông ta làm chức Đại lý quan về triều Đường Thái Tôn, lúc nhỏ đã ăn chay thờ Phật rất thành kính. Nhơn vì có hiềm khích với bạn đồng liêu, bị vu cáo, phải tống giam vào ngục. Không biết kêu cứu vào đâu, chỉ nhất tâm đọc tụng “Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ môn phẩm” và niệm danh hiệu Ngài. Rất lạ là gông xiềng tự nhiên được cởi mở mà khóa xiềng vẫn y nguyên. Giám ngục bẩm lên, ngự sử Trương Thủ Nhất thân hành đến khám nghiệm, cho là kỳ quái, và cho xiềng khóa lại rất kỹ lưỡng. Đổng Hùng chiếu thường lệ chí thành tụng Kinh, khóa xiềng laị tự nhiên rớt xuống đất mà niêm phong vẫn như cũ. Nhờ thế được xét lại mới biết là oan, liền được trả lại tự do. (Trích Pháp Uyển Châu Lâm)
Triều nhà Trần có một người tên là Đậu Truyền, khi làm chức bộ binh ở Cao Xương, bị Lữ Hộ bắt làm tù binh, đồng đội 7 người đều bị giam vào ngục thất, định đến vài ngày sau sẽ đem đi giết. Đậu Truyền chuyên tâm niệm danh hiệu Quán âm Thế Bồ Tát 3 ngày đêm, xiềng xích tự nhiên được cởi mở. Đậu thuyền nói: Cá nhơn tôi tuy được thờ Đức Từ bi Bồ Tát cứu độ, nhưng bạn đồng đội còn bị bắt, nỡ nào một mình thoát nạn! Cầu mong Đại sĩ rủ lòng phổ độ. Nói xong đoạn đồng đội tự nhiên cũng được tháo mở xiềng xích. Thừa trong lúc đêm tối mở cửa trốn thoát. (Trích Pháp Uyển Châu Lâm)
Đời nhà Ngụy có một người xuất gia tên là Lãng Đại Sư bị giặc bắt đem đi, giam tại trong vòng vây. Đại Sư cùng bạn đồng học muốn trốn thoát, nhưng bốn mặt bị canh phòng nghiêm mật, vô lộ khả đào, hai bên đều vách đá lởm chởm không biết mấy tầng lớp! Có một cây đại thọ nằm sát bên góc thành, liền leo lên cây dòng dây trụt xuống, đêm đã tối dưới hố lại toàn là gai góc chẳng biết sâu cạn! Không biết để chân vào đâu mà xuống, níu dây thầm nghĩ: nguy rồi đây! Thế rồi mặc niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát! Giây lát thấy hào quang chiếu sáng. Lần trụt xuống đến đất lại thấy một con cọp to lớn, đồng bọn hết sức sợ hãi, không sao thóat khỏi miệng cọp. Đại Sư nói: Chúng ta được cứu, nhất định là nhờ oai lực của Bồ Tát, cọp này chắc chắn không ăn người, phải chăng là Bồ Tát thị hiển để đem đường cho chúng ta, chúng ta cứ theo cọp mà đi, chắc thoát được tai nạn. Lạ thay! Hễ người đi chậm thì cọp cũng đứng đợi. Trời sáng thấy được đường về thì cọp cũng biến đâu mất! (Xuất Cao Tăng Truyện)
Đời nhà Minh, liên hiệu Gia tịnh, có người tên Hoàng Ngạn Sĩ, cùng vợ tên Nhan Thị, gặp thời loạn ly, mỗi người chạy một ngả. Nhan Thị trốn ẩn vào Chùa các Ni cô. Ngạn Sĩ tìm đã 3 năm không dò ra tông tích. Một hôm đi lang thang bên cạnh một ngôi Chùa, trông thấy một cây dương khô. Trong cây có một cái bộng. Ông ta thò tay vào trong bộng lôi ra được một cái gói vàng và một bổn phổ khuyến, tự suy nghĩ: Đây không phải là vàng rơi mà lại là của mười phương Tam Bảo. Ông ta đợi ở đó xem thử có người nào đến nhìn không. Cách một vài hôm thấy có một Ni cô già đến khóc lóc van: “Ta phát nguyện đúc một vị tượng Quan Âm, nên đã khuyền giáo được 3 ngàn vàng, vì sợ gian đạo dòm thấy, nên dấu vào trong mộng cây khô này, không ngờ ai đã lấy mất, bây giờ chỉ có nước chết để đi đền tội mà thôi!” Hoàng Ngạn Sĩ nói: “Tôi ở đây đã 2 ngày đợi người đến nhìn, nay xin y số trả lại bà”. Ni cô già bái tạ và xin mời ghé lại Chùa xơi nước. Ông Hoàng theo Ni cô vào Chùa, đi đến cửa thì nhìn thấy vợ là Nhan Thị ra đón, hai người nhìn nhau chảy nước mắt, kể lại sự tình ly biệt! Kế đó có nhà buôn nọ mời ông ta về kèm trẻ trong gia đình. Về sau ông thi đậu làm quan lên đến chức nhị phẩm, sanh 2 con, vợ chồng đều lên thượng thọ! (Trích Hàng Trung Phàm)
Triều nhà Lương, ở Kim Lăng, có người đàn bà họ Châu nghe trên ổ chim ưng có tiếng con nít khóc, liền Bắc thang lên dòm, trông thấy một em bé, đem về nuôi Làm con. Sau đi xuất gia lấy hiệu là Bửu Chí đại sĩ, chuyên tu Thiền định. Đầu niên hiệu Thái Thủy nhà Tống, lập hạnh đặc biệt: trên vai thường mang một cái kéo và một cái gương, có khi mang một tấm vải. Niên hiệu Kiến Nguyên đời nhà Tề, lần lần hiện ra nhiều di tích, gặp người hay nói những những việc chưa đến, lúc đầu người nghe không ai để ý, nhưng về sau đều có hiệu nghiệm. Vua Lương Võ Đế rất sùng mộ, thường cung kính lễ bái và tán thán Ngài rằng: “Nước không trôi, lửa không cháy, rắn không cắn, cọp không sợ, nói đến Phật lý thì ở trên các hàng Thanh văn v.v…” Nhà vua sai họa sĩ Trương Tăng Do vẽ tượng Ngài. Bửu Chí biến hiện hình Quán Âm 12 mặt, thân tướng vô cùng trang nghiêm, hoặc Từ hoặc Oai, ông Do không thể vẽ được. Lại có ông Trần Chinh Lỗ toàn gia đều cúng thờ Bửu Chí, Ngài hiện ra chơn hình, quang tướng, hoàn toàn như hình Quán Thế Âm Bồ Tát. Ngài biến hiện vô số linh tích, không thể chép hết. (Trích Cao Tăng truyện tập đầu)
Đời nhà Đường, niên hiệu Nguyên Hòa năm thứ 12 tại Hiệp Thanh trên thác Kim Sa, có một người con gái đẹp đẽ vô cùng, thường xách giỏ đi bán cá, ai trông thấy cũng mướn cưới làm vợ. Người con gái tuyên bố: “Trong một ngày ai đọc thuộc lòng được phẩm Phổ Môn, thì tôi xin nguyện theo sửa áo nâng khăn”. Qua ngày thứ 2 có 20 người đến đọc thuộc phẩm Phổ Môn. Nàng nói: “không lẽ một mình tôi mà làm vợ cả 20 người! Thôi thì ai đọc thuộc quyển Kinh Kim Cang Bát Nhã, tôi sẽ là vợ người đó”. Lại có đến 10 người đọc thuộc. Nàng lại nói: “trong 3 ngày hễ ai đọc thuộc bộ Kinh Pháp Hoa 7 quyển thì tôi xin làm vợ”. Chỉ có một mình Mã Sanh đọc thuộc. Đến ngày nghênh hôn, thì nàng chết tại trong phòng tân lang! trong chốc lát thân hình vữa nát, thối tha hôi hám. Cả nhà vội vã lo mai táng. Về sau có một vị Hòa Thượng không biết từ đâu đến xin với Mã Sanh cho đào mả nàng, khi dở quan tài để xem, chỉ thấy dây vàng ròng khóa lấy xương cốt trong hòm. Hòa Thượng nói: Đây là Quán Thế Âm Bồ Tát thị hiển để hóa độ người tham dục. Nói xong. Hòa Thượng tay xách bộ hài cốt bay lên giữa hư không đi mất. (Trích Quan Âm Cảm Ứng Thiên)
Vua Minh Vương là Văn Túc Công cho tước người con gái là: Đàm Dương Đạo Nhơn. Lúc nhỏ Đàm Dương thơ Đức Quán Âm rất chí thành. Một hôm mộng thấy Bồ Tát dẫn đi xem tòa sen thất cửu ở Tây phương. Lại có một Ngài Bồ Tát hiện thân đầy đủ 32 tướng tốt trang nghiêm, hỏi Đàm Dương: “Đẹp không?” Đáp: “Đẹp”. Hỏi: “Ưa không?” Đáp: “Không”. “ Đã đẹp, vì sao không ưa?” “Đệ tử nghe Phật dạy: Nếu dùng sắc thấy ta, dùng âm thanh cầu ta, người ấy là tà đạo, không thể thấy Như Lai”. (Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhơn hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai). (Kinh Kim Cang). Bồ Tát hết sức hoan hỉ. (Trích Nhất Hạnh Cư Tập)
Vua Văn Tôn Hoàng Đế nhà Đường ưa ăn thịt bọp bọp (sò) có một hôm Lý Thiện mua một con bọp bọp rất lớn, giao mổ không ra. Tự tay Hoàng Đế gõ vào thì hả ra, trong ruột có một tượng Quán Thế Âm Bồ Tát. Hoàng Đế hết sức kinh dị, liền sắc dùng vàng trang sức một cái khảm bằng gỗ hương chiên đàn, đem đến Chùa Hương Thiện phụng thờ. Từ đó nhà vua không ăn sò nữa. (Trích Truyền Đăng Lục)
Đời nhà Tùy, Ngài Huệ Cung, đương lúc gặp vua Châu Võ phá pháp, Ngài qua Kinh Dương học đạo; Ngài Huệ Viễn ở chung Chùa thì qua Trường An nghe Kinh. Hơn 30 năm, hai Ngài mới gặp nhau lại. Ngài Huệ Viễn thuyết pháp, lời lẽ lưu loát nghe như suối chảy; Ngài Huệ Cung trái lại không biết thuyết pháp. Ngài Huệ Viễn nói: “Cách nhau đã nhiều năm, nay vui mừng được hội ngộ, tại làm sao không nói được lời gì? Phải chăng Ngài đã chứng được cảnh giới vô sở đắc ư?” Huệ Cung đáp: “Tôi chỉ tụng được một quyển Kinh Quán Thế Âm”. Huệ Viễn nói: “Cái đó ai cũng biết tụng, ông trước cùng tôi thề nguyện, trông mong chứng được đạo quả, không lý đã hơn 30 năm nay mà chỉ tụng được một quyển Kinh ư? Nếu không phải ám độn, thì cũng là biếng nhác! Vậy từ đây xin tuyệt giao”. Huệ Cung nói: “Một quyển Kinh tuy ít, nhưng chính là miệng Phật dạy ra, nếu ai tôn kính thì quyết được vô lượng phước đức, ngược lại khinh mạn thì bị vô lượng tội khổ. Mong rằng Ngài bớt giận, tôi xin tụng một biến, rồi sẽ cùng Ngài từ biệt”. Nói xong, đảnh lễ Phật, lên Pháp tọa, xướng câu đề Kinh thì hương thơm ngào ngạt khắp gần xa, đọc đến chánh văn thì nghe trên trời đánh nhạc, giữa hư không tự nhiên rải hoa cúng dường, tiếng nhạc du dương vang dội cả trời, hoa bay xấp xới rải rác khắp đất! Tụng xong hạ tọa, hoa nhạc mới ngưng. Ngài Huệ Viễn cúi đầu đảnh lễ khóc lóc sám hối rằng: “Huệ Viễn ngu độn, đâu dám sống còn ở dưới mặt trời, cúi mong Ngài tạm thời lưu trú day dỗ cho!” Ngài đáp: Huệ Cung bất tài không có năng lực, đó chẳng qua nhờ Phật lực mà thôi”. Nói xong vái chào từ biệt. (Trích Cao Tăng truyện tập II)
Ông Du Tập đời nhà Tống làm quan ở quận Hưng Hóa. Nhân đi thuyền đến xứ Hội Thượng, người trong thuyền đều mua bọp bọp nấu ăn, Du Tập không ăn đem thả xuống nước. Có một hôm gặp con rất lớn, Du Tập trả giá gấp hai để mua. Thuyền trưởng không bán, đem bỏ vào nồi nấu. Bỗng nghe tiếng kêu rất lớn, ánh sáng từ trong nồi tuôn ra. Dở nắp xem, con bọp bọp hả miệng, bên trong hiện một tượng Quán Thế Âm tướng tốt trang nghiêm, áo mũ, chuỗi nhọc anh lạc và buị trúc cành lá sum sê, đều là ngọc quý tạo thành. Du Tập gọi người cả thuyền đến xem, ai cũng niệm Phật sám hối, phát nguyện không ăn thịt bọp bọp nữa. (Trích Di Kiên Chí)
Đời nhà Đường, Ngài Huệ Nhật thuyền sư, đáp thuyền đi Ấn Độ lễ bái các Thánh tích Đức Phật Thích Ca Mưu Ni tại nước Kiền Đà La. Khi lên núi hướng Đông của thành ấy, chí thành cầu đảo Đức Quán Âm Bồ Tát, trông thấy Đại sĩ hiện thân bảo: “Chuyên tâm niệm danh hiệu Phật A Di Đà và phát nguyện vãng sanh Cực lạc thế giới, thấy Phật và ta, được rất nhiều lợi ích! Nên biết pháp môn Tịnh độ hơn tất cả các pháp môn khác”. Khi về nước, Ngài Huệ Nhật được nhà vua sắc tứ hiệu là Tứ Mẫu Tam Tạng, chuyên tu Tịnh độ, viết sách “Vãng sanh Tịnh độ” lưu hành ở đời. (Trích Cao Tăng truyện tập III)
Ở Ấn Độ Ngài Luận Sư Giới Hiền, trong thời gian giảng luận Du Già sư địa cho pháp sư Huyền Trang, có một người Bà la môn đến nói: “Tôi từng phát nguyện trước tượng Đức Quán Âm Bồ Tát tại núi Phổ Đà Lạc Già, kiếp sau làm Quốc vương; Bồ Tát hiện thân quở tôi rằng: “Tương lai có Luận Sư Giới Hiền, giảng luận Du già sư địa cho một vị Hòa Thượng người Trung Quốc, ngươi nên đến đó nghe, nhơn nhờ nghe pháp đó rồi được thấy Phật, cần chi phải làm quốc vương!” Nay quả nhiên như lời Ngài dạy, được nghe giáo pháp”. (Trích Đường Tam Tạng truyện)
Khi vua thành tổ nhà Minh đang làm Yên Vương, bà Vương hậu gặp ngày Nguyên đán ngồi tịnh niệm, thấy mình đi đến chỗ Đức Quán Âm Bồ Tát, hào quang rực rỡ, tràng phan bảo cái châu ngọc linh lung, đền đài rất tráng lệ. Bồ Tát bảo: “Phật dạy Kinh “Đệ nhất hi hữu đại công đức”, có thể tiêu tai chứng quả. Ngươi sẽ làm quốc mẫu thiên hạ, phước đức quang minh, có thể lãnh nhậm sự phó chúc này, để cứu bạt sinh linh”. Nói xong liền dùng nước cam lộ rưới lên đảnh, cảm giác thân tâm vô cùng mát mẻ! Khi tỉnh mộng trong miệng còn nghe mùi thơm, bèn đọc tụng những Kinh chú mà Bồ Tát đã truyền thọ trong khi mộng, không sót một chữ. Về sau gặp nạn giặc, binh vây thành rất nguy khốn, đều nhờ trì tụng Kinh Chú ấy mà cả thành nhơn dân đều được an ổn.
Ông Lý Văn Công đời nhà Đường, hỏi Ngài Dược Sơn Thiền sư rằng: Thế nào gọi là “Hắc phong xuy kỳ thuyền phưởng, phiêu nhập La sát quỷ quốc?” ( gió giữ thổi thuyền bè, trôi vào nước quỷ La sát?) Thiền sư đáp: Lý Tiểu Tử hỏi việc đó làm gì? Văn Công nổi giận đỏ mặt. Ngài cười bảo: Đó chính là gió dữ trôi thuyền bè vào nước quỷ La sát vậy. (Trích Cao Tăng truyện)
Ở Kinh Châu có một người họ Hoàng, tuổi già vợ chết, chỉ có một người con gái, định gả cho một người cháu bên ngoại. Người con gái lên 14 tuổi theo cha học tập, đã thông minh lại hiền đức, chị ta thêu một bức tượng Quán Âm Bồ Tát thờ phụng hết sức kiền thành. Một hôm nằm mộng thấy Đức Quán Âm đến bảo: cha ngươi người hiếu nghĩa, không lẽ vô hậu, ngặt vì tuổi già, nay ta làm cho ngươi biến thành nam tử. Liền trao cho một hoàn thuốc đỏ bảo bỏ vào miệng nuốt đi. Nuốt xong có cảm giác hơi nóng từ trong bụng đi thẳng xuống, ngủ luôn một giấc đến bảy ngày, tỉnh dậy thì đã biến thành con trai. Người cha nói với nhà rể, không ai tin cả cho là bội ước, kiện lên đến quan. Quan cho xét đúng sự thật, đôi bên đều lấy làm lạ, mọi người hết sức kinh ngạc! Sau đó người làm hai câu thơ:
Mộng trung biến hóa chơn kỳ sáng,
Hồng nhan hốt tái nam nhi tướng.
Dịch:
Chiêm bao biến hóa thật kỳ lạ,
Gái đẹp trở thành tướng trượng phu.
(Trích Thuật Dị Ký)
Triều nhà Minh có một người tên Dương Hoàng, con nhà Nho học, có tiết tháo, thường thanh khiết. Một hôm gặp giặc bao vây cả hương thôn, không nỡ ly khai phần mộ để tản cư, nên đem vợ con trốn vào trong rừng, cắt một người giữ mộ. Giặc vây đuổi quá gấp định bắt ông ta, ông ta liền nhảy xuống sông, người con trai 10 tuổi cũng nhảy theo cha, hai cha con đều chết chìm! Việc xảy ra vào năm Thuận Trị, Bính Tuất, tháng 3 ngày 26. Vài ngày sau thấy hai cha con ôm nhau nổi lên mặt nước, ai trông thấy cũng thương tâm rơi lệ! Vợ là Lục Thị, đương có mang, từ đó ăn chay niệm Phật, thờ Đức Quán Âm rất thành kính. Một hôm nằm mộng thấy một bà già đem đến một em bé, nói với Lục Thị rằng: Ta cho ngươi đây. Tỉnh dậy, đối trước bàn thờ Đức Quán Âm cầu nguyện rằng: “Con nguyện giọt máu sót trong bụng này, nếu là con trai thì quả thật là ân Bồ Tát ban cho.” Cuối năm sanh một gái! Lục Thị nói: “xong rồi! Nhà ta thế là vô hậu!” Qua Xuân nhóm họp thân tộc thưa rằng: “Chồng tôi không con trai, hiện có bao nhiêu điền sản, nên quân phân cho các cháu, xin lưu lại một ít vừa đủ mẹ con sống qua ngày mà thôi!” Nói xong lăn ra khóc nức nở, thân tộc ai cũng ngậm ngùi bất nhẫn, đều hẹn đến ngày chu niên làm Phật sự cho Hoàng rồi sẽ liệu. Đến ngày hội thân tộc làm Phật sự cầu siêu cho Hoàng viên mãn, đúng vào ngày 16 tháng 3. Bỗng em bé khóc rất lớn, bà mẹ ẵm con đi ngủ, mơ màng in như mộng mị. Bé càng khóc to. Khi bồng dậy thì tự nhiên đã biến thành con trai. Toàn cả thuộc tộc đều cho là lạ lùng, mới cảm thấy sợ cảm ứng của Quán Âm Bồ Tát thật không thể nghĩ bàn được. Mọi người đều phát lòng tin Phật, và đặt tên cho em bé là Phật tử( Phật cho.) (Trích Kỷ Cầu Thơ)
Lữ Mông Chánh ở triều nhà Tống, ai cũng biết danh, sau được sắc phong Văn Chánh Công. Ông ta mỗi sáng đều lạy Phật cầu nguyện: “Nếu không tin Phật thì đừng cầu thai vào nhà tôi, nguyện đời đời con cháu tôi đều là những người hộ trì Tam Bảo”. Về sau con cháu có người làm nên tướng quốc và đều phát tâm hộ trì Tam bảo cả. (Trích Tây Quy Trực Chỉ)
Triều nhà Tống, có Ngài Tuần Thức Đại Sư. Bà mẹ Ngài thường cầu nguyện với Đức Quán Âm Bồ Tát, một hôm đương nằm mộng thấy có người mỹ nữ trao cho một hột minh châu thì vừa sanh Ngài. Sanh được 7 tháng, Ngài đã biết niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát. Khi khôn lớn, vì quá ham học đến đỗi bị bệnh thổ huyết. Thấy đức bạch y Đại sĩ thò tay vào miệng bắt ra một ít sâu nhỏ, đầu ngón tay của đại sĩ lại tuôn ra nước cam lộ rớt vào trong miệng. Từ đó, NGÀI cảm thấy thân tâm mát mẻ, bệnh trước đều lành; trên đảnh Ngài nổi lên nhục kế cao gần một tấc, hai tay Ngài dài quá đầu gối, tiếng nói trong như chuông, dáng điệu uy nghi ai trông thấy cũng sanh lòng cung kỉnh. Nhà vua sắc phong Ngài hiệu là: “Từ Vân Sám chủ”. Ngài trước tác bài “Nhất tâm qui mạng” mà ta thường tụng hôm mai. (Trích Liên Tôn Bửu Giám)
Triều nhà Minh, Ngài Hám Sơn Đại Sư (lại có tên là Đức Thanh) là người họ Thái. Một đêm mẫu thân Ngài nằm mộng thấy Đức Quán Âm Đại Sĩ trao cho một em bé, thì vừa sanh hạ Ngài. Chín tuổi đã đọc được Kinh Phổ Môn. Sau xuất gia tu hành trở nên một đại danh đức, trước thuật rất nhiều. Thật là một bậc long trượng trong thiền học! (Trích Nhất Hạnh Cư tập)
Triều nhà Minh, Ngài Ngẫu Ích Đại Sư (lại có tên là Trí Húc) vốn con nhà họ Chung ở Ngô Huyện. Thân phụ Ngài gọi là Kỳ Trọng, chuyên trọ trì chú Quán Âm và chú Đại bi hơn mười năm, vợ chồng thành kính cầu con, sanh hạ được Ngài, sau xuất gia học đạo. Ngài Ngẫu Ích Đại Sư thật là một bậc đại thiện trí thức về triều nhà Minh, bác thông Tam tạng. Sanh bình trước thuật rất nhiều, giảng giải hơn 40 bộ cả Kinh và luật, trong số đó có bộ Di Đà yếu giải rất là tóm tắt và minh xác, được đời ham chuộng. (Trích Cao Tăng truyện)
Nguồn:http://www.tuonggodida.com/linh-ung-quan-the-am/
Được cảm ơn bởi: cloudstrife, phoenix18, Veronica07031, mitmitnana, quagia, baby263, HoaSenTuoiSang, công chúa mùa thu
- Tây Đô đạo sĩ
- Bát đẳng
- Bài viết: 7976
- Tham gia: 19:37, 19/10/10
- Đến từ: Tây Đô
TL: Luật nhân quả và cách cải thiện số mạng
BẠCH KHỞI LẠM SÁT PHẢI TỰ SÁT
Bạch Khởi là một vị tướng nổi tiếng của nước Tần thời Chiến quốc, rất giỏi dùng binh, được Chiêu Tương Vương trọng dụng. Sau khi lập đại công hiển hách thu phục hơn 70 thành liền được phong làm Võ An Quân.
Có một lần, Bạch Khởi chiến đấu với đại tướng Triệu Quát của nước Triệu ở Trường Bình (nay là phía tây bắc huyện Cao Bình, tỉnh Sơn Tây). Đang đánh nhau thì Bạch Khởi giả thua ra lệnh rút quân, dụ quân Triệu vào nơi hiểm yếu rồi dồn hết đại quân đánh úp, đồng thời cắt đứt đường tiếp tế lương thực của quân Triệu. Quân Tần bắn chết đại tướng Triệu Quát. Sau khi đại tướng đã chết, quân Triệu như rắn mất đầu, hoang mang sợ hãi nên kéo nhau đến đầu hàng quân Tần, cả thảy có đến hơn 400.000 người.
Bạch Khởi cho rằng những hàng binh này không đáng tin cậy, rất có thể sẽ chờ cơ hội để nổi dậy. Do đó ông liền ra lệnh chôn sống tất cả, bất chấp số người bị chôn sống lên đến hơn 400.000 người. Thật là một quyết định khủng khiếp!
Sau khi trận chiến này kết thúc, dân nước Triệu hết sức căm phẫn vì hành động dã man của Bạch Khởi.
Mấy năm sau, nước Tần lại cho Bạch Khởi dẫn đại binh sang muốn tiêu diệt nước Triệu. Quân dân nước Triệu khi ấy nuôi lòng căm hận ngút trời, lại thấy trước rằng nếu để thua quân Tần thì không thể nào sống sót được dưới tay Bạch Khởi. Vì thế, họ một lòng liều chết chiến đấu, sức mạnh trở nên không gì hơn được. Lần này quả nhiên Bạch Khởi đại bại, dẫn tàn quân chạy trối chết về nước.
Không lâu sau, vua Tần lại tiếp tục hạ lệnh cho Bạch Khởi lập tức dẫn binh đánh Triệu lần nữa. Bởi ám ảnh trận thua vừa qua nên Bạch Khởi liền giả bệnh, từ chối không đi. Vua Tần tức giận vô cùng, liền phế bỏ tước vị Võ An Quân, đồng thời ban cho một thanh kiếm để ông phải tự sát.
Bạch Khởi nhìn thanh kiếm mà lòng rối loạn như tơ vò, tự hỏi: “Ta đã phạm lỗi lầm gì đến nỗi phải bị vua ban cho cái chết?” Nhưng rồi ông lại tự nghĩ: “Đây hẳn là quả báo của việc ta làm trước đây. Trong trận Trường Bình, chỉ một quyết định của ta đã giết sạch hơn 40 vạn quân nước Triệu, mặc dù họ đã đầu hàng không kháng cự. Tội ác đó xét ra thật đáng chết vạn lần, không còn gì oan uổng nữa.” Nghĩ như vậy rồi liền vung kiếm lên tự sát.
Đại tướng quân Bạch Khởi công to như núi, chinh chiến bao năm giúp cho uy danh của nước Tần chấn động thiên hạ. Thế mà chỉ một lần thua trận, một lần từ chối dẫn quân ra trận, lẽ nào lại đáng tội chết hay sao? Đây chẳng qua là ác nghiệp sâu nặng nên dẫn đến Tần vương một phút hồ đồ mới xuống lệnh tự dứt đi một danh tướng của mình. Chuyện này tuy nhìn từ bên ngoài thấy có vẻ như vô lý, nhưng nếu xét từ nguồn gốc nhân quả của sự việc thì cái chết thảm của Bạch Khởi rõ ràng là không thể tránh khỏi. Hơn thế nữa, sau khi chết còn khó lòng tránh khỏi phải sa đọa vào ba đường ác vì tội giết hại quá nhiều mạng người.
(trích Lịch Sử Cảm Ứng Thống Ký)
GIẾT HÀNG BINH GẶP ĐẠI HỌA
Lý Quảng là võ tướng triều Hán, bắn cung rất giỏi, có tài dùng binh, hơn 70 lần đánh nhau với Hung nô đều thắng lợi. Cho nên quân Hung nô sợ ông như chuột sợ mèo, không dám dấy binh xâm phạm. Ông là vị tướng hiển hách một thời, các võ tướng đời sau khi nhắc đến Phi tướng Lý Quảng không ai là không khâm phục.
Vào thời Hán Văn Đế, Lý Quảng nhờ có công thảo phạt Hung nô nên được phong chức Tán kỵ thường thị, là một chức quan được ở bên cạnh hoàng đế để khuyên răn nhắc nhở, làm cố vấn cho hoàng đế. Đến thời Hán Võ Đế, ông giữ chức thái thú Bắc Bình.
Nhưng thuộc hạ của Lý Quảng rất nhiều người lại được phong các tước vị cao hơn Lý Quảng, trong khi đường đường là một đại tướng như ông mà cả đời chỉ làm đến chức Thái thú Bắc Kinh, không được phong hầu. Lý Quảng luôn thắc mắc về điều này, một hôm liền đến thỉnh giáo một thầy tướng số nổi tiếng tên là Vương Sóc:
– Ông xem tướng của ta có phải là không thể được phong hầu hay không?
Vương Sóc không trả lời ngay, hỏi lại:
– Tướng quân hãy tự xét lại mình xem có làm việc gì trái với đạo đức, luân lý hay chăng?
Lý Quảng suy nghĩ một lát rồi nói:
– Trước kia có lần ta dụ hàng hơn 800 quân rợ Khương, sau đó ra lệnh giết sạch. Việc ấy mãi đến nay ta vẫn còn cảm thấy cắn rứt, hối hận trong lòng.
Vương Sóc nói:
– Quân đã đầu hàng tức là không chống lại mình nữa, không cần phải giết. Tướng quân chỉ vì lòng sân hận mà hại chết nhiều người như thế, làm sao có thể không tổn hao âm đức. Tướng quân đời này không được phong hầu cũng là điều dễ hiểu.
Về sau, Lý Quảng có lần dẫn quân đi lạc đường, thế cùng phải thắt cổ tự vẫn. Lại đến đời cháu trai ông là Lý Lăng bị quân Hung nô vây khổn nhiều ngày phải đầu hàng. Do việc Lý Lăng đầu hàng quân Hung nô mà Hán đế ra lệnh giết chết tất cả những người thân thuộc của ông, mẹ và vợ của ông đều phải chết thảm. Quả nhiên tội báo của hành động giết người là không thể tránh khỏi.
(trích Lý Quảng truyện)
Nguồn:Phật Học Online - Thư Viện - Nhân quả báo ứng hiện đời
Bạch Khởi là một vị tướng nổi tiếng của nước Tần thời Chiến quốc, rất giỏi dùng binh, được Chiêu Tương Vương trọng dụng. Sau khi lập đại công hiển hách thu phục hơn 70 thành liền được phong làm Võ An Quân.
Có một lần, Bạch Khởi chiến đấu với đại tướng Triệu Quát của nước Triệu ở Trường Bình (nay là phía tây bắc huyện Cao Bình, tỉnh Sơn Tây). Đang đánh nhau thì Bạch Khởi giả thua ra lệnh rút quân, dụ quân Triệu vào nơi hiểm yếu rồi dồn hết đại quân đánh úp, đồng thời cắt đứt đường tiếp tế lương thực của quân Triệu. Quân Tần bắn chết đại tướng Triệu Quát. Sau khi đại tướng đã chết, quân Triệu như rắn mất đầu, hoang mang sợ hãi nên kéo nhau đến đầu hàng quân Tần, cả thảy có đến hơn 400.000 người.
Bạch Khởi cho rằng những hàng binh này không đáng tin cậy, rất có thể sẽ chờ cơ hội để nổi dậy. Do đó ông liền ra lệnh chôn sống tất cả, bất chấp số người bị chôn sống lên đến hơn 400.000 người. Thật là một quyết định khủng khiếp!
Sau khi trận chiến này kết thúc, dân nước Triệu hết sức căm phẫn vì hành động dã man của Bạch Khởi.
Mấy năm sau, nước Tần lại cho Bạch Khởi dẫn đại binh sang muốn tiêu diệt nước Triệu. Quân dân nước Triệu khi ấy nuôi lòng căm hận ngút trời, lại thấy trước rằng nếu để thua quân Tần thì không thể nào sống sót được dưới tay Bạch Khởi. Vì thế, họ một lòng liều chết chiến đấu, sức mạnh trở nên không gì hơn được. Lần này quả nhiên Bạch Khởi đại bại, dẫn tàn quân chạy trối chết về nước.
Không lâu sau, vua Tần lại tiếp tục hạ lệnh cho Bạch Khởi lập tức dẫn binh đánh Triệu lần nữa. Bởi ám ảnh trận thua vừa qua nên Bạch Khởi liền giả bệnh, từ chối không đi. Vua Tần tức giận vô cùng, liền phế bỏ tước vị Võ An Quân, đồng thời ban cho một thanh kiếm để ông phải tự sát.
Bạch Khởi nhìn thanh kiếm mà lòng rối loạn như tơ vò, tự hỏi: “Ta đã phạm lỗi lầm gì đến nỗi phải bị vua ban cho cái chết?” Nhưng rồi ông lại tự nghĩ: “Đây hẳn là quả báo của việc ta làm trước đây. Trong trận Trường Bình, chỉ một quyết định của ta đã giết sạch hơn 40 vạn quân nước Triệu, mặc dù họ đã đầu hàng không kháng cự. Tội ác đó xét ra thật đáng chết vạn lần, không còn gì oan uổng nữa.” Nghĩ như vậy rồi liền vung kiếm lên tự sát.
Đại tướng quân Bạch Khởi công to như núi, chinh chiến bao năm giúp cho uy danh của nước Tần chấn động thiên hạ. Thế mà chỉ một lần thua trận, một lần từ chối dẫn quân ra trận, lẽ nào lại đáng tội chết hay sao? Đây chẳng qua là ác nghiệp sâu nặng nên dẫn đến Tần vương một phút hồ đồ mới xuống lệnh tự dứt đi một danh tướng của mình. Chuyện này tuy nhìn từ bên ngoài thấy có vẻ như vô lý, nhưng nếu xét từ nguồn gốc nhân quả của sự việc thì cái chết thảm của Bạch Khởi rõ ràng là không thể tránh khỏi. Hơn thế nữa, sau khi chết còn khó lòng tránh khỏi phải sa đọa vào ba đường ác vì tội giết hại quá nhiều mạng người.
(trích Lịch Sử Cảm Ứng Thống Ký)
GIẾT HÀNG BINH GẶP ĐẠI HỌA
Lý Quảng là võ tướng triều Hán, bắn cung rất giỏi, có tài dùng binh, hơn 70 lần đánh nhau với Hung nô đều thắng lợi. Cho nên quân Hung nô sợ ông như chuột sợ mèo, không dám dấy binh xâm phạm. Ông là vị tướng hiển hách một thời, các võ tướng đời sau khi nhắc đến Phi tướng Lý Quảng không ai là không khâm phục.
Vào thời Hán Văn Đế, Lý Quảng nhờ có công thảo phạt Hung nô nên được phong chức Tán kỵ thường thị, là một chức quan được ở bên cạnh hoàng đế để khuyên răn nhắc nhở, làm cố vấn cho hoàng đế. Đến thời Hán Võ Đế, ông giữ chức thái thú Bắc Bình.
Nhưng thuộc hạ của Lý Quảng rất nhiều người lại được phong các tước vị cao hơn Lý Quảng, trong khi đường đường là một đại tướng như ông mà cả đời chỉ làm đến chức Thái thú Bắc Kinh, không được phong hầu. Lý Quảng luôn thắc mắc về điều này, một hôm liền đến thỉnh giáo một thầy tướng số nổi tiếng tên là Vương Sóc:
– Ông xem tướng của ta có phải là không thể được phong hầu hay không?
Vương Sóc không trả lời ngay, hỏi lại:
– Tướng quân hãy tự xét lại mình xem có làm việc gì trái với đạo đức, luân lý hay chăng?
Lý Quảng suy nghĩ một lát rồi nói:
– Trước kia có lần ta dụ hàng hơn 800 quân rợ Khương, sau đó ra lệnh giết sạch. Việc ấy mãi đến nay ta vẫn còn cảm thấy cắn rứt, hối hận trong lòng.
Vương Sóc nói:
– Quân đã đầu hàng tức là không chống lại mình nữa, không cần phải giết. Tướng quân chỉ vì lòng sân hận mà hại chết nhiều người như thế, làm sao có thể không tổn hao âm đức. Tướng quân đời này không được phong hầu cũng là điều dễ hiểu.
Về sau, Lý Quảng có lần dẫn quân đi lạc đường, thế cùng phải thắt cổ tự vẫn. Lại đến đời cháu trai ông là Lý Lăng bị quân Hung nô vây khổn nhiều ngày phải đầu hàng. Do việc Lý Lăng đầu hàng quân Hung nô mà Hán đế ra lệnh giết chết tất cả những người thân thuộc của ông, mẹ và vợ của ông đều phải chết thảm. Quả nhiên tội báo của hành động giết người là không thể tránh khỏi.
(trích Lý Quảng truyện)
Nguồn:Phật Học Online - Thư Viện - Nhân quả báo ứng hiện đời
Được cảm ơn bởi: cloudstrife, phoenix18, cunconhamchoi, mitmitnana, quagia, baby263, HoaSenTuoiSang, công chúa mùa thu
- Tây Đô đạo sĩ
- Bát đẳng
- Bài viết: 7976
- Tham gia: 19:37, 19/10/10
- Đến từ: Tây Đô
TL: Luật nhân quả và cách cải thiện số mạng
Lá Thư Từ Bên Kia Thế Giới
Bác sĩ Henri Desrives là một khoa học gia hoạt động, vui vẻ và yêu nghề. Như mọi nhà trí thức khác, ông sống một cuộc đời rất thực tế và không buồn lưu ý đến những điều mà khoa học chưa giải thích được. Ông không tin rằng có một linh hồn tồn tại sau khi chết vì thể xác chỉ là sự kết hợp của các vật chất hữu cơ và trí thông minh chẳng qua chỉ là sản phẩm của các tế bào thần kinh. Khi thể xác đã hư hoại thì trí thông minh cũng không thể tồn tại. Một hôm khi bàn chuyện với các con về đề tài đời sống sau khi chết, ông hứa sẽ liên lạc với các con nếu quả thật có một đời sống bên kia cửa tử. Cậu con trai Piere Desrives, cũng là một y sĩ, đã nói: "Nếu đã chết, làm sao cha có thể liên lạc với con được?" Bác sĩ Henri suy nghĩ một lúc rồi trả lời: "Cha không tin có một đời sống hay cõi giới nào ngoài đời sống này nhưng nếu sau khi chết mà cha thấy được điều gì thì cha sẽ tìm đủ mọi cách để liên lạc với các con". Vài năm sau, bác sĩ Desrives từ trần, các con ông vì bận việc nên cũng không để ý gì đến buổi bàn luận đó nữa. Khoảng hai năm sau, một nhóm nhân viên làm việc trong bệnh viện lập bàn cầu cơ chơi, bất ngờ cơ bút đã viết: "Xin cho gọi bác sĩ Piere Desrives đến vì tôi là cha cậu đó và tôi có mấy lời muốn nhắn nhủ với các con tôi". Ðược thông báo, bác sĩ Piere không tin tưởng mấy nhưng nhớ lại lời dặn của cha, ông bèn gọi các em đến tham dự buổi cơ bút này. Một người cầm giữ đầu một sợi dây, đầu kia cột vào một cây bút chì và chỉ một lát sau cây bút đã tự động chạy trên các trang giấy thành một bức thư như sau:
Các con thân mến,
Cha rất hài lòng đã gặp đủ mặt các con nơi đây. Gần một năm nay, cha có ý trông đợi để kể cho các con về những điều ở cõi bên này mà cha đã chứng kiến nhưng không có cơ hội.
Như các con đã biết, hôm đó sau khi ở bệnh viện về, cha thấy trong người mệt mõi lạ thường, cha bèn lên giường nằm và dần dần lịm đi luôn, không hay biết gì nữa. Một lúc sau cha thấy mình đang lơ lửng trong một bầu ánh sáng trong suốt như thủy tinh. Thật khó có thể tả rõ cảm tưởng của cha khi đó, nhưng không hiểu sao cha thấy trong mình dễ chịu, linh hoạt, thoải mái chứ không bị gò bó, ràng buộc như trước. Các con biết cha bị phong thấp nên đi đứng khó khăn, vậy mà lúc đó cha thấy mình có thể đi đứng, bay nhảy như hồi trai tráng. Cha có thể giơ tay giơ chân một cách thoải mái, không đau đớn gì. Ðang vẫy vùng trong biển ánh sáng đó thì bất chợt cha nhìn thấy cái thân thể của cha đang nằm bất động trên giường. Cha thấy rõ mẹ và các con đang quây quần chung quanh đó và phía trên thân thể của cha có một hình thể lờ mờ trông như một lùm mây màu xám đang lơ lửng. Cả gia đình đều đang xúc động và không hiểu sao cha cứ thấy trong mình buồn bực, khó chịu. Cha lên tiếng gọi nhưng không ai trả lời, cha bước đến nắm lấy tay mẹ con nhưng mẹ con không hề hay biết và tự nhiên cha ý thức rằng mình đã chết. Cha bị xúc động mạnh, nhưng may thay lúc đó mẹ con và các con đều lên tiếng cầu nguyện, tự nhiên cha thấy mình bình tĩnh hẳn lại như được an ủi. Cái cảm giác được đắm chìm trong những lời cầu nguyện này thật vô cùng thoải mái dễ chịu không thể tả xiết. Lớp ánh sáng bao quanh cha tự nhiên trở nên sáng chói và cả một cuộc đời của cha từ lúc thơ ấu đến khi trưởng thành bỗng hiện ra rõ rệt như trên màn ảnh. Từ việc gần đến việc xa, ngay cả những chi tiết nhỏ nhặt nhất cũng đều hiện ra rõ rệt trong tâm trí của cha. Hơn bao giờ hết, cha ý thức tường tận các hành vi của mình, các điều tốt lành, hữu ích mà cha đã làm cũng như các điều xấu xa, vô ích mà cha không tránh được. Tự nhiên cha thấy sung sướng về những điều thiện đã làm và hối tiếc về những điều mà đáng lẽ ra cha không nên làm. Cả một cuốn phim đời hiện ra một cách rõ rệt cho đến khi cha thấy mệt mỏi và thiếp đi như người buồn ngủ.
Cha ở trong tình trạng vật vờ, nửa ngủ nửa thức này một lúc khá lâu cho đến khi tỉnh dậy thì thấy mình vẫn lơ lửng trong một bầu ánh sáng có màu sắc rất lạ không giống như màu ánh sáng lần trước. Cha thấy mình có thể di chuyển một cách nhanh chóng, có lẽ vì không còn xác thân nữa. Cha thấy cũng có những người đang di chuyển gần đó nhưng mỗi lần muốn đến gần họ thì cha lại có cảm giác khó chịu làm sao. Một lúc sau cha đi đến một nơi có đông người tụ họp. Những người này có rung động dễ chịu nên cha có thể bước lại hỏi thăm họ một cách dễ dàng. Một người cho biết tùy theo các rung động thích hợp mà cha có thể tiếp xúc được với những người ở cõi bên này. Sở dĩ cha không thể tiếp xúc với một số người vì họ có sự rung động khác với "tần số rung động" (frequency) của cha. Sự giải thích có tính cách khoa học này làm cha tạm hài lòng. Người nọ cho biết thêm rằng ở cõi bên này tần số rung động rất quan trọng, và tùy theo nó mà người ta sẽ lựa chọn nơi chốn mà họ sống. Cũng như loài cá ở ngoài biển, có loài sống gần mặt nước, có loài sống ở lưng chừng và có loài sống dưới đáy sâu tùy theo sức ép của nước thì ở cõi bên này, tùy theo tần số rung động mà người ta có thể tìm đến được các cảnh giới khác nhau. Sự kiện này làm cha cảm thấy vô cùng thích thú vì như vậy quả có một cõi giới bên kia cửa tử và cõi này lại có nhiều cảnh giới khác nhau nữa.
Khi xưa cha không tin những quan niệm như thiên đàng hay địa ngục nhưng hiện nay cha thấy quan niệm này có thể được giải thích một cách khoa học qua việc các tần số rung động. Những tần số rung động này như thế nào? Tại sao cha lại có những tần số rung động hợp với một số người? Người nọ giải thích rằng tùy theo tình cảm của con người mà họ có những sự rung động khác nhau; người có tình thương cao cả khác với những người tính tình nhỏ mọn, ích kỷ hay những người hung ác, không hề biết thương yêu. Ðây là một điều lạ lùng mà trước nay cha không hề nghĩ đến. Cha bèn đặc câu hỏi về khả năng trí thức, phải chăng những khoa học gia như cha có những tần số rung động đặc biệt nào đó, thì người nọ trả lời rằng, khả năng trí thức hoàn toàn không có một giá trị nào ở cõi bên này cả. Ðiều này làm cho cha ít nhiều thất vọng. Người nọ cho biết rằng cái kiến thức chuyên môn mà cha tưởng là to tát chẳng qua chỉ là những mảnh vụn của một kho tàng kiến thức rất lớn mà bên này ai cũng có thể học hỏi được. Người nọ nhấn mạnh rằng, điều quan trọng là con người biết làm gì với những kiến thức đó. Sử dụng nó để phục vụ hay tiêu diệt nhân loại? Sử dụng nó vào mục đích vị tha hay ích kỷ? Sử dụng nó để đem lại niềm vui hay để gây đau khổ cho người khác? Thấy cha có vẻ thất vọng, người này bèn đưa cha đến một thư viện lớn, tại đây có lưu trữ hàng triệu cuốn sách mà cha có thể tham cứu, học hỏi. Chưa bao giờ cha lại xúc động như vậy. Có những cuốn sách rất cổ viết từ những thời đại xưa và có những cuốn sách ghi nhận những điều mà từ trước tới nay cha chưa hề nghe nói đến. Sau một thời gian nghiên cứu, cha thấy cái kiến thức mà mình vẫn hãnh diện thật ra chẳng đáng kể gì so với kho tàng kiến thức nơi đây. Ðến khi đó cha mới thấm thía điều người kia nói về khả năng trí thức của con người và bắt đầu ý thức về tần số rung động của mình.
Nơi cha đang sống có rất đông người, đa số vẫn giữ nguyên tính nết cũ như khi còn sống ở thế gian. Có người hiền từ vui vẻ, có người tinh nghịch ưa chọc phá người khác, có người điềm đạm, có kẻ lại nóng nảy. Quang cảnh nơi đây không khác cõi trần bao nhiêu; cũng có những dinh thự đồ sộ, to lớn; có những vườn hoa mỹ lệ với đủ các loại hoa nhiều màu sắc; có những ngọn núi rất cao hay sông hồ rất rộng. Lúc đầu cha ngạc nhiên khi thấy những cảnh vật này dường như luôn luôn thay đổi, nhưng về sau cha mới biết cảnh đó hiện hữu là do sức mạnh tư tưởng của những người sống tại đây. Ðiều này có thể giải thích giống như sự tưởng tượng ở cõi trần. Các con có thể tưởng tượng ra nhà cửa dinh thự trong đầu óc mình, nhưng ở cõi trần sức mạnh này rất yếu, chỉ hiện lên trong trí óc một lúc mà thôi. Bên này vì có những rung động đặc biệt nào đó phù hợp với sự rung động của tư tưởng làm gia tăng thêm sức mạnh khiến cho những hình ảnh này có thể được thực hiện một cách rõ ràng, chính xác và lâu bền hơn.
Các con đừng nghĩ rằng những người bên này chỉ suốt ngày rong chơi, tạo ra các hình ảnh theo ý muốn của họ; mà thật ra tất cả đều bận rộn theo đuổi các công việc riêng để chuẩn bị cho sự tái sinh. Vì mọi tư tưởng bên này đều tạo ra các hình ảnh nên đây là môi trường rất thích hợp để người ta có thể kiểm soát, ý thức rõ rệt hơn về tư tưởng của mình. Vì đời sống bên này không cần ăn uống, làm lụng nên người ta có nhiều thời giờ theo đuổi những công việc hay sở thích riêng. Có người mở trường dạy học, có kẻ theo đuổi các nghành chuyên môn như hội họa, âm nhạc, kiến trúc, văn chương thơ phú v.v.... Tóm lại, đây là môi trường để họ học hỏi, trau dồi các khả năng để chuẩn bị cho một đời sống mai sau. Phần cha đang học hỏi trong một phòng thí nghiệm khoa học để sau này có thể giúp ích cho nhân loại. Càng học hỏi, cha càng thấy cái kiến thức khi xưa của cha không có gì đáng kể và nền y khoa mà hiện nay các con đang theo đuổi thật ra không lấy gì làm tân tiến lắm nếu không nói rằng rất ấu trĩ so với điều cha được biết nơi đây. Hiển nhiên khoa học phát triển tùy theo khả năng trí thức của con người, mỗi thời đại lại có những sự phát triển hay tiến bộ khác nhau nên những giá trị cũng vì thế mà thay đổi. Có những giá trị mà thời trước là "khuôn vàng thước ngọc" thì đời sau lại bị coi là "cổ hủ, lỗi thời"; và như cha được biết thì những điều mà ngày nay đang được người đời coi trọng, ít lâu nữa cũng sẽ bị đào thải. Tuy nhiên cái tình thương, cái ý tưởng phụng sự mọi người, mọi sinh vật thì bất kỳ thời đại nào cũng không hề thay đổi, và đó mới là căn bản quan trọng mà con người cần phải biết. Càng học hỏi cha càng thấy chỉ có những gì có thể tồn tại được với thời gian mà không thay đổi thì mới đáng được gọi là chân lý. Cha mong các con hãy suy ngẫm về vấn đề này, xem đâu là những giá trị có tính cách trường tồn, bất biến để sống theo đó, thay vì theo đuổi nhũng giá trị chỉ có tính cách tạm bợ, hời hợt.
Cha biết rằng mọi ý nghĩ, tư tưởng, hành động đều có những rung động riêng và được lưu trữ lại trong ta như một cuốn sổ. Dĩ nhiên khi sống ở cõi trần, con người quá bận rộn với sinh kế, những ưu phiền của kiếp nhân sinh, không ý thức gì đến nó nên nó khép kín lại; nhưng khi bước qua cõi bên này thì nó từ từ mở ra như những trang giấy phô bày rõ rệt trước mắt. Nhờ vậy mà cha biết rõ rằng hạnh phúc hay khổ đau cũng đều do chính ta tạo ra và lưu trữ trong mình. Cuốn sổ lưu trữ này là bằng chứng cụ thể của những đời sống đã qua và chính nó kiểm soát tần số rung động của mỗi cá nhân. Tùy theo sự rung động mà mỗi cá nhân thích hợp với những cảnh giới riêng và sẽ sống tại đó khi bước qua cõi giới bên này. Do đó, muốn được thoải mái ở cõi bên này, các con phải biết chuẩn bị. Cha mong các con hãy bắt tay vào việc này ngay. Các con hãy rán làm những việc lành, từ bỏ những hành vi bất thiện. Khi làm bất cứ việc gì, các con hãy suy gẫm xem hậu quả việc đó như thế nào, liệu nó có gây đau khổ hay tổn thương cho ai không? Ðừng quá bận rộn suy tính những điều hơn lẽ thiệt mà hãy tập quên mình. Ðời người rất ngắn, các con không có nhiều thời giờ đâu.
Khi còn sống, đã có lúc cha dạy các con phải biết đầu tư thương mại để dành tiền bạc vào những trương mục tiết kiệm, những bất động sản, những chứng khoán... nhưng bây giờ cha biết rằng mình đã lầm. Một khi qua đến bên đây, các con không thể mang nhũng thứ đó theo được. Danh vọng, địa vị, tài sản vất chất chỉ là những thứ có tính cách tạm bợ, bèo bọt, đến hay đi như mây trôi, gió thổi, trước có sau không. Chỉ có tình thương mới là hành trang duy nhất mà các con có thể mang theo mình qua cõi giới bên này một cách thoải mái, không sợ hư hao mất mát. Tình thương giống như đá nam châm, nó thu hút những người thương nhau thực sự, để họ tiến lại gần nhau, kế hợp với nhau. Nó là một mãnh lực bất diệt, mạnh mẽ, trường tồn và chính nhờ lòng thương này mà người ta có thể tìm gặp lại nhau trải qua không gian hay thời gian. Chắc hẳn các con nghĩ rằng người cha nghiêm nghị đầy uy quyền khi trước đã trở nên mềm yếu chăng? Này các con, chỉ khi nào buông xuôi tay bước qua thế giới bên này, các con mới thực sự kinh nghiệm được trạng huống của mình, tốt hay xấu, hạnh phúc hay đau khổ, thích hợp với cảnh giới thanh cao tốt lành hay những nơi chốn thấp thỏi xấu xa. Hơn bao giờ hết, cha xác định rằng điều cha học hỏi nơi đây là một định luật khoa học thật đơn giản mà cũng thật huyền diệu. Nó chính là cái nguyên lý trật tự và điều hòa hằng hiện hữu trong vũ trụ. Sự lựa chọn để sống trong cảnh giới mỹ lệ đẹp đẽ hay tăm tối u minh đều do những tần số rung động của mình mà ra cả và chính mình phải chịu trách nhiệm về cuộc đời của mình hay lựa chọn những nơi mà mình sẽ đến.
Khi còn sống cha tin rằng chết là hết, con người chỉ là sự cấu tạo của các chất hữu cơ hợp lại, nhưng hiện nay cha biết mình đã lầm. Cha không biết phân biệt phần xác thân và phần tâm linh. Sự chết chỉ đến với phần thân xác trong khi phần tâm linh vẫn hoạt động không ngừng. Nó đã hoạt động như thế từ thuở nào rồi và sẽ còn tiếp tục mãi mãi. Hiển nhiên các nhân của cha không phải là cái thể xác đã bị hủy hoại kia mà là phần tâm linh vẫn tiếp tục hoạt động này, do đó cha mới cố gắng liên lạc với các con để hoàn tất điều mà cha đã hứa với các con khi xưa. Cha nghiệm được rằng sự sống giống như một giòng nước tuôn chảy không ngừng từ nơi này qua nơi khác, từ hình thức này qua hình thức khác. Khi trôi chảy qua những môi trường khác nhau nó sẽ bị ảnh hưởng những điều kiện khác nhau; và tùy theo sự học hỏi, kinh nghiệm mà nó ý thức được bản chất thiêng liêng thực sực của nó. Cũng như sống biển có đợt cao, đợt thấp thì đời người cũng có những lúc thăng trầm, khi vinh quang tột đỉnh, lúc khốn cùng tủi nhục, nhưng nếu biết nhìn lại toàn vẹn tiến trình của sự sống thì kiếp người có khác chi những làn sóng nhấp nhô, lăng xăng trên mặt biển đâu! Chỉ khi nào biết nhận thức về bản chất thật sự của mình vốn là nước chứ không phải là sóng thì các con sẽ ý thức được tính cách trường cửu của sự sống. Từ đó các con sẽ có một quan niệm rõ rệt rằng chết chỉ là một diễn tiến tất nhiên, một sự kiện cần thiết có tính cách giai đoạn chứ không phải một cái gì ghê gớm như người ta thường sợ hãi. Ðiều cần thiết không phải là trốn tránh sự chết hay ghê tởm nó, nhưng là sự chuẩn bị cho một sự kiện tất nhiên phải đến một cách thoải mái, ung dung vì nếu khi còn sống các con đã đem hết khả năng và phương tiện của mình để giúp đời, để yêu thương mọi loài thì lúc lâm chung, các con chẳng có gì phải luyến tiếc hay hổ thẹn với lương tâm cả. Trước khi từ biệt các con, cha muốn nói thêm rằng hiện nay cha đang sống một cách thoải mái, vui vẻ và an lạc chứ không hề khổ sở.
Bác sĩ Henri Desrives.
* Nhà văn Nguyên Phong biên soạn và dịch thuật.
Nguồn:Lá Thư Từ Bên Kia Thế Giới - [THẾ GIỚI VÔ HÌNH]
Bác sĩ Henri Desrives là một khoa học gia hoạt động, vui vẻ và yêu nghề. Như mọi nhà trí thức khác, ông sống một cuộc đời rất thực tế và không buồn lưu ý đến những điều mà khoa học chưa giải thích được. Ông không tin rằng có một linh hồn tồn tại sau khi chết vì thể xác chỉ là sự kết hợp của các vật chất hữu cơ và trí thông minh chẳng qua chỉ là sản phẩm của các tế bào thần kinh. Khi thể xác đã hư hoại thì trí thông minh cũng không thể tồn tại. Một hôm khi bàn chuyện với các con về đề tài đời sống sau khi chết, ông hứa sẽ liên lạc với các con nếu quả thật có một đời sống bên kia cửa tử. Cậu con trai Piere Desrives, cũng là một y sĩ, đã nói: "Nếu đã chết, làm sao cha có thể liên lạc với con được?" Bác sĩ Henri suy nghĩ một lúc rồi trả lời: "Cha không tin có một đời sống hay cõi giới nào ngoài đời sống này nhưng nếu sau khi chết mà cha thấy được điều gì thì cha sẽ tìm đủ mọi cách để liên lạc với các con". Vài năm sau, bác sĩ Desrives từ trần, các con ông vì bận việc nên cũng không để ý gì đến buổi bàn luận đó nữa. Khoảng hai năm sau, một nhóm nhân viên làm việc trong bệnh viện lập bàn cầu cơ chơi, bất ngờ cơ bút đã viết: "Xin cho gọi bác sĩ Piere Desrives đến vì tôi là cha cậu đó và tôi có mấy lời muốn nhắn nhủ với các con tôi". Ðược thông báo, bác sĩ Piere không tin tưởng mấy nhưng nhớ lại lời dặn của cha, ông bèn gọi các em đến tham dự buổi cơ bút này. Một người cầm giữ đầu một sợi dây, đầu kia cột vào một cây bút chì và chỉ một lát sau cây bút đã tự động chạy trên các trang giấy thành một bức thư như sau:
Các con thân mến,
Cha rất hài lòng đã gặp đủ mặt các con nơi đây. Gần một năm nay, cha có ý trông đợi để kể cho các con về những điều ở cõi bên này mà cha đã chứng kiến nhưng không có cơ hội.
Như các con đã biết, hôm đó sau khi ở bệnh viện về, cha thấy trong người mệt mõi lạ thường, cha bèn lên giường nằm và dần dần lịm đi luôn, không hay biết gì nữa. Một lúc sau cha thấy mình đang lơ lửng trong một bầu ánh sáng trong suốt như thủy tinh. Thật khó có thể tả rõ cảm tưởng của cha khi đó, nhưng không hiểu sao cha thấy trong mình dễ chịu, linh hoạt, thoải mái chứ không bị gò bó, ràng buộc như trước. Các con biết cha bị phong thấp nên đi đứng khó khăn, vậy mà lúc đó cha thấy mình có thể đi đứng, bay nhảy như hồi trai tráng. Cha có thể giơ tay giơ chân một cách thoải mái, không đau đớn gì. Ðang vẫy vùng trong biển ánh sáng đó thì bất chợt cha nhìn thấy cái thân thể của cha đang nằm bất động trên giường. Cha thấy rõ mẹ và các con đang quây quần chung quanh đó và phía trên thân thể của cha có một hình thể lờ mờ trông như một lùm mây màu xám đang lơ lửng. Cả gia đình đều đang xúc động và không hiểu sao cha cứ thấy trong mình buồn bực, khó chịu. Cha lên tiếng gọi nhưng không ai trả lời, cha bước đến nắm lấy tay mẹ con nhưng mẹ con không hề hay biết và tự nhiên cha ý thức rằng mình đã chết. Cha bị xúc động mạnh, nhưng may thay lúc đó mẹ con và các con đều lên tiếng cầu nguyện, tự nhiên cha thấy mình bình tĩnh hẳn lại như được an ủi. Cái cảm giác được đắm chìm trong những lời cầu nguyện này thật vô cùng thoải mái dễ chịu không thể tả xiết. Lớp ánh sáng bao quanh cha tự nhiên trở nên sáng chói và cả một cuộc đời của cha từ lúc thơ ấu đến khi trưởng thành bỗng hiện ra rõ rệt như trên màn ảnh. Từ việc gần đến việc xa, ngay cả những chi tiết nhỏ nhặt nhất cũng đều hiện ra rõ rệt trong tâm trí của cha. Hơn bao giờ hết, cha ý thức tường tận các hành vi của mình, các điều tốt lành, hữu ích mà cha đã làm cũng như các điều xấu xa, vô ích mà cha không tránh được. Tự nhiên cha thấy sung sướng về những điều thiện đã làm và hối tiếc về những điều mà đáng lẽ ra cha không nên làm. Cả một cuốn phim đời hiện ra một cách rõ rệt cho đến khi cha thấy mệt mỏi và thiếp đi như người buồn ngủ.
Cha ở trong tình trạng vật vờ, nửa ngủ nửa thức này một lúc khá lâu cho đến khi tỉnh dậy thì thấy mình vẫn lơ lửng trong một bầu ánh sáng có màu sắc rất lạ không giống như màu ánh sáng lần trước. Cha thấy mình có thể di chuyển một cách nhanh chóng, có lẽ vì không còn xác thân nữa. Cha thấy cũng có những người đang di chuyển gần đó nhưng mỗi lần muốn đến gần họ thì cha lại có cảm giác khó chịu làm sao. Một lúc sau cha đi đến một nơi có đông người tụ họp. Những người này có rung động dễ chịu nên cha có thể bước lại hỏi thăm họ một cách dễ dàng. Một người cho biết tùy theo các rung động thích hợp mà cha có thể tiếp xúc được với những người ở cõi bên này. Sở dĩ cha không thể tiếp xúc với một số người vì họ có sự rung động khác với "tần số rung động" (frequency) của cha. Sự giải thích có tính cách khoa học này làm cha tạm hài lòng. Người nọ cho biết thêm rằng ở cõi bên này tần số rung động rất quan trọng, và tùy theo nó mà người ta sẽ lựa chọn nơi chốn mà họ sống. Cũng như loài cá ở ngoài biển, có loài sống gần mặt nước, có loài sống ở lưng chừng và có loài sống dưới đáy sâu tùy theo sức ép của nước thì ở cõi bên này, tùy theo tần số rung động mà người ta có thể tìm đến được các cảnh giới khác nhau. Sự kiện này làm cha cảm thấy vô cùng thích thú vì như vậy quả có một cõi giới bên kia cửa tử và cõi này lại có nhiều cảnh giới khác nhau nữa.
Khi xưa cha không tin những quan niệm như thiên đàng hay địa ngục nhưng hiện nay cha thấy quan niệm này có thể được giải thích một cách khoa học qua việc các tần số rung động. Những tần số rung động này như thế nào? Tại sao cha lại có những tần số rung động hợp với một số người? Người nọ giải thích rằng tùy theo tình cảm của con người mà họ có những sự rung động khác nhau; người có tình thương cao cả khác với những người tính tình nhỏ mọn, ích kỷ hay những người hung ác, không hề biết thương yêu. Ðây là một điều lạ lùng mà trước nay cha không hề nghĩ đến. Cha bèn đặc câu hỏi về khả năng trí thức, phải chăng những khoa học gia như cha có những tần số rung động đặc biệt nào đó, thì người nọ trả lời rằng, khả năng trí thức hoàn toàn không có một giá trị nào ở cõi bên này cả. Ðiều này làm cho cha ít nhiều thất vọng. Người nọ cho biết rằng cái kiến thức chuyên môn mà cha tưởng là to tát chẳng qua chỉ là những mảnh vụn của một kho tàng kiến thức rất lớn mà bên này ai cũng có thể học hỏi được. Người nọ nhấn mạnh rằng, điều quan trọng là con người biết làm gì với những kiến thức đó. Sử dụng nó để phục vụ hay tiêu diệt nhân loại? Sử dụng nó vào mục đích vị tha hay ích kỷ? Sử dụng nó để đem lại niềm vui hay để gây đau khổ cho người khác? Thấy cha có vẻ thất vọng, người này bèn đưa cha đến một thư viện lớn, tại đây có lưu trữ hàng triệu cuốn sách mà cha có thể tham cứu, học hỏi. Chưa bao giờ cha lại xúc động như vậy. Có những cuốn sách rất cổ viết từ những thời đại xưa và có những cuốn sách ghi nhận những điều mà từ trước tới nay cha chưa hề nghe nói đến. Sau một thời gian nghiên cứu, cha thấy cái kiến thức mà mình vẫn hãnh diện thật ra chẳng đáng kể gì so với kho tàng kiến thức nơi đây. Ðến khi đó cha mới thấm thía điều người kia nói về khả năng trí thức của con người và bắt đầu ý thức về tần số rung động của mình.
Nơi cha đang sống có rất đông người, đa số vẫn giữ nguyên tính nết cũ như khi còn sống ở thế gian. Có người hiền từ vui vẻ, có người tinh nghịch ưa chọc phá người khác, có người điềm đạm, có kẻ lại nóng nảy. Quang cảnh nơi đây không khác cõi trần bao nhiêu; cũng có những dinh thự đồ sộ, to lớn; có những vườn hoa mỹ lệ với đủ các loại hoa nhiều màu sắc; có những ngọn núi rất cao hay sông hồ rất rộng. Lúc đầu cha ngạc nhiên khi thấy những cảnh vật này dường như luôn luôn thay đổi, nhưng về sau cha mới biết cảnh đó hiện hữu là do sức mạnh tư tưởng của những người sống tại đây. Ðiều này có thể giải thích giống như sự tưởng tượng ở cõi trần. Các con có thể tưởng tượng ra nhà cửa dinh thự trong đầu óc mình, nhưng ở cõi trần sức mạnh này rất yếu, chỉ hiện lên trong trí óc một lúc mà thôi. Bên này vì có những rung động đặc biệt nào đó phù hợp với sự rung động của tư tưởng làm gia tăng thêm sức mạnh khiến cho những hình ảnh này có thể được thực hiện một cách rõ ràng, chính xác và lâu bền hơn.
Các con đừng nghĩ rằng những người bên này chỉ suốt ngày rong chơi, tạo ra các hình ảnh theo ý muốn của họ; mà thật ra tất cả đều bận rộn theo đuổi các công việc riêng để chuẩn bị cho sự tái sinh. Vì mọi tư tưởng bên này đều tạo ra các hình ảnh nên đây là môi trường rất thích hợp để người ta có thể kiểm soát, ý thức rõ rệt hơn về tư tưởng của mình. Vì đời sống bên này không cần ăn uống, làm lụng nên người ta có nhiều thời giờ theo đuổi những công việc hay sở thích riêng. Có người mở trường dạy học, có kẻ theo đuổi các nghành chuyên môn như hội họa, âm nhạc, kiến trúc, văn chương thơ phú v.v.... Tóm lại, đây là môi trường để họ học hỏi, trau dồi các khả năng để chuẩn bị cho một đời sống mai sau. Phần cha đang học hỏi trong một phòng thí nghiệm khoa học để sau này có thể giúp ích cho nhân loại. Càng học hỏi, cha càng thấy cái kiến thức khi xưa của cha không có gì đáng kể và nền y khoa mà hiện nay các con đang theo đuổi thật ra không lấy gì làm tân tiến lắm nếu không nói rằng rất ấu trĩ so với điều cha được biết nơi đây. Hiển nhiên khoa học phát triển tùy theo khả năng trí thức của con người, mỗi thời đại lại có những sự phát triển hay tiến bộ khác nhau nên những giá trị cũng vì thế mà thay đổi. Có những giá trị mà thời trước là "khuôn vàng thước ngọc" thì đời sau lại bị coi là "cổ hủ, lỗi thời"; và như cha được biết thì những điều mà ngày nay đang được người đời coi trọng, ít lâu nữa cũng sẽ bị đào thải. Tuy nhiên cái tình thương, cái ý tưởng phụng sự mọi người, mọi sinh vật thì bất kỳ thời đại nào cũng không hề thay đổi, và đó mới là căn bản quan trọng mà con người cần phải biết. Càng học hỏi cha càng thấy chỉ có những gì có thể tồn tại được với thời gian mà không thay đổi thì mới đáng được gọi là chân lý. Cha mong các con hãy suy ngẫm về vấn đề này, xem đâu là những giá trị có tính cách trường tồn, bất biến để sống theo đó, thay vì theo đuổi nhũng giá trị chỉ có tính cách tạm bợ, hời hợt.
Cha biết rằng mọi ý nghĩ, tư tưởng, hành động đều có những rung động riêng và được lưu trữ lại trong ta như một cuốn sổ. Dĩ nhiên khi sống ở cõi trần, con người quá bận rộn với sinh kế, những ưu phiền của kiếp nhân sinh, không ý thức gì đến nó nên nó khép kín lại; nhưng khi bước qua cõi bên này thì nó từ từ mở ra như những trang giấy phô bày rõ rệt trước mắt. Nhờ vậy mà cha biết rõ rằng hạnh phúc hay khổ đau cũng đều do chính ta tạo ra và lưu trữ trong mình. Cuốn sổ lưu trữ này là bằng chứng cụ thể của những đời sống đã qua và chính nó kiểm soát tần số rung động của mỗi cá nhân. Tùy theo sự rung động mà mỗi cá nhân thích hợp với những cảnh giới riêng và sẽ sống tại đó khi bước qua cõi giới bên này. Do đó, muốn được thoải mái ở cõi bên này, các con phải biết chuẩn bị. Cha mong các con hãy bắt tay vào việc này ngay. Các con hãy rán làm những việc lành, từ bỏ những hành vi bất thiện. Khi làm bất cứ việc gì, các con hãy suy gẫm xem hậu quả việc đó như thế nào, liệu nó có gây đau khổ hay tổn thương cho ai không? Ðừng quá bận rộn suy tính những điều hơn lẽ thiệt mà hãy tập quên mình. Ðời người rất ngắn, các con không có nhiều thời giờ đâu.
Khi còn sống, đã có lúc cha dạy các con phải biết đầu tư thương mại để dành tiền bạc vào những trương mục tiết kiệm, những bất động sản, những chứng khoán... nhưng bây giờ cha biết rằng mình đã lầm. Một khi qua đến bên đây, các con không thể mang nhũng thứ đó theo được. Danh vọng, địa vị, tài sản vất chất chỉ là những thứ có tính cách tạm bợ, bèo bọt, đến hay đi như mây trôi, gió thổi, trước có sau không. Chỉ có tình thương mới là hành trang duy nhất mà các con có thể mang theo mình qua cõi giới bên này một cách thoải mái, không sợ hư hao mất mát. Tình thương giống như đá nam châm, nó thu hút những người thương nhau thực sự, để họ tiến lại gần nhau, kế hợp với nhau. Nó là một mãnh lực bất diệt, mạnh mẽ, trường tồn và chính nhờ lòng thương này mà người ta có thể tìm gặp lại nhau trải qua không gian hay thời gian. Chắc hẳn các con nghĩ rằng người cha nghiêm nghị đầy uy quyền khi trước đã trở nên mềm yếu chăng? Này các con, chỉ khi nào buông xuôi tay bước qua thế giới bên này, các con mới thực sự kinh nghiệm được trạng huống của mình, tốt hay xấu, hạnh phúc hay đau khổ, thích hợp với cảnh giới thanh cao tốt lành hay những nơi chốn thấp thỏi xấu xa. Hơn bao giờ hết, cha xác định rằng điều cha học hỏi nơi đây là một định luật khoa học thật đơn giản mà cũng thật huyền diệu. Nó chính là cái nguyên lý trật tự và điều hòa hằng hiện hữu trong vũ trụ. Sự lựa chọn để sống trong cảnh giới mỹ lệ đẹp đẽ hay tăm tối u minh đều do những tần số rung động của mình mà ra cả và chính mình phải chịu trách nhiệm về cuộc đời của mình hay lựa chọn những nơi mà mình sẽ đến.
Khi còn sống cha tin rằng chết là hết, con người chỉ là sự cấu tạo của các chất hữu cơ hợp lại, nhưng hiện nay cha biết mình đã lầm. Cha không biết phân biệt phần xác thân và phần tâm linh. Sự chết chỉ đến với phần thân xác trong khi phần tâm linh vẫn hoạt động không ngừng. Nó đã hoạt động như thế từ thuở nào rồi và sẽ còn tiếp tục mãi mãi. Hiển nhiên các nhân của cha không phải là cái thể xác đã bị hủy hoại kia mà là phần tâm linh vẫn tiếp tục hoạt động này, do đó cha mới cố gắng liên lạc với các con để hoàn tất điều mà cha đã hứa với các con khi xưa. Cha nghiệm được rằng sự sống giống như một giòng nước tuôn chảy không ngừng từ nơi này qua nơi khác, từ hình thức này qua hình thức khác. Khi trôi chảy qua những môi trường khác nhau nó sẽ bị ảnh hưởng những điều kiện khác nhau; và tùy theo sự học hỏi, kinh nghiệm mà nó ý thức được bản chất thiêng liêng thực sực của nó. Cũng như sống biển có đợt cao, đợt thấp thì đời người cũng có những lúc thăng trầm, khi vinh quang tột đỉnh, lúc khốn cùng tủi nhục, nhưng nếu biết nhìn lại toàn vẹn tiến trình của sự sống thì kiếp người có khác chi những làn sóng nhấp nhô, lăng xăng trên mặt biển đâu! Chỉ khi nào biết nhận thức về bản chất thật sự của mình vốn là nước chứ không phải là sóng thì các con sẽ ý thức được tính cách trường cửu của sự sống. Từ đó các con sẽ có một quan niệm rõ rệt rằng chết chỉ là một diễn tiến tất nhiên, một sự kiện cần thiết có tính cách giai đoạn chứ không phải một cái gì ghê gớm như người ta thường sợ hãi. Ðiều cần thiết không phải là trốn tránh sự chết hay ghê tởm nó, nhưng là sự chuẩn bị cho một sự kiện tất nhiên phải đến một cách thoải mái, ung dung vì nếu khi còn sống các con đã đem hết khả năng và phương tiện của mình để giúp đời, để yêu thương mọi loài thì lúc lâm chung, các con chẳng có gì phải luyến tiếc hay hổ thẹn với lương tâm cả. Trước khi từ biệt các con, cha muốn nói thêm rằng hiện nay cha đang sống một cách thoải mái, vui vẻ và an lạc chứ không hề khổ sở.
Bác sĩ Henri Desrives.
* Nhà văn Nguyên Phong biên soạn và dịch thuật.
Nguồn:Lá Thư Từ Bên Kia Thế Giới - [THẾ GIỚI VÔ HÌNH]
Được cảm ơn bởi: cloudstrife, ngoctrantran, phoenix18, mitmitnana, BillGates6868, quagia, HoaSenTuoiSang
TL: Luật nhân quả và cách cải thiện số mạng
Chào chú Tây Đô,
Chú ơi chú cho cháu hỏi 1 việc với ạ!
Việc là thế này: Tháng 7AL vừa rồi cháu có chuyển đến thuê 1 căn nhà chung cư, căn nhà này nằm ở tầng 3, có cửa và ban công chiếu trực diện vào cửa 1 nhà tang lễ của bệnh viện. Cháu k hiểu thế nào mà 100% các đêm ngủ tại đấy, cháu k thể ngủ được vào cả ban đêm và ban ngày. Hôm nào cũng 5-6h sáng bắt đầu ngủ và 8h sáng là tỉnh dậy. Cứ đặt mình xuống là cháu nghe thấy tiếng động xung quanh rồi giật thót mình tỉnh dậy. Trong khi cháu cứ sang nhà khác ngủ nhờ thì ngủ rất ngon, ngủ như chết. Cháu cứ cố gắng nghĩ là k có gì đâu, vì k muốn đầu hàng, nên nhiều lần cháu cố về nhà ngủ nhưng rồi lại bị tình trạng như vậy, rất nhiều ngày liên tục, cháu mệt mỏi, sợ hãi, thần kinh căng thẳng lắm, lại phải đi ngủ nhờ nhà khác tiếp (chỉ có cháu bị thế, còn những bạn khác vẫn ngủ bình thường). Chú cho cháu hỏi như vậy là do phong thủy k hợp với cháu hay có ma quỷ gì trêu trọc cháu k ạ, hay cháu bị thần hồn nát thần tính? Cháu đang tính đến việc chuyển nhà.
Cháu chân thành cám ơn chú!
Chú ơi chú cho cháu hỏi 1 việc với ạ!
Việc là thế này: Tháng 7AL vừa rồi cháu có chuyển đến thuê 1 căn nhà chung cư, căn nhà này nằm ở tầng 3, có cửa và ban công chiếu trực diện vào cửa 1 nhà tang lễ của bệnh viện. Cháu k hiểu thế nào mà 100% các đêm ngủ tại đấy, cháu k thể ngủ được vào cả ban đêm và ban ngày. Hôm nào cũng 5-6h sáng bắt đầu ngủ và 8h sáng là tỉnh dậy. Cứ đặt mình xuống là cháu nghe thấy tiếng động xung quanh rồi giật thót mình tỉnh dậy. Trong khi cháu cứ sang nhà khác ngủ nhờ thì ngủ rất ngon, ngủ như chết. Cháu cứ cố gắng nghĩ là k có gì đâu, vì k muốn đầu hàng, nên nhiều lần cháu cố về nhà ngủ nhưng rồi lại bị tình trạng như vậy, rất nhiều ngày liên tục, cháu mệt mỏi, sợ hãi, thần kinh căng thẳng lắm, lại phải đi ngủ nhờ nhà khác tiếp (chỉ có cháu bị thế, còn những bạn khác vẫn ngủ bình thường). Chú cho cháu hỏi như vậy là do phong thủy k hợp với cháu hay có ma quỷ gì trêu trọc cháu k ạ, hay cháu bị thần hồn nát thần tính? Cháu đang tính đến việc chuyển nhà.
Cháu chân thành cám ơn chú!
- Tây Đô đạo sĩ
- Bát đẳng
- Bài viết: 7976
- Tham gia: 19:37, 19/10/10
- Đến từ: Tây Đô
TL: Luật nhân quả và cách cải thiện số mạng
Forsythia
Chào chú Tây Đô,
Chú ơi chú cho cháu hỏi 1 việc với ạ!
Việc là thế này: Tháng 7AL vừa rồi cháu có chuyển đến thuê 1 căn nhà chung cư, căn nhà này nằm ở tầng 3, có cửa và ban công chiếu trực diện vào cửa 1 nhà tang lễ của bệnh viện. Cháu k hiểu thế nào mà 100% các đêm ngủ tại đấy, cháu k thể ngủ được vào cả ban đêm và ban ngày. Hôm nào cũng 5-6h sáng bắt đầu ngủ và 8h sáng là tỉnh dậy. Cứ đặt mình xuống là cháu nghe thấy tiếng động xung quanh rồi giật thót mình tỉnh dậy. Trong khi cháu cứ sang nhà khác ngủ nhờ thì ngủ rất ngon, ngủ như chết. Cháu cứ cố gắng nghĩ là k có gì đâu, vì k muốn đầu hàng, nên nhiều lần cháu cố về nhà ngủ nhưng rồi lại bị tình trạng như vậy, rất nhiều ngày liên tục, cháu mệt mỏi, sợ hãi, thần kinh căng thẳng lắm, lại phải đi ngủ nhờ nhà khác tiếp (chỉ có cháu bị thế, còn những bạn khác vẫn ngủ bình thường). Chú cho cháu hỏi như vậy là do phong thủy k hợp với cháu hay có ma quỷ gì trêu trọc cháu k ạ, hay cháu bị thần hồn nát thần tính? Cháu đang tính đến việc chuyển nhà.
Cháu chân thành cám ơn chú!
Việc này thông thường do cháu nhẹ bóng vía, nơi ở mới có vong linh vất vưởng nên khi mình đến ở họ không hài lòng nên họ cố ý làm cho cháu bất an. Nếu không chuyển đi nơi khác được thì cháu niệm Phật, tụng chú Đại bi hồi hướng công đức cho họ để họ được siêu thoát, đến bữa cơm bày 1 bát cơm một đôi đũa mời họ ăn thì sẽ ổn thôi. Đây gọi là "Sống chung với...ma" Chuyện này tôi làm thường xuyên nên không có gì đáng sợ. Họ rất cần mình giúp, mình làm được thì họ còn mang ơn mình nữa. Chào cháu.
Chào chú Tây Đô,
Chú ơi chú cho cháu hỏi 1 việc với ạ!
Việc là thế này: Tháng 7AL vừa rồi cháu có chuyển đến thuê 1 căn nhà chung cư, căn nhà này nằm ở tầng 3, có cửa và ban công chiếu trực diện vào cửa 1 nhà tang lễ của bệnh viện. Cháu k hiểu thế nào mà 100% các đêm ngủ tại đấy, cháu k thể ngủ được vào cả ban đêm và ban ngày. Hôm nào cũng 5-6h sáng bắt đầu ngủ và 8h sáng là tỉnh dậy. Cứ đặt mình xuống là cháu nghe thấy tiếng động xung quanh rồi giật thót mình tỉnh dậy. Trong khi cháu cứ sang nhà khác ngủ nhờ thì ngủ rất ngon, ngủ như chết. Cháu cứ cố gắng nghĩ là k có gì đâu, vì k muốn đầu hàng, nên nhiều lần cháu cố về nhà ngủ nhưng rồi lại bị tình trạng như vậy, rất nhiều ngày liên tục, cháu mệt mỏi, sợ hãi, thần kinh căng thẳng lắm, lại phải đi ngủ nhờ nhà khác tiếp (chỉ có cháu bị thế, còn những bạn khác vẫn ngủ bình thường). Chú cho cháu hỏi như vậy là do phong thủy k hợp với cháu hay có ma quỷ gì trêu trọc cháu k ạ, hay cháu bị thần hồn nát thần tính? Cháu đang tính đến việc chuyển nhà.
Cháu chân thành cám ơn chú!
Việc này thông thường do cháu nhẹ bóng vía, nơi ở mới có vong linh vất vưởng nên khi mình đến ở họ không hài lòng nên họ cố ý làm cho cháu bất an. Nếu không chuyển đi nơi khác được thì cháu niệm Phật, tụng chú Đại bi hồi hướng công đức cho họ để họ được siêu thoát, đến bữa cơm bày 1 bát cơm một đôi đũa mời họ ăn thì sẽ ổn thôi. Đây gọi là "Sống chung với...ma" Chuyện này tôi làm thường xuyên nên không có gì đáng sợ. Họ rất cần mình giúp, mình làm được thì họ còn mang ơn mình nữa. Chào cháu.
Được cảm ơn bởi: Forsythia, manhho, HoaSenTuoiSang
TL: Luật nhân quả và cách cải thiện số mạng
Dạ, cám ơn chú!
Những khi k ngủ được, cháu thường niệm chú, tuy nhiên vẫn rất khó ngủ.
Cháu k rõ thực sự cháu có nhẹ vía hay k? Bình thường cháu k sợ gì hết, nhưng ngay trước hôm chuyển đến nhà này cháu chứng kiến 1 chuyện, làm cho cháu đến giờ vẫn sợ.
Chả là trước đây cháu ở bên nhà bác cháu bên 1 khu rất đông đúc bên quận Tân Bình. Nhà bác cháu có ông anh mất từ hồi 16t, cách đây 25 năm, từ ngoài Bắc, nhưng anh vì thương yêu lưu luyến bố mẹ nên khi hai bác cháu từ Bắc vào Nam, anh cũng đi theo vào, bác cháu có lập bàn thờ cho anh cùng ông bà trên tầng 3, và hồi trước thường xuyên anh về. Đêm có 1 thằng em ngủ trên đó, anh thường xuyên ra xoa chân cho nó. Thi thoảng anh cũng xuống tầng 2 để chọc bố mẹ.
Gần đây anh nói anh đã được thăng chức gì ấy cao lắm nên bận lắm, ít khi về nhà.
Nhưng hôm rồi: con em gái cháu vừa ở HN vào, có qua thăm hai bác và đứa cháu. K hiểu tại sao đứa cháu 1tuổi bình thường nó lỳ lợm lắm, chả bao giờ biết khóc là gì, hôm ấy nó khóc ngằn ngặt, k dứt, cứ tắt điện đi thì nó lại khóc toáng lên rồi ôm chặt cổ bác, víu chặt sợ hãi. Nó khóc k ngừng nghỉ. Bác mới lên bàn thờ thắp hương khấn anh, thế là con cháu im lặng và đi ngủ. Đêm hôm sau thằng em họ vẫn hay nằm trên tầng 3, bị người ôm, nó càng cựa quậy thì càng bị ôm chặt, thế là nó k vùng vậy nữa, kệ cho ôm thì vòng ôm lỏng dần, lúc sau nó vùng dậy và phi xuống tầng 2 nằm, lại tiếp tục bị ôm tiếp, thế là nó sợ ra ngồi cạnh bác cháu, k dám ngủ đến sáng. Thế là sự kiện ấy làm xôn xao tất cả mọi người trong nhà, khắp nhà bàn tán. Chả là nhà bác cháu đất đai rất rộng, con cháu ở Bắc vào lại hay qua nhà bác ở luôn. Tối hôm ấy, bọn cháu có 5 đứa đang ngồi nói chuyện với nhau về chuyện ấy, em gái của anh đang ba hoa kể lể thì đột nhiên anh nhập vào 1 chị. 3 đứa kia nó nhìn trực diện lúc ấy, thấy nó bảo mặt chuyển trạng thái và ánh mắt sợ lắm, đỏ quạch, quắc lên nhìn chúng nó rất là tức giận, nó vẫn còn ám ảnh, thế là chúng nó rú lên rồi bỏ chạy tán loạn, vứt lại mình cháu, cháu chưa bao giờ chứng kiến cảnh đấy nên lúc đó cháu hồn vía lên mây, sợ gần chết k nói được câu nào, k biết làm gì. Chạy cũng k nổi vì cháu ngồi phía trong, chị kia án ngữ bên ngoài. Về sau cháu thấy vong kêu khóc suốt: "K phải tao đâu, gọi mẹ tao xuống đây cho tao" rất nhiều, cháu mới nghĩ ra là anh cháu, thế là cháu lần sờ điện thoại để gọi bác cháu xuống mà k tài nào lần được ra số vì cháu sợ quá, nên cuống. Mãi về sau bác xuống, cháu mới hoàn hồn. Anh cháu nhắc đi nhắc lại: người trêu em và trêu cháu k phải là con đâu, mà là người lạ, nhưng anh k được phép tiết lộ vì người ấy làm chức to lắm, nhưng anh tức quá, vì bị đổ vạ nên phải về thanh minh, dù anh bận lắm, k có thời gian mà về (hic, cháu thấy sợ lắm vì cháu tưởng nhà mình có thờ thổ công, thờ phật thì ma lạ làm sao vào được nhà hả chú???). Anh thương mẹ lắm, cứ ôm mẹ mà khóc lóc, khuyên nhủ, dặn dò vì gần đây bác cháu có nhiều chuyện rất buồn, nên khi anh chào bác đi 3 lần mà cứ lưu luyến k đi rồi lại quay lại khóc thương mẹ. Anh còn dặn dò: đừng thắp hương những ngày bình thường, vì thắp những ngày ấy chỉ tổ rước ma lạ vào nhà. Mà cũng đừng gửi gì cho anh, hoang phí lắm, anh ở dưới kia đầy đủ mọi thứ. Rằm tháng 7 nhớ cúng cô hồn thật to, vì xung quanh nhà mình nhiều ma đói lắm, khổ thân chúng nó. Anh cháu nói được khoảng 45p rồi đi. Thế là cả nhà sợ lắm, đêm hôm ấy bọn cháu 3 đứa phải ngủ chung với nhau, cháu có dám ngủ đâu mà thiếp đi được 1 tí thì bị bóng đè, thế là chả dám ngủ luôn. Hôm sau cháu chuyển nhà luôn. Gần đây cháu có nhiều chuyện bế tắc nên cháu hay đi chùa và siêng qua thắp hương cho anh lắm, biết anh thiêng nên chỉ mong gặp được anh 1 lần, lần này gặp được thì cháu lại sợ hãi vô cùng.
Những khi k ngủ được, cháu thường niệm chú, tuy nhiên vẫn rất khó ngủ.
Cháu k rõ thực sự cháu có nhẹ vía hay k? Bình thường cháu k sợ gì hết, nhưng ngay trước hôm chuyển đến nhà này cháu chứng kiến 1 chuyện, làm cho cháu đến giờ vẫn sợ.
Chả là trước đây cháu ở bên nhà bác cháu bên 1 khu rất đông đúc bên quận Tân Bình. Nhà bác cháu có ông anh mất từ hồi 16t, cách đây 25 năm, từ ngoài Bắc, nhưng anh vì thương yêu lưu luyến bố mẹ nên khi hai bác cháu từ Bắc vào Nam, anh cũng đi theo vào, bác cháu có lập bàn thờ cho anh cùng ông bà trên tầng 3, và hồi trước thường xuyên anh về. Đêm có 1 thằng em ngủ trên đó, anh thường xuyên ra xoa chân cho nó. Thi thoảng anh cũng xuống tầng 2 để chọc bố mẹ.
Gần đây anh nói anh đã được thăng chức gì ấy cao lắm nên bận lắm, ít khi về nhà.
Nhưng hôm rồi: con em gái cháu vừa ở HN vào, có qua thăm hai bác và đứa cháu. K hiểu tại sao đứa cháu 1tuổi bình thường nó lỳ lợm lắm, chả bao giờ biết khóc là gì, hôm ấy nó khóc ngằn ngặt, k dứt, cứ tắt điện đi thì nó lại khóc toáng lên rồi ôm chặt cổ bác, víu chặt sợ hãi. Nó khóc k ngừng nghỉ. Bác mới lên bàn thờ thắp hương khấn anh, thế là con cháu im lặng và đi ngủ. Đêm hôm sau thằng em họ vẫn hay nằm trên tầng 3, bị người ôm, nó càng cựa quậy thì càng bị ôm chặt, thế là nó k vùng vậy nữa, kệ cho ôm thì vòng ôm lỏng dần, lúc sau nó vùng dậy và phi xuống tầng 2 nằm, lại tiếp tục bị ôm tiếp, thế là nó sợ ra ngồi cạnh bác cháu, k dám ngủ đến sáng. Thế là sự kiện ấy làm xôn xao tất cả mọi người trong nhà, khắp nhà bàn tán. Chả là nhà bác cháu đất đai rất rộng, con cháu ở Bắc vào lại hay qua nhà bác ở luôn. Tối hôm ấy, bọn cháu có 5 đứa đang ngồi nói chuyện với nhau về chuyện ấy, em gái của anh đang ba hoa kể lể thì đột nhiên anh nhập vào 1 chị. 3 đứa kia nó nhìn trực diện lúc ấy, thấy nó bảo mặt chuyển trạng thái và ánh mắt sợ lắm, đỏ quạch, quắc lên nhìn chúng nó rất là tức giận, nó vẫn còn ám ảnh, thế là chúng nó rú lên rồi bỏ chạy tán loạn, vứt lại mình cháu, cháu chưa bao giờ chứng kiến cảnh đấy nên lúc đó cháu hồn vía lên mây, sợ gần chết k nói được câu nào, k biết làm gì. Chạy cũng k nổi vì cháu ngồi phía trong, chị kia án ngữ bên ngoài. Về sau cháu thấy vong kêu khóc suốt: "K phải tao đâu, gọi mẹ tao xuống đây cho tao" rất nhiều, cháu mới nghĩ ra là anh cháu, thế là cháu lần sờ điện thoại để gọi bác cháu xuống mà k tài nào lần được ra số vì cháu sợ quá, nên cuống. Mãi về sau bác xuống, cháu mới hoàn hồn. Anh cháu nhắc đi nhắc lại: người trêu em và trêu cháu k phải là con đâu, mà là người lạ, nhưng anh k được phép tiết lộ vì người ấy làm chức to lắm, nhưng anh tức quá, vì bị đổ vạ nên phải về thanh minh, dù anh bận lắm, k có thời gian mà về (hic, cháu thấy sợ lắm vì cháu tưởng nhà mình có thờ thổ công, thờ phật thì ma lạ làm sao vào được nhà hả chú???). Anh thương mẹ lắm, cứ ôm mẹ mà khóc lóc, khuyên nhủ, dặn dò vì gần đây bác cháu có nhiều chuyện rất buồn, nên khi anh chào bác đi 3 lần mà cứ lưu luyến k đi rồi lại quay lại khóc thương mẹ. Anh còn dặn dò: đừng thắp hương những ngày bình thường, vì thắp những ngày ấy chỉ tổ rước ma lạ vào nhà. Mà cũng đừng gửi gì cho anh, hoang phí lắm, anh ở dưới kia đầy đủ mọi thứ. Rằm tháng 7 nhớ cúng cô hồn thật to, vì xung quanh nhà mình nhiều ma đói lắm, khổ thân chúng nó. Anh cháu nói được khoảng 45p rồi đi. Thế là cả nhà sợ lắm, đêm hôm ấy bọn cháu 3 đứa phải ngủ chung với nhau, cháu có dám ngủ đâu mà thiếp đi được 1 tí thì bị bóng đè, thế là chả dám ngủ luôn. Hôm sau cháu chuyển nhà luôn. Gần đây cháu có nhiều chuyện bế tắc nên cháu hay đi chùa và siêng qua thắp hương cho anh lắm, biết anh thiêng nên chỉ mong gặp được anh 1 lần, lần này gặp được thì cháu lại sợ hãi vô cùng.
Được cảm ơn bởi: phoenix18, manhho
- Tây Đô đạo sĩ
- Bát đẳng
- Bài viết: 7976
- Tham gia: 19:37, 19/10/10
- Đến từ: Tây Đô
TL: Luật nhân quả và cách cải thiện số mạng
Forsythia đã viết:Dạ, cám ơn chú!
Những khi k ngủ được, cháu thường niệm chú, tuy nhiên vẫn rất khó ngủ.
Cháu k rõ thực sự cháu có nhẹ vía hay k? Bình thường cháu k sợ gì hết, nhưng ngay trước hôm chuyển đến nhà này cháu chứng kiến 1 chuyện, làm cho cháu đến giờ vẫn sợ.
Chả là trước đây cháu ở bên nhà bác cháu bên 1 khu rất đông đúc bên quận Tân Bình. Nhà bác cháu có ông anh mất từ hồi 16t, cách đây 25 năm, từ ngoài Bắc, nhưng anh vì thương yêu lưu luyến bố mẹ nên khi hai bác cháu từ Bắc vào Nam, anh cũng đi theo vào, bác cháu có lập bàn thờ cho anh cùng ông bà trên tầng 3, và hồi trước thường xuyên anh về. Đêm có 1 thằng em ngủ trên đó, anh thường xuyên ra xoa chân cho nó. Thi thoảng anh cũng xuống tầng 2 để chọc bố mẹ.
Gần đây anh nói anh đã được thăng chức gì ấy cao lắm nên bận lắm, ít khi về nhà.
Nhưng hôm rồi: con em gái cháu vừa ở HN vào, có qua thăm hai bác và đứa cháu. K hiểu tại sao đứa cháu 1tuổi bình thường nó lỳ lợm lắm, chả bao giờ biết khóc là gì, hôm ấy nó khóc ngằn ngặt, k dứt, cứ tắt điện đi thì nó lại khóc toáng lên rồi ôm chặt cổ bác, víu chặt sợ hãi. Nó khóc k ngừng nghỉ. Bác mới lên bàn thờ thắp hương khấn anh, thế là con cháu im lặng và đi ngủ. Đêm hôm sau thằng em họ vẫn hay nằm trên tầng 3, bị người ôm, nó càng cựa quậy thì càng bị ôm chặt, thế là nó k vùng vậy nữa, kệ cho ôm thì vòng ôm lỏng dần, lúc sau nó vùng dậy và phi xuống tầng 2 nằm, lại tiếp tục bị ôm tiếp, thế là nó sợ ra ngồi cạnh bác cháu, k dám ngủ đến sáng. Thế là sự kiện ấy làm xôn xao tất cả mọi người trong nhà, khắp nhà bàn tán. Chả là nhà bác cháu đất đai rất rộng, con cháu ở Bắc vào lại hay qua nhà bác ở luôn. Tối hôm ấy, bọn cháu có 5 đứa đang ngồi nói chuyện với nhau về chuyện ấy, em gái của anh đang ba hoa kể lể thì đột nhiên anh nhập vào 1 chị. 3 đứa kia nó nhìn trực diện lúc ấy, thấy nó bảo mặt chuyển trạng thái và ánh mắt sợ lắm, đỏ quạch, quắc lên nhìn chúng nó rất là tức giận, nó vẫn còn ám ảnh, thế là chúng nó rú lên rồi bỏ chạy tán loạn, vứt lại mình cháu, cháu chưa bao giờ chứng kiến cảnh đấy nên lúc đó cháu hồn vía lên mây, sợ gần chết k nói được câu nào, k biết làm gì. Chạy cũng k nổi vì cháu ngồi phía trong, chị kia án ngữ bên ngoài. Về sau cháu thấy vong kêu khóc suốt: "K phải tao đâu, gọi mẹ tao xuống đây cho tao" rất nhiều, cháu mới nghĩ ra là anh cháu, thế là cháu lần sờ điện thoại để gọi bác cháu xuống mà k tài nào lần được ra số vì cháu sợ quá, nên cuống. Mãi về sau bác xuống, cháu mới hoàn hồn. Anh cháu nhắc đi nhắc lại: người trêu em và trêu cháu k phải là con đâu, mà là người lạ, nhưng anh k được phép tiết lộ vì người ấy làm chức to lắm, nhưng anh tức quá, vì bị đổ vạ nên phải về thanh minh, dù anh bận lắm, k có thời gian mà về (hic, cháu thấy sợ lắm vì cháu tưởng nhà mình có thờ thổ công, thờ phật thì ma lạ làm sao vào được nhà hả chú???). Anh thương mẹ lắm, cứ ôm mẹ mà khóc lóc, khuyên nhủ, dặn dò vì gần đây bác cháu có nhiều chuyện rất buồn, nên khi anh chào bác đi 3 lần mà cứ lưu luyến k đi rồi lại quay lại khóc thương mẹ. Anh còn dặn dò: đừng thắp hương những ngày bình thường, vì thắp những ngày ấy chỉ tổ rước ma lạ vào nhà. Mà cũng đừng gửi gì cho anh, hoang phí lắm, anh ở dưới kia đầy đủ mọi thứ. Rằm tháng 7 nhớ cúng cô hồn thật to, vì xung quanh nhà mình nhiều ma đói lắm, khổ thân chúng nó. Anh cháu nói được khoảng 45p rồi đi. Thế là cả nhà sợ lắm, đêm hôm ấy bọn cháu 3 đứa phải ngủ chung với nhau, cháu có dám ngủ đâu mà thiếp đi được 1 tí thì bị bóng đè, thế là chả dám ngủ luôn. Hôm sau cháu chuyển nhà luôn. Gần đây cháu có nhiều chuyện bế tắc nên cháu hay đi chùa và siêng qua thắp hương cho anh lắm, biết anh thiêng nên chỉ mong gặp được anh 1 lần, lần này gặp được thì cháu lại sợ hãi vô cùng.
Cháu đọc bài này nhé:
Muốn làm lợi ích cho người thân, ngoài việc phụng dưỡng cha mẹ, thương mến giúp đỡ anh chị em và dòng họ còn hiện tiền, việc rất cần thiết là giúp đỡ cho vong linh những người đã khuất được tái sinh đầu thai hoặc được siêu sinh tịnh độ.
Chúng ta bị vô minh che lấp nên không thể nhìn thấy các vong linh không được tái sinh, không ai giúp đỡ lang thang đói lạnh khổ sở thế nào. Họ ngày đêm trông ngóng người nhà làm công đức, cúng thức ăn, quan tâm đến họ như người tù chờ thăm nuôi. Ấy vậy mà đa phần chúng ta cho rằng chết là hết, vô tình đối xử với ông bà dòng họ mình quá tệ, chỉ biết vun vén hưởng thụ phần mình, không có ý niệm gì về cõi giới người đã khuất.
Chúng ta may mắn được làm người, có khả năng làm việc thiện, tạo nhiều công đức gửi cho người đã khuất và giúp được cho họ thoát khổ, chỉ cần có ý niệm quan tâm, họ đã được an ủi rất nhiều.
Việc tụng kinh chú cầu siêu cho người đã khuất nên chọn cuốn kinh Nhật tụng, cuốn kinh này có thể thỉnh ở chùa hoặc mua ở hiệu sách cũng được. Trong đó có các phẩm " Kinh A Di Đà", "Kinh Phổ môn" và ở đầu các kinh đều có chú Đại bi. Đây là các kinh nên đọc tụng để cầu siêu cho các vong linh người đã khuất. Có thể đọc mỗi lần 1 phẩm hoặc chỉ đọc chú Đại bi cũng được.
Trước khi đọc tụng, nên tắm rửa sạch sẽ, súc miệng rửa mặt, đốt hương cắm vào các lư trên bàn thờ và bắt đầu đọc tụng. Sau khi tụng hết nhớ đọc "Xin hồi hướng công đức phúng tụng kinh chú, xưng tán hồng danh chư Phật chư Bồ tát đến tất cả các vong linh gia quyến nhiều đời, các oan gia trái chủ, cầu mong cho họ được thoát khổ vãng sinh tịnh độ" Đọc 3 lần như thế là xong.
Nếu mình thường xuyên làm được như thế, bản thân chúng ta cũng được hưởng nhiều phúc báo. Nên làm thêm các việc từ thiện, cúng chùa, phóng sinh... và cũng hồi hướng công đức như trên thì rất tốt.
Chúc cháu khỏe.
Được cảm ơn bởi: Quan Nguyen, Forsythia, quagia, HoaSenTuoiSang
TL: Luật nhân quả và cách cải thiện số mạng
Dạ, cám ơn chú! Kính chúc chú cùng gia đình luôn mạnh khỏe ạ!