HOÀNG CỰC TỰ NGÔN

Các bài viết học thuật về dịch lý, thái ất, kỳ môn...
Trả lời bài viết
Em Tho
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 58
Tham gia: 12:38, 30/04/09

HOÀNG CỰC TỰ NGÔN

Gửi bài gửi bởi Em Tho »

TỰA
Dịch, đồ thuyết ở đầu thiên, lấy Lạc thư xét Ngũ hành phối với vị quẻ, bảo rằng Dương Hỏa gửi trong Cấn Thổ, Âm Thủy gửi trong Khôn Thổ, đều lệ suy quái vị của Văn Vương, tồn nghi vài điều tạp thuyết vậy. Số của Hà đồ và Ngũ hành phối nhau, 10 can kính ở 8 vị cùng 8 quái, khi nạp Thiên can vào Quẻ thì dựa vào số thứ tự Tiên thiên bát quái phối với thứ tự 10 Thiên can phân theo Ngũ hành như sau: Càn 1 đứng đầu nạp Giáp Mộc đứng đầu của Thiên can, Càn là Dương nạp Giáp cũng là Dương. Tiếp đến Đoài 2 phối với cặp Thiên can thứ 2 là Bính - Đinh thuộc Hỏa, Đoài quẻ âm nên Đinh thuộc âm. Tiếp đến Ly 3 phối với cặp Thiên can thứ 3 là Mậu - Kỷ thuộc Thổ, Ly là quẻ âm nên nạp Kỷ là can âm. Chấn 4 phối với cặp Thiên can thứ 4 là Canh - Tân thuộc Kim, Chấn là quẻ dương nên nạp Canh là can dương. Càn - Khôn đối nhau, trời đất định vị, Giáp nạp Càn nên Ất nạp Khôn. Đoài - Cấn đối nhau, núi đầm thông khí, Đinh nạp Đoài nên Bính nạp Cấn. Ly - Khảm đối nhau, thủy hỏa tương tề, Kỷ nạp Ly nên Mậu nạp Khảm. Chấn - Tốn đối nhau, sấm gió cùng nhau, Canh nạp Chấn nên Tốn nạp Tân. Còn lại cặp can Nhâm – Quý thuộc Thủy, nạp vào 2 quái phụ mẫu Càn Khôn, Càn dương nạp Nhâm dương, Khôn âm nạp Quý âm. Theo thứ tự Ngũ hành Mộc-Hỏa-Thổ-Kim-Thủy phối với số Tiên thiên 1-2-3-4-5. Kẻ xem tìm thú vị trong đó, bảo lời ta nói nhầm du !
Người là kẻ ở giữa trời đất mà sinh ra, nhìn cao nhớ xa, trên dưới đều trong khoảng 64800 năm, trước xem thời mới mở mang, sau xem thời kỳ thu đóng đã hết. Kẻ xem có nửa, chưa xem có nửa, đòi người thọ chẳng đầy trăm, ở lúc chưa xét, cố nhiên chưa biết, ngay lúc đã xét rồi, cũng hoang mang xa tít, không khảo cứu các sách truyện ghi chép, trên sao biết được trời, một nguyên gây gốc, 6 hội vòng quanh, Vận về đời Hoàng nào ? Thế vào đời Đế nào ? Cho nên tai, mắt, lòng biết đến chỗ tận cùng, đều bậc Thánh làm ra, thuật lại rõ ràng, đường kinh chỉ ghi chép gần, không ghi chép xa. Đạo chỉ chứng tỏ sự thực, không chứng tỏ sự hư, tất lấy thân mình không đầy trăm tuổi thọ, rộng xem đến Thế-Thì-Vận-Hội, hàng ngàn, vạn, ức, triệu, kinh, cai và tỷ, thức bảo rằng khéo trải không thể được ấy, thời sao còn dùng tai, mắt, lòng để biết cho đến cùng.
Khôn khéo thay lời Trang Tử : “ngoài 6 hợp, bậc Thánh còn giữ mà không bàn, trong 6 hợp, bậc Thánh bàn mà không định”. Sách Xuân Thu trải đời, chí của bậc Tiên vương, bậc Thánh bàn định, mà không nói rõ ở đâu. Thiệu ta làm sách Hoàng cực, xem suốt 1 Nguyên 12 Hội, 360 Vận, 4320 đời, 129600 năm. Mờ mịt vậy trước ta, từ tiền cổ trở về trước, không lấy gì để xem là có, lại mờ mịt vậy sau ta, từ nay trở về sau, có cái để xem, vô số là số, xét ra chẳng biết có số gì ! Cái số vô số cùng cực ở đâu ? Tượng vậy cái tượng ấy, xét chẳng biết cái tượng nào là chính tượng, biến tượng đến đâu là cùng ? Chẳng cũng là hoang hết, có không lời bàn nương cứ, luống thêm cho bọn hậu học cái tệ buông luông không có chỗ về. Còn như sách Xuân Thu kinh thế, chép nhân sự 242 năm, gần mà chứng thực, còn bàn định mà không rõ. Ta làm Hoàng cực, chép Đạo Trời 129600 năm, xa tìm tòi cái hư, giữ lại mà không luận bàn là phải, nơm nớp trong lo sợ, để nối tiếp thuật lại cho đời nay. Khi tai, mắt có tới cùng cực, nên xem cùng cực tới chỗ vô cùng ; bảo sông tự chứa đáy, không được trở nông, hết ở chỗ chứa đáy vậy.
Từ khi Ta sinh ra, trở về trước, ngược mà lên nữa, lại có trên nữa vậy, cho đời đã qua, không thể theo đuổi được, đều là ngồi mà có thể biết ấy vậy, là ở tìm cái cũ mà thôi. Từ khi Ta sinh ra, trở về tầng sau mà xuống, lại còn có xuống thêm nữa, cái sẽ lại mà không thể thấy, đều là cái nối sau mà có thể biết đó vậy ; cốt là xem ở cái nhân do mà thôi. Đầy rõ thì trị hay loạn ? giữ ở cái cũ, định lễ lập phép, giữ ở nhân do, cốt ở cùng cực sự biến thông. Giữ đã lâu Kinh dịch, đó là Dịch, là số nghịch vậy. Tỏ rõ Thiên đạo, bèn biết vật sẽ tới, chưa có bao giờ muốn kinh Thế, mà không xem vật ấy vậy, chưa có bao giờ muốn xem vật, mà không tìm đến Dịch ấy vậy. Thần tròn thời tìm ở cỏ thi, trí vuông thời tìm ở quẻ tượng, Dịch thời tìm ở hào, rõ rệt sự đã qua, khảo xét cái sẽ lại, cùng thần đạt hóa, hết thẩy tìm ở đồ số và tượng, mà diễn đến vô cùng vậy.
Đại truyện Kinh dịch nói về số rõ ràng vậy, tóm cùng cực ở kế sách của 2 thiên Thượng Hạ bàn về Càn Khôn, do đó mà nhân lên ở trời đất rất nhiều ngày trong chứa chất, thắt lại, nhưng về ở sự tính toán bàn tay có thể hết được. Tức là Thuyết quái Kinh dịch nói về Tượng cũng lược đủ vậy. Xét sự biến ở thể âm dương, cứng mềm, bát quái, xem loài mà thuộc về muôn vật, ở một vài bầy, chia ra ở trong mà bao quát hết, thì giữ ở bàn tay có thể đo hết được tầm Tượng, mà đến chỗ không có toán, xét ra không rời thước tấc mảy may mà đến 1 hạt bụi, hay xét đến cả gò đống. Cho nên, lập nên ít mà có thể xem được nhiều, lường được xa do ở trông gần, phép còn ở cửu chương, Đạo gốc ở nhất quán.
Ta nghiên cứu về Dịch, lòng hội biết sự huyền diệu về Đồ thư của vua Hy không truyền, ở số thì nghe 1 biết 10, ở tượng thời coi bóng mà biết hình, thông khôn do tư chất, hội thông do học, thấy sâu xa chỗ xuất của Đạo, đó là tâm pháp và toán pháp, lại gồm trải mọi pháp, gộp mà trị, không sót một chân tơ, rồi làm ra sách này, nói có lời nào hư đâu !
Tiên thiên tứ phủ thì Vật thuận theo sự biến hóa, vì cái nét vạch không có văn, mà Thánh nhân tứ phủ lễ nhạc, rõ ràng về suy thịnh, xem khoảng trong và ngoài, không một gì là không đích xác, có thừa y cứ. Xưa, không phải lời bàn hoang, hết không kẻ cứu, bởi bậc Tiên Thánh không nói ra đấy vậy. Vả lại dùng Thiên quan Vật của Trang tử, thời cũng có tuổi lớn nhỏ, Trang tử làm sách, thời cũng biết rành rẽ lời nói lớn hay nhỏ, buổi sớm là cái nấm nhỏ, không biết ngày Hối, ngày Sóc, con ve sầu không biết mùa Xuân, mùa Thu, nó còn nhỏ tuổi vậy sao ?. Minh linh của nước Sở, Đại xuân của đời thượng cổ, hoặc lấy 500 tuổi, hoặc lấy 8000 tuổi làm Xuân Thu, nó là lớn tuổi vậy sao ?. Sự rét nóng dục nhau, mà 1 năm thành ra mùa Xuân rồi đến Hạ, mùa Thu rồi đến Đông, bậc Tiên Thánh gọi là Năm, nhỏ đấy mà để chẳng kịp, ngày Hối ngày Sóc không đầy mùa Xuân mùa Thu, đương đấy thì tuổi rút mà nhỏ lại vậy. . .
Ta biết rút lại mà xem Phân-Sao ở Nguyên-Hội, mà sớm cái nấm, con ve sầu làm Vật đó, đã thực xem thấy vậy, cái lớn thời lại lấy 500 năm, 8000 năm để đương với số 2 của Xuân Thu bốn mùa, thời năm rộng mà lớn vậy. Trang tử ngụ ý vào lời nói, thời là lược số lẽ của Dịch, còn Thiệu ta nói thẳng, đây là phép của Dịch. Ngoại thị phần nhiều sùng Trang, kẻ sùng Trang lòng đi chơi tiêu diêu, còn kẻ tôn Thiệu ta thời Đạo biết hòa dục, lời nói không cứ nhỏ to mà đều chuẩn ở Đạo. Ở họ Trình, lời nói muôn vật yên lặng xem, cùng với Ta xem Vật cùng Thú, lấy sự xem Vật ở Hoàng cực, xem âm dương tiêu trưởng chuẩn ở Dịch. Xem trị loạn xưa nay, chuẩn ở sách Xuân Thu. Xem suốt lịch số đạo, đức, công, lực, chuẩn ở sách Kinh Thư. Còn luật, lữ, thanh, âm, xướng, họa thì đều chuẩn ở sách Kinh Thi. Gồm 4 kinh mà hợp làm 12 quyển, trong đó lấy kinh Thế minh Đạo làm tông chỉ tính học.
Nguyên lúc bắt đầu có trời đất, như cái ngày của ngày hôm qua, chẳng được bảo là có hôm nay mà không có ngày hôm qua, chẳng được bảo là có ngày hôm qua mà không có ngày hôm nay. Cốt yếu như trời đất, như cái ngày của ngày mai, không được bảo là có hôm nay mà không có ngày mai, Tôi trộm thường bảo cái sở học mà đọc thư luận Thế suốt ngày đêm, thọ ở xưa nay tin là có Thế ấy. Lão Bành là bậc thông như lời xưa, lấy làm mình được đặc biệt nghe lâu, há tất là tuổi thọ đâu !. Ôi ! tuổi thọ chưa có ai xem là 129600 năm cùng với trời đất, cùng trước sau mà biết đủ khắp vậy.
Thiên thủy của Càn, địa nguyệt của Khôn, Trạch hỏa của Đoài, sơn tinh của Cấn, Sao ôi là hỏa của Ly, sấm của Chấn, đất đá ôi là thủy của Khảm, phong của Tốn, nghĩa ấy ở đâu ? Có kẻ bảo lấy Chu dịch mà nói: Nam Ly-Bắc Khảm, Càn Khôn trong đồ của vua Hy, thực là gốc đó, cho nên Nhật Càn, thủy Khôn, khác nữa còn nói gì vật. Phương chi Hỏa ứng mặt Trời, nước ứng mặt Trăng, đất ứng với Thìn (sao), đá ứng Tinh (vì sao), khi đủ cùng lấy so le không phải đối vị. Này ! đồ nói số, số sinh tượng, tượng duy có 4: âm, dương , cương, nhu mà đều chia ra Thái Thiếu: Nhật Thái dương 1, Nguyệt Thái âm 2, Tinh Thiếu dương 3, Thìn Thiếu âm 4, bèn lấy đương với Càn số 1, Đoài số 2, Ly số 3, Chấn số 4, rõ ràng tóm đấy chỉ có Thiên (trời), Thái dương là Nhật khô ráo, đối lại bèn sinh Thủy, Thủy rất nhu mềm, giống mặt Trăng mà vâng theo mặt Trời mà sinh ở số 1. Thái âm là Nguyệt ẩm thấp, đối lại bèn sinh Hỏa, Hỏa cương quá giống mặt Trời mà ứng với Nguyệt sinh ở số 2. Sao Tinh sách của Thái dương tan bầy ra để biết rõ thứ Thổ, Thổ nhu quá, giống Thìn mà theo Tinh Mộc sinh số 3 mà phụ với Thổ. Thìn thể của Thiếu âm động khối lại mà thành đá rắn, đá cương ít giống như Tinh mà phối với Thìn sao ấy sinh số 4 mà dấu ẩn đá, khí đến mà hóa, số lấy đá là cùng cực. Không giản nói biết như phép này, lấy ít xem nhiều, mà xem xa, lấy cái nhỏ sở móc (thắt lại) để xem cái lớn sở khuyếch (rộng ra). Cái ít thực mà nhiều, chẳng phải hư vậy. Cái gần thực mà xa, chẳng phải hư vậy. Cái thắt lại nhỏ mà thực, cái mở rộng ra mà lớn, cũng không phải hư vậy, thời sách này không bàn định, cũng không biện minh. Trong ngoài 6 hợp, trên dưới 1 Nguyên, 12 Hội, 360 Vận 4320 Thế để nói ngay rằng: chí về Hoàng Cực Kinh Thế, lời của sách bình dị mà chính, chẳng phải có được ở Dịch mà bắt chước. Kính cẩn lời nói này làm cán nối ở giữa Trời Đất vậy.
Dương lấy Âm làm “thể”. Âm lấy Dương làm “tính”, động là “tính” vậy, tĩnh là “thể” vậy. Tại thiên thì Dương động mà Âm tĩnh. Tại địa thì Dương tĩnh mà Âm động.
Được cảm ơn bởi: huyenkhong79, Vạn Kiếm Nhất, linhanh1986
Đầu trang

Em Tho
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 58
Tham gia: 12:38, 30/04/09

TL: HOÀNG CỰC TỰ NGÔN

Gửi bài gửi bởi Em Tho »

TÍNH SỐ HOÀNG CỰC

Hoàng cực kinh thế của Thiệu Khang Tiết riêng biệt một thuật chiêm nghiệm, khác với Biên đồ pháp của Lý Lân Châu Thiệu Tổ, chưa xét từ đâu ra, thật hay giả, tiết mà giữ lại, đợi đính chính.
Học về Hoàng cực, chỉ lấy số để tìm quẻ mà thôi. Khi quẻ trên động, thời lấy số của hào động nhân 10 rồi nhân với số Nguyên sách, sau đó lấy quẻ nhân lẻ, tức là lấy số của quẻ động nhân với số Nguyên sách. Quẻ dưới động, thời lấy quẻ nhân 10, lấy hào động nhân lẻ, lại thêm số sách quẻ, thêm số của quẻ trên quẻ dưới, thêm số hào động, mà số Tiên thiên thành vậy.
Số thành thời có vạn, ngàn, trăm, mười, lẻ, thì bỏ số hàng vạn, chỉ lấy số nghìn, trăm, mười, lẻ, rồi phối với số Nguyên-Hội-Vận-Thế (năm-tháng-ngày-giờ) mà làm Tứ tượng, thời Ngũ hành sinh khắc, cát hung đoán vậy.
Quẻ trên động, thì lấy động nhân 10, nhân ấy là nhân lên vậy. Lấy động ấy là lấy số của hào đang động của quẻ trên, nhân 10 ấy là lấy 10 nhân lên, như hào 4 động thì lấy 4x10=40 nhân lên, hào 5 động thì lấy 5x10=50 nhân lên, hào 6 động thì lấy 6x10=60 nhân lên. Nhân lên là sao vậy ? Là nhân số Sách của bản quái. Lấy quẻ ấy là lấy số quẻ của quẻ, nhân lẻ ấy là lấy số sách nhân lên đó vậy, như thượng quái Càn thì lấy 1 mà nhân lên, Đoài thì lấy số 2 mà nhân lên, Ly thì lấy số 3 nhân lên. Số quẻ dùng là số của quẻ Tiên thiên: Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8, nhân lên ấy cũng là nhân lên với số Sách của bản quái.
Quẻ dưới động thời lấy số của quẻ nhân 10, số quẻ cũng như Càn thì lấy 10 nhân lên, Đoài thì lấy 20 nhân lên, Ly thì lấy 30 nhân lên, … nhân lên cũng là nhân với số Sách của bản quái. Lấy động nhân lẻ ấy là như Sơ động thì lấy 1 nhân lên, hào 2 động thì lấy số 2 nhân lên, hào 3 động thì lấy số 3 nhân lên,…
Hai lần nhân lên rồi, xem được số bao nhiêu, rồi lại thêm số Sách, thêm số quẻ của quẻ trên và quẻ dưới, thêm số hào nào động, tóm tính mà kể đấy. Bỏ số hàng vạn không dùng, chỉ lấy nghìn, trăm, mười, lẻ để sánh với nguyên-hội-vận-thế, mà tượng trong thiên hạ định vậy.
Lập số quẻ để biết rõ hơn như sau:
Quẻ thuần Càn 6 hào dương, nguyên sách 216, quẻ tiên thiên số 1, ví như hào 5 động, đây là quẻ trên động, thời lấy động nhân 10, lấy 50 nhân lên nguyên sách 216 được 10800, ấy là lấy động nhân 10 vậy. Lấy quẻ nhân lẻ, ấy thượng quái Càn, Càn số 1 x 216 = 216 nguyên sách làm số được, đó bảo là lấy quẻ nhân lẻ vậy. Hai số cộng được 10800 + 216 = 11016, sau đó lại thêm Càn sách 216, lại thêm trên dưới quẻ số 2, lại thêm số hào 5, tính gồm cả được 11016 + 216 + 2 + 5 = 11239 số, bỏ số hàng vạn không dùng, nên số được dùng là 1239, lấy sánh với số nguyên-hội-vận-thế vậy. Lại như hào 2 động, đó là quẻ dưới động, thời lấy số của quẻ nhân 10, quẻ dưới cũng là quẻ Càn, Càn số 1, thời lấy 10 nhân lên, nguyên sách được 2160, đó bảo lấy quẻ nhân 10 vậy. Lấy động nhân lẻ ấy thời lấy 2 nhân với nguyên sách của Càn 2 x 216 = 432, đó bảo là lấy động nhân lẻ vậy. Hai số cộng được 2160 + 432 = 2592, lại thêm Càn sách 2592 + 216 = 2808, lại thêm trên dưới số quẻ 2, số hào 2 là 2808 + 2 + 2 = 2812, là số được vậy, lấy số này so sánh với nguyên-hội-vận-thế để đoán định vậy.
Quẻ thuần Khôn 6 hào âm, nguyên sách 144, qủe Tiên thiên số 8, ví như hào Thượng động, ấy là quẻ trên động, thời lấy hào Thượng 6 số mà 10 nhân lên nguyên sách của Khôn 6 x 10 x 144 = 8640, đó bảo là lấy động nhân 10 vậy. Lấy quẻ nhân lẻ ấy, quẻ trên Khôn, Khôn số 8, lấy 8 nhân với nguyên sách của Khôn 8 x 144 = 1152, đó là bảo lấy quẻ nhân lẻ vậy. Hai số cộng được 8640 + 1152 = 9792, lại thêm Khôn sách 9792 + 144 = 9936, lại thêm trên dưới số quẻ 8 + 8 = 16, lại thêm số hào 6 được 9936 + 16 + 6 = 9958 là số Tiên thiên đã thành, dùng số này để phối với nguyên-hội-vận-thế. Lại ví như hào 3 động, đó là quẻ dưới động, thời lấy số 8 của quẻ dưới Khôn mà 10 nhân lên với nguyên sách 80 x 144 = 11520 ấy bảo là lấy quẻ nhân 10 vậy. Lấy động nhân lẻ ấy, thời lấy số hào 3 động nhân 3 x 144 = 432 ấy bảo lấy động nhân lẻ vậy. Hai số công 11520 + 432 = 11952, lại thêm số sách, số quẻ trên dưới, số hào động 11952+144+16+3= 12115, bỏ đi số hàng vạn, thì số được dùng là 2115 là số Tiên thiên đã thành của thuần Khôn hào 3 động vậy.
Quẻ Tập Khảm có 2 hào dương, 4 hào âm, số nguyên sách là 168 = (24 x4) + (36 x 2), Tiên thiên số quẻ 6. Ví như hào 4 động, ấy là quẻ trên động, lấy 4 x 10 x 168 = 6720. Tiếp đến lấy quẻ nhân lẻ ta có 6 x 168 = 1008, hợp 2 số được 6720 + 1008 = 7728, lại thêm số sách, thêm số quẻ trên và dưới, thêm số hào động là 7728 + 168 + 6 + 6 + 4 = 7912 là số Tiên thiên đã thành của quẻ Tập Khảm hào 4 động vậy. Lại nữa, ví như hào Sơ động, lấy 6 x 10 x 168 = 10080, lấy quẻ nhân lẻ thì ta có 1 x 168 = 168, hợp hai số 10080 + 168 = 10248, lại thêm số sách, thêm số của quẻ trên và dưới, thêm số hào động là 10248 + 168 + 6 + 6 +1 = 10429, bỏ số hàng vạn không dùng, ta được số 0429, số của nghìn thiếu, tức là số của Nguyên thiếu, tương đương với số của Năm thiếu vậy.
Quẻ Trạch Sơn Hàm, có 3 hào dương, 3 hào âm, có số nguyên sách là (24x3) + (36x3) = 180, quẻ trên Đoài có số là 2, quẻ dưới Sơn có số là 7, ví như hào 6 động, ấy là quẻ trên động, lấy 6 x 10 x 180 = 10800, lấy quẻ nhân lẻ 2 x 180 = 360, hợp hai số 10800 + 360 = 11160, thêm số sách 180, thêm số quẻ trên 2, thêm số quẻ dưới 7, thêm số hào động thì ta được 11160 + 180 + 2 + 7 + 6 = 11355, bỏ số hàng vạn không dùng, ta được số Tiên thiên đã thành của quẻ Hàm động hào 6 là 1355. Lại ví như hào Sơ động, ấy là quẻ dưới động, lấy quẻ nhân lẻ 7 x10 x 180 = 12600, lấy động nhân lẻ 1 x 180 = 180, hợp hai số 1260 + 180 = 12780, thêm số nguyên sách, thêm số quẻ trên dưới, thêm số hào động 17280+180+2+7+1= 12970, bỏ số hàng vạn không dùng, ta được số 2970, số này thiếu số “linh”, tức là thiếu số của “Thế” vậy.
Lại có 1 thuyết nữa: Thần Quy Sách như sau : không dùng toàn sách của quẻ, chỉ dùng số động hào, lại Dương hào động chỉ lấy 36 toán, Âm hào động chỉ lấy 24 số. Quẻ trên động, lấy hào nhân lên 10, sau đó lấy quẻ nhân lẻ. Quẻ dưới động, lấy quẻ nhân 10, lấy hào động nhân lẻ, lại thêm cả số sách, số quẻ trên quẻ dưới, số hào động, mà đoán định, sự cũng thế, không khác vậy.
Tìm số Nguyên sách của quẻ: xác định quẻ có bao nhiêu hào Dương, bao nhiêu hào Âm, tổng số hào dương nhân 36, tổng số hào âm nhân 24, hợp hai sô tổng âm dương, thì xác định được số Nguyên sách của quẻ.
Dương lấy Âm làm “thể”, Âm lấy Dương làm “tính”, động là “tính” vậy, tĩnh là “thể” vậy. Tại Thiên thì dương động mà âm tĩnh, tại Địa thì dương tĩnh mà âm động.
Được cảm ơn bởi: Vạn Kiếm Nhất, linhanh1986
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức Dịch lý”