Chư Nho thuyết bàn về HOÀNG CỰC

Các bài viết học thuật về dịch lý, thái ất, kỳ môn...
Trả lời bài viết
Em Tho
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 58
Tham gia: 12:38, 30/04/09

Chư Nho thuyết bàn về HOÀNG CỰC

Gửi bài gửi bởi Em Tho »

TẠP KÝ CHƯ NHO THUYẾT
Chúc Thị nói: quẻ Càn Khôn là Đại phụ mẫu, quẻ đều đi bên hữu theo Thái dương. Quẻ Phục Cấu là Tiểu phụ mẫu, quẻ đều đi bên tả, bắt chước 4 mùa. Quẻ đi bên hữu đều 1 sinh 2, 2 sinh 4, 4 sinh 8, 8 sinh 16, 16 sinh 32, 32 sinh 64, đến chỗ trở lại sinh 17 quẻ mà lại hội số vô cực, tức là cái lý nguyên hết mà lại có nguyên vậy. Quẻ đi bên tả, từ 1 rồi 2, thứ tự nhân nhau vòng quanh không manh mối, tức là lý hết năm đổi năm mới vậy. Hai đường nghịch thuận đi khác nhau, số sai đến vạn vạn mà cùng cực, dương duỗi âm co vậy. Lại nói: Nguyên-Hội-Vận-Thế lấy Đại vận mà suy, cùng Giáp Kỷ trong (giữa) khởi ở Tý-Ngọ-Mão-Dậu, năm tháng ngày giờ lấy Tiểu vận mà suy, dương Giáp Kỷ mạnh (đầu) khởi ở Dân-Thân-Tị-Hợi. Lấy Hội kinh Vận đấy là dùng Hội làm Niên, dùng Vận làm Nguyệt, dùng Thế làm Nhật, dùng Niên làm Thời. Vua Nghiêu lên ngôi năm Giáp Thìn, thì lấy Hội Kỷ Tị làm nguyệt, Vận Quý Hợi làm Nhật, Thế Canh Thân làm Thời. Ở quẻ Bí hào 6-5 biến làm quẻ Ký tế. Vua Tống nghệ tổ mở ngôi năm Canh Thân, thì lấy Hội Canh Ngọ làm Nguyệt, Vận Nhâm Thân làm Nhật. Thế Kỷ Dậu làm Thời, đương hào Thượng quẻ Khốn, biến làm quẻ Sư tốn 4 năm, dân bèn khởi Khốn mà may cho thiên hạ vậy.
Chúc thị lấy Năm-tháng-ngày-giờ bàn Mệnh, nguyên khí vận người lấy 120 năm làm chủ 8 chữ, khi mới sinh 15 ngày, trước Giáp-Kỷ mạnh là hào Thượng, Giáp-Kỷ quý (cuối) hào 4, Giáp-Kỷ trọng (giữa) hào 5. Khí giữa sinh 15 ngày sau Giáp-Kỷ mạnh 3 hào, Giáp-Kỷ quý 2 hào, Giáp-Kỷ trọng hào Sơ, lấy sở trị (gặp) năm-tháng-ngày-giờ làm quẻ trước (Thái quái)
Liêu Ứng Hoài nói: người, vật tiêu trưởng suy ở chỗ động mà xem, cát, hung, hối, lẫn là lời của quẻ Dịch chủ ở nguyên sơ sinh khắc cùng cơ biến quái hòa, nhân thì địa, biện âm tạnh, chia ngày đêm, hợp Can Chi để định cát hung. Nay bản số và xuất số của Dịch nhân, Dịch sinh gốc lẻ chẵn mà vạch Dịch, đó là bản số Dịch mà ra, nhân quái vị là đệ số, số ấy nhân Dịch mà sinh. Trong Dịch có số Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8, trong số Dịch 1 là 6 Khảm 2 là 7 Ly 3 là Chấn 8 Tốn 4 Đoài 9 Càn 5 Cấn 10 Khôn, số sinh ra Khí quẻ là Thời hào là biến. Khí có thịnh suy thì có Bĩ Thái, hào có hiểm dễ, đều lấy sinh khắc chế hóa mà suy, ở trong có số cát mà đổi khốn, có số hung mà đổi cát, tất lấy địa bàn âm dương hợp lại là vinh, cương nhu trái nhau là nhục, cho nên lẽ tất nhờ ở chẵn, chẵn tất hợp với lẻ, Càn hết ở trong Ngọ, Khôn hết ở trong Tý, gốc nguồn quẻ Cấu Phục, Ly hết ở trong Mão, Khảm hết ở trong Dậu, dùng về nước lửa lại dương tiến vậy. Đến như 6 dương thịnh, thời đại quân tử hành quẻ Cấu là âm tiến vậy, đến như 6 âm thịnh tường vậy.Lại nói: lấy Hội kinh trên dùng treo 1 quẻ như lấy Nguyên kinh Hội, thứ tự chia 30 Vận, tiết Tiểu hàn khởi lên ở Thái Sơ cửu, đến 6-4 là Nhuận hào, vận thứ nhất là Dần 76, Mão 160, Thìn 136, Tị 166, Ngọ 196, Mùi 226, Thân 256, Dậu 286, dùng các quẻ Thái Tổn 12 quẻ. Tiết Đông chí lấy ví làm Nhuận, đại vận thứ 30 trọn thành 315 Thế quẻ Minh Di.
Trình Trực Phương bảo gốc số không ra khỏi ở Dịch, Hệ từ trời 1 đến Đất 10, sinh ra 2 là tự sinh 8 vậy, Trực phương do chia thêm 1 cùng với phép bội mà là 2, bèn chép 256 vị đồ bốn số dọc ngang 16 đại vị, tóm làm 1 đồ số khởi ở Đông-Nam. Thế bắt đầu ở số 1, thêm 1 là 2, lại thêm 1 là 3, lại thêm 1 là 4 từ tả sang hữu là Thế đến đấy, Thế đấy cực vận, cùng với từ trên xuống dưới, vận của Thế đều lấy 2 làm 1, thêm 1 thì 2 là 4, lại thêm 1 thì 2 là 6, lại thêm 1 thì 2 là 8. Rồi thứ đến bên hữu, Hội dùng Thế, Hội của Thế, lấy 3 làm 1, thêm 1 thì 3 làm 6, lại thêm 1 thì 3 làm 9, lại thêm 1 thì 3 làm 12, lại thêm 1 thì 3 làm15, rồi dọc ngàng mà đếm thời 1 thêm gấp đôi là 2, lại thêm gấp đôi là 4, 4 thêm gấp đôi là 8, 8 thêm gấp đôi là 16, từ ngang 1 tầng đến 16 tầng, dọc 1 hàng đến 16 hàng, trọn cùng ở Tây-Bắc, nguyên đấy, nguyên 256, chẳng gì đều như vậy cả. Minh đạo nói phép thêm gấp mặc nhiên hợp với Thiệu Ung, vì Hoàng Cực nhập môn, nghĩa thứ nhất vậy, đó nên thông số trừ đi, lấy cái ấy để phân biệt động vật (trồng trọt) thanh của Ký tế cũng lấy từ đây. Lại nói, Đại Tiểu vận của Thiệu Ung thấu truyền quẻ thanh âm luật lữ đều lấy treo 1 làm tựa, 256 quẻ khởi ở Thái hết ở Minh di, mỗi quẻ 6 hào cộng 1536 hào. Hào lại 4 làm dụng, gồm 1 Vần, 1 Thế, 1 năm, 1 tháng, 1 ngày, 1 giờ, đều được 4 hào, thời 360 năm thì được 1414 hào chia làm 24 khí, mỗi khí Nhuận tàng 4 hào, mà 1536 hào 256 quẻ làm 1 dụng vậy. Khởi lệ quẻ của Vận, Thế, Năm khởi ở Thái, còn Tháng và Ngày thì khởi ở Thăng, đó là trời đất người đều nghe mệnh ở động thực vậy.
Mỗi vị 1 số khởi lên ấy là 100, 2 số khởi lên ấy là 216 vị, cộng làm 1 đồ. Chu Thị suy phép “giết 1” nói rằng: 284 là Thể số, 360 là Dụng số, Thể là Dụng của số. 270 mà Dụng của Dụng số mà chỉ đến 256 vậy
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức Dịch lý”