Một Số Kiêng Kỵ Trong âm Trạch.

Các bài viết học thuật về môn Phong thủy, địa lý
Trả lời bài viết
songngoc
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 75
Tham gia: 14:11, 29/03/10

Một Số Kiêng Kỵ Trong âm Trạch.

Gửi bài gửi bởi songngoc »

1.Kiêng kỵ theo TÍCH HỢP ĐA VĂN HOÁ ĐÔNG TÂY CHO MỘT CHIẾN LƯỢC GIÁO DỤC TƯƠNG LAI (của Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương).
Bát sát hoàng tuyền:
- Kiền Long, kỵ dòng thuỷ từ Ngọ đến.
- Đoài Long, kỵ dòng thuỷ từ Tị đến.
- Ly Long, kỵ dòng thuỷ từ Hợi đến.
- Chấn Long, kỵ dòng thuỷ từ Thân đến.
- Tốn Long, kỵ dòng thuỷ từ Dậu đến.
- Khảm Long, kỵ hai dòng thuỷ từ Thìn,Tuất đến.
- Cấn Long, kỵ dòng thuỷ từ Dần đến.
- Khôn Long, kỵ dòng thuỷ từ Mão đến.

Thời gian kỵ (năm,tháng,ngày,giờ):
Khi chọn giờ an táng, cất nhà, khởi ốc, an các vị Thần Hoàng,các hình tượng tín ngưỡng…thì có những kiêng kỵ thời gian.
- Kiền Sơn kỵ thời gian(năm, tháng, ngày, giờ) Nhâm Ngọ.
- Đoài Sơn kỵ thời gian Đinh Tị.
- Ly Sơn kỵ thời gian Kỷ Hợi.
- Chấn Sơn kỵ thời gian Canh Thân.
- Tốn Sơn kỵ thời gianTân Dậu.
- Khảm Sơn kỵ thời gian Mậu Thìn,Mậu Tuất.

- Cấn Sơn kỵ thời gian Bính Dần.
- Khôn Sơn kỵ thời gian Ất Mão.

Kiếp sát:
- Các Sơn Tốn, Mùi, Thân có Kiếp sát tại Quý.
- Tuất Sơn Kiếp sát tại Sửu.
- Canh Sơn Kiếp sát tại Ngọ.
- Chấn,Cấn Sơn Kiếp sát tại Đinh.
- Giáp Sơn Kiếp sát tại Bính.
- Nhâm Sơn Kiếp sát tại Thân.
- Kiền Sơn Kiếp sát tại Mão.
- Bính Sơn Kiếp sát tại Tân.
- Tý Sơn Kiếp sát tại Tị.
- Tị, Ngọ Sơn Kiếp sát tại Dậu.
- Đinh, Dậu Sơn Kiếp sát tại Dần.
- Khôn, Hợi Sơn Kiếp sát tại Ất.
- Thìn, Dần Sơn Kiếp sát tại Mùi.
- Ất Sơn Kiếp sát tại Thân.
- Sửu Sơn Kiếp sát Thìn.

Kiếp sát có nghĩa là nếu toạ Sơn (tức phương gối đầu) là Sửu thì kiêng kỵ ở phương Thìn có sơn sa cao, nhưng nghiêng ngả, lệch vẹo, hoặc có nhiều đá gồ ghề, lởm chởm thì thế này là khá nguy hiểm. Nhưng nếu sơn sa đó lại ngay ngắn, tròn trịa, đẹp đẽ thì thế này không đáng sợ.
2.Kiêng kỵ theo ĐỊA LÝ ĐẠI TOÀN TẬP YẾU
Đằng sau đền miếu không an phần mộ, nếu không sau một thời gian dài con cháu sẽ ít dần.
Thập bất tương:
Một, đá xấu xí.
Hai, thuỷ chảy gấp như tranh giành.
Ba, chaỷ đếnđến chỗ tận cùng.
Bốn đầu Long đơn độc.
Năm, Thần trước Phật sau.
Sáu, mộ trạch bỏ phế.
Bảy, núi đồi tán loạn.
Tám, sơn thuỷ bi sầu.
Chín chỗ ngồi lún sụt.
Mười, đầu Long và Hổ nhọn hoắt.

Tứ bất hạ:Bốn điều không nên hạ huyệt.
Một, nơi đỉnh đồi đỉnh núi.
Hai, nơi Long,Hổ giương mày.
Ba, chỗ trước sau có Quỷ kiếp.
Bốn, chỗ có tám phía gió thổi.

Thập hung.Mười điều hung:
Một gọi là Thiên bại, là nơi từng bị nạn hồng thuỷ tràn qua, Long thần bất an, nếu kết huyệt thi con cháu ly tán,bơ vơ.
Hai gọi là Thiên sát, là nơi từng bị sét đánh, Long thần kinh hãi sẽ khiến con cháu nghèo khó .
Ba gọi là Thiên cùng, lạc huyệt cô đơn mà Huyền vũ lè lưỡi, thuộc nơi đầu nguồn đuôi thuỷ, sẽ khiến con cháu cô đơn.
Bốn gọi Thiên khuynh, là nơi Minh đường nghiêng trôi, thuỷ không quy tụ, Long thần không trú, sẽ khiến gia chủ mất người, mất của.
Năm gọi là Thiên vệ, là nơi tám phía gió thổi tới , Long thần không trú,sẽ khiến con cháu du thủ du thực, lười nhác.
Sáu gọi là Thiên thấp, là nơi Minh đường hôi hám, nhầy nhụa, Long thần không tốt, sẽ gây bệnh tật triền miên.
Bảy gọi là Thiên ngục,là nơi bên dưới có hang hố,không thấy ánh sáng,Long thần ám muội, sẽ khiến người ngu muội.
Tám gọi là Thiên cẩu, là nơi ngoài khuỷu sơn, không có Long thần, hai bên Tả Hữu huyệt vị không có sơn phong hộ vệ, gió thổi thuỷ cuốn, sẽ khiến con cháu gian nghịch, bất hiếu.
Chín gọi là Thiên ma, là nơi đất đá chênh vênh không chắc, Long thần nông cạn, khiến người nông cạn.
Mười gọi là Thiên cô, là nơi da,l ông khô lẻ, không tươi nhuận, khiến người thất bại.
Còn có thuyết nói rằng: Lạc táng ở mộ cổ hoang phế đời con bị câm điếc. Lạc táng ở sau đền miếu, con cháu sẽ bị kiện tụng. Lạc táng ở nơi Sơn tiêu mộc khách, sẽ khiến con cháu tà dâm.
Nếu táng ở thùng đấu (nơi người ta lấy đất đóng gạch ngói) thì con cháu bị tật, sẹo. Nếu lạc táng bên đường không rõ ràng, nếu là hung phương thì người bị nạn về thừng chão, nếu tại cát phương cũng cát lợi.
3.Kiêng kỵ theo DƯƠNG TRẠCH ĐẠI TOÀN.
Gần nhà có mộ cũ còn khả dĩ, nếu lại thêm mộ mới, thì sẽ tổn hại đến nhân đinh.nói chung mộ phần không đặt ngay đằng trước nhà, vì trong vòng 30 mươi năm, số nhân khẩu sẽ chết quá nửa.
4.Kiêng kỵ theo ĐỊA ĐẠO DIỄN CA của Cụ TẢ AO.
Huyệt hung Minh Đường bất khai
Sơn tà thuỷ sạ hướng ngoài tà thiên
Táng xuống kinh sảng bất yên
Con cháu thường thường phát bệnh ốm đau.

(ST)
Được cảm ơn bởi: thuyhu85, trinhdamkhanh, namhoanh, thatsatmd, thanhnhutdang, cuongtvpt, uchihakula
Đầu trang

tranthuthuy61
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 4
Tham gia: 12:04, 10/02/12

TL: Một Số Kiêng Kỵ Trong âm Trạch.

Gửi bài gửi bởi tranthuthuy61 »

Tôi cũng xin gửi một bài về luận về Khí mạch trong Đại lý toàn thư mọi người cùng thảo luận:
LUẬN KHÍ MẠCH


Khí thông qua Mạch mà vận hành. Mạch thì ẩn tàng tron đất. Khí và mạch không tách rời nhau, chỉ có điều là Mạch hiển lộ tương đối rõ, còn Khí thì ẩn khuất hơn. Khí vận hành trong đất, tràn bốc lên trên, sự vận hành của Khí là tùy theo hình thế, mà sự ngưng tụ của Khí cũng tùy theo hình thế. Khí vận hành thông suốt là Sinh, mà tắc nghẽn lại là Tử. Khí thừa gió mà tản mát, mà gió thì tùy Thủy mà tới, nên Khí thừa Phong mà tán, mà khi gặp Thủy phân giới thì ngưng lại, bởi vì Khí là mẹ của Thủy, nên dùng Thủy mà ngăn thì Khí dừng. Sơn là nội khí, nhất định phải xúc kết ôn hòa, ẩm thấp để tinh khí ngưng tụ, không vận hành. Do đó nói ngoại khí dùng để tụ tập nội khí; Phân giới huyệt mạch cũng dùng thủy, nên nói còn dùng thủy để phân giới mạch. Mạch chia ra ba loại, tùy theo vị trí, gọi là Long mạch, Hiệp mạch và Huyệt mạch.Mạch có ba hình dạng: Mạch khởi phục là tùy theo tinh phong cao thấp mà vận hành, biên độ lớn thì ở dưới thấp, biên độ nhỏ thì ở trên cao. Mạch tiên đới là loại uốn lượn khúc khuỷu từ trên tinh phong bay xuống dưới thấp. Mạch bình thụ là loại ở dưới đất bằng chỉ hơi nhô lên một tấm đệm. Mạch khởi phục thì khí tương đối hòa hoãn, còn mạch bình thụ thì khí tương đối tản mát.Khí mạch ở sơn lũng lấy hoạt động làm Sinh, lấy cương trực làm Tử, lấy ẩn hiện thấp thoáng làm Chính hình, lấy thô trọc làm Vô tình. Khí mạch ở bình địa sẽ thuộc loại thượng đẳng, nếu vận hành trên mặt đất như một đường màu xám, như rắn trườn trong cỏ chỉ thấy có lưng.Nhìn chung thì việc quan sát khí mạch của địa lý phong thủy cũng không khác gì việc quan sát khí mạch con người trong Đông y. Người nhất định phải có khí mới có mạch, có mạch thì mới có khí. Đông y thông qua việc chẩn mạch mà xác định khí thịnh hay suy. Phong thủy sư thông qua việc quan sát địa mạch mà kiểm chứng có khí hay không.
LUẬN CHÂN NGỤY (THẬT GIẢ)

Long và Huyệt vốn chỉ có chân, chứ không có ngụy, nhưng vì người ta không biết phân biệt Long mạch và Huyệt vị, nên mới nói là Long, Huyệt có chân có ngụy. Giống như Hoàng Kim và Bạch Ngọc chỉ có thật, không có giả, nhưng người không am hiểu dễ bị lầm với đồng và đá, nên mới có cách nói giả vàng, giả ngọc.Phàm có Long mạch chân chính xuất hiện, thì nhất định sẽ có hợp lũng (ôm ấp), có khai bích (mở vòng tay), có khởi phục (lên xuống), có hộ tống, từ xa đến gọi là đại thủy bám sát Long mạch, từ gần đến gọi là có tiểu thủy phân giới Long mạch, những thứ này đều tương đối dễ nhận. Chỉ cần kết chân huyệt, thì nhất định sẽ xuất hiện hình dạng chữ Cá ( ). Long mạch mọc nhánh tua tủa dưới chân, hai bên có cánh như cánh ve, có thủy ẩn nấp (vì cành lá che lấp), mấy loại này cũng tương đối dễ nhận.Nay có những phong thủy sư chưa biết về quan hệ chính, phụ, chưa biết phân biệt thân mình với chân tay, là hộ tòng hay quỷ kiếp, là nguyên đầu hay thủy vĩ, vừa thấy một ngọn núi, bất luận có phân giới hay bảo hộ hay không, đã bảo đó là Long, chưa hiểu rõ mạch lạc, huyệt tình, là thốn dịch hay tiền hiếp, là thoát sát hay quan diệu, vừa nhìn thấy mỏm đất nhô cao, hai bên có sa trướng thoai thoải, chẳng nghĩ xem có biến hóa âm dương hay không, đã bảo đó là Huyệt. Cho nên ngụy Long, ngụy Huyệt hoàn toàn là do người ta vì mơ hồ mà nghĩ ra, chứ không phải trời đất cố ý tạo ra để mê hoặc con người. Có người thấy nói ngày xưa có giả Long, giả Sa liền tưởng rằng trời sinh ra Long, Huyệt chân ngụy để người đời phải biết phân biệt. Ngay như trong sách họ Từ cũng viết:“Giả Long cũng có tổ tong, khai trướng, cũng có tinh phong, tú mỹ, cũng có hộ tống, khởi phục, cũng có quá hiệp thúc mạch, cũng có hình dáng uốn lượn khả ái; khi nhập thủ cũng có hạ thủ, cũng có Minh Đường, Long Hổ, cũng có kỳ phong la liệt, khiến nhiều vị không thấu hiểu đem mai táng người chết ở đó”.Kỳ thực họ không biết Long mạch đẹp có đạo lý kết huyệt của nó. Huyệt vị cát lợi là bí mật của Thiên Địa, chỉ dành cho người có phúc.Như đã nói, Long không có chân giả, chỉ có chính phụ, đúng sai, đẹp xấu (mỹ ố). Chỉ có chính Long và phụ Long, phụ không thể biến thành chính. Dù ở giữa có chỗ kết huyệt, lực lượng cũng không thể so với chủ huyệt. Thấy chỗ chân tay tách ra, có người tưởng lầm là Long, là Huyệt, đều là nhầm lẫn. Chỉ có Long, Huyệt mỹ ố mà thôi.
Được cảm ơn bởi: uchihakula
Đầu trang

tranthuthuy61
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 4
Tham gia: 12:04, 10/02/12

TL: Một Số Kiêng Kỵ Trong âm Trạch.

Gửi bài gửi bởi tranthuthuy61 »

Tôi xin gửi bài về khí mạch trong ĐỊA LÝ ĐẠI TOÀN TẬP YẾU để mọi người cùng thảo luận:

LUẬN CHÂN NGỤY (THẬT GIẢ)
Long và Huyệt vốn chỉ có chân, chứ không có ngụy, nhưng vì người ta không biết phân biệt Long mạch và Huyệt vị, nên mới nói là Long, Huyệt có chân có ngụy. Giống như Hoàng Kim và Bạch Ngọc chỉ có thật, không có giả, nhưng người không am hiểu dễ bị lầm với đồng và đá, nên mới có cách nói giả vàng, giả ngọc.Phàm có Long mạch chân chính xuất hiện, thì nhất định sẽ có hợp lũng (ôm ấp), có khai bích (mở vòng tay), có khởi phục (lên xuống), có hộ tống, từ xa đến gọi là đại thủy bám sát Long mạch, từ gần đến gọi là có tiểu thủy phân giới Long mạch, những thứ này đều tương đối dễ nhận. Chỉ cần kết chân huyệt, thì nhất định sẽ xuất hiện hình dạng chữ Cá ( ). Long mạch mọc nhánh tua tủa dưới chân, hai bên có cánh như cánh ve, có thủy ẩn nấp (vì cành lá che lấp), mấy loại này cũng tương đối dễ nhận.Nay có những phong thủy sư chưa biết về quan hệ chính, phụ, chưa biết phân biệt thân mình với chân tay, là hộ tòng hay quỷ kiếp, là nguyên đầu hay thủy vĩ, vừa thấy một ngọn núi, bất luận có phân giới hay bảo hộ hay không, đã bảo đó là Long, chưa hiểu rõ mạch lạc, huyệt tình, là thốn dịch hay tiền hiếp, là thoát sát hay quan diệu, vừa nhìn thấy mỏm đất nhô cao, hai bên có sa trướng thoai thoải, chẳng nghĩ xem có biến hóa âm dương hay không, đã bảo đó là Huyệt. Cho nên ngụy Long, ngụy Huyệt hoàn toàn là do người ta vì mơ hồ mà nghĩ ra, chứ không phải trời đất cố ý tạo ra để mê hoặc con người. Có người thấy nói ngày xưa có giả Long, giả Sa liền tưởng rằng trời sinh ra Long, Huyệt chân ngụy để người đời phải biết phân biệt. Ngay như trong sách họ Từ cũng viết:“Giả Long cũng có tổ tong, khai trướng, cũng có tinh phong, tú mỹ, cũng có hộ tống, khởi phục, cũng có quá hiệp thúc mạch, cũng có hình dáng uốn lượn khả ái; khi nhập thủ cũng có hạ thủ, cũng có Minh Đường, Long Hổ, cũng có kỳ phong la liệt, khiến nhiều vị không thấu hiểu đem mai táng người chết ở đó”.Kỳ thực họ không biết Long mạch đẹp có đạo lý kết huyệt của nó. Huyệt vị cát lợi là bí mật của Thiên Địa, chỉ dành cho người có phúc.Như đã nói, Long không có chân giả, chỉ có chính phụ, đúng sai, đẹp xấu (mỹ ố). Chỉ có chính Long và phụ Long, phụ không thể biến thành chính. Dù ở giữa có chỗ kết huyệt, lực lượng cũng không thể so với chủ huyệt. Thấy chỗ chân tay tách ra, có người tưởng lầm là Long, là Huyệt, đều là nhầm lẫn. Chỉ có Lon, Huyệt mỹ ố mà thôi.

Sưu tầm - Tôn sư Phong thủy Triệu tiên sinh
Được cảm ơn bởi: DrTrungGP, uchihakula
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức Phong thủy”