NGUYÊN LÝ NẠP ÂM ( Tiếp theo )

Kiến thức tổng hợp về âm dương, ngũ hành, can chi, ...
Trả lời bài viết
lytranle
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 240
Tham gia: 11:05, 05/11/09
Đến từ: Thành phố HCM

NGUYÊN LÝ NẠP ÂM ( Tiếp theo )

Gửi bài gửi bởi lytranle »


NGUYÊN LÝ NẠP ÂM (Tiếp theo )
Lý Trần Lê
25/ 8/ 2012



Vậy, có lẽ ta nên nói : “Cái ” được sinh ra sau khi đã Nạp Âm cho mỗi cặp Can Chi là Ngũ Hành của Nạp Âm.
2/ Rất nhiều người hỏi : a/ Tại sao trong Phép Nạp Âm lại có chuyện ngược đời : Kim sinh Hỏa, Hỏa sinh Mộc , b/ Tại sao Giáp (Mộc) hợp với Tý (Thủy) lại thành Hải Trung Kim ?
Ý kiến về hai câu hỏi đó như sau : a/ Luật của Phép Nạp Âm không tuân theo quy luật tương sinh của Ngũ hành, do đó không thể nói “ Kim sinh Hỏa, Hỏa sinh Mộc, … “ mà nói ” Tam nguyên của Kim hết thì chuyển xoay về bên trái tới Hỏa , Hỏa hết thì chuyển tới Mộc, … – Cũng giống như ta vẫn thường nói “ hết Xuân thì sang Hạ” vậy. b/ Trong Phép Nạp Âm, không phải là CAN hợp Chi thành Ngũ Hành, mà là : Can Chi được nạp Âm hóa Ngũ Hành.
Vậy, để làm bật lên bản chất của vấn đề Nạp Âm, ta cần hỏi :
+ Sao lại phải Nạp Âm ?
+ Mỗi cặp Can Chi được nạp âm gì và được “cái ” gì ?
Những câu hỏi này mở ra một ý tưởng mới : Đã có các quy tắc cho Can hợp Can ( Ngũ hợp), Chi hợp Chi (Lục hợp, Tam hợp ), sao lại không có quy tắc cho Can hợp Chi ?
Vấn đề đặt ra như vậy là có lý. Vì ta luôn luôn gặp những cặp Can Chi luôn sánh vai với nhau, gắn bó khăng khít với nhau, chẳng hạn như : Giáp-Tý , Ất-Sửu, … Chắc hẳn giữa chúng phải có một mối quan hệ khách quan nào đó, và ta nghĩ ngay đến khả năng hợp hóa của chúng. Nhưng vì Can và Chi thuộc hai Không Gian khác nhau, Can thuộc Trời (Thiên Can), Chi thuộc Đất ( Địa Chi ), muốn đến với nhau chúng cần phải có “Tác Nhân”.
Thẩm Quát là người rất tinh tường về Âm Luật, Âm Nhạc và Dịch Học, có lẽ trên nền tảng kiến thức uyên bác đó, Ông phát hiện ra rằng, “Tác Nhân” đó phải là những Âm thanh xác định - Nhạc Âm. Từ đó, Ông giải thích Nguyên Lý của Phép Nạp Âm.
Để hiểu được bài Nạp Âm của Thẩm Quát, trước hết cần khơi thông những khái niệm khó hiểu trong bài đó.

B) LÝ GIẢI NHỮNG KHÁI NIỆM KHÓ HIỂU TRONG BÀI NẠP ÂM
Đây là phần quan trọng nhất của bài viết này. Để Quý Vị dễ theo dõi, tôi sẽ trình bày như sau : Giải thích từng Khái Niệm rồi chỉ ra vị trí của Khái Niệm đó trong bài Nạp Âm của Thẩm Quát. Các Khái Niệm đó ở trong bài đã được đánh số thứ tự.
Chú giải những điều khó hiểu.

1/ Âm và Luật Lữ (1) ( (1) là chỗ đánh dấu trong bài Nạp Âm của Thẩm Quát).
a / Âm :
Âm nói ở đây không phải là Khí Âm (như có người đã nhầm tưởng) mà là Âm Thanh, nhưng không phải là âm tùy ý mà là những Âm có cao độ xác định Nhạc Âm ( Những Âm được dùng trong Âm Nhạc ). Chẳng hạn như, ngày nay ta biết : Âm Đô có độ cao chuẩn là 523,25hz/s, Âm Rê là 587,33 hz/s , … Âm mà Thẩm Quát nói đến là Ngũ Âm và những Âm được sinh ra từ Luật Lữ.
Ngũ Âm là : Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ. Đối chiếu với Âm Nhạc Tây Phương thì các Âm đó lần lượt tương ứng với : Fa (F), Sol (G), La (A), Đô (C), ( D ).

Bảng 2
Bảng 2.JPG
Bảng 2.JPG (27.6 KiB) Đã xem 2716 lần

( Còn tiếp )


Được cảm ơn bởi: nncuong
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức chung”