NGUYÊN LÝ NẠP ÂM ( Tiếp theo - Bài 5 )

Kiến thức tổng hợp về âm dương, ngũ hành, can chi, ...
Trả lời bài viết
lytranle
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 240
Tham gia: 11:05, 05/11/09
Đến từ: Thành phố HCM

NGUYÊN LÝ NẠP ÂM ( Tiếp theo - Bài 5 )

Gửi bài gửi bởi lytranle »

NGUYÊN LÝ NẠP ÂM ( Tiếp theo- Bài 5 )
Lý Trần Lê
25/8/2012



4/ Tam Nguyên :
Tam Nguyên gồm có : Thượng Nguyên – Trung Nguyên – Hạ Nguyên. Thuật ngữ Tam Nguyên được dùng để chỉ những đối tượng được chia thành ba thời kỳ có thứ tự trước sau và tuần hoàn theo chu kỳ đó.
Khái niệm Tam Nguyên được ứng dụng nhiều trong các Bộ Môn Lý số, đặc biệt là trong Độn Giáp, Phong Thủy.
Ví dụ :
+ Về thời gian, thì Tam nguyên là : - Nếu tính theo năm thì một Tam nguyên gồm 180 Năm, mỗi Nguyên dài 60 Năm ( Một Lục Thập Hoa Giáp ). Hiện nay chúng ta đang ở Tam Nguyên thứ 28 và Vận 8 của Hạ Nguyên (Năm 2004 – Năm 2023). - Kỳ môn Nguyệt Gia lại lấy 60 Tháng ( 5 Năm ) tính là một Nguyên, như vậy một Tam Nguyên gồm 15 Năm.Tam nguyên lại chia ra Thượng Nguyên , Trung Nguyên , Hạ Nguyên. + Trong Độn Giáp, mỗi Tiết Khí ( 15 ngày ) được chia thành 3 giai đoạn và được gọi là Thượng Nguyên - Trung Nguyên – Hạ Nguyên.
+ Trong Phong Thủy : -Phương vị của Phi Tinh Thái Tuế được xác định theo Tam Nguyên. -Mỗi Quẻ Bát Quái gồm 3 Sơn và được gọi là Tam Nguyên Đại Quái Long.
( Trong hệ thống thi cử Nho Học của ta có Học Vị Tam Nguyên. Đó là Tên Hiệu người đỗ đầu cả ba kỳ Thi Hương, Thi Hội, Thi Đình. Ví dụ Tam Nguyên Yên Đỗ - Nguyễn Khuyến ).
5/ Trọng - Mạnh - Quý :
a/ Mạnh – Trọng – Quý
Mạnh : là lớn, là thứ nhất.
Trọng : là thứ hai, là ở giữa.
Quý : là thứ ba, là út, chót, cuối cùng.
Ví dụ :
+ Tên các Tháng trong mỗi Mùa : Mùa Xuân : Tháng Giêng ( Dần ) là Mạnh Xuân, Tháng Hai ( Mão) là Trọng Xuân, Tháng Ba ( Thìn ) là Hạ Xuân. Mùa Hạ : Mạnh Hạ là Tháng Tư ( Tỵ ), Trọng Hạ là Tháng Năm ( Ngọ ) và Quý Hạ là Tháng 6 ( Mùi ). Mùa Thu : Mạnh Thu : Tháng 7 ( Thân ), Trọng Thu : Tháng 8 ( Dậu ), Quý Thu : Tháng 9 ( Tuất ). Mùa Đông : Mạnh Đông : Tháng 10 ( Hợi ), Trọng Đông : Tháng 11 ( Tý ), Quý Đông : Tháng 12 ( Sửu ).
+ Các Địa Chi được sắp xếp theo Mạnh-Trọng-Quý :
Tứ Mạnh : Dần , Thân , Tỵ , Hợi ( Đây là Nhóm Tứ Sinh )
Tứ Trọng : Tý , Ngọ , Mão , Dậu ( Đây là Nhóm Tứ Vượng )
Tứ Quý : Thìn , Tuất , Sửu , Mùi ( Đây là Nhóm Tứ Mộ )
b/ Trọng – Mạnh – Quý.
Độn Giáp quy định, những cặp Can Chi mà Địa Chi :
+ Tý, Ngọ, Mão, Dậu thì thuộc Thượng Nguyên .
+ Dần , Thân , Tỵ , Hợi thuộc Trung Nguyên.
+ Thìn , Tuất , Sửu , Mùi thuộc Hạ nguyên.
Trong Phép Nạp Âm, ta chỉ quan tâm đến thời Dương : Tý, Ngọ, Dần, Thân, Thìn Tuất.
Trong Tam Nguyên đòi hỏi có sự tuần hoàn theo chu kỳ, còn trong Mạnh-Trọng-Quý không đòi hỏi điều đó, bộ ba Mạnh-Trọng-Quý có thể chỉ xuất hiện một lần.
c/ Ứng dụng của Tam Nguyên và Trọng-Mạnh-Quý vào Phép Nạp Âm
@ Thượng Nguyên :
a) Cặp Can Chi Giáp thuộc Thượng Nguyên vì thuộc Thượng Nguyên. Ta đã biết Giáp Tý có Ngũ Hành Nạp Âm là Kim lại thuộc Tứ Trọng, do đó, Kim của Giáp Tý được gọi là Trọng của Kim. Lại vì Âm của Kim là Thương mà Âm này lại thuộc Trọng Kim (Tý) nên được gọi là Hoàng Chung của Thương ( Xem giải thích ở phần Âm và Luật Lữ ) (8).
Tiếp theo cặp Giáp- , các cặp Can Chi thuộc Thượng Nguyên lần lượt là : Mậu-, Nhâm- , Bính- , Canh-.
b) Cặp Can Chi Giáp-Ngọ thuộc Thượng Nguyên ( vì Chi Ngọ thuộc Thượng Nguyên).
Giáp-Ngọ có Ngũ Hành Nạp Âm là Kim. Mà Ngọ thuộc Tứ Trọng , nên Kim này là Trọng Kim. Âm này được sinh ra ở Ngọ, nên gọi là Nhuy Tân của Thương ( Xem Hình 1 ).
Tiếp theo cặp Giáp-Ngọ, các cặp Can Chi thuộc Thượng Nguyên lần lượt là : Mậu-Ngọ , Nhâm- Ngọ , Bính-Ngọ , Canh-Ngọ.
Có 10 cặp Can Chi thuộc Thượng Nguyên, chia thành 2 vòng. Vòng 1 xuất phát từ Giáp-Tý , vòng 2 bắt đầu từ Giáp-Ngọ.
@ Trung Nguyên :
a/ Nếu Thượng Nguyên là thì các cặp Can Chi có Chi là Thân thì thuộc Trung Nguyên : Nhâm-Thân , Bính-Thân , Canh-Thân , Giáp Thân , Mậu Thân.
Lúc này, Hành là Mạnh và Âm là Di Tắc.
b/ Nếu Thượng Nguyên là Ngọ thì các Cặp Can Chi có Chi là Dần thì thuộc Trung Nguyên : Nhâm-Dần , Bính-Dần , Canh-Dần , Giáp-Dần , Mậu-Dần.
Lúc này, Hành là Mạnh và Âm là Thái Thốc.
@ Hạ Nguyên :
a/ Nếu Thượng Nguyên là thì các cặp Can Chi có Chi là Thìn thì thuộc Hạ Nguyên : Canh-Thìn , Giáp-Thìn , Mậu-Thìn , Nhâm-Thìn , Bính-Thìn.
Lúc này, Hành là Quý và Âm là Cô Tẩy.
b/ Nếu Thượng Nguyên là Ngọ thì các cặp Can Chi có Chi là Tuất thì thuộc Hạ Nguyên : Canh-Tuất , Giáp-Tuất , Mậu-Tuất , Nhâm-Tuất , Bính-Tuất.
Lúc này, Hành là Quý và Âm là Vô Dịch.
c/ Trong phép Nạp Âm, mỗi Hành gồm có hai Tam Nguyên :
+ – Thân – Thìn
+ Ngọ - Dần - Tuất




6/ Quá trình phát sinh và phát triển của Khí Dương, Khí Âm :
Từ Tý đến Tỵ : Khí Dương tăng, khí Âm giảm . Từ Ngọ đến Hợi : Khí Dương giảm, khí Âm tăng. (20)
Hình 3: 12 Tịch Quái
Hình 3. 12 Tịch Quái.JPG
Hình 3. 12 Tịch Quái.JPG (58.77 KiB) Đã xem 3214 lần


Tháng 10 – Tháng Hợi , có Tịch Quái là Quẻ Khôn – 6 Hào đều Âm , là Mạnh Đông, Khí toàn Âm.
a/ Sang Tháng Tý là Tháng 11 , Tịch Quái là Địa Lôi Phục : Hào 1 Dương, 5 Hào trên Âm - Khí Dương bắt đầu sinh, Khí Âm bắt đầu suy.
- Tháng Chạp ( Sửu ) : Tịch Quái là Địa Trạch Lâm : Hai Hào dưới Dương, 4 Hào trên Âm – Khí Dương tăng dần, Khí Âm giảm dần.
- Tháng Giêng ( Dần ) : Tịch Quái là Địa Thiên Thái. Ngoại Quái là Quẻ Khôn, Nội Quái là Quẻ Càn – Khí Dương tăng lên một bậc nữa, đồng thời Khí Âm giảm tiếp một bậc.
- Tháng Hai ( Mão ) : Tịch Quái là Lôi Thiên Đại Tráng : 4 Hào Dương ở dưới, 2 Hào Âm ở trên – Khí dương tiếp tục tăng cao và Khí Âm đã giảm mạnh.
- Tháng Ba ( Thìn ) : Tịch Quái là Trạch Thiên Quải : 5 Hào Dương ở dưới, chỉ còn một Hào Âm ở trên.
- Tháng Tư ( Tỵ ) : Tịch Quái là Quẻ Càn vi Thiên. Lúc này Khí Dương đã phát triển đến cực đại, Khí Âm đã bị triệt tiêu hết, Khí thuần Dương, là Tháng Mạnh Hạ.
b/ Sang Tháng 5 ( Ngọ ) : Khí Dương bắt đầu giảm, Khí Âm bắt đầu sinh, Tịch Quái là Quẻ Thiên Phong Cấu : Bắt đầu xuất hiện một Hào âm – Hào 1, chỉ còn 5 Hào Dương ở trên.
Tiếp tục chuyển sang các Tháng 6,7,8,9,10, ta thấy khí Dương cứ giảm dần và Khí Âm liên tiếp mạnh dần :
-Tháng 6 ( Mùi ) : Tịch Quái là Quẻ Thiên Sơn Độn.
-Tháng 7 ( Thân ) - Thiên Địa Bĩ.
-Tháng 8 ( Dậu ) - Phong Địa Quán.
-Tháng 9 ( Tuất ) - Sơn Địa Bác.
- Tháng 10 (Hợi ) – đã nói trên.
[/CENTER ALIGN]

7 / Thời Dương (13)
12 Địa Chi được chia thành 2 nhóm Âm, Dương.
+ Nhóm các Địa Chi Dương gồm : Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất.
Nhóm này thuộc Thời Dương.
+ Nhóm các Địa Chi Âm gồm : Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi.
Nhóm này thuộc Thời Âm.
Trong phép Nạp Âm , ta chỉ cần quan tâm đến Thời Dương là đủ.

8/ Nạp Giáp(5)
Nhâm, Giáp phùng Càn ( Kim ) ; Quý, Ất Khôn ( Thổ ).
Bính Cấn ; Đinh Đoài ; Kỷ Ly môn.
Tốn Tân ; Khảm Mậu ; Chấn Canh dồn.
Nạp Giáp cũng như Nạp Âm, đều bắt đầu từ Kim và kết thúc ở Thổ .
( Phần này không liên quan đến nội dung của Bài ).
( Còn tiếp )
Trần Nhật Thứ
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức chung”