NGUYÊN LÝ NẠP ÂM ( Tiếp theo - Bài 8 )

Kiến thức tổng hợp về âm dương, ngũ hành, can chi, ...
Trả lời bài viết
lytranle
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 240
Tham gia: 11:05, 05/11/09
Đến từ: Thành phố HCM

NGUYÊN LÝ NẠP ÂM ( Tiếp theo - Bài 8 )

Gửi bài gửi bởi lytranle »

NGUYÊN LÝ NẠP ÂM ( Tiếp theo - Bài 8 )
Lý Trần Lê
26/8/2012



III / NẠP ÂM CHO CAN CHI :
Đến đây thì công việc dễ dàng rồi.
Xin nhắc lại Quy Tắc :
Nạp Âm theo Nguyên Lý : cách 8 sinh con trong Tam Nguyên và cách 8 chuyển giao khi một Tam Nguyên đã hết.
Có 3 khái niệm luôn gắn bó với nhau.
Vòng 1 : Bắt đầu từ Giáp
+ Thượng Nguyên + Trọng + Hoàng Chung
+ Trung Nguyên + Mạnh + Di Tắc
+ Hạ Nguyên + Quý + Cô Tẩy.
Sinh : Thượng Nguyên => Trung Nguyên => Hạ Nguyên
Trọng => Mạnh => Quý
Hoàng Chung => Di Tắc => Cô Tẩy
Chuyển giao :
+ Thứ tự chuyển giao theo Hành :
Kim => Hỏa => Mộc => Thủy => Thổ
+ Hạ Nguyên chuyển giao cho Thượng Nguyên Hành sau
+ Quý chuyển giao cho Trọng của Hành sau.
+ Cô Tẩy chuyển giao cho Hoàng Chung của Hành sau.
Vòng 2 : Bắt đầu Giáp Ngọ
Như Vòng 1, nhưng thay Hoàng Chung bởi Nhuy Tân,
thay Di Tắc bởi Thái Thốc, thay Cô Tẩy bởi Vô Dịch.

Ghi thứ tự các cặp Can Chi trong Bảng 60 Giáp Tý
Bảng 9
Bảng 9.JPG
Bảng 9.JPG (75.74 KiB) Đã xem 2299 lần


NẠP ÂM :
A / Vòng 1 : Bắt đầu từ Giáp
1/ Tam Nguyên của Kim
a/ Giáp Tý ( ô số 1 ) : nạp Âm Hoàng Chung của Thương.
Ất Sửu ( ô số 2 ) : nạp Âm Đại Lữ của Thương .
Hai Âm này đều là Thương. Thương là Âm của Kim. Ta nói Ngũ Hành Nạp Âm của Giáp Tý và Ất Sửu là Trọng Kimđược đặt tên là Hải Trung Kim. Tuy đều là Hải Trung Kim nhưng chúng vẫn có sự khác biệt: Kim của Giáp Tý là Kim của Hoàng Chung, còn Kim của Ất Sửu là Kim của Đại Lữ.
CHÚ Ý : Tên của 30 Ngũ Hành Nạp Âm đã được giải thích rõ và dễ hiểu trong HKBPT của Mai Cốc Thành, từ trang 115. Đề nghị Quý Vị tự xem.
b/ Nhâm Thân ( ô số 9 ) : Nạp Âm Di Tắc của Thương.
Quý Dậu ( ô số 10 ) : Nam Lữ của Thương.
Thương là Âm của Kim – Ngũ Hành Nạp Âm của Nhâm Thân và Quý Dậu là Mạnh Kim : Kiếm Phong Kim.
c/ Canh Thìn ( ô 17 ) : Cô Tẩy của Thương
Tân Tỵ ( 18 ) : Trọng Lữ của Thương
Ngũ Hành Nạp Âm của Canh Thìn và Tân Tỵ Quý Kim : Bạch Lạp Kim .
Tam Nguyên của Kim hết. Chuyển sang Hỏa. ( 12 ) , ( 15 )
2/ Tam Nguyên của Hỏa :
a/ Mậu Tý ( ô 25 ) : Nạp Âm Hoàng Chung của Chủy.
Kỷ Sửu ( ô 26 ) : Đại Lữ của Chủy.
Chủy là Âm của Hỏa . Ngũ Hành Nạp Âm của Mậu Tý và Kỷ Sửu là Trọng Hỏa : Tích Lịch Hỏa .
b/ Bính Thân ( ô 33 ) : Di Tắc của Chủy
Đinh Dậu ( ô 34 ) : Nam Lữ của Chủy
Ngũ Hành nạp Âm của Bính Thân và Đinh Dậu là Mạnh Hỏa : Sơn Hạ Hỏa.
c/ Giáp Thìn ( 41 ) : Cô Tẩy của Chủy
Ất Tỵ ( 42 ) : Trọng Lữ của Chủy
Ngũ Hành Nạp Âm của Giáp Thìn và Ất Tỵ là Quý Hỏa : Phúc Đăng Hỏa .
Tam Nguyên của Hỏa hết. Chuyển sang Mộc.
Tam Nguyên của Mộc hết, chuyển sang Thủy.
Cuối cùng, Tam Nguyên của Thủy hết, chuyển đến Hành Thổ .
Tam Nguyên của Thổ :
a/ Canh Tý ( ô 37 ) : Hoàng Chung của Cung
Tân Sửu ( ô 38 ) : Đại Lữ của Cung.
Cung là Âm của Thổ .Ngũ Hành Nạp Âm của Canh Tý và Tân Sửu là Trọng Thổ : Bích Thượng Thổ .
b/ Mậu Thân ( 45 ) : Di Tắc của Cung
Kỷ Dậu ( 45 ) : Nam Lữ của Cung
Ngũ Hành Nạp Âm của Mậu Thân và Kỷ Dậu là Mạnh Thổ : Đại Trạch Thổ.
c/ Bính Thìn ( 53 ) : Cô Tẩy của Cung
Đinh Tỵ ( 54 ) : Trọng Lữ của Cung
Ngũ Hành Nạp Âm của Bính Thìn và Đinh Tỵ là Quý Thổ : Sa Trung Thổ.
Tam Nguyên của Thổ hết cũng là lúc Ngũ Âm hết lần 1 - Tại Đinh Tỵ ( ô 54 ) (17 )

Vòng 2 : Bắt đầu từ Giáp Ngọ
1/ Tam Nguyên của Kim :
a/ Giáp Ngọ ( ô 31 ) : Nạp Âm : Nhuy Tân của Thương
Ất Mùi ( ô 32 ) : Lâm Chung của Thương
Thương là Âm của Kim : Ngũ Hành Nạp Âm của Giáp Ngọ và Ất Mùi là Trọng Kim ( 18 ): Sa Trung Kim
b/ Nhâm Dần ( ô 39 ) : Thái Thốc của Thương ( 18 )
Quý Mão ( ô 40 ) : Giáp Chung của Thương
Ngũ Hành Nạp Âm của Nhâm Dần và Quý Mão là Mạnh Kim : Kim Bạc Kim.
c/ Canh Tuất ( ô 47 ) : Vô Dịch của Thương
Tân Hợi ( ô 48 ) : Ứng Chung của Thương.
Ngũ Hành Nạp Âm của Canh Tuất và Tân Hợi là Quý Kim : Thoa Xuyến Kim.
Tam Nguyên của Kim hết, chuyển sang Trọng Hỏa ở ô 55 ( Mậu Ngọ ). Cứ tiếp tục như vậy, hết một Tam Nguyên thì chuyển sang Hành tiếp theo. Cuối cùng, ta đến Hành Thổ .
2/ Tam Nguyên của Thổ :
a/ Canh Ngọ ( ô số 7 ) : Nhuy Tân của Cung
Tân Mùi ( ô số 8 ) : Lâm Chung của Cung
Cung là Âm của Thổ. Ngũ Hành Nạp Âm của Canh Ngọ và Tân Mùi là Trọng Thổ : Lộ Bàng Thổ.
b/ Mậu Dần ( ô số 15 ) : Thái Thốc của Cung
Kỷ Mão ( ô số 16 ) : Giáp Chung của Cung
Ngũ Hành Nạp Âm của Mậu Dần và Kỷ Mão là Mạnh Thổ : Thành Đầu THổ.
c/ Bính Tuất ( ô số 23 ) : Vô Dịch của Cung
Đinh Hợi ( ô số 24 ) : Ứng Chung của Cung
Ngũ Hành Nạp Âm của Bính Tuất và Đinh Hợi là Quý Thổ : Ốc Thượng Thổ.
Đến đây thì Tam Nguyên của Thổ hết và cũng là lúc kết thúc Vòng 2 - tại Đinh Hợi ( 19 ).
Việc Nạp Âm cho các cặp Can Chi của Bảng Lục Thập Hoa Giáp đã hoàn tất.
( Còn tiếp ).

Được cảm ơn bởi: Mr.Hoang
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức chung”