NGŨ HÀNH NẠP ÂM LÀ NGŨ HÀNH CÓ LINH.

Kiến thức tổng hợp về âm dương, ngũ hành, can chi, ...
Trả lời bài viết
lytranle
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 240
Tham gia: 11:05, 05/11/09
Đến từ: Thành phố HCM

NGŨ HÀNH NẠP ÂM LÀ NGŨ HÀNH CÓ LINH.

Gửi bài gửi bởi lytranle »

NGŨ HÀNH NẠP ÂM LÀ NGŨ HÀNH CÓ LINH
( Nguyên Lý Nạp Âm tiếp theo và hết )
I/ Âm Nhạc lay động Tâm Hồn Con Người
Chuyện kể rằng, Đoàn Quân canh giữ Biên Cương của Quốc Gia Cổ Đại Hy Lạp bị Ngoại Quân tấn công. Thế của Địch rất mạnh, Quân Hy Lạp liên tục bị tiêu hao và bị đẩy lùi sâu vào nội địa. Tình thế nguy cấp, Họ xin Đại Quân đến cứu viện. Nhưng Triều Đình lại gửi đến một Ông Già hom hem. Nghĩ rằng mình bị phỉ báng, quá tức giận, các Chiến Binh vung gươm xông thẵng tới Ông Già. Bỗng một giọng ca đầy kiêu hãnh sang sảng vút lên vang động cả một vùng , những lời ca thống thiết làm rung động Lòng Người, những câu hát hừng hực khí phách cứ như nhấc bổng Con Người lên . Lời Ca Tiếng Hát của Người Ngệ Sĩ như những lời Hiệu Triệu của Tổ Quốc cứ dồn dập vỗ vào Lồng Ngực các Chiên Binh.
Người Nghệ Sĩ vừa dứt Tiếng Hát thì cả Đoàn Quân râm rập nhằm hướng Quân Thù ào ạt xông lên và chuyển bại thành thắng.
Âm Nhạc đã đi thẳng vào Trái Tim các Chiên Binh và tìm lại cho Họ Niềm Tin và Sức Mạnh mà Họ đã đánh mất.
*
* *
Âm () nạp cho Can Chi là Nhạc Âm , vậy Ngũ Hành Nạp Âm ắt phải có gốc gác với Âm Nhạc.
Âm Nhạc là gì?
Beethoven nói : “Âm Nhạc là tiếng nói của Trái Tim, nó đi thẳng vào Trái Tim… Âm Nhạc không phải chỉ mang đến sự khoái cảm mà phải làm rung động, làm bừng cháy những Con Tim và chính từ cái đó Tâm Hồn được trong sạch và trở nên cao thượng”.
Âm Nhạc gắn bó với Con Người suốt cả cuộc đời.
Âm Nhạc gần gũi với mọi người, ở mọi lứa tuổi. Từ lúc lọt lòng Mẹ, Em Bé đã sống trong lời ru trìu mến, thân thương. Lớn lên thì luôn đắm mình trong không gian tràn đầy Sóng Nhạc. …. Đến khi vĩnh biệt cuộc đời thì Con Người cũng ra đi trong tiếng Nhạc Tang Lễ.
Âm Nhạc đến với người cổ xưa rất tự nhiên. Trước tiên đó là những tiếng hú dài ngắn khác nhau để thông tin cho đồng loại. Sau đó là những tiếng ngân nga cao thấp khác nhau để biểu lộ cảm xúc như vui mừng, sợ hãi. Tiếng hú, tiếng hò là những motif sơ khai đầu tiên của Âm Nhạc. Khi ngôn ngữ phát triển thì Âm Nhạc cũng phát triển theo.
Vào những thời kỳ xa xưa nhất của Lịch sử Nhân Loại, Con Người đã cảm nhận được sức mạnh to lớn của sự tác động của Âm Thanh vào cảm xúc, nhưng Họ không giải thích được, nên đã gán cho Âm Nhạc một sức mạnh huyền bí. Bởi vậy, Âm Nhạc đã được sử dụng như một phương tiện để Con Người cầu khẩn Thiên Nhiên và những Đấng Thần Linh.
Trước khi đi săn bắt, những Người Nguyên Thủy tụ tập bên nhau, cùng hò la nhảy múa, cùng cầu nguyện Thần Linh giúp cho chuyến đi gặp may mắn. Họ biểu diễn những điệu múa nghi thức với cung giáo và Âm Nhạc. Nghi lễ trang nghiêm và thành kính đó đã thức tĩnh trong các Cụ Già cái dũng mãnh của thời trai trẻ, những Chàng Trai thì trở nên nhanh nhẹn và hoạt bát hơn, đó là bước khởi đầu cho những cuộc săn bắt nhiều hứa hẹn. Họ cho rằng, Múa Hát đã đưa đến cho Con Người sức mạnh kỳ diệu mà Họ vốn không có ; tiếng hò, tiếng hát và những lời cầu nguyện của Họ đã thức tỉnh lòng tốt của Thánh Thần.
Đối với Người Cổ Xưa, Âm Nhạc là “Tiếng Nói ” để cầu khẩn Thượng Đế, là Tâm Linh của Họ. Cuộc sống không thể không có Âm Nhạc. Nên ngay trong những thời đại xa xưa đó, Con Người đã quan tâm đến việc Giáo Dục Âm Nhạc cho các tầng lớp trẻ.
II/ Việc Giáo dục Âm Nhạc
Người ta cho rằng, trong Âm Nhạc có một số Âm Giai có tác động mạnh mẽ,khích lệ Tâm Linh Con Người , truyền cho họ lòng dũng cảm và lòng thương yêu, còn lại là những Âm Giai có tính kích động Tà Tâm nổi dậy, làm cho Con Người trở nên thô bạo độc ác. Do đó, cần lựa chọn những Âm Giai có xu hướng tích cực để truyền thụ cho các thế hệ trẻ. Vì vậy, việc Giáo Dục Âm Nhạc do Nhà Nước quản lý.
1/ ở Hy Lạp Cổ Đại :
Ở Hy Lạp Cổ , người ta đã soạn ra một lý thuyết hoàn chỉnh và quy củ về việc giáo dục công dân bằng Âm Nhạc. Theo quan điểm của người Cổ Hy Lạp, Âm Nhạc khi tác động vào nếp sống Đạo Đức của con người sẽ giáo dục và sửa đổi tính cách của họ, rèn luyện xu thế tâm lý cho họ. Cho nên, hệ thống giáo dục Thanh Thiếu Niên trong Xã Hội Cổ Hy Lạp được xây dựng trên cơ sở Thể Dục và Âm NHạc. Thể Dục nhằm rèn luyện thể chất, Âm Nhạc nhằm rèn luyện tinh thần.
Người Hy Lạp cho rằng, mỗi Điệu Thức và cả những Giai Điệu xây dựng trên Điệu Thức ấy có tác động rõ ràng đối với xu thế tâm lý của con người. Để đào tạo những Công Dân mẫu mực và những Chiến Binh dũng cảm chỉ có thể sử dụng được một vài điệu thức trong số những điệu thức đã có mà thôi. Trong số nhiều Điệu thức của Hy Lạp Cổ, Platon ( 427-348, TCN ) chỉ cho sử dụng hai Điệu thức : Dori và Phrigi. Còn Aristoteles ( 384-322, TCN ) chỉ cho sử dụng Điệu Thức Dori trong công việc giáo dục mà thôi.
2/ Ở Trung Hoa Cổ Đại :
Ở Nước Trung Hoa cổ Đại , Âm Nhạc là “Hoa thơm của Đức Hạnh” và được coi là phương tiện giáo dục quan trọng nhất đối với Quốc Dân.
Khổng Tử - Nhà Kinh Điển của Triết Học Cổ Trung Hoa - nói : “ Để làm thay đổi đạo đức và tập quán, không có gì bằng Âm Nhạc”. Còn Nhà Hiền Triết Tuân Tử, thì viết : “Thanh Nhạc nhập vào lòng người rất sâu, cảm hóa người rất nhanh, cho nên các Tiên Vương phải trau dồi lý luận về Nhạc. Nhạc mà bình thì Dân hòa mà không bị dục vọng lôi cuốn. Nhạc mà nghiêm trang thì Dân tề nhất mà không loạn. Dân đã hòa và tề thì binh mạnh, thành vững, địch quốc không dám đánh. Như vậy, Bách Tính chẳng ai là không an cư lạc nghiệp ở quê hương, đóng góp đầy đủ. Nhờ đó, danh thanh mới sáng, vinh quang mới chói, trong bốn bể chẳng ai không muốn tôn Bậc Vương Giả ấy làm Tiên Chủ . Đó là lẽ đầu của bậc Đế Vương. Trái lại,Nhạc mà bất nghiêm và hiểm hóc, thì Dân sa đà và bỉ tiện,loạn lạc và tranh giành, mà nước đã loạn thì Binh yếu, Thành bị phạm, Bách Tính không an cư lạc nghiệp, không đóng góp được cho Nhà Nước. Cho nên khi Lễ Nhạc suy thì tà tâm dấy lên.Đó là gốc của mối nguy cơ mất nước và bị nhục “.
Do những quan điểm ấy mà vấn đề giáo dục Âm Nhạc ở Nước Trung Hoa Cổ Đại là do Quốc Gia quản lý. Âm Nhạc được xếp theo từng nhóm theo giai điệu và mỗi nhóm giai điệu được gắn một nội dung giáo dục cụ thể.
Nhóm thứ nhất nhằm giáo dục con người phát triển tính độ lượng, mềm mỏng. Nhóm thứ hai, giáo dục tính bình tĩnh, trí thông minh và sự chân thành. Nhóm thứ ba, đức tính lễ độ và khiêm tốn. Nhóm thứ tư, Đức tính trung thục và khiêm nhường. Nhóm thứ năm, lòng nhân từ, tính dịu dàng. Nhóm thứ sáu, lòng nhân hậu và tính quả cảm.
Họ cho rằng, Âm thanh không chuẩn xác sẽ gợi ra những tình cảm độc ác và là bằng chứng của tình trạng rối loạn Quốc sự. Bởi thế cho nên độ cao của các cung bậc trong Thang Âm và cách lên dây các nhạc cụ đều do những sắc lệnh củaTriều Đình quy định, ai làm trái sẽ bị trừng trị theo Pháp Luật.
III / Một số Quan Niệm về Âm Nhạc của Xã Hội Trung Hoa Cổ Đại .
1/ Về các Âm Giai :
Theo Truyền thống Trung Hoa, bất cứ Âm Giai nào của Ngũ Âm đều có thể ảnh hưởng đến những cơ quan bộ phận bên trong của con người và có thể hoạt động như là một cơ cấu điều hòa. Âm Nhạc có thể tăng cường sự điều tiết, khai mở ý tưởng và điều hòa nhịp tim. Bởi vì người ta có những chỗ khác nhau, nội tạng của người này cũng khác người kia, nên Âm Nhạc cũng ảnh hưởng họ theo những cách khác nhau.
Âm Điệu của dây Cung : Được xếp vào hạng cao thượng, có liên hệ với Thổ và có ảnh hưởng tới tụy tạng ( Dạ dày, Lá lách ). Những người thường xuyên nghe Nhạc loại này sẽ trở nên lương thiện và nhẫn nhục.
Âm điệu của dây Thương : Nặng nề, giống kim khí, không bị bẻ cong. Loại Âm Nhạc này ảnh hưởng đến phổi. Nếu nghe thường xuyên loại nhạc này thì người ta sẽ trở nên chân chính và thân thiện.
Âm điệu của dây Giốc : Chào mừng mùa Xuân tới và đánh thức mọi đời sống trỗi dậy sảng khoái. Loại Âm Nhạc này ảnh hưởng tới gan, mật. Nghe nó nhiều thì người ta sẽ trở nên lương thiện và hòa giải.
Âm Điệu của dây Chủy : Rất sôi nổi về tình cảm, giống như Hỏa. Nó ảnh hưởng tới tim, khiến cho người nghe trở nên rộng lượng.
Âm Điệu của dây Vũ : U sầu, giống như nước chảy êm đềm.Nó ảnh hưởng đến thận, bàng quang. Lắng nghe những giai điệu này làm cho người ta cảm thấy đầu óc quân bình và nhẹ nhàng, “ buồn nhưng không đau khổ “, “ vừa ý mà không đi quá mức ”.
Đấy là những gì mà Văn Hóa của Âm Nhạc Trung Hoa đang cố gắng diễn tả. ( Theo Bác Sĩ Zhiping Chen, trong Bài Âm Nhạc Ngũ Cung Trung Hoa ).
2/ Về Âm Luật và Âm Lữ :
Hoàng Chung : Cốt để kích động, di dưỡng lục khí, cửu đức.
Dương Khí từ Hoàng Tuyền bốc lên.
Đại Lữ : Chuẩn bị đưa vạn vật xuất sinh, chuẩn bị cuộc Lữ Hành.
Thái Thốc : Cốt để giúp dưỡng khí, làm cho tâm thân trở nên linh hoạt.
Vạn vật thốc sinh.
Giáp Chung : Âm Dương giáp kề.
Cô Tẩy : Cốt để làm cho vạn vật trở nên khiết tinh,đẹp đẽ để có thể đón nhận Thần Linh, tiếp đãi Tao Nhân , Mặc Khách.
Vạn vật tẩy sinh,trở nên thanh lịch.
Trọng Lữ : Vạn vật đi lên cương cường .
Nhuy Tân : Cốt để làm cho tinh thần của Thần và của Người trở nên an tĩnh, thông cảm. Âm Khí ấu tiểu
Lâm Chung : Vạn vật đã bàng hoàng , sắp chết.
Di Tắc : Chính là để đề cao 9 Quy Tắc trị Dân (Xem Almanach 2010 tr. 304 – LTL )
Âm khí, như giặc cướp quấy rối vạn vật.
Nam Lữ : Cuộc Lữ Hành của Dương Khí gần tới giai đoạn ẩn tàng.
Vô Dịch : Cốt là để truyền bá, ca tụng khí phách và sự nghiệp của các Triết Nhân, các Anh Hùng Hào Kiệt, để treo gương cho Dân.
+ Vô Xạ : Dương Khí vô dư ( không còn thừa nữa ).
Ứng Chung : Dương khí không dùng làm được việc gì nữa.

* 6 dấu Âm Lữ chỉ có nghĩa là làm cho cái gì còn “ trầm phục “ có thể hiển dương, cái gì đã “tán việt “ được “điển xuất “.
( Theo Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ )

Ngày nay, các Nhạc Sĩ và các Nhà Triết Học đã bỏ xa những luận điểm ngây thơ của các Nhà Lý Luận Cổ Đại, nhưng ý nghĩa Giáo Dục Tâm Hồn Tình Cảm của Âm Nhạc đã không bị lãng quên. Mỗi Thời Đại mới, vấn đề Giáo Dục Âm Nhạc lại được đề cao thêm. Người ta luôn coi Âm Nhạc là hiện thân của tất cả những cái gì là đẹp đẽ nhất của Bản Tính của Con Người.
IV/ Ý nghĩa của Âm trong Ngũ Hành Nạp Âm :
1/ Có một Ánh xạ 1-1 giữa Tập hợp 60 cặp Can Chi và Tập hợp 60 Âm Luật Lữ.
Tức là mỗi cặp Can Chi chỉ được nạp một Âm duy nhất và ngược lại, mỗi Âm chỉ tìm đến một cặp Can Chi xác định và duy nhất.
Ví dụ :
+ Cặp Can Chi Giáp Tý chỉ được nạp Âm Hoàng Chung của Thương.
+ Cặp Can Chi Kỷ Tỵ chỉ được nạp Âm Trọng Lữ của Giốc.
+ Âm Thái Thốc của Vũ chỉ được nạp cho cặp Can Chi Giáp Dần
+ Âm Ứng Chung của Cung chỉ được nạp cho cặp Can Chi Đinh Hợi.

2/ Chỉ một Nốt Nhạc đơn độc thì có ý nghĩa gì ?
a/ Nguyên Lý Toàn Đồ : Cái Bộ Phận là cái Toàn Bộ.
Đó là Quan điểm Toàn Đồ của Triết Học Cổ Phương Đông. Điều này có nghĩa là cái Bộ Phận mang đủ thông tin cơ bản của cái Toàn Thể.
Ví dụ :
+ Nguyên Lý “Con Người là Một Tiểu Vũ Trụ” là một ví dụ nổi bật nhất của Nguyên lý Toàn Đồ.
+ Việc xem tướng mặt, tướng tay, tướng tai, … là dựa trên Nguyên Lý Toàn Đồ. Vì những nét đặc trưng nhất của mỗi Người được biểu hiện lên trên khuôn mặt, trên tai, trên tay … của Người đó.
+ Ảnh Toàn Đồ :
Vật Lý Hiện Đại đã tìm ra được phương pháp chụp ảnh Toàn Đồ.
Nhà Khoa Học Hungarie Gabore- Người đã được giải thưởng Nobel, đã tìm ra phương pháp chụp ảnh Toàn Đồ. Trong Kỹ Thuật chụp ảnh, ngoài sóng đối tượng ( sóng ánh sáng phản xạ từ đối tượng cần chụp ảnh ), Gabor còn sử dụng sóng tựa ( sóng phát trực tiếp từ nguồn sáng ). Phim thu được bởi sự giao thoa của hai loại sóng đó gọi là phim Toàn Đồ (Hologramme ).Chỉ cần cắt ra một mẩu nhỏ, tức là một bộ phận nhỏ, đưa nó vào một máy chiếu đặc biệt là ta có thể thu được toàn bộ ảnh của vật được chụp ( Theo G.S Nguyễn Hoàng Phương ).
+ Nhà Soạn Nhạc vĩ đại Nga, Tanhêiev ( Tanhêiev Xecgây Ivanôvits 1856- 1915 ) nói : “ Nếu có những người ở các Hành Tinh khác đến thăm chúng ta và muốn chỉ trong một giờ đồng hồ cho họ khái niệm rõ về Loài Người, thì tốt hơn cả là cho họ nghe bản Giao Hưởng số 9 của Beethoven ”.
Đó cũng là một ví dụ về Nguyên Lý Toàn Đồ.
( Một Bản Nhạc được xem là một Tọa độ Không- Thời Gian- Âm Thanh của Không Gian 5 Chiều. Theo Nguyên Lý Toàn Đồ, từ một Tọa Độ, người ta có thể hiểu được nét chung nhất của Không Gian chứa Tọa Độ đó ).
b/ Sự Cộng Hưởng :
Khi một Âm – Âm có độ cao xác định, vang lên thì những cấu trúc vật chất có cùng tần số dao động với Âm đó cũng dao động theo. Tức là khi một Âm vang lên thì không chỉ có một Âm mà có rất nhiều những cấu trúc vật chất có cùng Tân Số dao động cũng rung lên và phát ra Sóng Âm.
Ví dụ : Mở nắp thùng Đàn Piano ra, gõ vào một dây nào đó ( chỉ một dây thôi ), chẳng hạn dây La, khi đó ta thấy tất cả các dây La khác, tức là tất cả những dây La từ trầm đến cao cũng dao động theo . Hiện tượng đó gọi là hiện tượng Cộng Hưởng.
Vậy, khi một Âm nào đó vang lên,chắc hẳn một số bộ phận nào đó của Cơ bắp, của Nội Tạng Con Người cũng bị cộng hưởng , tức bị tác động trực tiếp của Âm Thanh, tạo nên những cảm xúc cho Con Người.
Mỗi Âm khác nhau, tức Tần số khác nhau, sẽ tác động vào những bộ phận khác nhau của cơ thể. Lại nữa, Cơ Thể của mỗi Con Người có cấu tạo khác nhau về da thịt, cơ bắp, nội tạng , do đó, mỗi người cảm thụ Âm Nhạc theo cách riêng của mình.
3/ Mỗi Âm được nạp cho cặp Can Chi là một Đại Diện của một Âm Giai :
Âm nói ở đây là Nhạc Âm - một Âm của một Âm Giai. Âm đó là Đại Diện của một Âm Giai nên nó biểu hiện đầy đủ những tính chất cơ bản của Âm Giai đó – Theo Nguyên Lý Toàn Đồ.
Ví dụ :
+ Âm Hoàng Chung của Thương, đó là Chủ Âm của Âm Giai Thương . Âm này đại diện cho Âm Giai Thương – Tiếng Kim.
+ Âm Trọng Lữ của Cung, đó là Âm Bậc Thứ VI của Âm Giai Cung. Nó Đại Diện cho Âm Giai Cung – Tiếng Đất.
V/ Ngũ Hành Nạp Âm là Ngũ Hành có Linh.
1/ Linh là gì ?
Linh là Tâm Linh, Tâm Hồn, Tư Tưởng, Đạo Đức, Tình Cảm …
là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín .
Mỗi cặp Can Chi được nạp một Âm xác định và duy nhất , tức mỗi Hành Nạp Âm chỉ chứa đựng một Âm xác định và duy nhất, Âm đó là Đại Diện của một Âm Giai. Theo Nguyên Lý Toàn Đồ, Âm đó biểu hiện toàn bộ tính chất của Âm Giai mà nó đại diện. Mỗi Âm Giai lại chứa đựng những yếu tố Tâm Linh xác định. Ngoài ra, mỗi Âm riêng biệt lại biểu hiện Tâm Linh theo từng sắc thái khác nhau.
Vậy Ngũ Hành Nạp Âm là Ngũ Hành có Linh . Mỗi Hành Nạp Âm được gọi là Mệnh của mỗi Con Người – Nhân Mệnh - Phần Hồn của Con Người.

2/ Phân tích Đặc Tính của Mệnh :
Khi xét Bản Tính của Mệnh cần phải nêu lên được hai ý :
Ý thứ nhất :
Nêu lên Tính Chất chung của từng loại Mệnh : Mệnh Kim, Mệnh Hỏa , Mệnh Mộc, Mệnh Thủy, Mệnh Thổ.
Cơ sở Lý Thuyết cho công việc này là Tính Chất của Ngũ Hành và Ngũ Âm ( Âm Giai ).
Ý thứ hai :
Nêu lên các Đặc Điểm riêng cho từng Hành Nạp Âm, như Hải Trung Kim, Tích Lịch Hỏa , Tang Đố Mộc Đó là Thành Phẩm α trong Công Thức (2).
Cơ sở Lý Thuyết cho công việc này là những Đặc Điểm của các Tiêu Chí sau đây:
+ Nguyên ( Tam Nguyên ) của Hành Nạp Âm
+ Trọng Mạnh Quý của Hành Nạp Âm
+ Cặp Âm Luật và Âm Lữ.
+ Hai Cung mà hai Âm đó đóng.
+ Hai Tịch Quái của hai Cung đó
+ Tham khảo thêm hai cặp Can Chi.
Từ đó, ta thấy rằng, mỗi Hành Nạp Âm – Mệnh – có những Đặc Điểm rất phong phú và rất riêng biệt. Cả 30 Hành Nạp Âm đều có những Đặc Điểm khác nhau.
Khi xét Ngũ Hành Nạp Âm – Mệnh – thì ý thứ hai này là quan trọng nhất vì nó là Đặc Điểm riêng của mỗi Mệnh.
Nhưng xưa nay, khi phân tích Mệnh, các Sách Mệnh Lý chỉ mới thực hiện được một nửa ý thứ nhất, tức là mới chỉ nói đến Ngũ Hành mà chưa nói đến Ngũ Âm ( Âm Giai ). Còn ý thứ hai thì hoàn toàn xa lạ và thiếu vắng, chưa hề có ai nghĩ tới.
Vì vậy, việc giải đoán Vận Mệnh đã bị giảm mất độ tin cậy .
Vấn đề này cần phải có thêm nhiều thời gian để tiếp tục suy nghĩ sâu hơn nữa . Ở đây tôi chỉ mới nêu được ý tưởng và phương hướng, còn ứng dụng cụ thể thì còn lúng túng. Đề nghị Quý Vị giúp thêm.

Ứng dụng :
1/ Xét Ngũ Hành Nạp Âm Hải Trung Kim :
Đó là :
+ Âm Hoàng Chung của Thương nạp cho cặp Giáp Tý.
+ Và Âm Đại Lữ của Thương nạp cho cặp Ất Sửu.
a/ Tính chất chung của Người Mệnh Kim :
Ngũ Hành : Kim chủ về Nghĩa. Tính tình cương trực mãnh liệt. Cách cư xử công bằng. Luôn tuân theo lẽ phải.
Ngũ Âm : Âm điệu của dây Thương – Tiêng Kim :
Nặng nề, giống kim khí, không bị bẻ cong. Loại Âm Nhạc này ảnh hưởng đến phổi. Nếu nghe thường xuyên loại nhạc này thì người ta sẽ trở nên chân chính và thân thiện.
Từ Tính Chất của Hành Kim và ý nghĩa của Âm Giai Thương ta suy ra
Tính Chất chung của Người Mệnh Kim như sau : Người Mệnh Kim là người có Tâm Hồn lương thiện và chân chính, đức tính cương trực, có nghĩa khí. Cách hành xử công bằng ,tuân theo lẽ phải . ( 1a)
b/ Xét Đặc điểm riêng của Người Mệnh Hải Trung Kim .
+ Kim này là Kim Thượng Nguyên của Tam Nguyên Thứ Nhất, là Trọng Kim.
+ Âm Hoàng Chung : Cốt để kích động, di dưỡng lục khí, cửu đức.
Dương Khí từ Hoàng Tuyền bốc lên.
Âm Hoàng Chung thuộc Cung Tý – Tháng 11 - Tịch Quái là Quẻ Địa Lôi Phục.
Địa Lôi Phục : Khí Dương trở lại. Khí Âm lùi dần. Hanh Thông.
Cặp Can Chi Giáp Tý nạp Âm Hoàng Chung của Thương, tức là Tiếng Kim bắt đầu phát sinh, đang trầm phục.
+ Âm Đại Lữ : Điều trị.Chuẩn bị đưa vạn vật xuất sinh, chuẩn bị cuộc Lữ Hành.
Đại Lữ : Cung Sửu – Tháng 12- Tịch Quái là Quẻ Địa Trạch Lâm.
Địa Trạch Lâm : Dương cương lớn dần mà Âm nhu tiêu lần. Rất Hanh Thông.
Từ những đặc điểm trên suy ra Đặc điểm riêng của Mệnh Hải Trung Kim như sau:
Hải Trung Kim là Trọng Kim, là Kim Thượng Nguyên của Tam Nguyên Thứ Nhất. Âm Thương là Âm Kim -Tiếng Kim . Kim mới được sinh ra còn trầm phục, khí chất đang được di dưỡng, đang dần dần bốc lên và nhanh chóng được hiển dương, phát triển mạnh mẽ, bắt đầu cuộc Lữ Hành về Phương Đông. Rất Hanh Thông. ( 1b )
Gộp (1a)( 1b ) ta có kết luận đầy đủ về Bản Tính của Người Mệnh Hải Trung Kim.
2/ Xét Ngũ Hành Nạp Âm KIếm Phong Kim :
Đó là :
+ Âm Di Tắc của Thương nạp cho cặp Nhâm Thân
+ Và Âm Nam Lữ của Thương nạp cho cặp Quý Dậu.
a/ Tính chất của Người Mệnh Kim nói chung :
Như ( 1a ) .
b/ Đặc điểm riêng của Người Mệnh Kiếm Phong Kim :
+ Là Kim Trung Nguyên của Tam Nguyên Thứ Nhất, là Mạnh Kim.
+ Được Hải rung Kim sinh trợ cho
+ Âm Di Tắc : Chính là để đề cao 9 Quy Tắc trị Dân (Xem Almanach 2010 tr. 304 – LTL )
Âm khí, như giặc cướp quấy rối vạn vật.
Di Tắc : Tháng 7 - Cung Thân – Tịch Quái : Thiên Địa Bĩ.
Thiên Địa Bĩ : Bĩ không phải là Đạo Người. Cái Lớn ( Dương ) đang đi, cái Nhỏ ( Âm ) lại.
+ Âm Nam Lữ : Cuộc Lữ Hành của Dương Khí gần tới giai đoạn ẩn tàng .
Nam Lữ : -Tháng 8 – Cung Dậu – Tịch Quái : Phong Địa Quán.
Phong Địa Quán : Quán là quan sát. Tượng Quẻ là Gió đi trên Đất.
Đây là thời Âm trưởng Dương suy. Người Quân Tử dễ bị kẻ Tiểu Nhân làm tiêu mòn Đức tốt hoặc tự chính mình cũng bị thấp kém đi. Do đó, Người Quân Tử phải có Lòng chí thành và tinh khiết, phải làm mẫu mực cho người khác, phải suy ngẫm và định ra lối sống hợp Đạo Lý.
Xét Đặc Điểm riêng của Mệnh Kiếm Phong Kim :
Kiếm Phong Kim là Mạnh Kim, được Hải Trung Kim sinh cho nên Vượng , hơn nữa, Tháng 7 và Tháng 8 là Mùa Thu nên Kim rất Vượng.
Nhưng Kiếm Phong Kim là “con” của Hải Trung Kim , do cách 8 hạ sinh, nên Kiếm Phong Kim được sinh ra trong Miền Âm Khí và vào lúc Khí Âm đang phát triển. ( Hoàng Chung của Thương cách 8 hạ sinh ra Di Tắc. Di Tắc thuộc Cung Thân là Miền Âm Khí) .
Suy ra Đặc Điểm riêng của Mệnh KIếm Phong Kim như sau :
Khí lực rất mạnh. Sinh ra vao thời buổi Dương suy, Âm trưởng. Cái Lớn đang mất, cái Nhỏ đến. Nhiều Tiểu Nhân muốn hãm hại. Lại do Môi Trường sống không được trong sạch, nên bản thân cũng rất dễ tự hạ thấp mình.
Cần tỉnh táo quan sát, có Lòng Chí Thành và Tinh Khiết, Sống mẫu mực, hợp Đạo Lý. ( 2b ).
Kết hợp (1a ) ( 2b ) ta có kết luận đầy đủ về Người Mệnh Kiếm Phong Kim.
3/ Xét Hành Nạp Âm Bạch Lạp Kim :
Đó là :
+ Âm Cô Tẩy của Thương nạp cho cặp Can Chi Canh Thìn
+ Và Âm Trọng Lữ của Thương nạp cho cặp Can Chi Tân Tỵ.
a/ Trước hết, người này là Mệnh Kim, nên có Tính Chất chung của Người Mệnh Kim :
Xem ( 1a ) .
b/ Xét Đặc Điểm riêng của Mệnh Bạch Lạp Kim
+ Bạch Lạp Kim là Kim Hạ Nguyên của Tam Nguyên Thứ Nhất, là Quý Kim. Nó là “Con Út” của Tam Nguyên Thứ Nhất. Nó không bị tiêu hao sinh lực vì “Không cách 8 sinh con”. Bạch Lạp Kim được Kiếm Phong Kim sinh trợ cho.
Kiếm Phong Kim cách 8 thượng sinh ra Bạch Lạp Kim. Bạch Lạp Kim được sinh ra trong Miền Dương Khí, vào Tháng Ba- Tháng Thìn, Dương khí phát triển rât mạnh mẽ.
+ Âm Cô Tẩy : Cốt để làm cho vạn vật trở nên khiết tinh,đẹp đẽ để có thể đón nhận Thần Linh, tiếp đãi Tao Nhân , Mặc Khách. Vạn vật tẩy sinh,trở nên thanh lịch.
Cô Tẩy : -Tháng Ba – Thìn – Trạch Quái : Trạch Thiên Quải.
Trạch Thiên Quải : Quải là Quyết. Quẻ Quải chỉ còn một Hào Âm trên cùng. Âm đã suy đến cực rồi. 5 Hào Dương ở dưới tiến lên, quyết tâm trừ một Hào Âm trên cùng. Tuy nhiên vẫn phải đề phòng, phải tuyên bố tội ác cua bọn Tội Nhân trước công chúng, rồi lấy lòng thành để ban Lệnh.
+ Âm Trọng Lữ :
Trọng Lữ là đi đến cùng – Tận Lữ. Vạn vật như là Lữ Khách đi đến tận Phương Tây. Vạn vật đi lên cương cường .
Trọng Lữ : - Tháng Tư – Cung Tỵ - Trạch Quái : Bát Thuần Càn.
Tỵ : Dương Khí đến Tỵ là tận cùng.
Bát Thuần Càn : Nguyên ,Hanh, Lợi, Trinh.
Quẻ Càn cả 6 Hào đều Dương nên rất cương Kiện, tượng trưng cho Trời, Cha, các Bậc Thánh Nhân Quân Tử.
Suy ra Đặc Điểm riêng của Bạch Lạp Kim như sau :
Bạch Lạp Kim là Hành Nạp Âm sung sức Nhất trong các Hành Kim Nạp Âm ( Mạnh hơn hẳn Kiếm Phong Kim ). Người Mệnh Bạch Lạp Kim có Đức Tính rất kiên cường, thẳng thắn, rất quyết liệt đấu tranh với bọn tội phạm, với kẻ Tiểu Nhân. Lòng Dạ của họ rất trong sáng , minh bạch , cao thượng và thanh lịch, luôn quan tâm đến Mọi Người và Vạn Vật. ( 3b )
Kết hợp ( 1a )( 3b ) ta được kết luận đầy đủ về Đặc Điểm của Mệnh Bạch Lạp Kim.

4/ Xét Mệnh Giản Hạ Thủy :
Đó là : + Âm Hoàng Chung của Vũ nạp cho cặp Bính Tý
+ Và Âm Đại Lữ của Vũ nạp cho cặp Đinh Sửu.
a/ Xét Tính chất chung của Người Mệnh Thủy :
Hành Thủy : Thủy chủ về Trí, thông minh, hiền lành, túc trí đa mưu, nói năng nhẹ nhàng rành rọt.
Âm Giai Vũ : U sầu, giống như nước chảy êm đềm.Nó ảnh hưởng đến thận, bàng quang. Lắng nghe những giai điệu này làm cho người ta cảm thấy đầu óc quân bình và nhẹ nhàng, “ buồn nhưng không đau khổ “, “ vừa ý mà không đi quá mức ”.
Suy ra Tính Chất chung của Người Mệnh Thủy : ( 4a )
Người Mệnh Thủy là người Trí Tuệ,thông minh, hiền lành, thông biết lý lẽ , túc trí đa mưu, Tâm Hồn trầm tĩnh, tính tình luôn giữ được thế cân bằng, mực thước; nói năng nhẹ nhàng, hành xử đúng mực, không vượt qua giới hạn.
b/ Xét Đặc Điểm riêng của Người Mệnh Giản Hạ Thủy :
+ Giản Hạ Thủy là Thủy Thượng Nguyên của Tam Nguyên Thứ Nhất, là Trọng Thủy.
+ Âm Hoàng Chung : Cốt để kích động, di dưỡng lục khí, cửu đức.
Dương Khí từ Hoàng Tuyền bốc lên.
Âm Hoàng Chung thuộc Cung Tý – Tháng 11 - Tịch Quái là Quẻ Địa Lôi Phục.
Địa Lôi Phục : Khí Dương trở lại. Khí Âm lùi dần. Hanh Thông.
Cặp Can Chi Bính Tý nạp Âm Hoàng Chung của Vũ, tức là Tiếng Thủy bắt đầu phát sinh, đang trầm phục.
+ Âm Đại Lữ : Chuẩn bị đưa vạn vật xuất sinh, chuẩn bị cuộc Lữ Hành.
Đại Lữ : Cung Sửu – Tháng 12- Tịch Quái là Quẻ Địa Trạch Lâm.
Địa Trạch Lâm : Dương cương lớn dần mà Âm nhu tiêu lần. Rất Hanh Thông.
Suy ra Đặc Điểm riêng của ệnh Giản Hạ Thủy : ( 4b )
Giản Hạ Thủy không phải là khe nước nhỏ. Nó là Thủy Thượng Nguyên của Tam Nguyên Thứ Nhất, là Trọng Thủy. Nó mới được sinh ra, đang trầm phục, nhưng phát triển rất nhanh chóng, rất thuận lợi, rất Hanh Thông.
Giản Hạ Thủy sinh con là Tuyền Trung Thủy.
Người Mệnh Giản Hạ Thủy phải biết di dưỡng Tâm Hồn, có sẵn điều kiện và cơ hội để phát triển và tiến xa.
Kết hợp (4a )(4b ) ta được kết luận đầy đủ về Đặc Điểm của Mệnh Giản Hạ Thủy.
HẾT
Kết thúc Chuyên Đề Nguyên Lý Nạp Âm
Thành Phố Hồ Chí Minh, 01/11/2012
LÝ TRẦN LÊ
Được cảm ơn bởi: Lão Nông, Mr.Hoang, lethanhnhi
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức chung”