TƯỚNG CON MẮT VÀ Ý NGHĨA NHỮNG CÁI NHÌN CỦA CON NGƯỜI

Các bài học thuật về môn tướng pháp, danh tính, chữ viết
Phuocduyen
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 493
Tham gia: 23:18, 10/02/09

TƯỚNG CON MẮT VÀ Ý NGHĨA NHỮNG CÁI NHÌN CỦA CON NGƯỜI

Gửi bài gửi bởi Phuocduyen »

“Cửa sổ của tâm hồn” một khi đã mở ra sẽ cho ta biết được tuổi thọ, tài năng cũng như tính tình của một người không có gì che dấu được. Trong văn chương “văn là người” thì trong tướng pháp “mắt là người” vậy.

1- Sự quan trọng của mắt

Trong các bộ phận trên khuôn mặt có lẽ không có bộ phận nào quan trọng bằng con mắt. Nếu mặt trời, mặt trăng đem lại ánh sáng cho vạn vật thì mắt đem lại ánh sáng cho con người. Mắt chính là mặt trời, mặt trăng của con người vậy. Mắt lại còn quan hệ hơn nữa ở chỗ nó là một vật có linh hồn, làm cho khuôn mặt linh động, vì nó giữ nhiệm vụ nối kết phần bên trong của một người đối với cuộc sống bên ngoài. Tục ngữ Tây Phương gọi “mắt là cửa sổ của tâm hồn” còn các nhà tướng thuật Đông Phương thì nhận định “quí nhân có mắt quí, không hẳn có tai quí, tiểu nhân có thể có tai quí, không thể có mắt quí”. Cả hai câu đều cùng một ý nghĩa như nhau, mắt là phần quan trọng nhất của con người không gì có thể so sánh được.

Mắt quan trọng như vậy nên từ trước đến nay những sách vở về Tướng Pháp đã bàn nhiều đến mắt, có sách lại vẽ đầy đủ hình dáng các loại mắt cùng với lời ghi chú rõ ràng nữa. Thế nhưng người ta chỉ chú ý đến hình thể mà quên đi phần công dụng của mắt nghĩa là ít ai xét xem ý nghĩa những cái nhìn của mắt như thế nào. Hình thể là tĩnh, cách nhìn là động, ta không thể chỉ chú ý đến tĩnh mà lãng quên động được vì hiển nhiên phần động quan hệ hơn tĩnh rất nhiều.

Vậy thì ý nghĩa những cái nhìn của mắt như thế nào ?.
Được cảm ơn bởi: pizza_ngon, Mr.Hoang, phaquan89
Đầu trang

Phuocduyen
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 493
Tham gia: 23:18, 10/02/09

TƯỚNG CON MẮT VÀ Ý NGHĨA NHỮNG CÁI NHÌN CỦA CON NGƯỜI

Gửi bài gửi bởi Phuocduyen »

2- Mắt và thần

Trước khi trả lời câu hỏi trên, ta hãy trở lại phần thần khí vì phần này có liên quan đến mắt.

Thần khí là gì ? Ta có thể định nghĩa vắn tắt rằng thần khí là cái gì rất tế nhị và linh động tượng trưng cho sự sống của con người. Nó tiềm tàng bên trong cơ thể rồi phát lộ ra ngoài bằng cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ và nhất là lối nhìn khiến người chung quanh thấy phải trọng, phải yêu, phải sợ hay phải khinh, phải chê, phải ghét. Và vì mắt là chỗ liên lạc nhiều nhất giữa bên ngoài và bên trong của một người nên mắt là chỗ phát xuất của thần khí.

Thần khí phải tàng ẩn không nên lộ, mắt lộ thần là mắt dở không thọ vì thần lộ ra ngoài tất sẽ bị hao tán làm cơ thể suy nhược. Sách Ma Y bàn rằng:”Chưa có ai thiếu thần khí mà trường thọ”. Trình bày cho rõ thế nào là mắt lộ thần là một điều rất khó, ta chỉ có thể lĩnh hội được bằng cách quan sát thật nhiều mà thôi, cuối cùng kinh nghiệm sẽ dạy ta.

Thần khí trong người cũng như dầu trong đèn. Dầu trong thì thì đèn sáng, dầu đục thì đèn tối và dầu hết thì đèn sẽ tắt. Xét thần đục hay trong có thể hiểu được sự thông minh hay ngu đần tức là lẽ quý tiện của một người. So sánh khuôn mặt và nhất là cặp mắt của một người suốt đời làm nghề tay chân, như khuân vác chẳng hạn, với một nhà trí thức ta sẽ thấy một đằng tối tăm, nặng nề, chậm chạp một đằng nhẹ nhàng, thanh thoát, mau mắn. Hiện tượng đó bắt nguồn từ lý do thần của một người tối, một người sáng vậy.
Được cảm ơn bởi: Quan Nguyen, pizza_ngon, Mr.Hoang
Đầu trang

Phuocduyen
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 493
Tham gia: 23:18, 10/02/09

TƯỚNG CON MẮT VÀ Ý NGHĨA NHỮNG CÁI NHÌN CỦA CON NGƯỜI

Gửi bài gửi bởi Phuocduyen »

Trên kia ta đã nói thần khí của một người chuyển động luôn luôn. Thần khí thay đổi vì tình cảm của con người thay đổi. Bất cứ một xúc động nhỏ nào khiến ta vui buồn, mừng giận, đều có liên quan đến thần khí và làm thay đổi lối nhìn của cặp mắt, không thể nào che dấu được. Khi vui, mắt ta trong sáng như tươi cười, khi buồn, mắt ta ủ dột và nếu buồn quá ta sẽ khóc, nước mắt chãy ra, khi giận mắt la long lên, hung dữ và khi chán nản mắt ta lờ đờ mệt mỏi …

Một người có cặp mắt ác tất nhiên dễ có ý muốn làm hại người khác nhưng không phải bao giờ họ cũng ác cả và trái lại một người hiền không phải là họ không bao giờ giận dữ hoặc không có những hành vi tàn bạo. Như vậy quan sát tia nhìn của mắt tức là ta đã đi tìm hiểu tư tưởng và hành động của con người trong một thời gian ngắn ngủi nhất, nhưng cũng chắc chắn nhất. Và từ đó ta sẽ biết được sự thọ yểu, sự sang hèn và tính tình hiền dữ, gian ngay của một người như thế nào một cách chính xác vì ta đã chú tâm đến phần sâu kín và quan trọng nhất của cơ thể : thần khí (còn tiếp).
Được cảm ơn bởi: Quan Nguyen
Đầu trang

Phuocduyen
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 493
Tham gia: 23:18, 10/02/09

TƯỚNG CON MẮT VÀ Ý NGHĨA NHỮNG CÁI NHÌN CỦA CON NGƯỜI

Gửi bài gửi bởi Phuocduyen »

3- Ý nghĩa của lối nhìn

Con người có nhiều cách để dùng cặp mắt của mình lắm: trông, nhìn, liếc, háy, trợn, lừ, ngắm … tùy trường hợp. Nhưng ở đây ta chỉ xét đến cái nhìn của con người trong điều kiện bình thường nghĩa là cái nhìn của một người khi nói chuyện với người khác ở một khoảng cách không xa lắm và câu chuyện cũng có một nội dung giản dị không có gì ghê gớm để người đối diện phải xúc động về tình cảm.

Và khi đó thì cái nhìn của con người như thế nào ?.

“Cửu quyết” về nhãn tướng dạy rằng :

– Nhìn xa trí tuệ;
– Nhìn xuống âm độc;
– Nhìn bình thản, lành tốt;
– Nhìn chăm chăm, ghen ghét;
– Nhìn lướt đi, gian;
– Nhìn lờ đờ, ngu;
- Nhìn yếu ớt, mắc cở;
– Nhìn điên đảo, phản bội;
– Nhìn liếc ngang, mưu hại.

Một thuyết khác cho rằng :

– Nhìn xa là kẻ có trí;
– Nhìn xuống là kẻ độc ác;
– Nhìn ngay là kẻ có đức;
– Nhìn trợn là kẻ ác;
– Nhìn lên là kẻ làm giặc;
– Nhìn dáo dác là kẻ gian;
- Nhìn chăm chăm là kẻ ngu;
- Nhìn lén là kẻ thâm;
– Nhìn rụt rè là kẻ hay hổ thẹn.
Được cảm ơn bởi: Mr.Hoang
Đầu trang

Phuocduyen
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 493
Tham gia: 23:18, 10/02/09

TƯỚNG CON MẮT VÀ Ý NGHĨA NHỮNG CÁI NHÌN CỦA CON NGƯỜI

Gửi bài gửi bởi Phuocduyen »

Người có mắt nhìn xa cũng là lối mắt nhìn mà không nhìn, vì họ đang mải suy nghĩ một điều gì đó nên mới gọi là kẻ có trí. Đây là cái nhìn của triết nhân hay của của bậc lãnh tụ. Ai hay nhìn xuống là để tránh cặp mắt của người khác, sợ người khác thấy được các mưu mô hại người của mình nên mới gọi là kẻ âm độc. Nhìn trợn cũng là lối nhìn của kẻ ác nhưng ác đây không phải do mưu mô sâu độc mà do tính tình vũ phu nóng nảy, hay gây sự đánh nhau bằng tay chân với người khác. Đây là cái nhìn của các tay anh chị trong giới giang hồ. Nhìn chăm chăm vào ai chứng tỏ người nhìn đang có một điều gì bất hạnh, khó chịu trong lòng. Đây là cái nhìn của những kẻ kiêu căng nhỏ mọn, tài kém nhưng lại không coi ai ra gì. Lối nhìn này nếu tia mắt có vẻ ngờ nghệch thì lại là lối nhìn của những kẻ ngu dốt vì ngạc nhiên đến “trố mắt” ra, không hiểu cái gì cả. Đây đúng là cái nhìn của những bác nhà quê lần đầu mới lên tỉnh. Còn nếu cũng là nhìn chăm chăm, nhưng cái nhìn cứ lờ đờ yếu ớt thì cái ngu còn tăng hơn một bậc nữa vì ngoài cái hiện có trước mắt, những cái khác họ cũng không biết. Tiếp chuyện với những người già nua lẩm cẩm hoặc những người có trí óc trì độn ta thường gặp những cái nhìn này.
Đầu trang

Phuocduyen
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 493
Tham gia: 23:18, 10/02/09

TƯỚNG CON MẮT VÀ Ý NGHĨA NHỮNG CÁI NHÌN CỦA CON NGƯỜI

Gửi bài gửi bởi Phuocduyen »

Nhìn lướt đi và nhìn dáo dác có chung mục đích là tìm kiếm một vật gì nhưng tính chất khác hẳn nhau. Ai nhìn dáo dác là chưa thấy được vật muốn tìm; còn ai nhìn lướt đi là đã đoán được chỗ có đồ vật và đang tìm cách chiếm đoạt những vật ấy. Đây là nói về đồ vật, còn nói về người cái nhìn lướt đi trở thành cái nhìn liếc ngang. Đây là cái nhìn của người có nhiều thủ đoạn, của người tự tin ở tài sức mình là dễ dàng chiến thắng kẻ khác. Họ nhìn để đánh giá người đối diện, để tính toán xem phải đối phó thế nào, để tốn công thật ít mà thu lợi thật nhiều và nếu phải thanh toán thì xem cách nào dễ thành công hơn cả. Người có lối nhìn này cũng chẳng khác người có lối nhìn xuống là bao nhiêu, cùng một phường ma giáo với nhau nên gặp họ ta phải để phòng.

Với ai tự nhiên có lối nhìn rụt rè gượng gạo, ta có thể chắc chắn rằng họ đang có điều gì xấu hổ với lương tâm đấy, nếu không phải là xấu hổ với người khác. Đây chính là cái nhìn của một người sau khi móc túi lại phải tiếp chuyện với chính nạn nhân của mình. Trong đời ta, ai cũng đã có một vài lần bắt gặp cái nhìn không tự nhiên như vậy rồi nhưng tiếc thay, nguyên nhân thì bao giờ cũng sau một thời gian ta mới biết (còn tiếp).
Đầu trang

namthangdhv
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 144
Tham gia: 09:17, 03/08/09

TL: TƯỚNG CON MẮT VÀ Ý NGHĨA NHỮNG CÁI NHÌN CỦA CON NGƯỜI

Gửi bài gửi bởi namthangdhv »

Khi nhìn thần khí rất khó, cho nên cần phải kết hợp thì khả năng định đoán sẽ cao hơn. Thường kinh nghiệm của mình thì nhìn mắt kết hợp với giọng nói và điệu bộ sẽ cho lời giải đoán tốt hơn nhiều. Để nhìn mắt thì cần phải tạo một không gian tự nhiên và âm thầm quan sát người đối diện như thế đánh giá sẽ chính xác.
Đầu trang

Phuocduyen
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 493
Tham gia: 23:18, 10/02/09

TƯỚNG CON MẮT VÀ Ý NGHĨA NHỮNG CÁI NHÌN CỦA CON NGƯỜI

Gửi bài gửi bởi Phuocduyen »

Nhìn lén hay liếc là lối nhìn của kẻ thâm và cũng là của kẻ gian vì có ý che dấu không cho người khác biết là mình đang nhìn. Nhìn lén không phải là nhìn lướt qua vì khi nhìn lén chỉ có con mắt chuyển động còn hướng của cả cái đầu không thay đổi. Cửu quyết nói ai có cái nhìn điên đảo là người phản bội, thật ra phải nói là họ mưu toan phản bội mới đúng. Nhìn điên đảo có nghĩa là nhìn với ánh mắt khác thường: khi xa khi gần, khi mạnh khi yếu vì kẻ đang bị dằng co giữa hai điều nghĩa và lợi, không biết có nên phản bội hay không. Nếu một khi đã phản bội rồi con mắt của họ sẽ nhìn xuống (âm độc), nếu là kẻ nhiều thủ đoạn hoặc nhìn rụt rè, yếu ớt (hổ thẹn), nếu là người bình thường chứ không còn điên đảo nữa. Chuyện sau đây cho ta thấy rõ hơn điều này :

“ … Trí Bá cầm quân Ngụy đi đánh nước Triệu. Bầy tôi của Trí Bá là Hi Tì thấy Hoàn Tử và Khang Tử nét mặt không vui nên nói với Trí Bá rằng hai người ấy sắp phản. Trí Bá không tin. Hôm sau Trí Bá lại đem lời Hi Tì nói lại cho Hoàn Tử nghe.

Hai người đi ra. Hi Tì vào, trách Trí Bá :

– Sao chúa công lại đem lời tôi nói lại với họ ?.

Trí Bá hỏi :

– Sao ngươi biết ?.

Hi Tì đáp :

– Tôi gặp họ ở ngoài cổng, họ trừng trừng nhìn tôi rồi vội bước cho mau. Như vậy là họ biết tôi đã đoán được tâm lý họ nên họ sợ.

Trí Bá vẫn không tin, sai Hi Tì sang nước tề đi sứ, về sau, đúng như lời đoán của Hi Tì, Hoàn Tử và Khang Tử làm phản, tư thông với Triệu Vương giết chết Trí Bá”.
Đầu trang

Phuocduyen
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 493
Tham gia: 23:18, 10/02/09

TƯỚNG CON MẮT VÀ Ý NGHĨA NHỮNG CÁI NHÌN CỦA CON NGƯỜI

Gửi bài gửi bởi Phuocduyen »

Một lối nhìn khác mà ta ít khi gặp đó là lối nhìn lên. Đây là cái nhìn của những người có nhiều tham vọng muốn lấn quyền kẻ khác hoặc lật đổ kẻ khác để chiếm lấy địa vị cho mình. Tướng pháp nói ai có lối nhìn này sẽ làm giặc; làm giặc đây có nghĩa là phải ra trận, cầm gươm súng đánh nhau. Những kẻ mưu toan sách động những cuộc biểu tình, đảo chánh để làm lợi cho mình cũng đã có lối nhìn này rồi. Hẹp hơn nữa, trong một công sở, một viên chức muốn lật đổ ông xếp của mình để tiến lên địa vị lãnh đạo, trong tướng lý, đó cũng là làm giặc vậy.
Đầu trang

Phuocduyen
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 493
Tham gia: 23:18, 10/02/09

TƯỚNG CON MẮT VÀ Ý NGHĨA NHỮNG CÁI NHÌN CỦA CON NGƯỜI

Gửi bài gửi bởi Phuocduyen »

4- Những chuyện chứng nghiệm :

Sách Thông Chí chép rằng :

Năm thứ II đời Tấn Chiêu Công, ông Đan Tử gặp Hàn Huyên Tử ở đất Thích. Thấy Đan Tử mắt cứ nhìn xuống mà tiếng nói thì yếu ớt, ông Thúc Hướng mới bảo rằng : “Đan Tử sắp chết đây, chỉ nội sớm chiều thôi”. Quả nhiên năm ấy Đan Tử chết. Và cho đến bây giờ câu nói của Thúc Hướng đã trở thành định lý : “Thị bất đăng tịch, ngôn bất quá bộ, vô thủ thản chi khí” (Nhìn không trên chiếu, nói không quá bước, cái khí giữ thân đã hết rồi vậy). Sách Qui Giám cũng ghi rằng : “Nói chưa hết câu đã cúi đầu ngó đất chắc chắn trong tạng phủ có bệnh”.

Vào thời Tam Quốc, khi Lưu Bị mới dấy nghiệp. Tào Tháo cho người đến ám sát. Thích khách vào yết kiến bày kế diệt Tào, nói chuyện với Lưu Bị rất hợp. Chợt Khổng Minh vào, thích khách trông thấy, mặt biến sắc. Khổng Minh nhìn khách rồi ngồi yên lặng. Một lát khách ra ngoài đi tiểu. Lưu Bị nói với Khổng Minh :

– Đó là một kỳ sĩ, có thể giúp sức cho ông.

Khổng Minh thở dài nói :

– Người ấy sắc động, thần huy, tà tâm nội tàng, tôi chắc đó là thích khách của Tào Tháo sai tới đây.

Lưu Bị cho người tìm bắt thì thích khách đã chạy cao xa rồi.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức tướng pháp”