Một chút về Phật đạo

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
Trả lời bài viết
Hình đại diện của thành viên
dankbin
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 45
Tham gia: 23:58, 14/02/13
Đến từ: Hà nội

Một chút về Phật đạo

Gửi bài gửi bởi dankbin »

Trích kinh "Vị tằng hữu thuyết nhân duyên"

Đức Phật nói:
Ta nhớ từ thời quá khứ vô số kiếp, có một nước lớn tên là Bùi Phiến Xà, có một nữ nhân tên là Đề Vi cũng giòng giống Bà La Môn, chồng chết ở góa mà nhà không có con cái, lại không cha mẹ, côi cút quanh hưu không ai thân thích. Theo phép Bà La Môn nếu việc gì không được như ý liền sinh ra sự tự thiêu thân.
...
Các thầy Bà La Môn thường rủ nhau đến giáo hóa bà Đề Vi rằng do nghiệp trước quá nặng, cần phải sám hối với trời Na La Diên, cúng dường đủ 100 thầy Bà La Môn để các thầy chú nguyện cho hết tội sinh phước, đời đời sinh ra sở nguyện tòng tâm. Còn nếu tội nặng thì lấy hết đồ quý trong nhà bố thí cho các thầy Bà La Môn ... Ra sông Hằng chất củi tự tiêu, các thầy sẽ lại chú nguyện khiến cho tội nặng tội nhẹ đời trước tiêu hết, đời sau sinh ra không còn khổ, sống lâu khoái lạc, cha mẹ anh em, vợ chồng, con cái vui vầy sum họp. Bà Đề Vi ưng thuận sai tôi tớ mang mười cỗ xe vào trong núi đốn củi thiêu thân.

Khi bấy giờ trong nước có một vị Đạo nhân tên là Bát Đề Bà (Biện Tài) tinh tấn trì giới, đa văn trí huệ thường đem từ tâm giáo hó thiên hạ khiến người cải tà quy chính, bỏ dữ làm lành, nghe đồn bà Đề Vi muốn tự thiêu thân sinh lòng thương sót đi đến nơi hỏi bà Đề Vi rằng: "Sắm sẳn củi khô mà để làm việc gì?"

Bà Đề Vi đáp: "Muốn tự thiêu thân để diệt hết tội khổ ". Biện Tài nói rằng:" Tội nghiệt đời trước tùy theo tinh thần, không theo với thân, thiêu thân chịu khổ nào được hết tội".

Luận như người họa phúc đều từ tâm mà có; hễ tâm niệm thiện, hưởng cái quả báo thiện; hễ tâm niệm ác thì chịu cái quả báo ác; tâm niệm khổ, vui thì hưởng cái quả báo khổ, vui. Ví như người chết đói thì lúc nào cũng nghĩ tới cơm cháo, bao nhiêu cũng thiếu nên thành quỷ đói; người chết mà ưu buồn khổ não thì chịu cái quả báo khổ não, người chêt hoan hỉ thì hưởng cái quả báo hoan hỉ, an ổn khoái lạc. Này Đề Vi, ngươi nay trong vòng khổ não mà muốn hết tội, lại mong được quả báo lành.không thấy rất là vô lý hay sao. Thôi đừng làm tốt hơn.

...

Ngươi nay vì tội đời trước nên phải cùng khổ quạnh hiu, ôm lòng lo buồn, lại muốn đốt thân xa lìa sự khổ thì đâu có được ... Huống chi là khi thiêu thân, lửa dữ bốc cháy, thân thể hủy hoại trong khi hơi thở chưa dứt, tâm chưa hư hoại. Đương khi thân tâm bị đốt đó, thần thức chưa lìa cho nên chịu cái khổ não tâm buồn phiền muộn, đau đớn mạng chung, ... càng thêm thảm kịch, quả báo khổ thêm gấp trăm ngàn vạn lần sao ra khỏi. Vậy tự thiêu thân làm sao hết khổ?

Lại nữa Đề Vi, ví như con trâu kéo xe nhàm chán sự mệt nhọc, phá cho hỏng xe nhưng xe trước bị phá, thì xe sau lại tròng vào cổ vì tội trâu chưa hết, ngươi nay cũng vậy, dù có thiêu hoại trăm ngàn muôn thân song tội nghiệp nhân duyên nối nhau chưa dứt ... huống chi nay ngươi muốn đốt thân một lần, mà cầu hết tội, đâu có lý đó cho được."

Khi bấy giờ ông Biện Tài vì nhân duyên mỗi món mà nói chính pháp, Đề Vi nữ nhân tâm ý mở tỏ, hết ý thiêu thân, thưa với ông Biện Tài rằng: "Vậy con phải làm phương pháp gì cho hết tội?".

Ông Biện Tài đáp: " Tâm trước tạo ác, giống như đám mây che phủ mặt trăng; Tâm sau khởi thiện cũng như cây đuốc sáng xua tan bóng tối. Nay may ngươi có cái ý muốn hết tội thì sẽ có phương tiện, khiến người không tốn một đồng tiền mà thân tâm yên ổn ..."

" Nguyên tạo tội là ở nơi thân, khẩu, ý. Thân có ba nghiệp không lành là: sát, đạo, dâm. Khẩu có bốn nghiệp không lành là: vọng ngôn, lưỡng thiệt, ác khẩu, ỷ ngữ. Ý có ba nghiệp không lành là: Tật đố, kiêu mạn, tà kiến. Đó là mười điều ác, nếu không ngăn thì chịu cái quả báo ác..."

...

"... vậy nay tới trọn đời thệ nguyện không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm ấy là thiện nghiệp của thân. Không vọng ngôn, không lưỡng thiệt, không ác khẩu, không ỷ ngữ ấy là thiện nghiệp của khẩu. Không tật đố, không kiêu mạn, không tà kiến ấy là thiện nghiệp của ý nên gọi là Thập thiện của giới pháp.

...

Bà Đề Vi nhờ ân đức của thầy, muốn vì thầy dựng lập cung xá, tùy theo ý mà trọn đời cung phụng nhưng ông Biện Tài đáp rằng: " Ngươi nay có thể bỏ tà về chính, tròn tu theo pháp... vậy thì ngươi nên đem pháp Thập thiện, giáo hóa trong thiên hạ cũng là trả ơn nặng cho Thầy. Ngươi nay đắc độ, ta không càn phải ở lại..."

[blockquote]"Cái thuyết nhân quả trong đời thật chẳng chừa ai, nếu nói bốc đồng cho vui, không nhằm mục đích thì đâu có tội, trêu đùa vui vẻ cũng đâu có sao, nhưng chỉ cần khích bác ai đó, tâng bốc quá lời, nhằm một mục đích rõ ràng thì nhân duyên nghiệp chướng bắt đàu phát khởi, cỗ máy quả báo ngay lập tức nhảy sang một nấc mới không thể thay đổi ... "[/blockquote]
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
dankbin
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 45
Tham gia: 23:58, 14/02/13
Đến từ: Hà nội

TL: Một chút về Phật đạo

Gửi bài gửi bởi dankbin »

Trích "Kinh Thủ Lăng Nghiêm" quyển 8

- A Nan! 12 loại chúng sanh trong thế giới, chẳng thể tự sống, phải nhờ bốn cách ăn để nuôi dưỡng, ấy là: ăn bằng cách nhai xé như con người; ăn bằng ngửi mùi hơi như quỷ thần; ăn bằng niệm tưởng như cõi Tứ Thiền và ăn bằng ý thức như cõi Tứ không, cho nên Phật nói tất cả chúng sanh đều nhờ sự ăn mà tồn tại.

- A Nan! tất cả chúng sanh, ăn ngọt thì sống, ăn độc thì chết. Vậy chúng sanh cầu Tam Ma Địa, nên dứt bỏ ngũ tân của thế gian, ngũ tân này hễ ăn chín thì phát lòng dâm, ăn sống thì thêm sân hận. Những người ăn ngũ tân, dù biết giảng giải mười hai bộ kinh, nhưng mười phương thiên tiên đều chê mùi hôi thối ấy mà tránh xa; các loài ma quỷ, thừa lúc đang ăn ngũ tân, liếm môi của họ, người ấy thường ở chung với quỷ, phước đức ngày càng tiêu mòn, chẳng được lợi ích.

- Người ăn ngũ tân mà tu Tam Ma Địa, thì Bồ Tát, Thiên Tiên, mười phương thiện thần chẳng đến hộ vệ. Đại lực ma vương có cơ hội hiện ra thân Phật, thuyết pháp cho họ, chê bai giới cấm, tán thán dâm dục và sân si. Người ấy chết thành quyến thuộc ma, khi hết phước báo của ma, liền đọa ngục A Tỳ.

- A Nan! Người tu đạo Bồ Đề phải dứt hẳn ngũ tân, ấy gọi là tiệm thứ tu hành tinh tấn thứ nhất.

2. Sao gọi là nạo sạch Chánh Tánh?

- A Nan! Chúng sanh muốn vào Tam Ma Địa, trước tiên phải giữ giới trong sạch, dứt hẳn lòng dâm, chẳng dùng rượu thịt, chỉ ăn đồ nấu chín, chẳng ăn đồ sống.

- A Nan! Người tu hành nếu chẳng dứt dâm dục và sát sanh, mà muốn ra khỏi ba cõi thì chẳng có chỗ đúng. Nên phải xem sự dâm dục như rắn độc, như kẻ thù.

- Trước tiên phải giữ Tứ khí, Bát khí của giới Thanh Văn, trì thân chẳng động, sau hành theo luật nghi trong sạch của Bồ Tát, trì tâm chẳng khởi. Giới cấm đã thành tựu, đối với thế gian, trọn chẳng còn những nghiệp tương sanh tương sát; đã chẳng trộm cắp thì chẳng mắc nợ nhau, và khỏi phải trả nợ của thế gian.

- Người trong sạch ấy tu Tam Ma Địa, với cái thân của cha mẹ sanh, chẳng cần thiên nhãn, tự nhiên thấy được mười phương thế giới, gặp Phật nghe pháp, vâng lãnh thánh chỉ, được đại thần thông, dạo khắp cõi mười phương, túc mạng trong sạch, chẳng còn những điều khó khăn nguy hiểm, ấy gọi là tiệm thứ tu hành tinh tấn thứ hai.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
dankbin
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 45
Tham gia: 23:58, 14/02/13
Đến từ: Hà nội

TL: Một chút về Phật đạo

Gửi bài gửi bởi dankbin »

"... người tu đạo Bồ Tát phải dùng phương tiện (như là một dụng cụ để làm) để điều phục các căn, đó là sáu phép Ba La Mật và Pháp Tứ vô lượng Tâm.

... - Thứ nhất là bố thí, vì bố thí nên phá được cái tâm tham lam, không còn tiếc nuối. Thứ hai là trì giới, nghĩa là giữ các điều lành, không làm việc ác. Thứ ba là nhẫn nhục, nghĩa là gặp những việc ác mà tâm có thể nhẫn được, không ôm lòng báo thù. Thứ tư là tinh tấn, nghĩa là hay tu hành đạo nghiệp không biếng lười. Thứ năm là thiền định, nghĩa là hay thâu nhiếp tinh thần không có niệm tà. Thứ sáu là trí huệ để chiếu phá vô minh phiền não tối tăm ( ham học hỏi để hiểu cặn kẽ và soi sáng mọi vấn đề). Đó là sáu phép Ba La Mật điều phục các căn.

Lại có bốn việc điều phục các căn, một là Từ tâm, hai là Bi tâm, ba là Hỉ tâm, bốn là Xả tâm.

Thế nào gọi là Từ tâm: thấy người khổ ách, dấy tâm từ cứu giúp khiến họ được yên ổn.

Thế nào là Bi tâm: Nghĩa là "Thấy tất cả chúng sinh bị ái vô minh tạo nên nghiệp sinh tử chịu cái khổ trong năm đường chẳng thể ra khỏi, thế nên nay chúng ta chớ nên biếng lười, phải thường siêng năng tinh tấn tu tập trí huệ, chóng thành Phật đạo, khi được thành Phật đạo rồi thì đem cái trí huệ sáng suốt chiếu phá vô minh hắc ám cho chúng sinh khiến thấy sáng suốt, khỏi cái khổ ràng buộc. Dù chưa thành Phật nhưng làm ra tất cả các nghiệp lành đều hồi hướng cho chúng sinh. Khiến cho chúng sinh được an vui, chúng sinh có tội thì ta phải chịu thay thế. Đó gọi là Bi tâm.

Thế nào là Hỉ tâm:

Như thấy người tu hành thiện nghiệp, cầu quả Tam thừa, khuyến khích giúp đỡ tùy hỉ (tùy theo niềm vui an lạc), thấy người hưởng vui, tâm mình cũng tùy hỉ, thấy người đoan chính, thấy người mạnh khỏe, thấy người giàu sang, thấy người trí huệ, thấy người từ tâm, thấy người hiếu thuận... nói tóm lại là thấy tất cả người làm việc phải thì khuyên lơn, giúp đỡ tùy hỉ, đó gọi là Hỉ tâm.

Thế nào là Xả tâm:
Phàm làm ra tất cả các công đức, làm ân huệ cho ngườikhông trông cầu quả báo đời sau và đời sau nữa, đó gọi là Xả tâm.

Thành tựu được bốn việc nên gọi là Tứ Vô Lượng Tâm. Bởi chúng sinh vô lượng nên Từ tâm vô lượng, bởi chúng sinh vô lượng nên Bi tâm vô lượng, bởi chúng sinh vô lượng nê Hỷ tâm vô lượng, bởi chúng sinh vô lượng nên Xả tâm cũng vô lượng cùng với sáu pháp độ trước gọi là mười pháp Ba La Mật. Mười pháp Ba La Mật thâu tóm tất cả đạo hạnh Bồ đề.
Được cảm ơn bởi: halam
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
dankbin
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 45
Tham gia: 23:58, 14/02/13
Đến từ: Hà nội

TL: Một chút về Phật đạo

Gửi bài gửi bởi dankbin »

"Bố thí về việc ăn uống chỉ giúp mạng sống trong một ngày, còn bố thí của quý thì giúp sự thiếu thốn trong một đời, nhưng đó cũng chỉ là một sự nhân duyên ràng buộc thêm lớn đường sinh tử mà thôi, còn về sự thuyết Pháp giáo hóa gọi là Pháp thí có thể khiến chúng sinh đạt được Đạo xuất thế gian, mà đạo Xuất thế có ba món là La Hán, Bích Chi Phật và Phật Đạo, những người trong bậc Tam thừa ấy đều nhờ nghe Pháp rồi y Pháp tu hành mới chứng được, lại những chúng sinh rời khỏi cái khổ trong ba đường ác đạo, được hưởng cái phước vui đều nhờ nghe Pháp, thế nên đem Pháp bố thí được cái công đức vô lượng."

"Cái pháp thọ giới thì trước hết phải sám hối cho Thân, Khẩu, Ý được thanh tịnh. Thế nào gọi là Thân nghiệp, nghĩa là sát, đạo, dâm. Thế nào gọi là Khẩu nghiệp, là vọng ngôn, lưỡng thiệt, ác khẩu, ỷ ngữ. Thế nào gọi là Ý nghiệp, là tật đố, sân nhuế và tà kiến. Ấy là mười việc cấm ngăn thân, khẩu, ý đừng cho phạm vào các việc ác gọi là Thập Thiện...

Người đời tu pháp Thập thiện thì ba giới của tâm thật khó giữ gìn vì cái thân phiền não quá nặng.

Một là giới Bất sân, trước phải phương tiện thực hành tâm từ rồi sau mới thànhđược giới bất sân, mà người đời thực hành tâm từ rất khó giữ được lâu, ví như khơi rãnh nước, vừa khơi thông đã lại tắc, giữ giới bất sân cũng như thế.

Hai là giới Tật đố, giới tật đố phát ra có lúc, nghĩa là thấy người kia được lợi, thấy người kia khoái lạc, thấy người kia xinh đẹp, đoan chính, thấy người kia mạnh mẽ, thông minh... tóm lại là thấy tất cả việc người hơn mình thì khi ấy cái tâm thấy hơn mình mới phát sinh tật đố. Thế nên phải biết rằng: Cái tâm tật đố phát ra có lúc nên chẳng phải lúc nào thân tâm cũng sẵn sàng ngăn giữ.

Ba là cái tâm Kiêu mạn, cái tâm này cũng phát ra có lúc. Nghĩa là thấy người ngu si thì cái tâm khởi ra sự kiêu mạn, thấy người xấu xa, thấy người nhơ bẩn, thấy người ngèo khổ, nói tóm lại thấy người thấp kém, tàn tật, các căn không đủ, mường mán mọi rợ thì lúc ấy cái tâm kiêu mạn mới phát khởi ra.

Bởi vậy người đời phúc mỏng, vui ít, khổ nhiều, tâm phiền não rất nặng nên giữ tâm rất khó, thoạt được thoạt không, cái quả báo túc mạng (nhớ tiền kiếp ngay khi ra đời khỏi sự ngu si, mê muội, gần lành tránh dữ ...) rất nhỏ.

Giới Thập thiện như lúa, phiền não như cỏ, muốn lúa tốt tránh được cái nạn đói khát thì năng loại bỏ phiền não."

"Người mà phát tâm Bồ Đề, tu nghiệp Bồ Tát thì dù cho Ma Vương ba tuần cũng không thể phá hại vì tâm không mê hoặc, đời đời sinh ra được trí huệ sáng suốt, vì trí huệ sáng suốt nên giữ được túc mạng, vì nhớ đựoc túc mạng nên không tạo ra nghiệp ác, vì không tạo ra nghiệp ác nên tâm được thanh tịnh, vì tâm được thanh tịnh nên được pháp nhẫn vô sinh cho nên đối với Đạo không sụt lùi, xa lìa đường sinh tử và khổ não."

"... muốn cầu Phật Đạo thì từ nơi tâm mà phát ra, trước phải học rộng các pháp nhân duyên, rõ được nhân duyên thì tín tâm mới bền vững, vì tín tâm bền vững mới có thể phát được cái tâm tinh tấn, vì có cái sức tinh tấn nên khỏi tạo ra các nhân duyên nghiệp ác, vì tâm được thuần thiện nên không buông lung, vì không buông lung nên trí huệ được thành tựu nên thâu nhiếp đươc tất cả ba mươi bảy phẩm trợ đạo Bồ Đề.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
dankbin
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 45
Tham gia: 23:58, 14/02/13
Đến từ: Hà nội

TL: Một chút về Phật đạo

Gửi bài gửi bởi dankbin »

Thủ Ấn Phật giáo (Mudra):

Thủ Ấn có nghĩa là các phương thức Ấn chứng bằng cách kết hợp các ngón tay trên hai bàn tay của Hành giả khi tu Pháp Mật giáo được gọi là Ấn khế, Ấn tướng, hay đơn giản là Ấn. Thủ Ấn của mỗi Đức Phật thường tượng trưng cho một đặc thù nhân duyên nhưng đôi khi chúng ta thấy nhiều vị Phật có chung một Ấn khế hay nhiều Ấn khế. Tuy nhiên, đây là bài viết sơ lược giới thiệu nên khó lòng giải nghĩa tường tận, mong các bạn thông cảm.

Hữu tướng Tam Mật là Phật cùng chúng sinh cùng nhau dung nhiếp vào cảnh giới khi Hành giả kết Ấn tức là Thân Mật, miệng tụng chân ngôn là Ngữ Mật, ý quán Đức Phật là Ý Mật cũng được gọi là Tam Mật gia trì tức hành giả được sự gia trì của Phật lực.

Khi các hành vi được thuần thục không còn gượng ép tức là khi kết Ấn thì tâm tự niệm chú (nghe như tiếng niệm chú đâu đó vọng về" và ý tự quán xuyến về Đức Phật thì được gọi là Tam Mật tương ứng khiến thân phàm phu lay động chuyển dời hướng về phía Phật.

Hành giả chú ý khi muốn kết Ấn thì thân tâm phải trong sạch, thân sạch ngoài việc tắm rửa đánh răng thì nhất thiết cấm Hành, hẹ, tỏi, kiệu, nén (ngũ vị tân) trong 72 giờ cũng như không quan hệ luyến ái, tâm trong sạch là phải đạt sự tĩnh lặng chỉ nghĩ và quán chiếu về Đức Phật. Nơi hành sự được chọn phải sạch sẽ và yên tĩnh nhất có thể, một số trường phái phải giấu thủ Ấn trong áo vì lo bị ma vương quấy phá khi Phật lực chưa đủ mạnh nhưng thiết yếu nhất là khi buông (xả) Ấn, Hành giả nhất thiết phải đưa Ấn quá đầu tránh tổn thương tới chúng sinh vô hình.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
dankbin
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 45
Tham gia: 23:58, 14/02/13
Đến từ: Hà nội

TL: Một chút về Phật đạo

Gửi bài gửi bởi dankbin »

Phật - Đạo có điểm tương đồng?

Trích Tu chân cửu yếu - đệ nhị yếu quyết: Tích đức tu hành.

Ngộ Chân nói: “Nhược phi tu hành tích âm đức, động hữu quần ma tác chướng duyên. – Nếu không tu hành tích âm đức, thì động có quần ma làm ra các duyên chướng” có thể biết tích đức tu hành là việc cần thiết của người tu đạo. Nếu rời xa đức để nói đạo, thì là dị đoan tà thuyết, bàng môn ngoại đạo, sai lầm nhiều vậy. Nên thánh nhân đời xưa, đầu tiên phải hiểu rõ đạo; hiền nhân đời xưa, đầu tiên phải tích đức. Chưa từng có ai không hiểu rõ đạo mà có thể là thánh, chưa từng có ai không tích đức mà có thể thành người hiền. Nhưng muốn mong thánh đầu tiên phải mong hiền, nếu muốn thành đạo đầu tiên phải tích đức. Đạo và Đức lưỡng dụng, trong ngoài giúp nhau, thì đắc cái sự nghiệp học của thánh hiền vậy. Đạo là việc của ta, Đức là việc người. Tu đạo có tận cùng mà tích đức thì vô cùng. Từ xưa đến nay, sau khi Tiên Phật Thần Thánh thành đạo, còn phải hòa quang đồng trần, tích lũy công hạnh, đợi đến tam thiên công mãn, bát bách hành hoàn , mới nhận thiên chiếu. Huống gì Kim Đan Đại Đạo bị quỷ thần căm ghét, chẳng phải người đại trung đại hiếu thì không thể biết, chẳng phải người đại hiền đại đức thì chẳng dám truyền. Nếu cưỡng truyền mà bị biết, quỷ thần không vui, thế tất ngầm giáng tai ương, đẩy nhanh thọ số. Chẳng những vô ích, mà còn có hại.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
dankbin
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 45
Tham gia: 23:58, 14/02/13
Đến từ: Hà nội

TL: Một chút về Phật đạo

Gửi bài gửi bởi dankbin »

Người học ở đời mới nhập môn hộ, hẳn coi Thần Tiên là công việc rất dễ, mà liền lừa dối thập phương, không sợ gì cả. Tuyệt không nghĩ một mảy một may đều là mồ hôi và máu của thập phương; một chén nước một miếng cơm đều là khổ lực của chúng sinh. Hoặc có kẻ dùng lời miệng lưỡi về thiền để lôi kéo người; hoặc có kẻ dùng giả đạo pháp để nhiếp tiền tài; hoặc có kẻ dùng thuật hoàng bạch để âm mưu lừa bịp; thiên phương bách kế, không thể đếm xuể. Sau này mắc nợ mười phần tiền của, không biết tiêu hóa thế nào.
...

Người có chí với đạo, cần coi đức hạnh là trọng, tự lập tiết tháo, không được hồ đồ gây sự, để lỡ mất tiền trình. Thế nào là đức? Giúp người già giúp kẻ nghèo, thương kẻ cô quả, bố thí thuốc men, sửa cầu sửa đường, phù nguy cứu khốn, khinh tài trọng nghĩa, thi hành rộng rãi các điều tiện lợi là vậy.

Thế nào là hành? Ta chịu khó làm lợi cho người, chăm chỉ làm việc vất vả ở trần gian, thi đức mà không mong báo, có oán mà không kết thù, có công mà không khoe, có khó khăn không ngại, gặp việc nghĩa là phải làm là vậy. Hay tích đức, hay lập hạnh, càng lâu càng cố gắng, đức phục quỷ thần, phẩm hạnh vượt kẻ tầm thường, cao nhân mà gặp, quyết định lọt vào mắt, có hi vọng về đại đạo vậy. Nếu không vậy, không tích dù chỉ một đức, không sửa dù chỉ một hành vi, vọng tưởng thành đạo, ngẫu nhiên mà gặp cao nhân, giấu cái xấu mà nêu ra cái tốt, tự nói có thể lừa người, thực không biết người ta nhìn mình, như thấy cả gan ruột vậy. Còn có những kẻ không chăm chú vào bổn phận, tác nghiệt trăm điều, sáng rượu chè rồi tối phấn son, miệng đạo đức mà tâm đạo chích, hại người lợi ta, ngàn kì trăm quái, không biết tự hối, lại quay lại oán tự mình vô phúc vô duyên, mà phỉ báng đan kinh toàn lời nói dối. Lúc chuyển thế trong địa ngục, bị đầu thai vào loại khác, mong làm người còn chẳng được, sao dám mong thành tiên đây.

Ôi! Đức là việc của tự thân nhân thế; Đạo là việc thầy truyền mà thành Tiên. Không tích đức mà muốn tu đạo, nhân sự còn chẳng thể, tiên đạo sao thành được, có thể không suy nghĩ sao?
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
dankbin
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 45
Tham gia: 23:58, 14/02/13
Đến từ: Hà nội

TL: Một chút về Phật đạo

Gửi bài gửi bởi dankbin »

Trích "Tu chân cửu yếu - đệ tam yếu: Tận tâm cùng lý

...

Tính Mệnh của mình là vật gì, chẳng phân biện pháp ngôn của tổ sư có nghĩa gì, chỉ suốt ngày ăn no, chẳng dụng tâm chút nào, nghĩ ngợi lung tung về diệu kỳ của một câu nửa chữ, mà liền muốn thành đạo, ngày thì lêu lổng lung tung, đêm thì kê cao gối ngủ ngon lành, coi Đan kinh là lời vô dụng, coi Tử thư là lời sáo rỗng dối người. Giả xưng người có đạo, lấy sai dẫn sai, cuồng mong thành chân, lấy mù dụ mù. Liền có một hai kẻ có lòng tin, cũng chẳng qua là cưỡi ngựa xem hoa, đâu đã từng suy nghĩ sâu sắc, nghiên cứu đến cùng thực lí.

...

Người sau này không biết ý của cổ nhân, phần nhiều dựa vào đó làm bằng chứng, mà liền không thèm hỏi đến kinh thư, thật sai lầm, thật sai lầm. Pháp ngôn của Tiên Chân, một chữ một ý đều không dám xằng bậy đưa ra, một lời nửa câu đều tàng diệu nghĩa, không biết tốn hết bao nhiêu tấm lòng nhân ái, vì đời sau mà làm cái thang tốt, vì giáo môn mà lưu lại những điều quan trọng.

...

những câu này là đại lộ thiên cơ, rút lấy một hai câu có sao đâu, mà làm cái để tham ngộ, sáng xem chiều nghĩ. Dù không rõ ý chính, mà tri thức dần rộng mở, càng gần với Đạo, cũng không uổng phí tháng năm. Học đến tận cùng về lí, bất luận hiền ngu, ai ai cũng có thể làm được, nếu công phu chăm chỉ không thiếu, thì lâu ngày sẽ tự có sở ngộ. Nhưng cái ngộ đó là ý kiến riêng của mình, không được hạ thủ lung tung. Nếu gặp minh sư, thì cần phải thấu triệt từ đầu đến cuối, truy cứu đến mức rõ ràng, thấy rõ chân tri, đắc tâm ứng thủ, mới không lầm lẫn. Nếu biết trước mà không biết sau, hay biết sau mà không biết trước, biết Âm mà không biết Dương, biết Dương mà không biết Âm, biết thể mà không biết dụng, biết dụng mà không biết thể, hoặc biết hữu vi mà không biết vô vi, hoặc biết vô vi mà không biết hữu vi, hoặc thấy Huyền Quan mà không biết Dược sinh, hoặc biết Dược mà không biết già non, hoặc biết kết Đan mà không biết phục Đan, hoặc biết kết Thai mà không biết thoát Thai, hoặc biết Văn đun mà không biết Vũ luyện, hoặc biết Vũ luyện mà không biết Văn đun, hoặc biết Dương Hỏa mà không biết Âm Phù, hoặc biết Tiến Hỏa mà không biết dừng lại, hoặc biết ôn dưỡng mà không biết trừu thiêm-thêm bớt, chỉ sai một li là đi ngàn dặm, chưa thể thành chân. Không chỉ như vậy, mà còn Âm Dương có trong ngoài, ngũ hành có chân giả.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
dankbin
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 45
Tham gia: 23:58, 14/02/13
Đến từ: Hà nội

TL: Một chút về Phật đạo

Gửi bài gửi bởi dankbin »

Trích "Tu chân cửu yếu - đệ tứ yếu: Cầu chân sư"

Vì đạo Tính Mệnh, là trộm Âm Dương, đoạt tạo hóa, chuyển sinh sát, bắt Khí cơ, là cái đạo Tiên Thiên-trước trời mà trời không trái, quỷ thần không thể dò, cỏ thi mai rùa không thể bói ra được, người được nó liền bước lên đất thánh, sang thẳng Bỉ Ngạn, là việc lớn nhất thiên hạ, là việc khó nhất thiên hạ, nếu không phải Thánh sư ghé tai truyền ngôn, làm sao mà biết được?

...

lấy tà hại chính, lấy giả loạn chân, ai là manh sư-thầy mờ, ai là minh sư-thầy sáng, thật khó luận rõ. Nhưng luận rõ cũng dễ, thường là cao nhân xuất thế, tự mệnh bất phàm, độc huyền tuyệt điều , không kết giao bừa bãi, không nịnh đời, không đồng đảng, không cần danh, chẳng nhờ tiền tài, không mưu lợi, không dối người, không quái đản, một câu một lời, đều có ích với thế đạo, đi hay đứng, đều có ích lớn cho thánh giáo. Tham, sân, si, ái đều không có. Ý, tất, cố, ngã đều hóa hết. Phẩm tiết thanh cao, ai ai cũng không thể bằng, tấm lòng rộng mở, chẳng ai đạt được. Thảng hoặc đề cử chí sĩ, cũng phải vất vả trăm chiều, thử nghiệm chân giả, nếu thực là ngọc quý không vết, mới dám chỉ ra đầu mối; nếu là kẻ xấu, thì quyết không dám tiết lộ thiên cơ. Vì thế mà là minh sư-thầy sáng vậy.

Nếu như manh sư-thầy mờ chả có gì mà coi là có, rỗng tuếch mà coi là đầy, chẳng dám tự nghĩ mình sai, lại đem đường sai ra dạy người. Có kẻ chỉ nam nữ là Âm Dương, ... có kẻ coi vong hình là tu tĩnh, có kẻ luyện thụy-luyện ngủ là Thoái Âm, có kẻ uống lưu hoàng là Tiến Dương, có kẻ nhịn ăn ngũ cốc để kéo dài tuổi thọ, đủ loại như vậy, không sao đếm xiết.

Cái bọn ấy, không nói việc công đức, tiết tháo thì không lập, thân mặc áo vá mà eo lưng giắt túi tiền, đầu đội mũ cài trâm mà tâm như rắn rít, thấy phú quý thì lưu tâm, gặp khốn khổ thì quên đạo, uống rượu ăn thịt, chẳng quan tâm đến mồ hôi và máu của thập phương, mất danh dự bại giáo quy, có hay vạn kiếp trầm luân; lúc làm việc, chỉ dụng công ở chỗ tiền tài, khi cử động, toàn phí tâm tư vào quần áo và ăn uống, vừa lậy một cái, liền thu làm đồ đệ, một chén trà một bữa cơm, liền truyền đạo luôn, mượn môn hộ của thánh hiền, mà tự lừa dối thế nhân, trộm pháp ngôn của Tiên Phật, mà tác yêu tác quái, chỉ biết thân mình no ấm, quản gì người khác sống chết. Người học nếu nghe thấy nói năng như vậy mà không xét kỹ hành vi, lấy hữu đạo mà xem xét, thì chưa có ai không mắc vào lưới mà làm thương hại Tính Mệnh. Huống gì bị lời đó mê hoặc, nhận giả làm chân, cố kết không gỡ được, tuy có cao chân thánh sư muốn nâng đỡ, cũng chẳng có cửa mà vào.

Đạo nhân trong thiên hạ gặp cái khó này, không chỉ một đâu. Bọn tu hành áo đen áo vàng, đi đông đi tây, ai không có vài tập công án? Ai không có vài câu sáo ngữ? Chỉ dựa vào mấy lời nói suông mà chọn người, thì ai ai cũng là Phật, người người là Tiên. Xin hỏi, người học đạo ngàn ngàn vạn vạn, người thành đạo được bao lăm? Đại để thánh hiền không thường gặp, Tiên Phật chẳng được nhiều, vì không thường thấy, không được nhiều, nên là cao nhân. Cao nhân hơn hẳn đồng loại, vượt hẳn hơn người, há vì vài lời nói suông mà thành cao nhân!

...
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”