...nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba !

Khu vực xả xì-choét, buôn chuyện, tin vỉa hè
Trả lời bài viết
Hình đại diện của thành viên
Who-am-I
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 50
Tham gia: 17:58, 21/04/10

...nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba !

Gửi bài gửi bởi Who-am-I »

Nếu tín ngưỡng là nét văn hóa đặc sắc trong văn hóa cổ truyền Việt Nam thì tín ngưỡng về một tổ tiên chung của cả dân tộc ở nước ta chính là hiện tượng độc đáo của văn hóa Việt Nam. Biểu tượng của tín ngưỡng tổ tiên của dân tộc ta là Đền Hùng và tâm thức người Việt Nam được thể hiện ở quốc lễ giỗ Tổ vua Hùng.
Đền Hùng được kiến tạo với ba tầng kiến trúc đền đài trên ngọn núi 175 mét cao nhất vùng, um tùm cây xanh. Những phế tích của nhiều kiến trúc cổ, có niên đại Lý-Trần, chứng minh rằng từ nghìn năm trước, đền miếu đã được xây dựng ở đây. Những di tích còn lại thời Lê-Nguyễn, gồm: Vòm cổng đồ sộ ở phía Tây, dưới bóng những cây thông đại thụ, mang đôi câu đối cổ đầy ý nghĩa (dịch từ chữ Hán):
Mở lối đắp nền, bốn mặt non sông qui một mối
Lên cao nhìn rộng, nghìn trùng đồi núi tựa đàn con.
Đền Hạ và chùa nằm cao trên vòm cổng 225 bậc thềm. Đây là nơi tương truyền mẹ Âu Cơ đã đặt cái bọc trăm trứng, cầu khấn cho nở thành trăm người con trai tuấn tú-tổ tiên của người Việt khắp nơi. Đền Trung nằm cao trên đền Hạ 168 bậc thềm, là ngôi đền được xây cất đầu tiên trong hệ thống đền đài trên núi, nhằm ghi nhớ dấu tích nơi các vua Hùng xưa thường ngự bàn việc nước cùng các lạc hầu, lạc tướng; cũng là nơi chàng hoàng tử Lang Liêu đã dâng lên vua bánh dầy, bánh chưng đầu tiên của dân tộc. Đền Thượng ở gần đỉnh núi, cách đền Trung 102 bậc thềm, là nơi ghi dấu các vua Hùng làm lễ tế trời, thờ thần lúa và vua Hùng thứ 6 lập đền thờ Thánh Gióng sau khi thắng giặc Ân. Mộ Tổ (lăng Hùng Vương)- công trình tưởng niệm cũng nằm gần đó. Sau núi, về phía Đông Nam, còn có đền Giếng, với giếng Ngọc, tương truyền là nơi các con gái vua Hùng xưa thường soi bóng chải tóc.
Suốt bao ngàn năm qua, năm nào giỗ Quốc Tổ vua Hùng cũng được tổ chức trang nghiêm, trọng thể ở khắp nơi trên đất Việt, nhất là tại đền Hùng.
Dù ai đi ngược vào ra
Nhớ ngày giỗ Tổ tháng ba mồng mười
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ mồng mười tháng ba

Hay:
Tháng giêng giỗ thánh Sóc Sơn
Tháng ba giỗ Tổ Hùng Vương nhớ về

Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng Quý Xuân (tức tháng ba â.l.) hằng năm. Đã là người Việt Nam con Rồng, cháu Lạc, không ai lại không nhớ ngày Quốc Tổ này.
Đền Hùng là chứng tích lịch sử của nước Văn Lang với họ Hồng Bàng gồm 18 vị vua Hùng thay nhau trị vì. Đại Nam quốc sử diễn ca có đoạn kể như sau:
Lạc Long về chốn Nam Thùy
Âu Cơ sang nẻo Ba Vì Tản Viên
Chủ trương chọn một con hiền
Sửa sang việc nước nối lên ngôi này
Hùng Vương đô ở Châu Phong
Ấy nơi Bạch Hạc hợp dòng Thao Giang
Đặt tên là nước Văn Lang
Chia mười lăm bộ, bản chương cũng liền.

Người dự hội giỗ Tổ vua Hùng tới từ thập phương với niềm vui tràn ngập, rộn ràng với những hình thức sinh hoạt văn hóa dân tộc đầy sức sống:
Hội đền vui lắm ai ơi
Kẻ thời giỗ Tổ, người thời đu tiên
Tổ tôm đánh ở bên trên
Có người bên dưới đôi bên vui vầy
Lại thêm phường rối leo dây
Múa đao, tung quả có hay chăng là
Lại thêm có đám xướng ca

Gần đây, những em học sinh tiểu học đều biết đến bài thơ "Qua Thậm Thình" (1971) của nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi trong sách giáo khoa. Theo nhà nghiên cứu thời đại Hùng Vương là Nguyễn Khắc Xương thì khi ông về xã Kim Đức và An Thái để sưu tầm, nghiên cứu về hát xoan, trong vùng có bãi Thậm Thình (tên gọi từ ngày xưa) cách đền Hùng khoảng 2,5 km, được các cụ nghệ nhân cho biết: Cái tên Thậm Thình được đặt theo tiếng chày giã gạo, vùng đó là nơi ngày xưa quân lương giã gạo cho vua Hùng. Bài thơ gợi lên những ký ức về thời vua Hùng tuyệt đẹp:
Đi qua xóm núi Thậm Thình
Buâng khuâng nhớ nước non mình nghìn năm
Vua Hùng một sáng đi săn
Trưa tròn bóng nắng nghỉ chân chốn này
Dân dâng một quả xôi đầy
Bánh chưng mấy cặp, bánh dầy mấy đôi
Đẹp lòng, vua phán bầy tôi
Tìm đất kén thợ, định nơi xây nhà
Trăm cô gái đẹp tiên sa
Múa chày đôi với chày ba rập rình
Đêm đêm tiếng thậm, tiếng thình
Cối gạo đầy cả nghĩa tình nước non
Không còn dấu cũ lầu son
Phía sau thành phố khói vờn trong mây
Trời cao. Bóng tỏa đường cây
Nhịp chày xưa thoảng đâu đây…Thậm Thình

Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Who-am-I
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 50
Tham gia: 17:58, 21/04/10

TL: ...nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba !

Gửi bài gửi bởi Who-am-I »

Nhà nước ta nhiều năm nay đã quyết định ngày giỗ Tổ vua Hùng (mùng 10/03 â.l) là ngày quốc lễ. Nhân ngày quốc lễ năm nay xin cung cấp bài nói chuyện của Bác Hồ tại đền Hùng cách đây gần nửa thế kỉ.

Ngày 18/09/1954 tại đền Hùng (Vĩnh Phú), một đoàn đại biểu cán bộ, chiến sĩ của đại đoàn quân tiên phong (Đại đoàn 308) do đồng chí Song Hào, Bí thư Đảng ủy, Chính uỷ Đại đoàn dẫn đầu trước khi về tiếp quản thủ đô, đã gặp Bác Hồ tại đền Hùng để nghe Bác ân cần căn dặn, chỉ bảo nhiệm vụ. Đồng chí Song Hào đã ghi chép cẩn thận những lời dặn dò chi tiết của Bác Hồ trong sổ tay công tác của mình.

Bác Hồ nói như sau:

“Hôm nay gặp các chú ở đền Hùng có ý nghĩa rất to lớn vì vua Hùng là một vị khai quốc.

…Nhiệm vụ giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta còn rất nặng nề và quan trọng. Các cháu đã thấy: Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta cùng nhau giữ lấy nước.”

Nếu tín ngưỡng là nét văn hóa đặc sắc trong văn hóa cổ truyền Việt Nam thì tín ngưỡng về một tổ tiên chung của cả dân tộc ở nước ta chính là hiện tượng độc đáo mà văn hóa Việt Nam đã góp cho kho tàng văn hóa thế giới. Biểu tượng của tín ngưỡng tổ tiên dân tộc ta là đền Hùng và tâm thức người Việt Nam được thể hiện ở quốc lễ giỗ Tổ vua Hùng.

Suốt bao ngàn năm qua, năm nào giỗ quốc Tổ vua Hùng cũng được tổ chức trang nghiêm,trọng thể ở khắp nơi trên đất Việt.

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba

Dù ai đi ngược vào ra

Nhớ ngày giỗ Tổ tháng ba mồng mười

Hay:

Tháng giêng giỗ thánh Sóc Sơn

Tháng ba giỗ Tổ Hùng Vương nhớ về

Giổ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng Quý Xuân (tức tháng ba â.l.) hằng năm. Đã là người Việt Nam con Rồng, cháu Lạc, không ai lại không nhớ ngày Quốc Tổ này.

Đền Hùng là chứng tích lịch sử của nước Văn Lang với họ Hồng Bàng gồm 18 vị vua Hùng thay nhau trị vì. Đại Nam quốc sử diễn ca có đoạn kể như sau:

Lạc Long về chốn Nam Thùy

Âu Cơ sang nẻo Ba Vì Tản Viên

Chủ trương chọn một con hiền

Sửa sang việc nước nối lên ngôi nầy

Hùng Vương đô ở Châu Phong

Ấy nơi Bạch Hạc hợp dòng Thao Giang

Đặt tên là nước Văn Lang

Chia mười lăm bộ, bản chương cũng liền

Năm 1941, vào lúc nhân dân ta bắt đầu phong trào nổi dậy với ngọn lửa căm hờn, giữa hai gọng kiềm cuả đế quốc Pháp và Nhật, nhân ngày giỗ Tổ, anh chị em sinh viên Hà Nội tổ chức một cuộc đi thăm miếu Quốc Tổ để nhắc nhở đồng bào cả nước nhớ về cội nguồn. Trong dịp này một sinh viên trường thuốc có năng khiếu âm nhạc, người Nam Bộ, khởi soạn bài hát có tựa đề “Đi hội đền Hùng” gồm có ba đoạn. Sinh viên ấy sau này là nhạc sĩ nổi tiếng Lưu Hữu Phước.

Đây là đoạn đầu:

Chúng ta cùng nhau đi viếng thăm

Nơi cố hương của giống Tiên Rồng

Chúng ta cùng nhau đi viếng thăm

Những vết xưa của núi sông

In dấu chân của biết bao anh hùng

Cùng với nhau Nam, Bắc, Trung

Chúng ta về thăm mộ Tổ ta

Cho vang với nước non nhà

Và vào năm 1953, những người làm báo ở Hà Nội lấy ngày giỗ Tổ Hùng Vương làm ngày Đại đoàn kết tất cả những người viết báo cả nước và để những người cầm bút hướng về ngày giỗ Tổ. Trong bài diễn văn của Ban tổ chức làng báo năm đó viết:

“Chúng tôi đã chọn ngày đó là đã cố tâm muốn được anh hồn tổ tiên của nòi giống Lạc Hồng ấp ủ lên công việc của báo chí, nâng đỡ phù hộ cho báo chí ngày một phát triển và trở thành dụng cụ tranh đấu thiết thực nhất của dân chúng trong Quốc gia và của Quốc gia trong thế giới.

Chúng tôi chọn ngày đó là muốn chiêm ngưỡng tiền nhân mà nhớ đến tiền nhân, là nhớ rằng bổn phận mình là ở bên cạnh dân chúng và vun đắp vào côngviệc chung làm cho quốc gia Việt Nam xứng đáng với những trang sử oanh liệt của tiền nhân.”

Hội lễ vua Hùng tổ chức có đám rước voi làm bằng nan, ngựa bằng gỗ với ý nghĩa muôn loài quy phục vua Hùng; đồng thời cũng tượng trưng cho việc “chú rể Sơn Tinh” mang quân đi đón “cô dâu Mỵ Nương” trong lễ thách cưới và đưa dâu. Đám rước phải dầy đủ cổ chay và mâm ngũ quả, với lễ vật là bánh dầy, bánh chưng, nhắc đến sự tích Lang Liêu, cũng là nhắc đến các vua Hùng có công dạy dân trồng lúa.

Những thiếu nữ Mường như những cô tiên, trang phục đẹp, vừa chơi trò đu tiên bên ngoài đền Hạ, vừa hát:

Này lên! Này lên! Này lên!

Lên non Cổ tích, lên đền Hùng Vương

Đu tiên mới dựng năm nay

Cô nào hay hát kỳ này thì lên

Tháng ba nô nức hội đền

Là ngày giỗ Tổ mấy nghìn năm nay

Ngưòi dự hội giỗ Tổ vua Hùng tới từ thập phương với niềm vui tràn ngập, rộn ràng với sinh hoạt văn hóa dân tộc đầy sức sống:

Hội đền vui lắm ai ơi

Kẻ thời giỗ Tổ, người thời đu tiên

Tổ tôm đánh ở bên trên

Có người bên dưới đôi bên vui vầy

Lại thêm phường rối leo dây

Múa đao, tung quả có hay chăng là

Lại thêm có đám xướng ca

Để cho trai gái gần xa vui vầy…

Gần đây, những em học sinh tiểu học đều biết đến bài thơ “Đi qua Thậm Thình” của nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi trong sách giáo khoa. Bài thơ gợi lên những kí ức về thời vua Hùng tuyệt đẹp:

Đi qua xóm núi Thậm Thình

Buâng khuâng nhớ nước non mình nghìn năm

Vua Hùng một sáng đi săn

Trưa tròn bóng nắng nghỉ chân chốn nầy

Dân dâng một quả xôi đầy

Bánh chưng mấy cặp, bánh dầy mấy đôi

Cối gạo đầy cả nghĩa tình nước non

Đẹp lòng, vua phán bầy tôi

Tìm đất kén thợ, định nơi xây nhà

Trăm cô gái đẹp tiên sa

Múa chày đôi với chày ba rập rình

Đêm đêm tiếng thậm, tiếng thình
Đầu trang

mr.meomeo
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 93
Tham gia: 14:47, 26/02/10

TL: ...nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba !

Gửi bài gửi bởi mr.meomeo »

Giỗ tổ, công chức nhà nước được nghỉ làm, sinh viên, học sinh được nghỉ học --> hoan hô vua Hùng.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Trà chanh - Chém gió”