Sự linh ứng khi đọc tụng chú Đại bi

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
SLB
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 51
Tham gia: 15:01, 22/01/12

TL: Sự linh ứng khi đọc tụng chú Đại bi

Gửi bài gửi bởi SLB »

CON NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
ha_cum
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 291
Tham gia: 23:07, 14/02/10
Đến từ: Nam Định

TL: Sự linh ứng khi đọc tụng chú Đại bi

Gửi bài gửi bởi ha_cum »

chú Tây Đô cho cháu hỏi : trì và tụng khác nhau thế nào ah
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Sự linh ứng khi đọc tụng chú Đại bi

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

Thông thường đọc tụng thì không cần bắt thủ ấn, trì thì hay có kèm theo bắt ấn. Nếu bạn tụng đọc lâu ngày một cách nhập tâm thì cũng có thể coi như trì chú dù bạn không bắt thủ ấn.
Thân mến
Đầu trang

phuongmtt47
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 346
Tham gia: 12:41, 05/05/11

TL: Sự linh ứng khi đọc tụng chú Đại bi

Gửi bài gửi bởi phuongmtt47 »

Tây Đô đạo sĩ đã viết:
ha_cum đã viết:chào bác Tây Đô . cháu có câu hỏi này muốn hỏi bác :

tụng cả Lăng Nghiêm tâm chú, Đại Bi chú, Thập chú vậy có phải là tham quá không ah.

Không, Phật có nhiều pháp môn dành cho nhiều căn cơ khác nhau tu học. Nếu bạn hợp với các bộ chú ấy thì cứ tụng thôi, không có gì gọi là tham cả, miễn là có kết quả tốt. :)
phàm là người có duyên tụng chú thì nên giữ giới luật....đối với người tại gia thì cần giữ ngũ giới...cũng cần phải có sự chánh tâm, thành ý nữa
Đầu trang

ch8484
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 20
Tham gia: 13:47, 21/01/12

TL: Sự linh ứng khi đọc tụng chú Đại bi

Gửi bài gửi bởi ch8484 »

Chào bác Tây Đô Đạo Sĩ! Bác có thể cho cháu xin ảnh lớn của Tử Vi Đại Đế được không ạ? Cháu thấy hình đại diện của bác...
Đầu trang

vhoangthuyduong
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 15
Tham gia: 21:22, 02/06/12

TL: Sự linh ứng khi đọc tụng chú Đại bi

Gửi bài gửi bởi vhoangthuyduong »

Bác xem giúp cháu lá số này với ah . Cháu và người yêu mới chia tay vì lý do không đáng , hay cãi nhau chuyện lặt vặt .
Cháu sinh ngày : 03/05/1988 ( 8g45p)
Bạn trai : 19/11/1989 ( 11g)Hình ảnh
Đầu trang

TPSM
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 156
Tham gia: 20:31, 23/04/09

TL: Sự linh ứng khi đọc tụng chú Đại bi

Gửi bài gửi bởi TPSM »

1024x768
Ý NGHĨA VÀ CÔNG NĂNG, OAI LỰC CỦA CHÚ ĐẠI BI
1. Lý Do Ra Đời Của Thần Chú và Phát Nguyện Của Bồ Tát Quán Thế Âm:
Thần Chú Đại Bi được rút ra từ Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, do chính Đức Phật Thích Ca diễn nói trong một pháp hội trước mặt đông đủ các vị Bồ Tát, Thinh văn, Thánh chúng, Trời, Thần, Thiên, Long, các Đại thánh tăng như Ma-Ha Ca-Diếp, A-Nan... cùng câu hội, tại núi Bồ Đà Lạc Ca (Potalaka), một hải đảo ở về phía Nam xứ Ấn Độ, được coi như là nơi mà Đức Bồ Tát Quán Thế Âm thường trụ tích. Ta có thể tin chắc điều đó bởi vì Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn được mở đầu bằng câu nói quen thuộc của Ngài A Nan "Như thế tôi nghe" cũng như xuyên qua nội dung hỏi đáp giữa ngài A Nan và Đức Thế Tôn đã được ghi lại ở trong kinh.
Ngài cho biết lý do ra đời của Thần Chú như sau: Vào vô lượng ức kiếp về trước, Phật Thiên Quang Vương Tịnh Trụ Như Lai, vì tâm thương tưởng đến chúng sanh nên đã nói ra thần chú Đại Bi và khuyến khích Bồ Tát Quán Thế Âm nên thọ trì tâm chú này để mang đến lợi ích an vui lớn cho chúng sanh trong đời vị lai. Bồ Tát Quán Thế Âm lúc bấy giờ mới ở ngôi sơ địa khi nghe xong thần chú này liền chứng vượt lên đệ bát địa. Vui mừng trước oai lực của thần chú, Ngài bèn phát đại nguyện: "Nếu trong đời vị lai, con có thể làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sanh với thần chú này, thì xin khiến cho thân con liền sanh ra ngàn mắt ngàn tay". Lập tức, Ngài thành tựu ý nguyện.
2. Công Năng, Oai Lực của Thần Chú Đại Bi.
Muốn biết công năng, oai lực của Thần Chú Đại Bi, ta nên tìm hiểu xem mục đích, hạnh nguyện của Bồ Tát Quan Thế Âm khi Ngài ban phát thần chú này. Bồ Tát Quán Thế Âm đã phát nguyện rằng: Nếu chúng sanh nào tụng trì thần chú Đại Bi mà còn bị đọa vào ba đường ác, không được sanh về các cõi Phật, không được vô lượng tam muội biện tài, Ngài thề sẽ không thành chánh giác. Ngài còn nhấn mạnh: Nếu trì tụng thần chú Đại Bi, mà tất cả những mong cầu trong đời hiện tại nếu không được vừa ý, thì thần chú này sẽ không được gọi là Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, ngoại trừ những kẻ mong cầu những điều bất thiện hoặc tâm không được chí thành. Hơn thế nữa, Bồ Tát còn cho ta biết ngay cả đối với những kẻ phạm những tội ác nghiệp nặng nề như thập ác ngũ nghịch, báng pháp, báng người, phá giới, phạm trai, hủy hoại chùa tháp, trộm của tăng kỳ, làm nhơ phạm hạnh nếu trì tụng thần chú Đại Bi thảy đều được tiêu trừ. Vì sao thế? Kinh Đại Bi cho biết mỗi lần hành giả trì tụng thần chú này, tất cả mười phương chư Phật đều đến chứng minh, cho nên tất cả các tội chướng nhờ ân đức của chư Phật độ trì, thảy đều tiêu diệt.
Oai lực lớn lao của Thần Chú đã được chính Đức Thế Tôn giảng rõ trong Kinh Đại Bi Tâm Đà-Ra-Ni.
Bất cứ một ai khi trì tụng thần chú Đại Bi với tất cả tâm thành, chắc chắn sẽ đạt được tất cả những điều mong cầu, ước nguyện bởi vì oai lực của Thần chú là rộng khắp, vô biên, không có gì có khả năng ngăn ngại nỗi. Trong cõi dục giới này, con người đâu có mong cầu điều gì hơn ngoài an lạc, hạnh phúc và sống lâu. Thần chú Đại Bi sẽ giúp mọi người đạt được những ước muốn này như Bồ Tát Quán Thế Âm đã khả hứa.
Một công năng khác của Thần chú là cứu khổ. Những lúc ta lâm cảnh hoạn nạn, đau thương, cùng khổ, tuyệt vọng, bi đát nhất; những lúc mà ta thấy mình rơi vào con đường cùng, bế tắc, không còn lối thoát; hãy vững niềm tin vào Đức Bồ Tát Quán Thế Âm, nhất tâm trì tụng Thần chú Đại Bi, chắc chắn Ngài sẽ giúp ta những phương tiện thiện xảo, đưa ta vượt qua cảnh khổ đến nơi an lạc, hạnh phúc. Tuy nhiên, để Thần chú phát huy được oai lực của nó, khi trì tụng ta phải tự mình quán chiếu tại sao ta lại rơi vào cảnh khổ mà người khác lại không, và tại sao Thần chú lại có công năng cứu khổ? Giáo lý của nhà Phật cho chúng ta biết rằng tất cả mọi việc trên cỏi đời này không có gì xảy ra một cách ngẫu nhiên. Tất cả những đau thương bất hạnh mà ta phải gánh chịu trong kiếp sống hiện tại: gông cùm tù tội, bệnh hoạn, nghèo hèn,... là kết quả của những ác nghiệp mà ta đã gây nên từ bao kiếp trước hoặc trong kiếp này, nay đến lúc ta phải trả. Sở dĩ Thần chú Đại Bi có khả năng đưa ta vượt qua khỏi cơn khổ nạn vì công năng siêu tuyệt của nó là Phá Ác Nghiệp Chướng như đã nói ở trên.
Thần chú này còn có tên gọi là Diệt Ác Thú. Nghe đến công năng này, một người sẵn mang tâm từ bi tất sẽ không khỏi sinh lòng nghi ngại. Không phải từ thời Đức Phật còn tại thế mà ngay cả đến bây giờ, hàng năm đã có một số lượng lớn người bị mất mạng vì ác thú, vì thế để cho ác thú khỏi xâm phạm ta, Bồ Tát đã cho ta thần chú Đại Bi, không có nghĩa là mỗi khi gặp chúng, hành giả đọc thần chú này lên thì tất cả ác thú đều ngả lăn ra chết, mà phải nên hiểu rằng, đối với một người hành trì thần chú Đại Bi hằng ngày một cách nghiêm túc, bên cạnh oai lực che chở hộ trì của chư thần, long, thiên, hộ pháp, ở người trì chú cũng tự động phát ra một nguồn năng lực mà không phải chỉ riêng đối với ác thú, ngay cả các loài độc trùng khác cũng đều phải lánh xa.
Tuy nhiên, đối với người quyết chí dấn bước trên con đường tu học, hai công năng quan trọng nhất của Thần chú Đại Bi là tùy tâm tự tại và tốc siêu thượng địa. Ta đang gặp khó khăn trong Thiền định, tâm ta loạn động không an trụ, thần trí ta hoang mang hoảng hốt không thể nào tập trung được vào việc hành thiền, từ trước đến nay ta đã tìm thử đủ mọi phương pháp mà vẫn không kết quả, thì nay Thần chú Đại Bi sẽ là một phương tiện hiệu quả giúp ta an tâm, giải phóng tâm thức ta ra khỏi những vọng động, âu lo của cuộc sống thường nhật, chắc chắn đưa ta bước vào cảnh giới thiền một cách mau chóng và rốt ráo, rồi từ đó Thần chú sẽ giúp ta thăng tiến mau chóng vào những nấc thang thiền kế tiếp, vấn đề nhanh hay chậm là do duyên nghiệp của mỗi cá nhân, tuy nhiên kết quả là chắc chắn, vì trong Kinh Bồ Tát Quán Thế Âm đã từng cho chúng ta biết rằng Ngài chỉ mới nghe qua Thần chú này một lần, đã nhanh chóng chứng quả từ ngôi sơ địa lên ngôi bát địa.
Vì những lý do trên mà thần chú này có tên gọi là Quảng-Đại Viên-Mãn Vô-Ngại Đại-Bi-Tâm Đà-Ra-Ni. Bởi vậy, Phật tử không nên khinh xuất khi trì tụng chú Đại Bi mà phải tinh tấn và chí thành, cung kính, giữ đúng lễ nghi. Tin tưởng vào lòng thương yêu chúng sanh và khả năng hộ trì của Bồ Tát Quán Thế Âm, hành giả có thể hành trì Thần chú Đại Bi như là phương tiện chính của Thiền định trong khả năng tập trung năng lực cũng như thiền quán hầu đạt đến an lạc hạnh phúc trong cuộc sống thường ngày và từng bước tiến đến cứu cánh giải thoát, giác ngộ.
Đầu trang

phuongmtt47
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 346
Tham gia: 12:41, 05/05/11

TL: Sự linh ứng khi đọc tụng chú Đại bi

Gửi bài gửi bởi phuongmtt47 »

Chú Đại Bi

MA HA KA RU NA ĐA RA NI

Na mô rát na tra da da.
Na ma a ria
Va lô ki tê soa ra da,
Bô đi sát toa
Da ma ha sát toa da
Ma ha ka ru ni ka da.
Ôm
Sa va, ra ba da
Su đa na đa siê.
Na más, kri toa, i mam, a ria
Va lô ki tê soa ram, đa va.
Na mô na ra kin đi
Ha ra dê, ma ha va đa sa mê.
Sa va, a tha đu, su bam
A jê dam
Sa va sát toa, na ma va sát toa.
Na mô va ga
Ma va đu đu ta đia tha.
Ôm,
A va lô kê
Lô ka tê
Ka ra tê
Ê hi rê
Ma ha bô đi sát toa.
Sa va sa va
Ma la ma la
Ma hê, ma hi rê đa dam
Ku ru ku ru, ka mum,
Đu ru đu ru, vi ja da tê
Ma ha vi ja da tê.
Đa ra đa ra
Đi ri ni
Soa ra da
Cha la cha la
Ma ma, va ma ra
Múc tê lê.
Ê hê ê hê
Chin đa chin đa.
A ra sam, pra cha li
Va sa va sam
Pra sa da
Hu ru hu ru, ma ra.
Hu ru hu ru hi ri.
Sa ra sa ra
Si ri si ri
Su ru su ru
Bô đi da, bô đi da.
Bô đa da, bô đa da
Mai tri da
Na ra kin đi
Đa si ni na
Pa da ma na
Soa ha
Sít đa da
Soa ha
Ma ha sít đa da
Soa ha
Sít đa dô gê
Soa ra da
Soa ha
Na ra kin đi
Soa ha
Ma ra na ra
Soa ha
Si ra sam, a mu kha da
Soa ha
Sa va, ma ha a sít đa da
Soa ha
Chác ra, a sít đa da
Soa ha
Pát ma kás ta da
Soa ha
Na ra kin đi, va ga ra da
Soa ha
Ma va ri, san kha ra da
Soa ha.
Na mô rát na tra da da
Na ma a ria
Va lô ki tê
Soa ra da
Soa ha.
Ôm, sít dan tu
Man tra
Pa đa da
Soa ha.
Đầu trang

duahauvanho
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 41
Tham gia: 11:30, 23/09/12

TL: Sự linh ứng khi đọc tụng chú Đại bi

Gửi bài gửi bởi duahauvanho »

Cháu chào bác Tây Đô Đạo Sĩ ạ.
*Cháu cũng sợ những gì vô hình lắm, nên nếu cháu không đọc chú Đại Bi ở phòng thờ mà cháu đọc ở dưới phòng khách, hoặc trong phòng ngủ có được không ạ?
*Phòng ngủ phải gọn gàng thì đọc mới tốt phải không ạ bác?
*Cháu nên ngồi khoanh chân đọc, hay ngồi trên ghế đọc thì được ạ?
*Nếu trong lúc đọc phát sinh tạp niệm thì phải ngừng ngay rồi đọc chú "namo hacradatnadaradaya" vài lần rùi đọc tiếp hay là đọc lại 84 câu chú Đại bi vậy bác?
*Nếu ban đầu cháu vẫn chưa hết sợ những gì vô hình thì khi đọc chú cháu có được mang tỏi theo người không ạ. Sợ có phải tội không bác. :(
*Cháu cảm ơn bác đã lập topic này ạ, cháu đã được khai thông nhiều điều bổ ích lắm ạ.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Sự linh ứng khi đọc tụng chú Đại bi

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

duahauvanho đã viết:Cháu chào bác Tây Đô Đạo Sĩ ạ.
*Cháu cũng sợ những gì vô hình lắm, nên nếu cháu không đọc chú Đại Bi ở phòng thờ mà cháu đọc ở dưới phòng khách, hoặc trong phòng ngủ có được không ạ?
*Phòng ngủ phải gọn gàng thì đọc mới tốt phải không ạ bác?
*Cháu nên ngồi khoanh chân đọc, hay ngồi trên ghế đọc thì được ạ?
*Nếu trong lúc đọc phát sinh tạp niệm thì phải ngừng ngay rồi đọc chú "namo hacradatnadaradaya" vài lần rùi đọc tiếp hay là đọc lại 84 câu chú Đại bi vậy bác?
*Nếu ban đầu cháu vẫn chưa hết sợ những gì vô hình thì khi đọc chú cháu có được mang tỏi theo người không ạ. Sợ có phải tội không bác. :(
*Cháu cảm ơn bác đã lập topic này ạ, cháu đã được khai thông nhiều điều bổ ích lắm ạ.

Vấn đề người vô hình lúc nào chả có, thậm chí họ còn đông hơn người hữu hình nữa, có điều bạn không thấy họ thôi. Họ cũng như mình, có gì mà sợ nhỉ? Việc đọc chú Đại bi tùy theo hoàn cảnh, miễn là nghiêm túc thành tâm là được, đi đứng nằm ngồi đều đọc, không có quy định phải ngồi thế nào. Vấn đề tạp niệm đương nhiên ai cũng có, tụng lâu thì nó sẽ giảm dần, không có gì đáng sợ cả. Bạn cứ tụng thản nhiên, tạp niệm nó đến lại đi, nếu quá chú ý thì lại bị cái "sợ tạp niệm" nó quấy rối.
Không nên mang tỏi làm gì, các vị vô hình rất cần chúng ta giúp, tại sao có ý đánh đuổi họ? Việc này không hay cho họ và cả chúng ta nữa, nên từ bi hồi hướng công đức cho họ là tốt nhất.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”