SỰ CHIẾN THẮNG TỰ THÂN

Trao đổi về các lĩnh vực khoa học và đời sống
Trả lời bài viết
Hình đại diện của thành viên
anhlinhmotminh
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2127
Tham gia: 15:43, 09/09/12
Liên hệ:

SỰ CHIẾN THẮNG TỰ THÂN

Gửi bài gửi bởi anhlinhmotminh »

Hình ảnh
“Ý chí truy cầu chân lý”, đấy là tên mà các ngươi, những kẻ khôn ngoan hiền triết bậc nhất, dùng để gọi sức mạnh thúc đẩy làm các ngươi đầy khao khát nồng nàn, có phải thế không? Ý chí muốn đạt đến tính khả tửởng của mọi hữu thể: ta gọi ý chí của các ngươi như thế đó! Các ngươi muốn làm cho mọi cái đang hiện thể đều trở thành khả tưởng, bởi vì các ngƣơi hồ nghi có căn cứ rằng mọi cái đang hiện thể đã hoàn toàn là khả tưởng. Mọi cái gì đang hiện thể đều quy phục và gấp lại theo ý các ngươi. Ý chí các ngươi đòi hỏi như thế. Tất cả mọi sự phải trở thành dịu dàng nhẵn nhụi và phải quy phục tinh thần như là tấm gương và phản ánh của tinh thần. Đấy là tất cả ý chí của các ngươi, hỡi những kẻ hiền triết nhất trong số các hiền triết; đấy là một ý chí cường lực, ngay cả khi các ngươi nói về “thiện” “ác” và đưa ra những phán đoán giá trị. Các ngươi muốn sáng tạo nên một thế giới để các ngươi có thể quỳ gối sùng bái: đấy là hy vọng cuối cùng, là cơn say sưa tối hậu của các ngươi.
Cố nhiên, những người tâm trí đơn sơ, đám đông dân chúng, giống như một con sông trên đó bồng bềnh một chiếc thuyền trôi. Mang mặt nạ và long trọng ngồi trên thuyền là những phán đoán về giá trị. Các ngươi đã phóng đặt ý chí cùng những giá trị của các ngươi trên dòng sông biến dịch; những tin tưởng của dân chúng về thiện ác biểu lộ cho ta thấy một ý chí cường lực rất cổ xưa. Chính các ngươi, hỡi những nhà hiền triết khôn ngoan nhất, các ngươi cùng ý chí thống trị trỗi vượt của các ngươi đã đặt những người khách như thế vào trong thuyền ấy, đã trang điểm cho họ bằng những trang sức và những tên gọi tráng lệ, rực rỡ. Giờ đây, dòng sông lôi cuốn chiếc thuyền các ngươi, dòng sông phải lôi cuốn thuyền đi. Dầu cho sóng có vỡ tan trào bọt và xô đẩy sườn thuyền với lòng phẫn nộ, nào có hề gì! Hỡi những nhà hiền triết khôn ngoan nhất, không phải dòng sông là mối nguy hiểm, là kết cục cho điều thiện và điều ác của các ngươi mà chính là ý chí, ý chí cường lực, - ý chí sống còn, miên man bất tuyệt và sáng tạo. Nhưng, để các ngươi lĩnh hội được ngôn ngữ của ta về thiện và ác, ta sẽ còn nói cho các ngươi nghe về sự sống, về bản chất sinh vật. Ta đã theo dõi sinh thể mang sự sống, ta đã theo đuổi nó trên khắp những con đường lớn nhỏ, cốt để thấu hiểu những lề thói của nó. Khi sự sống im hơi, ta đã thu đón cái nhìn của sinh thể trên một tấm gương trăm mặt, để con măt của sự sống lên tiếng với ta, và con mắt ấy đã ngỏ lời cùng ta. Nhưng bất luận nơi nào gặp sinh thể, ta đều nghe những tiếng nói vâng phục. Tất cả mọi sinh thể đều vâng phục. Và đây là điều thứ nhì: người ta chỉ huy điều khiển kẻ không biết tự vâng phục chính mình. Đấy là lề thói của những vật sống. Đây là điều thứ ba ta đã nghe được: chỉ huy, điều khiển thì muôn vàn khó khăn hơn vâng phục. Bởi vì kẻ ban lệnh chỉ huy phải mang gánh nặng của tất cả những kẻ vâng phục, và gánh nặng này dễ dàng đè y bẹp rúm tan tành. Trong mọi việc chỉ huy ban lệnh, ta đều nhìn thấy một sự thử thách, một sự liều lĩnh. Và khi ban lệnh chỉ huy thì sinh thể luôn luôn đánh liều đời sống của mình. Khi tự ban lệnh chỉ huy chính mình, thì hắn cũng vẫn phải trả giá cho quyền ban lệnh chỉ huy đó. Nhất thiết hắn phải là quan tòa, kẻ trả thù và là nạn nhân cho lề luật của chính mình. Làm sao chuyện ấy có thể xảy ra được? Ta tự hỏi mình. Cái gì thuyết phục sinh thể vâng phục và chỉ huy, và vâng phục ngay trong lúc chỉ huy? Giờ đây, hãy nghe ta nói, hỡi những nhà hiền triết khôn ngoan nhất. Hãy khảo sát một cách đứng đắn xem ta đã bước vào tận trái tim của đời sống, tận những cội rễ của trái tim nó hay chưa!
Bất luận gặp gỡ sinh thể nơi nào, ta đều gặp thấy ý chí cường lực; và ngay cả trong ý chí của kẻ vâng phục, ta cũng tìm thấy ý chí muốn làm chủ nhân. Kẻ yếu phải phụng sự cho kẻ mạnh, đấy là điều mà ý chí hắn bắt hắn ngả theo, một ý chí đến phiên nó muốn làm chủ nhân của cái gì còn yếu hơn nó. Đấy là niềm vui duy nhất mà ý chí ấy không muốn khƣớc từ. Cũng giống như kẻ thấp hèn vâng phục kẻ cao đại nhất, để đến lượt mình được hưởng vui sướng và quyền lực đối với kẻ thấp hèn nhất, cũng thế, kẻ cao đại tột vời nhất trong tất cả vẫn còn vâng phục và đánh liều sinh mạng mình để đạt đến quyền lực. Đấy là sự vâng phục của kẻ cao đại nhất; sự vâng phục chứa đầy liều lĩnh, nguy hiểm, bạt mạng, đánh đu với cái chết. Bất luận nơi nào con người hiến tế, phụng sự và đƣa mắt nhìn yêu thƣơng trìu mến, nơi đó cũng có ý chí muốn làm chủ nhân. Chính nhờ những con đường quanh co khuất khúc, kẻ yếu đuối nhất đã lẻn vào trong pháo đài, vào tận quả tim kẻ mạnh nhất, - ở đó hắn đánh cắp quyền lực. Chính đời sống đã thổ lộ với ta niềm bí ẩn sau đây. - “Này, nó bảo ta, ta là cái phải luôn tự vượt bỏ chính mình. Thực ra, dẫu mi có gọi đó là ý chí sáng tạo hay bản năng hướng đến mục tiêu, hướng đến một cái gì cao nhã nhất, xa vời nhất, đa tính nhất, thì tất cả điều đó đều như nhau, và đấy cũng là một bí mật độc đáo duy nhất. Ta thích chẳng thà suy tàn tiêu diệt còn hơn là khước từ khát vọng độc nhất ấy; thực vậy, nơi nào có sự tàn tạ, sự rơi rụng của những chiếc lá, nơi đó đời sống tự hy sinh chính mình, - để đạt tới quyền lực. Ta phải là sự chiến đấu, sự biến dịch, mục tiêu và sự chống đối giữa các mục tiêu. Hỡi ôi! Kẻ nào đoán chừng được ý chí của ta, chắc hẳn cũng đoán được rằng những con đường hắn phải bước theo sẽ quanh co khuất khúc ngần nào! Dẫu có sáng tạo nên vật gì và có yêu thương nó cách nào đi nữa, ta cũng phải lập tức biến thành thù địch của nó và thù địch của tình yêu ta: ý chí ta ra lệnh như thế. Và mi nữa, mi, kẻ tìm kiếm yêu thƣơng tri thức, mi chỉ là con đường mòn và là ấn tích của ý chí ta: thực ra, ý chí ta, cường lực của ta cũng bƣớc đi trên những dấu chân của ý chí truy cầu chân lý của mi! Kẻ nào đã tuyên bố về “ý chí khát sống” là kẻ chắc chắn chưa chạm mặt chân lý; ý chí khát sống ấy không hiện hữu. Bởi vì cái gì không hiện hữu thì không thể ước ao hiện hữu; và cái gì đang hiện hữu thì làm thế nào nó lại ước ao hiện hữu nữa? Chỉ nơi nào có đời sống, nơi đó mới có ý chí: không phải ý chí khao khát sự sống, nhƣng là ý chí cường lực, như ta đã giảng dạy cho mi. Có nhiều sự việc mà sinh thể cho là cao hơn cả đời sống, nhưng trong chính sự phán định giá trị ấy, vẫn ngân vang lên giọng nói sang sảng của ý chí quyền lực!” Đấy là điều xưa kia cuộc đời đã dạy cho ta, và hỡi những nhà hiền triết khôn ngoan nhất, chính nhờ lời dạy đó, ta mới giải đoán được ẩn ngữ cõi lòng các ngƣơi. Ta nói thực cùng các ngươi: cái thiện và cái ác trường tồn bất hoại, - không hề hiện hữu! Cái thiện và cái ác phải mãi mãi không ngừng tự vượt bỏ chính mình. Những giá trị cùng những ngôn ngữ của các ngươi về thiện ác chỉ là những phương tiện để biểu tỏ sức mạnh, hỡi những kẻ phán đoán về giá trị: đấy là tình yêu ẩn giấu của các ngươi, là sự rạng rỡ, cơn rùng mình, sự tràn trề tuôn chảy của tâm hồn các ngươi. Nhưng có một quyền lực mạnh mẽ hơn đang lớn mạnh trong những giá trị của các ngươi, một chiến thắng mới mẻ làm vỡ tung quả trứng và lớp vỏ trứng. Bất cứ kẻ nào phải sáng tạo trong thiện và ác đều tất yếu phải là kẻ hủy hoại và đập vỡ những giá trị. Như thế, sự hung ác tệ hại nhất là thành tố bất khả phân của sự thiện hảo tốt lành nhất. Nhưng sự thiện hảo tốt lành ấy chính là sự sáng tạo. Chúng ta hãy nói về những điều đó, hỡi những nhà hiền triết khôn ngoan nhất, dẫu rằng nó có làm ta đau đớn, bởi vì im lặng còn tệ hại hơn: tất cả những chân lý câm lặng không thốt nên lời đều trở thành nọc độc. Và cầu cho tất cả những gì mỏng manh đến va chạm vào những chân lý của ta đều bị vỡ tung thành nghìn mảnh! Hãy còn nhiều ngôi nhà cần phải xây dựng nên!

Zarathustra đã nói như thế.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Cuộc sống muôn màu”