NGŨ HÀNH NÀO CÓ LÝ HƠN ?

Các bài viết học thuật về môn Phong thủy, địa lý
Môc huynh
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 2961
Tham gia: 08:46, 11/11/12

TL: NGŨ HÀNH NÀO CÓ LÝ HƠN ?

Gửi bài gửi bởi Môc huynh »

Bạn xuankiemtran ơi mình thấy thuyết ngũ hành là định lý nền tảng trong tất cả các môn Tử vi, Tứ trụ, Kinh dịch...bởi vậy các môn ấy không tách rời nhau, trên lá số Tử vi bạn cũng thấy Quẻ có ở các cung...mình thường hay làm trắc nghiệm trước khi đưa ra lời "phán" còn phải dựa vào nhân tướng, chỉ tay nữa.
Các nhà khoa học thì vẫn đang loay hoay nghiên cứu với những tiên đề còn phải được chắt lọc thống kê...có lẽ khi ấy con cháu chúng mình đã bay sang hành tinh khác sinh sống rồi cũng nên. ( đùa vui tý )
Bạn tdc viết:
"coi như chúng ta có duyên bàn luận. sẽ rất vui nếu được làm quen kết bạn với bạn."
Mình rất thích câu viết này của bạn, viết phải có phản biện tranh luận của các bạn thì mới có hứng viết. Mình cứ lọ mọ một mình xem hạn trên các lá số để trắc nghiệm đúng sai ....và chợt nhận ra lá số ấy có đúng không ? theo Ngũ hành nào ?
Lúc này mình có việc riêng mất rồi, mình sẽ thổ lộ làm quen với bạn sau nhé.
Đầu trang

Môc huynh
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 2961
Tham gia: 08:46, 11/11/12

TL: NGŨ HÀNH NÀO CÓ LÝ HƠN ?

Gửi bài gửi bởi Môc huynh »

@ tdc!

Bạn đã bộc bạch với mình về bạn, mình cũng không ngại ngần, tuy nhiên cuộc sống của mình quá nhiều chìm nổi, không bằng phẳng trong quan sự, tuy mã quan lộc đắc vị, mình có một sân chơi cũng khá lý thú, đó là thị trường chứng khoán, bạn có thể tìm hiều thêm mình ở nhà bên ấy, với nick : hoanghabach: http://vietbrokers.vn/forum/showthread. ... #post69624
Chính vì tính cách khẳng khái kiên định của mình cùng những lời phán xét thị trường thường đi ngược lại hầu hết mọi người, do vậy khi gặp các vị thầy ngồi phán xét tướng số cứ như gà mắc tóc, mình thấy quá oải cho môn này, nhất định nó có điều gì đó sai cơ bản ở đâu đó cần phải ngâm cứu thêm, nhất là các gốc của nó, theo mình đó là ngũ hành âm dương.
Đầu trang

xuankiemtran
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 124
Tham gia: 21:06, 03/05/13

TL: NGŨ HÀNH NÀO CÓ LÝ HƠN ?

Gửi bài gửi bởi xuankiemtran »

Nếu đã định lý thì phải được chứng minh rõ ràng chứ .Chẳng hay Mộc huynh có thể chứng minh định lý này dùm ko ạ
Với tôi, những vấn đề trên tôi không muốn phức tạp thêm làm gì . Những vấn đề mà tiền nhân để lại vài ngàn năm trước nó vốn là huyền bí thì nay vẫn cứ huyền bí mà thôi. Chẳng qua xã hội ngày một tiến bộ nên con người mới cố gán ghép cái khoa học vào cho nó mà không biết rằng nhiều cái trong này nó phi logic
Như việc người xưa khi nghĩ ra kinh dịch, họ làm gì đã biết đến các mã nhị phân, bit 0 1 ,.. gì cơ chứ.Ngày nay các nhà toán học mới gán ghép thêm cho nó cái mã nhị phân cho thêm số hóa . Nên nhớ rằng số thì bất biến trong khi lý thì vô cùng. Như vậy cứ logic, công thức hóa nó vô tình đã làm mất cái hay của những môn huyền học này sao . Như thế những môn này ko còn được gọi là huyền học nữa, mà phải gọi là khoa học thì mới đúng hơn
Thế nên ta cứ dùng nó thôi, coi như nó đúng. Dùng đến khi mà áp dụng thấy sai thì thôi
" Đôi khi nên bỏ qua những tảng đá cản đường để sau này nhìn lại nó chỉ như những hạt cát mà thôi" :)
Vài dòng góp vui
Thân.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
nncuong
Sáng lập
Sáng lập
Bài viết: 2500
Tham gia: 12:44, 03/09/08

TL: NGŨ HÀNH NÀO CÓ LÝ HƠN ?

Gửi bài gửi bởi nncuong »

Trước tiên, tôi tham gia vào bài viết này vì tôi thấy vấn đề học thuật sao lại đăng ở mục chia sẻ phần mềm. Kiểm tra lại phân quyền thì thấy rằng bạn mới gia nhập nên không thể viết bài ở trong mục Trao đổi học thuật được. Vì thế tôi tạm chuyển vào mục Thắc mắc, góp ý. Sau này tôi sẽ phân quyền lại để mọi người mới gia nhập có thể tham gia trao đổi học thuật được.

Để trả lời câu hỏi này thì phải xuất phát từ lý luận cơ bản nhất về ngũ hành tương sinh tương khắc đã. Tại sao sinh và tại sao khắc. Nếu sử dụng các kiến thức toán học và đồ hình và khoa học hiện đại để lý giải thì rất dễ có câu hỏi như vừa rồi.

Người xưa sáng tạo ra phương thức sử dụng ngũ hành để biểu diễn vật chất thì có quy định cơ chế sinh khắc đan xen nhau (tức là cơ chế sinh khắc là định luật, chứ không phải định lý). Đã sinh thì không khắc, đã khắc thì không sinh. Trường hợp Hỏa và Kim thì Hỏa khắc Kim rồi thì không thể có quan hệ sinh được nữa. Thổ sinh kim vì kim là phần khoáng ở trong thổ, vì thế kim sinh ra ở trong thổ. Còn Hỏa khắc kim vì tinh thắng kiên, hỏa có nóng mạnh mới thắng nổi kim biến kim chảy ra. Trong cơ chế sinh khắc, không phải khắc là xấu. Ví dụ: kim cần có hỏa khắc, tức là cần có hỏa đề rèn đúc và tôi luyện thì mới thành khí được. Không có hỏa khắc thì kim cũng trở nên vô dụng.

Trường hợp mà bạn nhắc ở trên là Hỏa Khắc Kim, hỏa không làm thay đổi Kim (đổi từ hành này sang hành khác) mà chỉ chuyển hóa Kim tức là chế được Kim, là cho Kim tinh luyện hơn mà thôi.

Vài lời như vậy, hi vọng có duyên trao đổi.
Đầu trang

Môc huynh
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 2961
Tham gia: 08:46, 11/11/12

TL: NGŨ HÀNH NÀO CÓ LÝ HƠN ?

Gửi bài gửi bởi Môc huynh »

"Mộc huynh có thể chứng minh định lý này dùm ko ạ"
Bạn xuankiemtran ơi, mình cũng chỉ xin nôm na thế này : Hai từ bạn dùng theo mình là một từ ghép, chữ định là quy định, chữ lý là theo nguyên lý, để chứng mình thì bạn cũng thấy rõ tính logic của nó theo các trật tự sắp xếp và hợp khắc của các thành phần, được mô phỏng hình tượng qua hai thuyết ngũ hành phổ cập và ngũ hành nguyên thủy, bạn cũng thấy rõ rồi, các vấn đề khác mình đồng quan điểm với bạn, tuy nhiên chúng ta phải xem xét cẩn trọng nhất là tính logic của hai thuyết thêm một lần nữa cuối cùng và cũng là để định vị lại hướng đi cho cá nhân mình nếu còn tiếp tục dấn thân vào con đường được gọi là tâm linh này.
Nếu mình gặp được 01 vị thầy có khả năng nói ra được những lời khẳng định về tương lai của 01 con người trong tuần sau sẽ diễn ra thế này, tháng sau sẽ thế kia hoặc năm nay sẽ có thay đổi thuận lợi hay khó khăn cụ thể lĩnh vực gì ....kết quả đều chuẩn sau những lời khẳng định ấy, ít ra là phải như mình khi nhận định về thị trường chứng khoán và cổ phiếu, chứ như quá khứ và hiện tại mình gặp không ít các vị thầy có danh tiếng, nhưng kết cục chỉ là rừng U Minh.

Mình là người luôn ở thế chủ động, do vậy điểm này thì mình khác bạn :
"Thế nên ta cứ dùng nó thôi, coi như nó đúng. Dùng đến khi mà áp dụng thấy sai thì thôi" .

Các vị thầy cũng khuyên mình như vậy, nhưng mình không muốn lãng phí thời gian vô bổ cho việc làm ấy, tất nhiên là phải có căn nguyên của riêng mình qua thực tiễn : Vừa rồi mình có ông bạn mở xưởng sản xuất INOX tại SG khi mình đến thăm xưởng SX mình phán với ông chủ xưởng hãy tìm cách bán máy móc sớm đi khi xưởng đang còn nhộn nhịp máy chạy, vì xưởng này sẽ sớm tan hàng, ấy vậy mà hai vị thầy thuộc bậc cao thủ trong làng Tứ trụ, Tử vi, và kinh dịch lại phán xưởng rất sinh khí ....và đến hôm nay xưởng đang tìm cách bán máy móc giá rẻ mà cũng chưa có ma nào giao dịch cụ thể.
Tóm lại vũ khí phải có giá trị thực tiễn chuẩn thì ta mới bỏ thời gian công sức đào sâu về nó bạn ạ, cha ông ta có câu có thực mới vực được đạo là vậy.
Đầu trang

Môc huynh
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 2961
Tham gia: 08:46, 11/11/12

TL: NGŨ HÀNH NÀO CÓ LÝ HƠN ?

Gửi bài gửi bởi Môc huynh »

Cản ơn bạn nncuong bạn sắp xếp như ý bạn là chuẩn rồi đi đâu thì mình cũng mang tựa NGŨ HÀNH NÀO CÓ LÝ HƠN.
Nhân tiên bạn có thâm niên trong lĩnh vực này rồi bạn cho mình lời nhận xét về hai thuyết ngũ hành này thế nào. Mong bạn khách quan, chứ mấy ông thầy già của mình vì đã lỡ theo thuyết ngũ hành gọi là phổ cập rồi nên kẹt số hay sao ấy.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
nncuong
Sáng lập
Sáng lập
Bài viết: 2500
Tham gia: 12:44, 03/09/08

TL: NGŨ HÀNH NÀO CÓ LÝ HƠN ?

Gửi bài gửi bởi nncuong »

Xin phép trao đổi với bác Mộc huynh (chắc bác nhiều tuổi hơn), việc sinh khắc của ngũ hành là do bản chất của nó chứ không phải do thứ tự sắp xếp. Sau này người ta sắp xếp thình hình ngôi sao 5 cánh để biện minh hơn thôi. Xưa nay học về Lý số thì đều phải thuộc HÌNH - LÝ - KHÍ. Biểu diễn thì bằng HÌNH nhưng hiểu sâu xa thì phải hiểu theo LÝ.
Đầu trang

Môc huynh
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 2961
Tham gia: 08:46, 11/11/12

TL: NGŨ HÀNH NÀO CÓ LÝ HƠN ?

Gửi bài gửi bởi Môc huynh »

@nncung!

Hình mình đã gắn liền với topic Trò chơi của "cá lớn" cùng nick hoanghabach của mình, khi các bạn mến mộ mình bên ấy yêu cầu mình gắn vào Avatar năm 2012, trên TTCKVN, mình có tuổi rồi, giờ này mình đã hoàn thành công việc bên ấy, mình chẳng khác nào một ông thầy bói toán cho sứ mệnh lên xuống của thị trường chứng khoán trong từng khoảnh khắc trước khi thị trường sẽ diễn ra...
Quay lại môn khoa học nhân văn phương đông, bạn cũng thấy số đông chúng ta đều thừa nhận đây là một môn mang tính khoa học. Việc dùng từ thiên bàn ở giữa các địa bàn ở xung quanh, hay ngược lại thì không quan trọng, nhưng việc dùng từ định lý hay định luật thì hoàn toàn khác, theo mình là như vậy. Nếu là định luật như bạn nêu ra thì chắc chắn có công thức tính đúng và sai rõ ràng cho kết quả cuối cùng, cho dù bạn dùng công thức dạng gì thì cũng phải có kết quả tiên quyết, chứ không thể nói xấu nhiều hơn tốt hoặc tốt nhiều hơn xấu...và rồi nếu tích đức thì...mà tích đức phải thử thách theo thời gian mới có thành quả, như vậy thì vẫn không thuyết phục.
Thuyết phục, hai chữ tuy đơn sơ nhưng làm được điều đó với số đông con người là việc làm vô cùng khó, nhất là trong lĩnh vực này, cách đây 04 năm một ông thầy không phải tầm thường đi cùng với mình một vòng tới thăm các đại gia thứ thật tại SG, khi về mình thấy tận mắt trong các bì thư có từ 17 tr đến 25 tr, tổng công có cả 100 tr lần ấy, đó là một chuyện.
Sự thật như vậy có thuyết phụ được bạn không ? các vấn đề khác mình sẽ nêu ra tiếp sau.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
nncuong
Sáng lập
Sáng lập
Bài viết: 2500
Tham gia: 12:44, 03/09/08

TL: NGŨ HÀNH NÀO CÓ LÝ HƠN ?

Gửi bài gửi bởi nncuong »

Trước hết nói về Ngũ hành, và các nguyên tắc của nó. Đây là phạm trù hoàn toàn mang tính biện chứng. Nó cũng tuân theo nguyên tắc hình thành là từ thực tiễn khách quan nâng lên thành học thuyết rồi lại đem học thuyết ứng dụng vào thực tiễn. Bản thân nó là một nguyên tắc, giống như phép toán, giống như định luật vật lý. Nó tồn tại khách quan và chỉ khác biệt là do người áp dụng, phạm vi áp dụng.
Có thể hiểu Ngũ hành là vật chất nguyên tố theo cách hiểu của người Phương Đông cổ đại. Các nguyên tố này có khả năng biến đổi sang nhau (tương sinh) và có khả năng chế ngự nhau (tương khắc). Vật chất có thể là vô vàn, nhưng người ta chỉ quy nạp vào 5 nhóm để biểu thị một nguyên lý, hay một định luật nào đó. Các phạm trù này chỉ mang tính quy ước, chứ không phải là riêng một vật chất cụ thể nào trong thế giới hiện đại. Đối với bất kỳ một môn khoa học nào thì đều phải có tiền đề và các quy ước, các phương thức tính toán hay suy luận. Chúng ta chỉ có thể được hiểu đúng khi đặt trong các định nghĩa và quy luật của nó. Không nên đem cái hiểu của môn này để áp dụng cho môn khác. Ví dụ: Mộc là tính trạng Mộc chứ không phải là cây. Kim là tính trạng Kim chứ không phải là Kim loại, vì nhiều chất Phi Kim trong kiến thức hiện đại vẫn được quy vào Kim của Phương Đông, ví dụ như Bạch Nạp Kim = Cây Nến = Parafin.

Còn về vấn đề Phúc Đức, nó là lý luận của thuyết Nhân Quả, không nằm trong phạm vi của Thuyết Ngũ Hành. Người Phương Đông thường hay áp dụng bao gồm cả biện chứng lẫn siêu hình. Chính vì thế nên có một thời gian dài bị Phương Tây cho rằng: Kinh Dịch và Âm Dương Ngũ Hành không có tính biện chứng.
Đầu trang

Môc huynh
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 2961
Tham gia: 08:46, 11/11/12

TL: NGŨ HÀNH NÀO CÓ LÝ HƠN ?

Gửi bài gửi bởi Môc huynh »

nncuong đã viết:Trước hết nói về Ngũ hành, và các nguyên tắc của nó. Đây là phạm trù hoàn toàn mang tính biện chứng. Nó cũng tuân theo nguyên tắc hình thành là từ thực tiễn khách quan nâng lên thành học thuyết rồi lại đem học thuyết ứng dụng vào thực tiễn. Bản thân nó là một nguyên tắc, giống như phép toán, giống như định luật vật lý. Nó tồn tại khách quan và chỉ khác biệt là do người áp dụng, phạm vi áp dụng.
Có thể hiểu Ngũ hành là vật chất nguyên tố theo cách hiểu của người Phương Đông cổ đại. Các nguyên tố này có khả năng biến đổi sang nhau (tương sinh) và có khả năng chế ngự nhau (tương khắc). Vật chất có thể là vô vàn, nhưng người ta chỉ quy nạp vào 5 nhóm để biểu thị một nguyên lý, hay một định luật nào đó. Các phạm trù này chỉ mang tính quy ước, chứ không phải là riêng một vật chất cụ thể nào trong thế giới hiện đại. Đối với bất kỳ một môn khoa học nào thì đều phải có tiền đề và các quy ước, các phương thức tính toán hay suy luận. Chúng ta chỉ có thể được hiểu đúng khi đặt trong các định nghĩa và quy luật của nó. Không nên đem cái hiểu của môn này để áp dụng cho môn khác. Ví dụ: Mộc là tính trạng Mộc chứ không phải là cây. Kim là tính trạng Kim chứ không phải là Kim loại, vì nhiều chất Phi Kim trong kiến thức hiện đại vẫn được quy vào Kim của Phương Đông, ví dụ như Bạch Nạp Kim = Cây Nến = Parafin.

Còn về vấn đề Phúc Đức, nó là lý luận của thuyết Nhân Quả, không nằm trong phạm vi của Thuyết Ngũ Hành. Người Phương Đông thường hay áp dụng bao gồm cả biện chứng lẫn siêu hình. Chính vì thế nên có một thời gian dài bị Phương Tây cho rằng: Kinh Dịch và Âm Dương Ngũ Hành không có tính biện chứng.
Cảm ơn bạn vì rất rõ ràng trong bài này, bài trên bạn có viết :" Trong cơ chế sinh khắc, không phải khắc là xấu. Ví dụ: kim cần có hỏa khắc, tức là cần có hỏa đề rèn đúc và tôi luyện thì mới thành khí được. Không có hỏa khắc thì kim cũng trở nên vô dụng."
Nói dứt khoát như bạn, mình hoàn toàn đồng quan điểm, trong thực tiễn trong cái khắc tốt cần nhau, ví dụ : Mộc khắc thổ ( BĐ mộc + BT thổ ) các vị thầy còn thòng thêm câu : Dù sao cũng sẽ gặp trở ngại vì bản chất mộc khắc thổ ?
Bạn thấy đúng sai thế nào ở câu cuối ấy?
Chúng ta đang cần xem xét 02 thuyết ngũ hành, bạn thẳng thắn cho mình ý kiến tham luận nhé.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức Phong thủy”