Cách cục và dụng thần là hai hay một ?

Các bài viết học thuật về môn tứ trụ (tử bình, bát tự)
Trả lời bài viết
VULONG
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 955
Tham gia: 22:55, 23/12/09

Cách cục và dụng thần là hai hay một ?

Gửi bài gửi bởi VULONG »

Cách cục và dụng thần là hai hay một ?

Theo như Hoàng Ðại Lục tác giả cuốn “Tử Bình Chân Thuyên Giảng Nghĩa“ đã viết:

Giải đọc: nếu như đinh hỏa nhật nguyên sinh ở hợi nguyệt, nhâm thủy trong hợi chính là chính quan của nhật nguyên, lấy dụng phải lấy chính quan cách. Nhưng nếu như trong bát tự có hai chữ mão mùi (chỉ một chữ mão cũng có thể), thì hợi mão mùi tam hợp thành mộc, đem hợi thủy chính quan ban đầu trở thành mão mộc ấn tinh, dụng thần cũng theo đó trở thành ấn cách.“. (Trích từ chủ đề “Luận dụng thần biến hóa“, bài dịch của toahuongquy bên tuvilyso.org).

Có nghĩa là nếu Nhật can là Ðinh mà sinh tháng Hợi thì vì Hợi mang hành Thủy khắc Nhật can Ðinh mang hành hỏa nên cách cục đầu tiên của Tứ Trụ này được gọi là Cách Chính Quan nhưng nếu trong Tứ Trụ có Mão và Mùi thì Hợi hợp với Mão và Mùi hóa Mộc mà Mộc (Ấn) là hành sinh cho Thân Hỏa nên cách cục của Tứ Trụ từ Cách Chính Quan đã trở thành Cách Chính Ấn. Một điều mới lạ là ông ta cho rằng Cách cục là gì thì dụng thần chính là hành của Cách cục đó. Cho nên với Cách cục là Chính quan thì ông ta cho rằng dụng thần là Chính quan còn Cách cục đã thay đổi từ Chính Quan thành Chính Ấn thì dụng thần của Cách Chính Ấn phải là Chính Ấn. Sự thay đổi này Hoàng Ðại Lục cho rằng dụng thần đã thay đổi (hay dụng thần đã biến hóa). Thêm một điều mới lạ nữa là khi đã xác định được Tứ Trụ là Cách cục gì tức dụng thần là gì rồi thì ông ta khẳng định nó sẽ không thay đổi trong suốt cuộc đời của người có Tứ Trụ đó.

Bằng chứng là ông ta đã viết tiếp:

“Đến đây, cái gì là dụng thần, cái gì là dụng thần biến hóa, ở trong bản nghĩa Tử Bình Chân Thuyên đã thể hiện không sót rồi. Chúng ta có thể xác nhận: thuyết dụng thần trong mệnh học kinh điển như Tử Bình Chân Thuyên, chính là cái mà nguyệt lệnh có thể dụng và chữ định cách. Trong mệnh học kinh điển như Tử Bình Chân Thuyên, Thần Phong Thông Khảo, Uyên Hải Tử Bình cùng với Tam Mệnh Thông Hội, căn bản là không tồn tại cái gọi là dụng thần thăng bằng, phù ức, thông quan, điều hậu như thuyết về các loại này trong mệnh thư hiện đại.
Trong thư tịch mệnh lý hiện đại, cũng có luận về dụng thần biến hóa, nhưng cùng thuyết Trầm thị không dính dáng nhau. Trầm thị nói chính là nguyệt lệnh thấu can và địa chi hội hợp dẫn tới vấn đề nguyệt lệnh biến hóa, mà sách mệnh lý hiện đại lại nói chính là vì tuế vận can dự vào phá vỡ thăng bằng nguyên mệnh cục, yêu cầu lại lần nữa vấn đề chọn chữ thăng bằng.“.


Ðoạn này ông ta muốn nói đại ý là chỉ có các : “…sách mệnh lý hiện đại lại nói chính là vì tuế vận can dự vào phá vỡ thăng bằng nguyên mệnh cục, yêu cầu lại lần nữa vấn đề chọn chữ thăng bằng.“, còn các sách : “Trong mệnh học kinh điển như Tử Bình Chân Thuyên, Thần Phong Thông Khảo, Uyên Hải Tử Bình cùng với Tam Mệnh Thông Hội, căn bản là không tồn tại cái gọi là dụng thần thăng bằng, phù ức, thông quan, điều hậu như thuyết về các loại này trong mệnh thư hiện đại.“.

Có nghĩa là ông ta cho rằng theo các sách “mệng học kinh điển " tuế vận không can dự vào Tứ Trụ để làm dụng thần thay đổi " như các sách “mệnh lý hiện đại“ (ví dụ như phương pháp của tôi). Từ đây cho thấy cái mấu chốt, cái mới lạ là ông ta cho rằng khi đã xác định được Cách cục tức Dụng thần của Tứ Trụ rồi thì nó sẽ không bao giờ thay đổi bởi tuế vận nữa.

Nếu vậy thì theo tôi cái định nghĩa “Dụng thần biến hóa“ tức “Dụng thần biến đổi“ của ông ta thực chất chỉ là khâu xác định dụng thần chính trong Tứ Trụ mà thôi bởi vì nó có thời gian can dự vào đâu mà cho là biến hóa.

Nếu như các phương pháp của các sách mệnh lý hiện đại mà theo cách định nghĩa của ông ta thì ví dụ :
Nếu một Tứ Trụ có Nhật can thất lệnh chẳng hạn thì đầu tiên phải cho là Thân nhược nên dụng thần phải là Kiêu Ấn để sinh Thân hoặc Tỷ Kiếp để trợ Thân nhưng nếu trong Tứ Trụ có quá nhiều Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp nên Thân quá vượng thì dụng thần phải là Tài , Quan Sát hay Thực Thương chẳng hạn thì cho rằng dụng thần đã thay đổi tức “Biến Hóa“ từ Kiêu Ấn… sang Tài Quan…hay sao ?

Thật là một cái định nghĩa không lấy gì là chính xác cả.

Sau đây tôi lấy ví dụ số 1 của ông ta trong chủ đề “Luận dụng thần thành bại ứng cứu“, được dịch bởi toahuongquy bên tuvilyso.org để chứng minh xem Cách cục và Dụng thần là 2 hay 1 như sau:

Hoàng Ðại Lục đã viết:

“1 - Như mệnh Lưu Trừng Như:

Quan….. thực….. nhận…...tấn

Nhâm…… kỷ…… đinh…….giáp

Tuất………dậu…….Sửu…….thìn

Niên can thấu quan, nguyệt can thấu thực, quan tinh chịu khắc mà phá quan cách. Nhưng còn có thể khí quan tựu thực, nói cách khác quan cách không thành, có sao đâu trở lại lấy tài cách. Tài cách có thực, thêm có ấn tinh, là có thể thành lập. Cho nên mệnh chủ sĩ lộ không thông tài lộ thông, kinh doanh tơ lụa có phương pháp, trung niên thành nhà giàu nhất Chiết Giang.“.

Sau đây là bài luận của tôi:

Sơ đồ xác định các điểm vượng trong vùng tâm:
Hình ảnh

Theo phương pháp của tôi, chưa cần biết Cách cục của Tứ Trụ này là gì nhưng có thể xác định chính xác dụng thần của Tứ Trụ này là Mộc, do vậy đến tuổi trung niên vào các vận Giáp Dần và Ất Mão là các vận dụng thần, chúng là 2 đại vận huy hoàng nhất cuộc đời của người này. Do vậy người này đã đại phát tài.

Còn theo phương pháp của Hoàng Ðại Lục thì cho rằng dụng thần của Tứ Trụ này là Tài (Kim) vì Tứ Trụ này có Cách Chính Tài. Vậy thì tại sao người này không phát tài ở vận Tài là Canh Tuất và Tân Hợi đi mà tới vận kỵ thần là Giáp Dần, Ất Mão mới phát ? Qua đây thì rõ ràng Kim không mang tính chất là dụng thần, vì vậy tôi có thể khẳng định mặc dù Tứ Trụ này có Cách Chính Tài nhưng dụng thần phải là Mộc chứ không phải là Kim. Cho nên Cách cục và dụng thần hoàn toàn không có gì liên quan tới nhau (tức là 2 chứ không phải là 1). Cách cục chỉ nói lên sự tốt hay xấu (tức quý hay tiện) của Tứ Trụ nhiều hay ít, còn các điều quý hay tiện này phát được hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào vận theo dụng thần được xác định theo Thân vượng hay nhược chứ không phải được xác định dựa theo Cách cục.

Nói đơn giản (hay nói một cách thô thiển) là Cách cục chỉ là tên gọi của Tứ Trụ theo một quy tắc nào đó mà thôi.

Tiếp theo chúng ta thử hỏi, theo phương pháp của ông ta thì khi đã xác định được Cách cục của Tứ Trụ rồi thì Cách cục này có bị thay đổi bởi tuế vận hay không ?

Ta lấy ngay đoạn mà ông ta đã viết được trích ở trên:

Giải đọc: nếu như đinh hỏa nhật nguyên sinh ở hợi nguyệt, nhâm thủy trong hợi chính là chính quan của nhật nguyên, lấy dụng phải lấy chính quan cách. Nhưng nếu như trong bát tự có hai chữ mão mùi (chỉ một chữ mão cũng có thể), thì hợi mão mùi tam hợp thành mộc, đem hợi thủy chính quan ban đầu trở thành mão mộc ấn tinh, dụng thần cũng theo đó trở thành ấn cách.“.

Nếu trong Tứ Trụ không có Mão và Mùi thì rõ ràng Tứ Trụ này vẫn là Cách Chính Quan nhưng đến tuế vận có Mão và Mùi thì dĩ nhiên tam hợp Hợi Mão Mùi đã hóa Mộc. Vậy thì Cách Chính Quan còn hay không khi Hợi đã biến thành Mộc (Ấn) ? Rõ ràng ông ta đã khẳng định ở trên là Hợi (Quan) đã biến thành Mộc (Ấn) nên thành Cách Chính Ấn rồi còn gì nữa.

Từ đây tôi có thể kết luận điều mà ông ta khẳng định là dụng thần chính là hành của Cách cục của Tứ Trụ và Cách cục tức dụng thần không bị tuế vận làm cho thay đổi như các sách mệnh lý học hiện đại nói tới là hoàn toàn sai lầm.
Được cảm ơn bởi: taothao, cuong368
Đầu trang

taothao
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 68
Tham gia: 23:20, 12/07/09
Đến từ: vietnam

TL: Cách cục và dụng thần là hai hay một ?

Gửi bài gửi bởi taothao »

Theo thiển ý của taothao, còn một yếu tố nữa mà mọi người chưa đề cập tới (có lẽ người viết biết rồi nhưng chưa nói rõ trong ví dụ cụ thể đã nêu), đó là THÂN VƯỢNG hay NHƯỢC. Nếu điểu này được nêu ra và khẳng định rõ ràng thì những kẻ hậu bối cạn học sẽ tiếp thu được trọn ý hơn.
-------------------------------------------------------------------------
Hoàng Ðại Lục đã viết:

“1 - Như mệnh Lưu Trừng Như:

Quan….. thực….. nhận…...tấn

Nhâm…… kỷ…… đinh…….giáp

Tuất………dậu…….Sửu…….thìn

Niên can thấu quan, nguyệt can thấu thực, quan tinh chịu khắc mà phá quan cách. Nhưng còn có thể khí quan tựu thực, nói cách khác quan cách không thành, có sao đâu trở lại lấy tài cách. Tài cách có thực, thêm có ấn tinh, là có thể thành lập. Cho nên mệnh chủ sĩ lộ không thông tài lộ thông, kinh doanh tơ lụa có phương pháp, trung niên thành nhà giàu nhất Chiết Giang.“.

------------------------------
Còn trong ví dụ bên dưới, khi nói rằng " Tứ Trụ có quá nhiều Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp nên Thân quá vượng" thì còn phải xét: nhiều về lượng, nhưng lực có mạnh để đủ làm THân quá vượng hay không hay chỉ là vượng vừa, ... có thể chưa chắc đã được coi là vượng? (gần xa, được lệnh, hợp hóa, xung, hình,...). Trong ví dụ phía dưới, theo thiển ý của kẻ hậu học: không nên gọi đó là dụng thần biến hóa. Đó chỉ đơn giản là các bước tính tuần tự-xem xét để đưa ra kết luận cuối cùng: DỤNG THẦN là gì, không thể coi đó là BIẾN từ A thành B; đây là cách làm thêm mắm thêm muối-đặt tên cho những vấn đề đã được nêu ra-đã có từ trước, làm phức tạp vấn đề, khiến những kẻ hậu học như taothao khó nắm bắt và thực hành.
Cách đặt vấn đề của VULONG thật sắc sảo. Cám ơn bác VULONG nhiều.

---------------------------------------------------------

Nếu như các phương pháp của các sách mệnh lý hiện đại mà theo cách định nghĩa của ông ta thì ví dụ :
Nếu một Tứ Trụ có Nhật can thất lệnh chẳng hạn thì đầu tiên phải cho là Thân nhược nên dụng thần phải là Kiêu Ấn để sinh Thân hoặc Tỷ Kiếp để trợ Thân nhưng nếu trong Tứ Trụ có quá nhiều Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp nên Thân quá vượng thì dụng thần phải là Tài , Quan Sát hay Thực Thương chẳng hạn thì cho rằng dụng thần đã thay đổi tức “Biến Hóa“ từ Kiêu Ấn… sang Tài Quan…hay sao ?
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức tứ trụ”