NGUYÊN LÝ NẠP ÂM ( Tiếp theo - Bài 6 )

Kiến thức tổng hợp về âm dương, ngũ hành, can chi, ...
Trả lời bài viết
lytranle
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 240
Tham gia: 11:05, 05/11/09
Đến từ: Thành phố HCM

NGUYÊN LÝ NẠP ÂM ( Tiếp theo - Bài 6 )

Gửi bài gửi bởi lytranle »

NGUYÊN LÝ NẠP ÂM ( Tiếp theo - Bài 6 )
Lý Trần Lê
25/8/2012



Bài 2 Nạp Âm
9/ Cách 8 sinh con : ( 6 )
a / Cách Tám :
Cách tám, không phải là cách một Quãng 8 ( một Octave ) mà là cách 8 cặp Can-Chi theo thứ tự của Can và Chi.
@/ Cách 8 tính theo Can :

Bắt đầu từ Can Giáp : Các Can cách 8 lần lượt là:
Giáp – Nhâm - Canh - Mậu – Bính - Giáp - Nhâm – Canh - Mậu - - Bính – Giáp - Nhâm - Canh - Mậu - Bính.
Nếu tiếp tục lấy cách 8, ta lại trở về ban đầu : Giáp-Nhâm-Canh.
@/ Cách 8 tính theo Chi :
Tý, Ngọ, Mão, Dậu là Tứ trọng của Hành cũng là Thượng Nguyên của mỗi Hành. Ta chỉ quan tâm đên hai Chi Dương : Tý, Ngọ.
+ Bắt đầu từ Chi. Các Chi cách 8 nối tiếp nhau lần lượt là :
Tý- Thân –Thìn .
Chỉ có một bộ 3 Chi như thế
+ Bắt đầu từ Chi Ngọ. Các Chi cách 8 lần lượt là :
Ngọ - Dần – Tuất
Chỉ có một bộ 3 Chi như vậy.
@/ Cách 8 tính theo Can Chi :
Lần lượt ghép một Can với một Chi theo thứ tự trên, ta được 30 cặp Can Chi Dương theo theo thứ tự cách 8 :
+ Ghép theo các Chi : , Thân , Thìn
1/ Giáp-Tý , Nhâm-Thân , Canh-Thìn
2/ Mậu- Tý , Bính- Thân , Giáp-Thìn
3/ Nhâm-Tý , Canh-Thân , Mậu-Thìn
4/ Bính-Tý , Giáp-Thân , Nhâm-Thìn
5/ Canh-Tý , Mậu-Thân , Bính-Thìn
Nếu tiếp tục như thế, ta lại trở về ban đầu : Giáp-Tý , Nhâm-Thìn,…
Những cặp Can Chi này được sắp xếp trên Bảng 60 Giáp Tý thành 3 cột :
, Thân , Thìn (Xem Bảng 7 )
( Nếu ta tiếp tục tính cách 8 theo Can Chi như trên thì ta lại trở về cặp Giáp Tý – nghĩa là trở lại từ đầu chứ không phát triển thêm được. Tại sao vậy ? Các số 8 ( Cách 8 ), số 10 ( 10 Can ), số 12 ( 12 Chi ) có Bội số chung nhỏ nhất là 120
BCNN ( 8 , 10 , 12 ) = 8 x 5 x 3 = 120 = 60 x 2
Sau khi thực hiện 15 bước cách 8 thì ta đã nhảy qua 2 lần Bảng Lục Thập Hoa Giáp. Tiếp tục lấy cách 8, ta trở lại từ đầu Bảng , nghĩa là lại bắt đầu từ Giáp Tý ).
Đến đây thì việc xếp cách 8 mới chỉ thực hiện được cho 15 Cặp Can Chi Dương và được thêm 15 cặp Can Chi Âm theo quy chế cùng Ngôi Vị. Như vậy ta mới chỉ sắp xếp được 30 cặp Can Chi. Cần phải sắp xếp cách 8 cho 30 cặp Can Chi còn lại.
+ Ghép theo các Chi : Ngọ, Dần, Tuất
1/ Giáp-Ngọ , Nhâm-Dần , Canh-Tuất
2/ Mậu-Ngọ , Bính-Dần , Giáp-Tuất
3/ Nhâm-Ngọ , Canh-Dần , Mậu-Tuất
4/ Bính-Ngọ , Giáp-Dần , Nhâm-Tuất
5/ Canh-Ngọ , Mậu-Dần , Bính-Tuất.
Trên Bảng 60 Giáp Tý, những cặp Can Chi này được xếp vào 3 cột:
Ngọ , Dần , Tuất. ( Xem Bảng 8 )
Có được 15 cặp Can Chi Dương, ta lại có thêm 15 cặp Can Chi Âm theo quy chế cùng Ngôi Vị.
Như vậy, việc xếp các cặp Can Chi theo thứ tự cách 8 ta phải thực hiện qua hai vòng :
VÒNG 1 : Bắt đầu từ Giáp , kết thúc tại Đinh Tỵ
Ngũ Âm hết lần 1. ( 17 )
VÒNG 2 : Bắt đầu từ Giáp Ngọ (18), kết thúc tại Đinh Hợi (19) .

@ /Tìm các cặp Can Chi theo thứ tự cách 8 trên Bảng 60 Giáp Tý .
Trước tiên ta đánh số thứ tự các ô của Bảng Lục Thập Hoa Giáp :
Giáp Tý : 1 , Ất Sửu : 2 , Bính Dần : 3 , Đinh Mão : 4 , ………. , Nhâm Tuất 59 , Quý Hợi : 60 .
Trên Bảng 60 Giáp Tý :
a/ Bắt đầu từ số 1 ( Ô Giáp Tý ), lần lượt cộng thêm 8 ( nếu tổng lớn hơn 60 thì lấy modulo của 60 ), ta được dãy số sau :
1 – 9 – 17 – 25 – 33 – 41 – 49 – 57 – 5 – 13 – 21 – 29 – 37 – 45 - 53 . Nếu tiếp tục cộng 8, ta lại quay trở lại từ đầu : 1 – 9 – 17 …
( 53 + 8 = 61 => 1 , 1+8 = 9 , 9+8 =17 , … )
Dãy số đó đều là số lẻ, chúng đại diện cho những cặp Can Chi Dương : ô số 1 là Giáp Tý, ô số 9 là Nhâm Thân, ô 17 là Canh Thìn, … , ô 45 là Mậu Thân , ô 53 là Bính Thìn.
Trên Bảng 60 Giáp Tý, những ô này được xếp lần lượt trên các cột :
Tý, Thân, Thìn.
Những ô số chẵn tiếp theo những ô số lẻ trên : 2 , 10 , 18 , … , 46 , 54 là những ô của các cặp Can Chi Âm cùng ngôi vị. Những ô này được xếp lần lượt trên các cột Sửu , Dậu , Tỵ .
Vòng này kết thúc tại ô 54 : Đinh Tỵ. Hết vòng 1 ( 17 )

Sang vòng 2 :
b/ Bắt đầu từ số 31 : Ô Giáp Ngọ ( 18 ), lần lượt cộng thêm 8 ( và lấy mudulo 60 ), ta được dãy số sau :
31 – 39 – 47 - 55 – 3 – 11 - 19 – 27 - 35 - 43 – 51 – 59 - 7 – 15 – 23.
Tiếp tục đếm cách 8 ta lại trở về ban đầu : 31 – 39 – 47 …
( 23 + 8 = 31 , 31+ 8 = 39 , 39 +8 = 47 … ).
Trong đó : ô 31 : Giáp Ngọ , 39 : Nhâm Dần , 47 : Canh Tuất , … , 15 : Mậu Dần , 23 : Bính Tuất.
Trên Bảng 60 Giáp Tý , những ô này được xếp lần lượt trên các cột :
Ngọ , Dần , Tuất.
Những ô số chẵn tiếp ngay sau mỗi ô số lẻ trên là của các cặp Can Chi Âm cùng Ngôi Vị. Chúng được xếp lần lượt vào các cột Mùi, Mão, Hợi.
Vòng này kết thúc tại ô 24 : Đinh Hợi (19)
b / Cách 8 sinh con :
LTL : Không phải là hễ cách 8 thì sinh con , có những trường hợp cách 8 để chuyển giao “ nhiệm vụ ” sang Hành khác , chứ không sinh con.
Từ Hạ Nguyên của Hành này tính cách 8 ắt phải đến Thượng Nguyên của Hành tiếp theo, tuy rằng có sự cách 8, nhưng không gọi là cách 8 sinh con được, vì lúc này Tam Nguyên của hành trước đã hết, Ngũ Hành đã chuyển hẳn sang một Hành khác, không còn quan hệ “huyết thống” với Hành trước nữa. Còn sự cách 8 đó chỉ là sự trùng hợp tất yếu. ( Vì 8 và 12 có Bội Chung nhỏ nhất là 24. Mà 24 = 2 x 12 ,tức là nếu một Hành đã đi hết 1 tam Nguyên thì nó đã trải qua 2 lần 12 Chi , do đó tất yếu nó lại trở về Tý) .
Hiên tượng cách 8 trong trường hợp này không còn biểu thị quan hệ tương sinh nữa mà chỉ biểu thị quan hệ chuyển giao “quyền lực” từ Hành này sang Hành khác mà thôi.
Nếu ta cứ máy móc gọi là cách 8 sinh con, sẽ dẫn đến những nghịch lý trong học thuyết Ngũ Hành : Kim sinh Hỏa. Hỏa sinh Mộc(14 ), (16a).
Vậy từ Hạ Nguyên của Hành này chuyển sang Thượng Nguyên của Hành khác, ta nên gọi là “ cách 8 chuyển giao”. ( Hết Tam Nguyên của Hành thì phải chuyển giao cho Hành khác, cho dù không cách 8! ) (15), (16b ).
Luật Nập Âm quy định : Mỗi cặp Can Chi Dương chỉ được lấy một vợ - đó là cặp Can Chi Âm cùng ngôi vị và mỗi cặp vợ chồng chỉ được sinh 1 Con . Con lấy vợ và cũng chỉ được sinh một lần. Như vậy là, ứng với mỗi cặp Can Chi Dương chỉ tồn tại ba thế hệ : Cha ConCháu, không có thế hệ thứ tư.
Ba cặp Can Chi Cha-Con- Cháu, gọi là một Tam Nguyên của Hành : Thượng Nguyên là Cha , Trung Nguyên là Con và Hạ Nguyên là Cháu.
Cách 8 sinh con chỉ diễn ra trong một Tam Nguyên : Cặp Can Chi thuộc Hành Thượng Nguyên ( Trọng của Hành ) : cách 8 sinh cặp Can Chi thuộc Hành Trung Nguyên ( Mạnh của Hành ). Cặp Can Chi này lại cách 8 sinh ra cặp Can Chi thuộc Hành Hạ Nguyên ( Quý của Hành ).

Đến đây thì Tam Nguyên của một Hành hết, cặp Can Chi thuộc Hạ Nguyên không sinh con nữa , cho nên lúc này không còn quy luật cách 8 sinh con mà là cách 8 để chuyển giao “công việc ”sang một Hành khác.
Vậy ta cần lưu ý rằng : Hạ Nguyên của mỗi Hành không sinh con cách 8 mà là cách 8 để chuyển giao công việc cho Thượng Nguyên của Hành tiếp theo.





Các Bảng tóm tắt.


Bảng 5 : Tính cách 8 theo Địa Chi rất thuận lợi
Bảng 5.JPG
Bảng 5.JPG (104.12 KiB) Đã xem 2233 lần

Cách đọc Bảng : Ví dụ với cặp Can Chi :
+ Nhâm Tý : Là Mộc Thượng Nguyên , là Trọng Mộc, là Hoàng Chung của Giốc.
+ Bính Thân : Là Hỏa Trung Nguyên , là Mạnh Hỏa, là Di Tắc của Chủy.
+ Nhâm Thìn : Là Thủy Hạ Nguyên , là Quý Thủy , là Cô Tẩy của Vũ.
+ Giáp Ngọ : Kim Thượng Nguyên , Trọng Kim , Nhuy Tân của Thương..
+ Giáp Dần : Thủy Trung Nguyên , Mạnh Thủy , Thái Thốc của Vũ.
+ Bính Tuất : Thổ Hạ Nguyên , Quý Thổ , Vô Dịch của Cung. …


Thứ tự tương sinh và chuyển giao của các cặp Can Chi cách 8 ( theo Thời Dương ):
Bảng 6
Bảng 6.JPG
Bảng 6.JPG (96 KiB) Đã xem 2233 lần


Trong Bảng 6 ở trên : Mũi tên màu đỏ chỉ bước chuyển giao, chứ không phải cách 8 sinh con.
Ở vòng 1 này : Kể từ Số 1, cứ mỗi bộ 3 số là một Tam Nguyên của Hành ( Thứ tự của Hành là Kim, Hỏa, Mộc, Thủy, Thổ ):
Hành Kim : 1 – 9 – 17 . Hành Hỏa : 25 – 33 – 41 , Hành Mộc : 49 – 57 – 5. Hành Thủy : 13 – 21 – 29 . Hành Thổ : 37 – 45 – 53.
Trong mỗi bộ 3 số đó : Số đầu là : Thượng Nguyên, là Trọng của Hành ; là Hoàng Chung của Âm. Số thứ hai là : Trung Nguyên , là Mạnh của Hành ; là Di Tắc của Âm. Số thứ ba là : Hạ Nguyên , là Quý của Hành ; là Cô Tẩy của Âm.
Ví dụ : Bộ Ba : 13 – 21 - 29 là Tam Nguyên của Hành Mộc. + Số 13 ( Bính Tý ) là Mộc Thượng Nguyên, là Trọng Mộc ; là Hoàng Chung của Giốc. + Số 21 ( Giáp Thân ) là Mộc Trung Nguyên, là Mạnh Mộc ; là Di Tắc của Giốc. + Số 29 ( Nhâm Thìn ) là Mộc Hạ Nguyên, là Quý Mộc ; là Cô Tẩy của Giốc.
Đó là theo Dương Luật. Căn cứ theo Quy tắc CÙNG NGÔI VỊ, ta có các cặp Can Chi Âm và Âm Lữ tương ứng.
Hết vòng 1 , ta đã có 30 cặp Can Chi.
BẢNG TIỂU KẾT VÒNG 1: Theo Thời Dương : + Cột : Thượng Nguyên của Hành, là TRỌNG của Hành, là Hoàng Chung của Âm. + Cột Thân : Trung Nguyên của Hành, là MẠNH của Hành, là Di Tắc của Âm. + Cột Thìn : Hạ Nuyên của Hành, là QÚY của Hành, là Cô Tẩy của Âm.
Hạ Nguyên hết tức là Tam Nguyên của Hành hết. Hạ Nguyên này sẽ cách 8 bàn giao cho Thượng Nguyên của Hành kế tiếp. ( 12 ) , ( 15

Bảng 7
Bảng 7.JPG
Bảng 7.JPG (77.46 KiB) Đã xem 2233 lần

( Các mũi tên màu đỏ biểu diễn quá trình chuyển giao )

( Còn tiếp )


Được cảm ơn bởi: Mr.Hoang
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức chung”