SINH KHẮC CỦA NGŨ HÀNH NẠP ÂM ( Tiếp theo - Bài 2 )

Kiến thức tổng hợp về âm dương, ngũ hành, can chi, ...
Trả lời bài viết
lytranle
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 240
Tham gia: 11:05, 05/11/09
Đến từ: Thành phố HCM

SINH KHẮC CỦA NGŨ HÀNH NẠP ÂM ( Tiếp theo - Bài 2 )

Gửi bài gửi bởi lytranle »

SINH KHẮC CỦA NGŨ HÀNH NẠP ÂM
( Tiếp theo – Bài 2 )
B/ Bàn về Quan hệ Tương Hợp, Tương Sinh, Tương Khắc của Ngũ Hành Nạp Âm.
I/ Xưa nay, vấn đề Sinh Khắc của Ngũ Hành Nạp Âm được giải thích như thế nào ?
Trước hết chúng ta hãy đọc qua một số lời giải thích :
α / Một số câu giải thích củaThiệu Vĩ Hoa :
1/ Hỏa khắc Kim, nhưng “Hải Trung Kim” là Kim ở đáy biển, “ Sa Trung Kim” là Kim trong cát nên Hỏa không dễ khắc được Kim.
“ Bạch Lạp Kim” là Kim trên ngọn nến rất đễ bị Hỏa khắc.
“Hải Trung Kim”, “Sa Trung Kim” tuy khó bị Hỏa khắc, nhưng nó lại sợ lửa của sét, vì lửa của sét có thể đánh tận đáy biển, đánh rất sâu vào đất.
Nói chung, Mộc rừng xanh, Mộc bình địa không dễ gì bị Kim khắc. Nhưng Mộc rất sợ “ Kiếm Phong Kim”, vì Kiếm Phong Kim là Kim đã thành vũ khí.
2/ Nói chung, Hỏa trên Trời, Hỏa sấm sét không dễ bị Thủy khắc.
3/ “Thiên Hà Thủy”, “ Đại Hải Thủy” thì không những không sợ Thổ khắc mà thực tế , Thổ không thể khắc, vì Thiên Hà Thủy ở trên Trời, còn Thổ ở dưới đất; Đại Hải Thủy thì nước to và dũng mãnh, Thổ không thể khắc nổi.
β / Một số câu trích từ Diễn Đàn và các Sách.
1/ Sa Trung Kim và Kiếm Phong Kim gặp nhau thì tốt, gọi là Lưỡng Kim thành khí.
2/ Bình Địa Mộc và Đại Lâm Mộc gặp nhau thì tốt. Lưỡng Mộc thành Lâm.
3/ Lư Trung Hỏa và Phúc Đăng Hỏa gặp nhau thì tốt .lưỡng Hỏa thành Viêm.
4/ Thành Đầu Thổ, Ốc Thượng Thổ và Bích Thượng Thổ đều không kỵ Mộc. Riêng Sa Trung Thổ, Đại Trạch Thổ và Lộ Bàng Thổ đều kỵ Mộc, nhất là Đại Lâm Mộc và Bình Địa Mộc Ngũ Hành nạp Âm tỵ hòa (đồng Hành ).
5/ Tất cả các loại Mộc đều sợ bị Kim khắc, Sa Trung Kim và Kiếm Phong Kim thì khắc mạnh hơn, trừ có Bình Địa Mộc không sợ Kim khắc.
γ / Một số câu giải thích trong Almanach :
Almanach (2010), trang 378, có một số câu giải thích như sau :
1/ Nói là Thủy khắc Hỏa, song liệu rằng Giản Hạ Thủy ( nước ở rạch nhỏ ) có thể dập tắt được Sơn Đầu Hỏa, Thiên Thượng Hỏa và Tích Lịch Hỏa hay chăng ? Hẳn là sự khắc chế ấy không đáng kể.
2/ Cũng như vậy, Giản Hỏa Thủy không thể đủ để tưới (sinh) cho cả một rừng cây lớn. Đó là nói giữa các Hành với nhau.
3/ Ngoài ra trong cùng một Hành, lại có sự sinh khắc lẫn nhau.
Chẳng hạn, trong Hành Thủy, nước ở rạch nhỏ đổ vào suối, suối chảy ra sông, sông dồn ra biển. Vậy rạch hoặc suối phải cạn.
Hoặc trong Hành Kim, Kiếm Phong Kim ( Vàng trong thanh kiếm ) tác động tới Thoa Xuyến Kim ( chất Kim ở đồ tư trang ), hẳn đồ tư trang sẽ bị sứt mẻ, hư hỏng. Từ đó người ta rút ra kết luận :
Lưỡng Kim, Kim khuyết ; Lưỡng Kim thành khí .
Lưỡng Thổ, Thổ huyệt ; Lưỡng Thổ thành Sơn .
Lưỡng Thủy, Thủy kiệt ; Lưỡng Thủy thành Giang .
Lưỡng Mộc, Mộc chiết ; Lưỡng Mộc thành Lâm .
Lưỡng Hỏa, Hỏa tuyệt ; Lưỡng Hỏa thành viêm .

II/ Nhận xét về những lời giải thích trên.
α / Về những câu của Ông Thiệu Vĩ Hoa :
Ông Thiệu Vĩ Hoa chỉ thuần túy dựa vào Tên của Ngũ Hành Nạp Âm mà suy diễn ra theo chủ quan của mình. Do đó, những lời giải thích của Thiệu Vĩ Hoa mang nặng tính “ Vật Chất ” và tính “ Kinh Nghiệm Chủ Nghĩa ”. Không thuyết phục.
β / Về một số câu trên các Diễn Đàn :
Cả 5 câu ở mục này chỉ đưa ra một khẳng định mà không có lời giải thích, nên chẳng ai biết đúng hay sai để mà nghe hay không nghe !
Những câu luận giải kiểu như vậy chỉ làm cho người đọc lúng túng, vô bổ.
Thực tế, cả 5 câu đó đều sai.
γ/ Những câu trên Almanach :
+ Các câu 1/ và 2/ là không đúng.
+ Câu 3/ có một ý mới : “Ngoài ra trong cùng một Hành lại có sự sinh khắc lẫn nhau”.
Nhưng, Tác Giả mới chỉ đưa ý tưởng này ra như một lời nhận xét, một điều nhắc nhớ được rút ra từ thực tiễn , chứ chưa có lời giải thích. Chưa giải thích được vì không có cơ sở Lý Thuyết. Do vậy, câu nói đó chỉ như gió thoảng qua, chẳng ai nhớ tới, vì chẳng ai biết ứng dụng nó theo phương cách nào. Không được minh chứng bằng lý thuyết nên ý tưởng đó không có tính thực tiễn và không phát triển được.
Tóm lại, để luận giải về Quan Hệ của các Hành Nạp Âm, xưa nay chúng ta chỉ có duy nhất một “ Bảo Bối ” để làm cơ sở lý thuyết : Đó là Cơ Chế Sinh Khắc của Ngũ Hành Gốc.
Trên cái vốn ít ỏi đó, các Nhà Lý Số thả sức suy diễn và phát ngôn theo trình độ hiểu biết, theo quan niệm và theo hướng đi riêng của từng người. Trong khi những tính chất tinh tế, uyển chuyển và biến hóa vô cùng của Ngũ Hành Nạp Âm thì lại không được sử dụng đến vì chưa phát hiện ra.
Cách suy diễn chủ quan trên một bình diện thiếu cơ sở Lý Thuyết của một đội ngũ đông đảo các Nhà Lý Số đã làm cho các vấn đề về Dịch Lý trở nên rối rắm , mâu thuẫn, phức tạp, khó hiểu, chẳng biết nghe ai.
Vậy cần phải bổ sung Lý Thuyết của Nguyên Lý Nạp Âm vào công viêc nghiên cứu Lý Thuyết của các Môn Ngành Dịch Lý, Mệnh Lý.
III/ Xác định Quan Hệ Sinh Khắc của Ngũ Hành Nạp Âm thế nào cho đúng ?
Vấn đề này quá mới mẻ nên vô cùng khó khăn. Đối với tôi lại càng khó. Vì xưa nay chưa có ai đề cập vấn đề này, chưa có sách vở nào nói tới. Trong tay tôi chí vỏn vẹn có 43 câu của Thẩm Quát in trong Hiệp Kỷ Biên Phương Thư. Không có người cộng tác. Không có người phản biện. Tự mình phải tím tòi suy nghĩ. Suy nghĩ thì có. Tìm tòi thì không. Có cái gì đâu mà tìm tòi !
Trong hoàn cảnh đó, suy nghĩ được gì, tôi cứ mạnh dạn thông báo lên đây để Quý Vị tham khảo, nếu Quý Vị nào đồng tình thì xin đề nghị cùng suy nghĩ tiếp và chỉ bảo cho. Xin trân trọng cảm ơn. LTL.

α / Các Nguyên tắc để xác định Quan Hệ của các ành Nạp Âm :
1/ Hành Nạp Âm vẫn là Ngũ Hành, cho nên trước hết, quy luật Sinh Khắc của Hành Nạp Âm phải tuân theo cơ chế Sinh Khắc của Ngũ Hành Gốc .
2/ Các Hành Nạp Âm là những Hành đặc biệt được sản sinh ra từ Nguyên Lý Nạp Âm , cho nên Quy Luật Sinh Khắc của các Hành Nạp Âm còn phải tuân thủ nghiêm ngặt các Quy Luật của Nguyên Lý Nạp Âm .
Quy Luật Sinh Khắc của các Hành Nạp Âm là hệ quả trực tiếp được suy ra từ Nguyên Lý Nạp Âm.
β/ Các Quy Luật Sinh Khắc của các Hành Nạp Âm

Để tiện việc trình bày bài viết, tôi gọi Tên các Hành Nạp Âm mà ta đã biết xưa nay là các Tên Gọi Truyền Thống ( chỉ dùng để gọi Tên thôi, bỏ qua nội dung của chúng ) và gọi mỗi Hành của Ngũ Hành ( Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ, Kim ) là Hành Gốc.
Một số ký hiệu được sử dụng : Sinh xuất : => , Khắc xuất : =<

Chép lại Bảng 30 Hành Nạp Âm.
Bảng 10
Bảng 10.JPG
Bảng 10.JPG (144.1 KiB) Đã xem 75227 lần

Trong Bảng 10 trên đây :
+ Các cột 1a , 2a , 3a thuộc Tam Nguyên Thứ Nhất. Đó là nửa phần bên trái của Bảng.
Các cột 1b , 2b , 3b thuộc Tam Nguyên Thứ Hai. Đó là nửa phân bên phải của Bảng.
+ Có 5 dòng , mỗi dòng ứng với một Hành Gốc : Kim, Hỏa, Mộc, Thủy, Thổ .

1 / Quan hệ Sinh Khắc của các Hành Nạp Âm cùng thuộc một Hành Gốc ( tức là cùng thuộc một dòng trên Bảng 10 ).
Đây là điều mới nẩy sinh về quan hệ Sinh Khắc của Ngũ Hành . Hiện tượng này chỉ xẩy ra trong mối quan hệ của các Hành Nạp Âm với nhau mà trong Ngũ Hành Gốc không có.
a / Quan hệ của các Hành Nạp Âm trong cùng một Tam Nguyên của một Hành Gốc :
Trong Bảng 10 ở trên :
Đó là quan hệ của các Hành Nạp Âm trên cùng một dòng và giữa các cột :
+ Cột 1a , cột 2a , và cột 3a .
+ Cột 1b , cột 2b , và cột 3b.
Các Hành Nạp Âm thuộc một Tam Nguyên của một Hành Gốc có quan hệ Tương Hợp, Tương sinh, không có quan hệ Tương Khắc. (Điều này suy ra từ “Nguyên Lý cách 8 sinh con” ).
+ Quan hệ Tương hợp :
Gồm Tam hợp ( kể cả Bán Tam hợp ) của các Địa Chi và Lục Hợp :
Tam hợp : Thân-Tý-Thìn ( Tỵ-Dậu-Ngọ) thuộc Tam Nguyên Thứ Nhất.
Dần-Ngọ-Tuất ( Hơi-Mão-Mùi ) thuộc Tam Nguyên Thứ Hai.
Tức là : Trong một Hành Gốc ( Trên cùng một dòng ) , các Hành 1a, 2a, và 3a tương hợp nhau ; các Hành 1b , 2b , và 3b tương hợp nhau.
Bán Tam Hợp :
1a hợp 2a , 1a hợp 3a ;
1b hợp 2b , 1b hợp 3b.
Lục Hợp : Tý – Sửu , Thìn – Dậu , Thân – Tỵ ,
Ngọ - Mùi , Tuất – Mão , Dần Hợi.
Điều này cho thấy : Trong cùng một Hành Gốc ( tức trên cùng một dòng ) và cùng một Tam Nguyên, ngoài quan hệ “Cách 8 sinh con” còn có quan hệ Lục Hợp. Do đó , ở đây, mối tương hợp, tương sinh rất mạnh.
+ Quan hệ Tương sinh :
Hành Thượng Nguyên sinh cho Hành Trung Nguyên,
Hành Trung Nguyên sinh cho Hành Hạ Nguyên.
Ta cũng có thể xét Quan hệ Tương Sinh theo Trọng Mạnh Quý hoặc theo Luật Lữ :
Trọng => Mạnh => Quý. ( => là ký hiệu sinh xuất).
Hoàng Chung => Di Tắc => Cô Tẩy (Tam Nguyên I ),
Nhuy Tân => Thái Thốc => Vô Dịch (Tam Nguyên II ).
Nhìn vào Bảng 10 ta thấy ngay điều đó :
Trong cùng một Hành Gốc, tức là trên cùng một dòng, ta có :
1a sinh 2a , 2a sinh 3a ; 1b sinh 2b , 2b sinh 3b.
Cụ thể :
+ Trên dòng I , đó là dòng của Hành KIM. Ta thấy :
@ Hải Trung Kim (1a) => Kiếm Phong Kim (2a),
Kiếm Phong Kim (2a) => Bạch Lạp Kim (3a).
@ Sa Trung Kim ( 1b ) => Kim Bạc Kim (2b) ,
Kim Bạc Kim (2b) => Thoa Xuyến Kim (3b).
+ Trên dòng II , đó là dòng của Hành HỎA . Ta thấy :
@ Tích Lịch Hỏa (1a) => Sơn Hạ Hỏa (2a) ,
Sơn Hạ Hỏa (2a) => Phú Đăng Hỏa (3a) .
@ Thiên Thượng Hỏa (1b) => Lư Trung Hỏa (2b),
Lư Trung Hỏa (2b) => Sơn Đầu Hỏa (3b) .
b/ Quan hệ giữa các Hành Nạp Âm thuộc hai Tam Nguyên của cùng một Hành Gốc ( vẫn trên cùng thuộc một dòng ):
Quan hệ giữa các Hành Nạp Âm cùng thuộc một Hành Gốc nhưng thuộc hai Tam Nguyên khác nhau không có Quan hệ Tương Sinh Tương Hợp, chỉ có Quan hệ tương khắc (vì chúng được sinh ra từ hai Tam Hợp Địa Chi đối xung nhau ) , do đó :
Tý =< Ngọ , Thân =< Dần , Thìn =< Tuất
( Sửu =< Mùi , Dậu =< Mão , Hợi =< Tỵ ).
Nhìn vào Bảng 10 ta thấy ngay những điều đó:
Trong cùng một Hành Gốc, tức là trên cùng một dòng, ta có :
1a khắc 1b , 2a khắc 2b , 3a khắc 3b .
Cụ thể :
+ Trên dòng I , đó là dòng của Hành KIM. Ta thấy :
Hải Trung Kim (1a) =< Sa Trung Kim (1b) ,
Kiếm Phong Kim ( 2a) =< Kim Bạc Kim (2b)
Bạch Lạp Kim (3a) =< Thoa Xuyến Kim (3b).
+ Trên dòng II , đó là dòng của Hành HỎA . Ta thấy :
Tích Lịch Hỏa =< Thiên Thượng Hỏa ,
Sơn Hạ Hỏa =< Lư Trung Hỏa ,
Phú Đăng Hỏa =< Sơn Đầu Hỏa.


Đến đây, ta giải thích được các hiện tượng mâu thuẫn nhau sau đây :
Lưỡng Kim, Kim khuyết ; Lưỡng Kim thành khí .
Lưỡng Thổ, Thổ huyệt ; Lưỡng Thổ thành Sơn .
Lưỡng Thủy, Thủy kiệt ; Lưỡng Thủy thành Giang .
Lưỡng Mộc, Mộc chiết ; Lưỡng Mộc thành Lâm .
Lưỡng Hỏa, Hỏa tuyệt ; Lưỡng Hỏa thành viêm .
( Đây chính là hiên tượng sinh khắc xẩy ra trong cùng một Hành Gốc )
Cụ thể :
Lưỡng Kim, Kim Khuyết : Nghĩa là hai Kim khắc nhau làm cho cả hai đều bị sứt mẻ. Đó là :
Trên dòng I :
Hải Trung Kim =< Sa Trung Kim,
Kiếm Phong Kim =< Kim Bạc Kim ,
Bạch Lạp Kim =< Thoa Xuyên Kim.
( Trường hợp này, Hai Hành Nạp Âm thuộc hai Tam Nguyên khác nhau ).
Lưỡng Kim thành Khí : Nghĩa là hai Kim gặp nhau sinh trợ cho nhau, hợp với nhau làm cho Kim mạnh lên, tăng thêm khí lực.
Trên dòng I :
@/ + Hải Trung Kim => Kiếm Phong Kim,
Hải Trung Kim và Kiếm Phong Kim là Bán Tam hợp.
+ Kiếm Phong Kim => Bạch Lạp Kim.
Hải Trung Kim và Bạch Lạp Kim là Bán Tam hợp.
@/ + Sa Trung Kim => Kim Bạc Kim,
Sa Trung Kim và Kim Bạc Kim là Bán Tam hợp.
+ Kim Bạc Kim => Thoa Xuyến Kim.
Sa Trung Kim và Thoa Xuyến Kim là Bán Tam hợp .
( Trường hợp này, hai Hành Nạp Âm cùng thuộc một Tam Nguyên ).
2 / Quan hệ Sinh Khắc của các Hành Nạp Âm cùng thuộc một Nguyên ( tức là trên cùng một côt ) .
Đây cũng là vấn đề mới nẩy sinh trong Nguyên Lý Nạp Âm .
Trong Bảng 10 : mỗi cột 1a, 2a, 3a ; 1b, 2b, 3b ứng với một Nguyên.
Trong mỗi Nguyên đều có 5 Hành Nạp Âm - đại diện cho 5 Hành Gốc– Ngũ Hành. Có đủ Ngũ Hành ắt có đủ cơ chế Sinh Khắc.
Vậy, trong mỗi cột , các Hành Nạp Âm có Quan hệ Sinh Khắc.
( Đây cũng là một đặc điểm của Nguyên Lý Nạp Âm ).
Ví dụ :
a/ Xét Thượng Nguyên của Tam Nguyên Thứ Nhất ( Cột 1a )
+ Hành Hải Trung Kim :
Hải Trung Kim => Giản Hạ Thủy
Hải Trung Kim =< Tang Đố Mộc
Bích Thượng Thổ => Hải Trung Kim
Tích Lịch Hỏa =< Hải Trung Kim
+ Hành Tích Lịch Hỏa :
Tích Lịch Hỏa => Bích Thượng Thổ
Tích Lịch Hỏa =< Hải Trung Kim
Tang Đố Mộc => Tích Lịch Hỏa
Giản Hạ Thủy =< Tích Lịch Hỏa
+ Hành Tang Đố Mộc :
Tang Đố Mộc => Tích Lịch Hỏa
Tang Đố Mộc =< Bích Thượng Thổ
Giản Hạ Thủy => Tang Đố Mộc
Hải Trung Kim =< Tang Đố Mộc
+ Hành Giản Hạ Thủy :
Giản Hạ Thủy => Tang Đố Mộc
Giản Hạ Thủy =< Tích Lịch Hỏa
Hải Trung Kim => Giản Hạ Thủy
Bích Thượng Thổ =< Giản Hạ Thủy.
+ Hành Bích Thượng Thổ :
Bích Thượng THổ => Hải Trung Kim
Bích Thượng Thổ =< Giản Hạ Thủy
Tích Lịch Hỏa => Bích Thượng Thổ
Tang Đố Mộc =< Bích Thượng Thổ.

b/ Xét Hạ Nguyên của Tam Nguyên Thứ Nhất ( cột 3a )
+Hành Bạch Lạp Kim
Bạch Lạp Kim => Trường Lưu Thủy
Bạch Lạp Kim =< Đại Lâm Mộc
Sa Trung Thổ => Bạch Lạp Kim
Phú Đăng Hỏa =< Bạch Lạp Kim
+ Hành Phú Đăng Hỏa
Phú Đăng Hỏa => Sa Trung Thổ
Phú Đăng Hỏa =< Bạch Lạp Kim
Đại Lâm Mộc => Phú Đăng Hỏa
Trường Lưu Thủy =< Phú Đăng Hỏa
+Hành Đại Lâm Mộc
Đại Lâm Mộc => Phú Đăng Hỏa
Đại Lâm Mộc =< Sa Trung Thổ
Trường Lưu Thủy => Đại Lâm Mộc
Bạch Lạp Kim =< Đại Lâm Mộc.
+ Hành Trường Lưu Thủy
Trường Lưu Thủy => Đại Lâm Mộc
Trường Lưu Thủy =< Phú Đăng Hỏa
Bạch Lạp Kim => Trường Lưu Thủy
Sa Trung Thổ =< Trường Lưu Thủy.
+Hành Sa Trung Thổ
Sa Trung Thổ => Bạch Lạp Kim
Sa Trung Thổ =< Trường Lưu Thủy
Phú Đăng Hỏa => Sa Trung Thổ
Đại Lâm Mộc =< Sa Trung Thổ

c/ Xét Trung Nguyên của Tam Nguyên Thứ Hai ( cột 2b ).
+ Hành Kim Bạc Kim
Kim Bạc Kim => Đại Khê Thủy
Kim Bạc Kim =< Tùng Bách Mộc
Thành Đầu Thổ => Kim Bạc Kim
Lư Trung Hỏa =< Kim Bạc Kim
+ Hành Lư Trung Hỏa
Lư Trung Hỏa => Thành Đầu Thổ
Lư Trung Hỏa =< Kim Bạc Kim
Tùng Bách Mộc => Lư Trung Hỏa
Đại Khê Thủy =< Lư Trung Hỏa
+Hành Tùng Bách Mộc
Tùng Bách Mộc => Lư Trung Hỏa
Tùng Bách Mộc =< Thành Đầu Thổ
Đại Khê Thủy => Tùng Bách Mộc
Kim Bạc Kim =< Tùng Bách Mộc
+ Hành Đại Khê Thủy
Đại Khê Thủy => Tùng Bách Mộc
Đại Khê Thủy =< Lư Trung Hỏa
Kim Bạc Kim => Đại Khê Thủy
Thành Đầu Thổ =< Đại Khê Thủy.
+ Hành Thành Đầu Thổ
Thành Đầu Thổ => Kim Bạc Kim
Thành Đầu Thổ =< Đại Khê Thủy
Lư Trung Hỏa => Thành Đầu Thổ
Tùng Bách Mộc =< Thành Đầu Thổ.
3/ Quan hệ sinh khắc của các Hành Nạp Âm thuộc hai Hành Gốc khác nhau và không cùng một Nguyên, tức là các Hành Nạp Âm thuộc 2 dòng khác nhau và hai cột khác nhau.
Trong trường hợp này , để xác định :
a/ Trước tiên xét theo cơ chế sinh khắc của Ngũ Hành Gốc :
Thủy => Mộc => Hỏa => Thổ => Kim => Thủy
( Dấu => : ký hiệu sinh xuất ).
Thủy =< Hỏa =< Kim =< Mộc =< Thổ =< Thủy
( Dấu =< : Ký hiệu khắc xuất )
b/ Tiếp theo là căn cứ đặc điểm của các Hành Nạp Âm :
+/ Quan hệ Tương Sinh trong cùng một Tam Nguyên mạnh hơn Quan hệ Tương Sinh giữa hai Tam Nguyên.
+ / Quan hệ Tương Khắc xẩy ra giữa hai Tam Nuyên mạnh hơn Quan hệ Tương khắc trong nội bộ một Tam Nguyên .
+/ Giữa các cột : 1a và 1b , 2a và 2b , 3a và 3b không có Quan hệ Tương Sinh, chỉ có Quan hệ Tương khắc và tương khắc rất mạnh ( Vì các cặp Địa Chi đối xung nhau ).
Theo ý nghĩa Ngũ Hành Tương Khắc, thì người ta thường nói : các cột
1a và 1b tương xung , 2a và 2b tương xung , 3a và 3b tương xung.
Vì rằng, cho dù A =< B hay B =< A thì quan hệ giữa A và B đều không tốt, cho nên chỉ cần nói A và B tương xung là đủ.
( Trong mục 3/ này tôi còn có chút phân vân. Kính mong Quý Vị cho ý kiến ).
Chú ý :
Kết quả của việc Sinh Khắc của Ngũ Hành nói chung còn tùy thuộc vào mức độ suy vượng của Ngũ Hành. Vấn đề này không thuộc phạm vi của Phép Nạp Âm.

( Còn tiếp )
PS:
Bài tiếp theo :
C/ Ứng dụng .
1/ Nghiên cứu về Mệnh
2/ Tìm tuổi Hôn Phối.
Được cảm ơn bởi: tigerstock68, phaquan89
Đầu trang

iamivn
Hội viên online
Hội viên online
Bài viết: 89
Tham gia: 06:27, 03/02/12

TL: SINH KHẮC CỦA NGŨ HÀNH NẠP ÂM ( Tiếp theo - Bài 2 )

Gửi bài gửi bởi iamivn »

Theo như bác phân tích ở trên thì có nghĩa đã khắc hành thì không thể có chuyện vd như
"Lộ Bàng, Đại Trạch, Sa Trung Thổ
Đắc Mộc như đạt thanh vân lộ
Ngoại hữu tam ban phách Mộc gia
Phùng chi tất mệnh tu nhập mộ"
hay như
"Đại Hải Thủy, Thiên Hà Thủy lưu
Nhị ban bất dữ Thổ vi cửu
Ngoại giả đô lai toàn kỵ Thổ
Phùng chi y lộc tất nan cầu"

bác có thể phân tích các câu phú dạng như trên đúng sai ntn không ạ.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức chung”