Vẫn đau đầu về âm dương, ngũ hành. Âm-Dương. Bài 2

Kiến thức tổng hợp về âm dương, ngũ hành, can chi, ...
Trả lời bài viết
lytranle
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 240
Tham gia: 11:05, 05/11/09
Đến từ: Thành phố HCM

Vẫn đau đầu về âm dương, ngũ hành. Âm-Dương. Bài 2

Gửi bài gửi bởi lytranle »

Kính thưa Quý Bạn Đọc ! Việc tải bài lên Diễn Đàn hiện nay quá phức tạp. Tôi phải chia nhỏ bài ra để tải nhiều lần.


ÂM DƯƠNG

Bài 2

B / Âm Dương là nền tảng cho sự ra đời của nhiều Học Thuyết:

1/ Học Thuyết Âm Dương :

Những Khái niệm cơ bản của Âm Dương đã được nói nhiều ở những phần trên. Từ những hiểu biết lẻ tẻ, con người đem phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, đúc kết thành những Học Thuyết. Ta có Học Thuyết Âm Dương ,mà nội dung cốt yếu là Quy Luật Vận Động của Âm Dương . Quy luật đó được tóm tắt như sau :
Âm – Dương đối lập ; Âm – Dương hỗ căn ; Âm đẩy Âm , Dương đẩy Dương ; Âm hấp dẫn Dương , Dương thu hút Âm ; Dương giáng , Âm thăng ; Âm – Dương hài hòa với nhau ; Dương Xướng – Âm Họa ; Âm – Dương tiêu trưởng .
Vận động Âm – Dương thực chất là sự biến đổi và chuyển hóa Năng Lượng trong Thế Giới Vật Chất. Âm – Dương là Tiên Đề Thế Giới Quan, là Quy Luật cơ bản nhất của Vũ Trụ, tồn tại một cách phổ biến ở mọi lúc mọi nơi,ở đâu cũng có, trong vật gì cũng có.
Học Thuyết Âm Dương có tầm bao quát rộng lớn trong quá trình nhận thức của Người Phương Đông, nó là Cơ Sở của Dịch Học, là nền tảng của Nền Triết Học Duy Vật Cổ, là cơ sở của Vũ Trụ Luận …

Nổi bật lên trên “ Bầu Trời ” của Học Thuyết Âm – Dương là Học Phái Âm Dương Gia.

Phái Âm Dương Gia :
Từ trong luận thuyết về Âm Dương đã hình thành hẳn một Học Phái tên là Âm Dương Gia. Học Phái này có ảnh hưởng sâu sắc lên Vũ Trụ Quan và Nhân Sinh Quan của cả Nho Giáo lẫn Đạo Học kể từ cuối Thời Chiến Quốc cho tới mãi về sau. Nhân vật dại biểu cho Âm Dương Gia là Trâu Diễn ( khoảng 305- 240 trước CN ), Ông chuyên nghiên cứu Trời Đất. Kế thừa và phát huy Học Thuyết Ngũ Hành, Trâu Diễn đưa ra Quan điểm Ngũ Hành tương sinh tương khắc. Học Phái Âm Dương Gia đạt tới đỉnh cao vào cuối thời Chiến Quốc.


2/ Thuyết Tam Tài và Nguyên Lý Phi Bài Trung:

a/ Thuyết Tam Tài :

Học Thuyết Âm Dương nói : Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm. Như vậy, nghĩa là Học Thuyết Âm Dương đã chấp nhận một Nguyên Lý Trung Dung, ta có công thức :

A ∩ Ã ≠ Ø

Trong đó A là một Mệnh Đề nào đó, Ã là Mệnh Đề phủ định của A . Ví dụ : A Dương , Ã Âm. A và Ã giao nhau không phải là Tập Rỗng mà tồn tại phần tử Trung Hòa.
Vậy là, hễ có Âm – Dương thì có phần tử Trung Hòa. Bộ Ba đó được gọi là Tam Tài.

Thuyết Tam Tài là nền móng của nhiều Học Thuyết, như Kinh Dịch, Đạo, Triết Học, …

Những ví dụ về Bộ Ba Tam Tài :
a/ Bộ ba Thiên – Địa – Nhân
b/ Vật Chất – Năng Lượng – Thông Tin
c/ Bi – Trí – Dũng
d/ Những Bộ Tam Tài trong đời sống hàng ngày :
+ / Xấu – Vừa – Đẹp
+ / Nghèo – Vừa – Giàu
+ / Giảm – Không đổi – Tăng.
……………….
Trong các Bộ Ba Tam Tài thì Bộ Thiên – Địa – Nhân có ý nghĩa to lớn trong Đời sống của Con Người. Ai cũng thấy : Trên là Trời , dưới là Đất , giữa là Vạn Vật, trong đó có Loài Người. Từ Quan Niệm Trời Đất sinh Vạn Vật, nên được ví : Trời là Cha, Đất là Mẹ.
Trời Đất sinh Vạn Vật, Cha Mẹ sinh Con. Suy ra , Con Người là Trời Đất thu hẹp, là Nhân Thân Tiểu Thiên Địa. Tức là Con Người là một Tiểu Vũ Trụ. Từ đấy mà có Nguyên Lý Thiên – Địa – Nhân hợp nhất. Con Người gắn liền với Trời – Đất và Trời – Đất hòa quyện lấy Con người. Nguyên lý Thiên – Địa – Nhân hợp nhất là ý niệm nhận thức về mối quan hệ giữa Con Người với Thế giới khách Quan – Vũ Trụ. Ngày nay,Nguyên Lý Thiên – Địa – Nhân hợp nhất đã có ý nghĩa thực tiễn sâu rộng về quan hệ mật thiết giữa Con Người với Môi Trường.
Giải thích thêm rằng, Vũ Trụ được xem là Dương, Con Người là Âm. Theo Quy Luật Dương xướng Âm họa, Con Người phải họa theo Vũ Trụ, Con Người là hình bóng cũa Vũ trụ. Chính mối quan hệ Xướng – Họa đó mà Con Người không thể đứng ngoài các Quy Luật của Vũ Trụ. Vũ Trụ với Con Người là Một : Vũ Trụ là khuôn của Con Ngừời. Quy Luật Vũ Trụ chi phối Con Người.

b/ Nguyên Lý Phi Bài Trung :

α) Nguyên Lý Bài Trung :
Triết Học Phương Tây hiện đại cũng nói tới Cặp Phạm Trù tương phản, đối ngẫu, nhưng chúng luôn luôn loại trừ nhau.
Ta có thể tạo cho nó một Biểu Tượng như sau : Đó là một Hình Tròn chứa hai Con Cá Âm Dương, nhưng mỗi Con Cá này đều không có “Mắt”, tức là trong Phần Dương không có dấu Chấm Đen, trong Phần Âm không có dấu Chấm Trắng. Và ta có Công Thức :

A ∩ Ã = Ø

Trong đó A là một Mệnh Đề nào đó, Ã là Mệnh Đề phủ định của A . Ví dụ : A Dương , Ã Âm. A và Ã giao nhau là một Tập Rỗng, nghĩa là giữa hai phần trắng đen không có “ Cái ” gì chung. Đó là Nguyên Lý Bài Trung.
Nguyên lý Bài Trung không chấp nhận có Phần Tử Trung Hòa. Tức là giữa hai mặt đối lập không có “cái ” vừa thuộc mặt này lại vừa thuộc mặt kia.Do đó, thường có kiểu lý luận như sau . Anh không phải là Bạn tôi thì anh là kẻ thù của tôi. Đúng là đúng, Sai là Sai, Không có cái vừa đúng vừa sai ; không có cái gì vừa tốt vừa xấu,nghĩa là không có cái gì là tốt vừa vừa hoặc là hơi xấu một chút.
Những người theo Chủ Nghĩa Nhị Nguyên, theo Triết Phái Duy Lý thì trong Logic suy luận của họ chứa Nguyên Lý Bài Trung.

β) Nguyên Lý Phi Bài Trung :

Với Quan Niệm : Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, ta có Nguyên Lý Trung Dung, tức là Nguyên Lý Phi Bài Trung. Nó là cơ sở cho Thuyết Tam Tài đã nói trên.

( Còn tiếp )
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức chung”