Bảng an Tứ Hóa

Các bài viết học thuật về tử vi
Ace
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2068
Tham gia: 11:03, 03/01/11
Đến từ: vô thường

Bảng an Tứ Hóa

Gửi bài gửi bởi Ace »

Hiện nay, như nhiều người biết, có nhiều cách an Tứ Hóa khác nhau, cho hỏi các bác hiện đang dùng cách an nào (ví dụ Canh đồng âm hay âm đồng) và có giải thích tại sao hay ko?

Ace up bài tóm lược lập luận của bác VDTT về cách an tứ hóa (lược bỏ nhiều phần chính, chỉ giữ lại những phần có conflict về cách an, vd can Canh), hy vọng sẽ có phản biện của các bác về lập luận này:

Tác giả: VDTT


Vấn nạn Mậu Canh Nhâm Quý

Giáp Liêm Phá Vũ Dương
Ất Cơ Lương Tử Nguyệt
Bính Đồng Cơ Xương Liêm
Đinh Nguyệt Đồng Cơ Cự
Mậu Tham Nguyệt Hữu Cơ
Kỷ Vũ Tham Lương Khúc
Canh Nhật Vũ Âm Đồng
Tân Cự Nhật Khúc Xương
Nhâm Lương Tử Phụ Vũ
Quý Phá Cự Âm Tham

Mọi trường phái đều đồng ý cách an Lộc Quyền như bảng trên là đúng, KHoa Kỵ can Canh là đề tài tranh luận sôi nổi nhất, có nhiều thuyết khác nhau:

_Âm Đồng: đa số theo
_Phủ Đồng: một số nhỏ theo
_Phủ Tướng: một số rất nhỏ theo
_Đồng Âm: một số rât nhỏ theo
_Đồng Tướng: một số rất nhỏ theo

Chỉ có Tướng hóa Kỵ khác truyền thống, cách này ít người theo, nhung trong đó có vài nhân vật kiệt liệt, như Phan Tử Ngư tiên sinh của Đài Loan.
Về các can khác ta thấy có:
Ông Vương ĐÌnh Chi, Trung Châu phái Hồng Kong, chủ trương Mậu Thái Dương Hóa Khoa (thay vì Hữu Bật), can Nhâm Thiên Phủ hóa Khoa (thay vì Tả phụ)
Ông Tạ Phồn Trị (một dịch lý gia Đài Loan) chủ trương can Quý Thiên Đồng Hóa Khoa (thay vì Thái Âm)
...
Bởi thế rất cần truy nguyên cách định tứ hóa bằng phương pháp khoa học.
...

Ý nghĩa của Hóa

"Hóa" ứng với lý "cùng tắc biến" của dịch. Cảnh chết chóc mùa đông kéo dài mãi đến lúc "cùng", "biến" ra sự phôi thai của mùa xuân, ứng với Hóa Lộc. Sự phôi thai mùa xuân kéo dài mãi phải đến lúc "cùng", "biến" ra cái cường tráng của mùa hạ, ứng với Hóa Quyền. Cái cường tráng mãi "cùng tắc biến" thành sự ngưng bước nhàn thu (điều chỉnh) của mùa thu, Hóa Khoa. Ngừng bước nhàn thu mãi "cùng tắc biến" thành cảnh chết chóc mùa đông, Hóa Kỵ.

Phủ Tướng Sát không hóa

Tóm lại, hóa có nghĩa là "vì gặp cảnh cùng mà biến hóa". Nhưng muốn biến hóa thì phải có khả năng biến hóa. Trong 14 chính tinh có 3 chính tinh đặc biệt là Phủ Tướng Sát không hóa.

Từ cách hình thành, ta biết Phủ là sao phụ của Tử Vi.

Thiên Tướng Phá Quân vĩnh viễn xung chiếu, Phá Quân tự có bản sắc, đại diện tính thuần thủy cung Tý. Tướng là sao mượn chỗ, ngay cả hành Thùy cũng mượn của Phá Quân. Nên Tướng căn bản âm dương là sao phụ của Phá Quân.

Thất Sát Thiên Phủ vĩnh viễn xung chiếu,. Thiên Phủ là đế tinh không thể là sao phụ của Thất Sát,nên suy ra Thất Sát là sao phụ của Thiên Phủ.

Đã là sao phụ, tất tùy biến theo người, làm gì có bản sắc mà biến hóa? Bởi vậy Phủ Tướng Sát ko hóa.
Lập luận này (của ông Tạ Phồn Trị) giúp ta biết rằng các thuyết Phủ hóa Khoa, Tướng hóa Kỵ.. là sai, tối thiểu trên căn bản thuyết âm dương.

.....

(Phần giải thích cách an hóa Lộc, Quyền, Kỵ, rất dài)

Vấn nạn hóa Kỵ

Can Canh Thái Âm hóa kỵ?
Chủ trương này có lẽ xuất phát từ niềm tin Thiên Đồng không thể hóa kỵ. Vì Thái Âm thuộc chùm Thiên Phủ, cách an này khiến Canh là can Dương duy nhất hóa kỵ trong chùm Thiên Phủ, điều này phản lại nguyên lý tổng quát (can Dương phải hóa kỵ trong chùm Tử vi).

Tử Vi, Thiên Lương, Phá Quân ko hóa Kỵ:

"Hóa" có nghĩa là biến tính, nên sao ko hóa kỵ phải ứng vs 1 trong 2 trường hợp:
1. Hoàn toàn ko có cái nhân "Kỵ" tiềm ẩn trong bản chất, nên bất luận hoàn cảnh ko thể hóa kỵ.
2. Tính "Kỵ" đã thể hiện ra bên ngoài, nên ko có lý do để hóa kỵ nữa.

_Tử Vi: vì là đế tinh cao quý ko có lý do để đố kị, ứng với TH1.
_Thiên Lương: luôn tam hợp Thái Âm, như kẻ mưu sĩ có chốn dung thân, ko có lý do để đố kị, ứng với TH1.
_Phá Quân: thủ lĩnh phe chống đối lại truyền thống, ứng với TH2.

Do ko mang tính Kỵ, lại là đế tinh cao quý, Tử Vi có khả năng tạo phúc, phù hợp với quan điểm để lại nghìn xưa rằng "Tử Vi ở cung nào ban phúc cho cung đó"

Suy luận tương tự, Thiên Lương cũng có khả năng ban phúc, nhưng Lương là 1 thường tinh, nếu ở đâu tốt đó như Tử Vi thì ko hợp lý, nên Lương tạo phúc là giải họa cho cung đó. Vì lẽ bù trừ (âm dương) Lương có đặc tính trái khoáy là ở đâu thì nơi đó có họa, nhưng họa xảy ra rồi thì Lương ra tay cứu giải. Cứu đc hay ko phụ thuộc nhiều yếu tố khác.

Phá Quân căn bản đã mang tính Kỵ nên ko tiện đóng ở những cung liên hệ như huynh đệ, phu thê, phụ mẫu, phúc đức. Đây là đặc tính giới chiêm nghiệm tử vi biết là đúng, giờ thì ta hiểu tại sao.

Vấn nạn hóa Khoa
...
Có hai trường phái chống lại truyền thống: phái thứ nhất cho Hóa Khoa là Thiên Đồng, phái thứ hai cho Hóa Khoa Thiên Phủ.

Có nhiều lý do chống lại truyền thống an Khoa tại Canh, nhưng dễ hiểu nhất thì Thái Âm hóa Khoa 2 lượt ở Canh & Quý. Coi toàn bảng ta ko thấy sao nào cũng hóa 2 can, nên có thể hồ nghi Khoa ở Canh hoặc Quý sai. Cộng với niềm tin Thiên Đồng là phúc tinh ko hóa kỵ nên đảo thứ tự thành Đồng Âm.

Phái thứ hai cũng quan điểm Thái Âm hóa khoa 1 lần. Người ta tin Thái Âm ko hóa khoa ở Canh vì đó là trọng tâm các bàn cãi trước đó, nên thay Thái Âm bằng một sao có nhiều tương đồng là Thiên Phủ, vì cùng là đế tinh & tài tinh.

Nhưng nếu Thiên Phủ chỉ hóa khoa ở Canh thì lẻ loi quá, vì như vậy nó chỉ xuất hiện đúng 1 lần trong bảng tứ hóa,. Suy luận này dẫn đến phái thứ ba là Trung Châu Phái, Phủ hóa khoa 2 lần ở Canh và Nhâm. Nhưng bỏ Tả phụ ra khỏi bảng hóa khoa rồi thì ko có lý do gì giữ Hữu Bật, nên thay Thái Dương Hóa Khoa tại Mậu.

(phần giải thích cách an Hóa Khoa, phần này rất dài)

Chưa thấy ai giải thích nguyên lý bảng tứ hóa Trung Châu Phái, nhưng ta có thể tin rằng những thay đổi này là kết quả của cảm ứng cá nhân hơn là lý luận chặt chẽ. Riêng trường hợp thay Tả Phụ bằng thiên Phủ thì có thể như sau: chữ "Phủ" và "Phụ" đọc ko khác nhau bao nhiêu, nên sai lệch là do truyền khẩu, rồi ghi chép lại.

Tính hóa và không hóa của chính tinh

Mượn ngôn ngữ toán học để diễn tả tính hóa:


_ Giả sử thực thể X có tính {L} tiềm ẩn bên trong, một khi L lộ diện ra ngoài, ta nói X hóa L.
_ Nếu X hoàn toàn ko có bản sắc riêng, như một người máy chỉ đâu đánh đó, thì dù X biểu hiện tính L chưng nữa, chỉ là giật dây mà thôi, nên X ko thể hóa L. => X ko hóa L (1)
_ Nếu X đã luôn biểu hiện tính L thì cũng ko có lý do để X hóa L. => X ko hóa L (2)
_ Nếu X ko biểu lộ tính L, cũng ko có tính {L} tiềm ẩn, thì X ko hóa L => X ko hóa L (3)

Phủ Tướng Sát ko hóa:
Phủ là phó tinh của Tử Vi, đối xứng trục Dần Thân => (1)
Tướng dựa vào Phá Quân, xung chiếu => (1)
Sát dựa vào Phủ, xung chiếu => (1)

Không hóa Lộc:
Tử trong phạm vi mùa xuân cùng Thái Âm, nhưng Nguyệt hóa lộc ở ĐInh nên Tử Vi mang tính lộc nguyên thủy (2)

Không hóa quyền:
Liêm trong phạm vi mùa hạ cùng Cự Môn, nhưng Cự hóa quyền ở Quý nên Liêm luôn hóa quyền (2)

Không hóa Khoa:
Đồng trong phạm vi mùa thu, có tính khoa nguyên thủy (2)
Nhật, Cự, Phá, Tham, Liêm hoàn toàn ko có tính Khoa, vì thiếu khả năng trung dung, tức là cực đoan (3)

Không hóa Kỵ:
Lương hoàn toàn ko có tính kỵ (3)
Tử hoàn toàn ko có tính kỵ (3)
Phá trong phạm vi mùa đông cùng Thái Dương, nhưng Nhật hóa kỵ ở Giáp nên Phá hóa kỵ nguyên thủy (2)

Tính "hoàn toàn hóa" của Cơ Nguyệt Vũ:
3 sao này hóa đủ tứ hóa vì có đủ loại khuynh hướng, từ cực đoan đến trung dung.

Kết luận của bác VDTT là: bảng tứ hóa nguyên thủy đúng.
Sửa lần cuối bởi Ace vào lúc 21:48, 30/06/12 với 1 lần sửa.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Whitebear1
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 2963
Tham gia: 06:28, 09/03/11
Liên hệ:

TL: Bảng an Tứ Hóa

Gửi bài gửi bởi Whitebear1 »

Ace dịch được tiếng trung không? Hay biết cách dùng quick translator không?
Đầu trang

Ace
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2068
Tham gia: 11:03, 03/01/11
Đến từ: vô thường

TL: Re: Bảng an Tứ Hóa

Gửi bài gửi bởi Ace »

Whitebear1 đã viết:Ace dịch được tiếng trung không? Hay biết cách dùng quick translator không?
Chắc quick translator đc bác ạ. Bác cứ cho em link để em tham khảo :D
Đầu trang

boluclag
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1621
Tham gia: 12:05, 13/05/11

TL: Bảng an Tứ Hóa

Gửi bài gửi bởi boluclag »

Ace, ông copy cả chữ hán và chữ việt của quicktranslator lên đây luôn đi, có gì tui và ông cùng dịch thử xem.
Đầu trang

Ace
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2068
Tham gia: 11:03, 03/01/11
Đến từ: vô thường

TL: Bảng an Tứ Hóa

Gửi bài gửi bởi Ace »

Uh, nhưng mà tôi đã thấy bác Gấu gửi cho gì đâu :-S
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Whitebear1
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 2963
Tham gia: 06:28, 09/03/11
Liên hệ:

TL: Bảng an Tứ Hóa

Gửi bài gửi bởi Whitebear1 »

Từ từ đã, lục lại, vì nó là đồ không được đưa ra nơi công cộng, mà chỉ đưa cho vài người ở đây qua PM thôi, với điều kiện không được đưa ra ngoài. Không có nó thì không thể dụng được Trung Châu Phái và Tứ Hóa, chúng ta cứ giữ lấy để sử dụng, để thiên hạ chém giết linh tinh sướng hơn.
Đầu trang

Ace
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2068
Tham gia: 11:03, 03/01/11
Đến từ: vô thường

TL: Bảng an Tứ Hóa

Gửi bài gửi bởi Ace »

Vâng, em sẽ ghi nhớ lời bác Gấu.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Whitebear1
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 2963
Tham gia: 06:28, 09/03/11
Liên hệ:

TL: Bảng an Tứ Hóa

Gửi bài gửi bởi Whitebear1 »

Chúng ta cần để ý, bởi vì cốt lõi của TVĐS theo Liễu Vô Cư Sĩ thực sự chỉ dụng 28 sao, cho nên cần phải nghiên cứu chúng đến mức tinh nhuệ, và tránh tình trạng đi vào man thư, cũng như không để tử vi hàng chợ, tử vi dân gian ám vào thì mới có thể tư duy được. Chúng ta cứ để ý, đến khi kiến thức đến một mức độ nào đó rồi thì sinh ra tình trạng không tin tay, vì không biết những cái mình sử dụng là đúng hay sai.
Tất nhiên, những người hiểu tử vi ở mức độ sơ cấp, học thuộc lòng VĐTTL rồi ra ngoài táng ầm ầm để chứng tỏ họ là cao nhân thì chúng ta không dám lạm bàn, họ là những người tin tay nhất.
Chúng ta cứ để ý thì thấy trên tất cả các forum tử vi hiện nay đều sinh ra kiểu tranh luận tử vi rất tức cười, ông A bảo X vì theo thuyết XX, ông B bảo Y vì theo thuyết YY, thế là hai ông cãi nhau, rồi văng tục, chửi bới... nhưng cả hai ông đều chẳng ông nào giải thích được tại sao có thuyết XX, thuyết YY, tất cả đều nại ra "Thánh Nhân bảo thế, Thánh Gấu truyền như thế, Thánh Hổ đã phán rằng, Chúa Jesus đã dạy, Phật tổ giáng lâm nói"... rồi quay ra đâm chém nhau. Có xem đúng cũng chẳng biết vì sao đúng, có sai cũng chẳng biết vì sao sai, có đưa cho man thư cũng thè lưỡi mà học, có đưa cho chính thư cũng vất đi. Sau đó bắt đầu sinh ra quái thuyết nọ kia.

KHi đã sử dụng đúng 28 sao thì cần phải hạn chế tối đa số lượng man thư, và cách hạn chế tốt nhất chính là đi về nguồn gốc hình thành tinh đẩu và cơ sở phát minh ra tử vi đẩu số. Khi đi càng sâu về cội nguồn, thì số lượng man thư càng ngày càng ít dần.
Có thể phân ra nhiều chuyên đề nhỏ:
1-Ý nghĩa của Thiên bàn, địa bàn.
2-Ý nghĩa của ngũ hành nạp âm, và Can Chi.
3-Ý nghĩa của Cục và cục số.
4-Ý nghĩa của hành của mệnh.
5-Ý nghĩa của Tuyến Mệnh/Thân
6-Ý nghĩa của 12 cung.
7-Ý nghĩa của chính tinh, nguồn gốc hình thành của chúng.
8-Lý thuyết hình thành các tính chất của chính tinh.
9-Lý thuyết hình thành hành của Chính tinh.
10-Lý thuyết về khí của chính tinh.
11-Ý nghĩa của cách an sao tử vi, và ý nghĩa của 2 vòng Tử Phủ.
12-Cơ sở của Tuần Triệt.
13-Cách tác động của Tuần Triệt lên tinh đẩu và khí.
14-Cách tác động của Tuần Triệt trong vận.
15-Sự hình thành của Tứ Hóa.
16-Ý nghĩa của Tứ Hóa. Sự cường nhược của tứ hóa. Cách tác động của tứ hóa.
17-Sự hình thành của phụ tinh và sát tinh. Cách tác động của chúng là vì sao? Cơ sở của nó vì sao?
18-Cách sát tinh tác động lên khí, lên hình... Cơ sở của nó.
19-Cơ sở cách phát minh ra lý thuyết xem tiểu vận.
20-Cơ sở cách phát minh ra lý thuyết xem theo Lưu tuế. Lý thuyết Lưu cung vì sao hình thành.

......................................

Đại khái một đề cương sơ lược có thể nêu ra là như thế, mọi người cứ nghiên cứu thêm thì sẽ đạt phong cách của riêng mình tùy ngộ tính. Tùy độ hiểu nông/sâu, bản chất hay học gạo các câu hỏi cơ sở mà chúng ta sẽ có các kiến giải khác nhau về các kiến thức tử vi.

Khi đi dần vào, thì mọi người tự động dần dần thấy không cần phải tranh cãi gì nhiều nữa, vì lúc đó ai hiểu thì đã tự động hiểu rồi, còn ai không hiểu thì có nói thế, nói nữa cũng không hiểu, giảng cho nó nó còn oán mình. Cuối cùng thì người ta chỉ nói với những kẻ có duyên.

Lúc đó, đọc sách tử vi mới phân biệt được man thư và chính thư, mới tư duy được, mới sáng tạo được. Còn không thì cứ học theo kiểu "thánh gấu dạy thế" thì mãi đi vào cõi vô minh, học 30 năm không thuộc được VDTTL.


Ví dụ như, cái quái thuyết từ cung phu thê mà đòi hỏi người phối ngẫu phải có đúng chính tinh đó mới lấy, xuất phát từ việc không hiểu gì về Địa Bàn và 12 cung, câu 1 và 6. Khi không hiểu thì bắt đầu sáng tác, rồi tổng quát hóa "Cung tử tức của anh có thiên phủ, vậy mà cháu này mệnh là cơ lương, suy ra nó không phải là con anh, nó là con hoang, anh nên đi thử DNA =)) " để rồi bị đập tráp. =))
Tôi cũng chỉ là người mới học tử vi, thôi thì xin mạn đàm vài câu để mọi người bàn luận.
Cứ để tạm thế để mọi người tham khảo.
Sửa lần cuối bởi Whitebear1 vào lúc 01:00, 01/07/12 với 4 lần sửa.
Được cảm ơn bởi: Ace, tigerstock68
Đầu trang

Ace
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2068
Tham gia: 11:03, 03/01/11
Đến từ: vô thường

TL: Bảng an Tứ Hóa

Gửi bài gửi bởi Ace »

Cái 15 là cái vấn đề em đang nêu ra đấy bác ạ :D
Đầu trang

boluclag
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1621
Tham gia: 12:05, 13/05/11

TL: Re: Bảng an Tứ Hóa

Gửi bài gửi bởi boluclag »

Whitebear1 đã viết:Từ từ đã, lục lại, vì nó là đồ không được đưa ra nơi công cộng, mà chỉ đưa cho vài người ở đây qua PM thôi, với điều kiện không được đưa ra ngoài. Không có nó thì không thể dụng được Trung Châu Phái và Tứ Hóa, chúng ta cứ giữ lấy để sử dụng, để thiên hạ chém giết linh tinh sướng hơn.
Em thì ko đồng ý mấy với vụ giữ riêng này của "thánh gấu" đâu nhé ;)), nếu là tài liệu tiếng hoa người ta đã up trên mạng thì anh hãy up lên, còn nếu là tài liệu chân truyền của sư phụ anh thì đừng nên up cũng đừng nên share, còn nếu là tài liệu tiếng hoa đầy rẫy trên web thì copy lên đây lỡ ai có hứng đi ngang qua dịch sang Tiếng Việt tiếp chúng ta thì đỡ được phần nào, với lại cứ giữ cho riêng mình thì sao biết được cái thuyết đó đúng hay sai ạ?

Em đã tìm được cuốn Liễu Vô Cư Sĩ luận nhân mệnh ở bên 1 trang web Tử Vi của Trung Quốc, nhưng bởi vì nó là file pdf chụp hình nên ko thể copy dịch được. Nếu anh có file doc thì share lên cho tụi em dịch nha. Với lại khi dịch cần có chữ hoa ở trên so với chữ việt ở dưới, lỡ có chữ hoa nào ko hiểu nghĩa copy vô từ điển dịch ra sẽ dễ hiểu nguyên câu hơn.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức tử vi”