Cách tính nạp âm dễ nhớ.

Các bài viết học thuật về tử vi
Hình đại diện của thành viên
anhtiendo
Đang bị cấm
Đang bị cấm
Bài viết: 1465
Tham gia: 17:30, 03/03/12
Đến từ: Lại Thượng

Cách tính nạp âm dễ nhớ.

Gửi bài gửi bởi anhtiendo »

Mới sưu tầm được một cách tính nạp âm (ngũ hành của mệnh theo năm sinh nói riêng) nhanh và dễ nhớ, post lên cho anh em cùng tham khảo.

Đặt

a. Giáp Ất =1, Bính Đinh = 2, Mậu Kỷ = 3, Canh Tân = 4, Nhâm Quý = 5 (Hai hàng Can đi liền nhau)

b. Tý Sửu Ngọ Mùi = 0, Dần Mão Thân Dậu = 1, Thìn Tị Tuất Hợi = 2 (2 cặp địa chi xung nhau Tý xung Ngọ, Sửu xung Mùi...)

c. Kim = 1, Thủy = 2, Hỏa =3, Thổ = 4, Mộc = 5.

Ví dụ:
Tìm ngũ hành nạp âm, hoặc mệnh của người sinh năm Mậu Ngọ ta có: Mậu = 3; Ngọ = 0, lấy 3 + 0 = 3 được mệnh Hỏa;
Tương tự: Người sinh năm Quý Hợi: Quý = 5, Hợi = 2; lấy 5 + 2 = 7; vì 7 lớn hơn 5 nên lấy 7 - 5 = 2 được mệnh Thủy;
Đây là cách tính cực dễ nhớ.
Được cảm ơn bởi: tu_bnk51a, tutruongdado, tigerstock68, boluclag, vietbao1623, linhanh1986
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
anhtiendo
Đang bị cấm
Đang bị cấm
Bài viết: 1465
Tham gia: 17:30, 03/03/12
Đến từ: Lại Thượng

Các cách cục gặp Lộc cát tường, gặp Kỵ hung tai.

Gửi bài gửi bởi anhtiendo »

Các cách cục gặp Lộc cát tường, gặp Kỵ hung tai.

Linh Xương Đà Vũ: Bốn sao Linh Tinh, Văn Xương, Đà La, Vũ Khúc tổ hợp thành cách cục. Nếu không có Đà La, có Lưu niên Đà La cũng được. Nếu tổ hợp được cách cục, lại gặp Lộc sẽ được cát lợi, gặp kỵ lại thành bất lợi.

Thiên Cơ, Thiên Lương Kình Dương hội: Tổ hợp các sao Thiên Cơ, Thiên Lương, Dương Nhận (hoặc Đà La).

Hình tù giáp Ấn: Tổ hợp của ba sao Liêm Trinh (hóa khí là Tù), Thiên Tướng (hóa khí là Ấn), Kình dương (hóa khí là hình), nếu thiếu Kình Dương có thể thay bằng Đà la.

Lộ thượng mai thi (chôn xác trên đường): Tổ hợp ba sao Liêm Trinh, Thất Sát, Dương Nhận (Đà La).

Mã đầu đới tiễn (đầu ngựa mang tên): Kình dương trấn mệnh tại cung Ngọ, hai cung bên cạnh có hai sao Lộc kìm kẹp.

Cự Hỏa Dương: Tổ hợp của ba sao Cự Môn, Hỏa Tinh, Kình Dương, cũng là một dạng của cách cục giáp sát thành cách (kèm sát tinh thành cách cục).

Cự Linh Dương: Tổ hợp của ba sao Cự Môn, Linh Tinh, Kình dương cũng là một dạng của cách cục giáp sát.

Sát cách: Các cách cục được tổ hợp bởi bôn nhóm sát tinh Hỏa Dương, Hỏa Đà, Linh Dương, Linh Đà.

Giáp sát thành cách: Bất kỳ chủ tinh nào kìm kẹp một trong bốn tổ hợp sát tinh trên. Ví dụ như Tử Vi nằm cùng cung hoặc hội chiếu Hỏa, Dương, Tử Vi sẽ trở thành Giáp Sát thành cách.

Tổ hợp sát cách bị Không Kiếp xung phá.

Hỏa Dương Không: Tổ hợp Hỏa Tinh, Kình Dương, Thiên Không được hình thành khi cách cục Hỏa Dương bị Thiên Không xung phá.

Hỏa Đà Không: Tổ hợp Hỏa Tinh, Đà La, Thiên Không được hình thành khi cahcs cục Hỏa Đà bị Thiên Không xung phá.

Hỏa Dương Kiếp: Tổ hợp Hỏa Tinh, Kình Dương, Địa Kiếp được hình thành khi Hỏa Dương bị Địa Kiếp xung phá.

Hỏa Đà Kiếp: Tổ hợp Hỏa Tinh, Đà La, Địa kiếp được hình thành khi Hỏa Đà bị Địa Kiếp xung phá.

Linh Dương Không: Tổ hợp Linh Tinh, Kình Dương, Thiên Không được hình thành khi Linh Dương bị Thiên Không xung phá.

Linh Đà Không: Tổ hợp Linh Tinh, Kình Dương, Thiên Không được hình thành khi Linh Đà bị Thiên Không xung phá.

Linh Dương Kiếp: Tổ hợp Linh Tinh, Kình Dương, Địa Kiếp được hình thành khi Linh Dương bị Địa Kiếp xung phá.

Linh Đà Kiếp: Tổ hợp Linh Tinh, Đà La, Địa Kiếp được hình thành khi Linh Đà bị Địa Kiếp xung phá.

Trong tám tổ hợp cách cục trên đây, nếu các sao đồng cung được hai lộc phò trợ (đặc biệt khi hình thành cách cục Song Lộc phụ Lộc) là cát lợi nhất, có thể phát huy được đồng thời cả thế phát triển của "Hỏa Không sẽ phát" và "Kim không sẽ vang" nhưng nếu bị Kỵ tinh kìm kẹp, sẽ gặp phải tai họa bất thình lình khiến cho trở tay không kịp. Tám tổ hợp này đều là những cách cục bị Không, Kiếp xung phá, khi được sao Lộc hội chiếu sẽ bộc lộ được ít nhiều điểm tốt lành. Nếu theo các ngành nghiên cứu, thiết kế, khai thác, sẽ có những phát triển nhất định. Nếu bị kỵ tinh xâm nhập, sẽ trở thành trạng thái "Hung không hoàn toàn", tuy tổn thương đến nguyên khí, nhưng lại có được cơ hội bắt đầu mới, bởi khi sao Lộc đại hạn hoặc lưu niên xuất hiện sẽ khiến cho "Đã phát lại vang". Nhưng do tổ hợp này mang tính bất quy tắc, nên rất khó nắm bắt.
(Sưu tầm)
Được cảm ơn bởi: boluclag, vietbao1623, Mr.Hoang
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
linhanh1986
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1928
Tham gia: 19:42, 19/12/11
Đến từ: Việt nam
Liên hệ:

TL: Cách tính nạp âm dễ nhớ.

Gửi bài gửi bởi linhanh1986 »

Cách nhớ nạp âm hay quá !
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
anhtiendo
Đang bị cấm
Đang bị cấm
Bài viết: 1465
Tham gia: 17:30, 03/03/12
Đến từ: Lại Thượng

TL: Cách tính nạp âm dễ nhớ.

Gửi bài gửi bởi anhtiendo »

INDOCHINE, on 16/06/2012 - 02:46 AM, said:

Các Bại cách có rất nhiều loại khác nhau , cho nên cách Hóa giải cũng rất đa dạng ,

- Như Kình Đà giáp Kỵ là cách làm gì cũng bị trở ngại, thất bại, thì cần Thanh long, hay Long - Hà , cần có Chính tinh Miếu/vượng, nếu Chính tinh Hãm thì lại cần có Tuần/ Triệt + Tứ Cát (vì Nhị Cát thì nhiều khi không vực nổi ). Nếu có Nhị Tú ( Khoa- Quyền / Quyền - Lộc ,, ) và nhất là Mệnh/Thân phải có Cách Cục mới hay . Vì Long Kỵ, Tứ Cát, Tam minh .v.v là những cách dễ gặp may, tức dù bị thất bại vưỡn có cơ hội ngoi lên.

- Hình Tù giáp Ấn thì cấn Khoa Quyền Tướng Ấn, Binh quyền ( Hình ) Tướng Ấn, Lộc Quyền Ấn Tướng, .v.v , tức là tìm những Cách cục nắm Quyền lịnh, thì sẽ hóa giải được, lúc đó là mình có Quyền bỏ tù, giam giữ kẻ khác chứ khó bị ủ tờ, vì Hình Tù giáp Ấn là cách thường dễ bị ngồi nhà lao...

- Hình Kỵ giáp ấn thì cần Khoa- Hóa lộc, Tam minh, Nhị Hỷ v.v , xin hãy ngẫm tại sao ?

- Kiếp Không giáp Kỵ là cách phá sản, ăn mày thì hay nhất là cần Âm / Dương Miếu, Mệnh/Thân cần có Cách cục tốt , và nhất là Song Lộc. Vì Â / D miếu thì cần Hóa kỵ, như Nguyệt lãng Thiên môn ngộ Kỵ thì quá trời đẹp, lại M/ T hội Song lộc thì thay vì đói rách sẽ phát đại phú mấy hồi, heh heh !!

Ta cần hiểu rõ tính lý, í nghĩa của những cách Giáp tạo thành Bại cục, mới mong có cách hóa giải hợp ný và thực tớ

Bác KIM HAC kính mến!
những nhận định phân tích trên của bác thật sâu sắc và cặn kẽ, mong đón đọc nhiều bài phân tích của bác nữa,hihi
minhgiac xin phép bác xin thống kê lại bài viết của bác cho dễ hiểu:
- cách giáp nhị, tam ám thì long phượng, long hà, phi mã, phi hổ, tấu tướng hình hổ tuế, mộ, khoa, tam minh ( cách này rất dâm )
- cách giáp lục sát không gì lợi bằng hóa quyền ( hóa quyền phải ở chính cung bị giáp), nếu chính tinh bị giáp hãm cần có tuần, triêt, sinh vưong,song hao. lúc này có thêm lộc, khoa chiếu về thì còn gì bằng.

kính bác, minhgiac!

Read more: http://tuvilyso.org/forum/topic/9889-ho ... z226K4aNaC" target="_blank
TuViLySo.Org
Được cảm ơn bởi: boluclag
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
deptrainhagiau
Đang bị cấm
Đang bị cấm
Bài viết: 560
Tham gia: 17:32, 28/01/12

TL: Cách tính nạp âm dễ nhớ.

Gửi bài gửi bởi deptrainhagiau »

đây là cách lây' hành mệnh thôi, chứ chưa phải là ngũ hành nạp âm
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Cách tính nạp âm dễ nhớ.

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

Sách Chu Lễ nói về: “danh hiệu của 10 Nhật, danh hiệu của 12 Thời, danh hiệu của 12
Nguyệt, danh hiệu của 12 Tuế, danh hiệu của 28 Tinh Tú” mà về sau Trịnh Huyền giải
thích rằng: “Nhật bảo rằng từ Giáp đến Quý; Thời bảo rằng từ Tí đến Hợi; tháng bảo
rằng từ Châu đến Đồ; Tuế bảo rằng từ Nhiếp Đề Cách đến Xích Phấn Nhược; Tinh Tú
bảo rằng từ Giác đến Chẩn”. Thời xưa người ta dùng đó để mà ghi chép năm tháng
ngày giờ thành lịch.

Sách Nhĩ Nhã giải thích rộng thêm rằng: “Nguyệt Dương (biệt danh của lịch xưa dùng
10 Can để ghi chép tháng), nguyệt tại Giáp gọi là Tất, tại Ất gọi là Quất, tại Bính gọi là
Tu, tại Đinh gọi là Ngữ, tại Mậu gọi là Lệ, tại Kỷ gọi là Tắc (quy tắc), tại Canh gọi Trất,
tại Tân gọi là Tắc (bít, lấp), tại Nhâm gọi là Chung, tại Quý gọi là Cực. Nguyệt Danh
(biệt danh để ghi chép tháng trong nông lịch—vụ mùa) tháng Giêng là Châu, tháng Hai
là Như, tháng Ba là Mị, tháng Tư là Trừ, tháng năm là Niết, tháng Sáu là Thả, tháng
Bảy là Tương, tháng Tám là Tráng, tháng Chín là Nguyên tháng Mười là Dương, tháng
Mười Một là Cô, tháng Chạp là Đồ. Tuế Dương (biệt danh của lịch xưa lấy 10 Can để
ghi chép năm) Thái Tuế tại Giáp gọi là Phùng Át, tại Ất gọi là Chiêu Mông, tại Bính gọi
là Nhu Triệu, tại Đinh gọi là Cường Ngữ, tại Mậu gọi là Trước Ung, tại Kỷ gọi là Đồ
Duy, tại Canh gọi là Thương Chương, tại Tân gọi là Trùng Quang, tại Nhâm gọi là
Huyền, tại Quý gọi là Chiêu Dương. Tuế Danh (biệt danh của lịch xưa lấy 12 Địa Chi
phối với Thái Tuế để ghi năm) Thái Tuế tại Dần gọi là Nhiếp Đề Cách, tại Mão gọi là
Đơn Át, tại Thìn gọi là Chấp Từ, tại Tỵ gọi là Đại Hoang Lạc, tại Ngọ gọi là Đơn Ưu
Tường, tại Mùi gọi là Hiệp Hiệp, tại Thân gọi là Quân Than, tại Dậu gọi là Tác Ngạc,
tại Tuất gọi là Yên Mậu, tại Hợi gọi là Đại Uyên Hiến, tại Tí gọi là Khốn Đôn, tại Sửu
gọi là Xích Phấn Nhược”.

Sách Thái Ung “Độc Đoán” nói rằng: “Can là cán (thân) vậy, tên nó có mười ấy là Giáp
Ất Bính Đinh Mậu Kỹ Canh Tân Nhâm Quý. Chi là cành nhánh vậy, tên nó có mười hai
ấy là Tí Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi”.
Sách Lễ Ký “Nguyệt Lệnh” nói rằng: “Tháng Xuân lấy Giáp Ất làm đại biểu; tháng Hạ
lấy Bính Đinh; tháng Tứ Quý (3,6,9,12) lấy Mậu Kỷ làm đại biểu; còn tháng Thu lấy
Canh Tân; tháng Đông thì lấy Nhâm Quý”.
Sách Sử Ký “Luật Thư” nói rằng: “Thất chính 28 xá luật lịch trời vì thế thông khí của
ngũ hành bát chính, trời vì thế thành thục vạn vật. Xá nầy chỗ của nhật nguyệt trú. Xá
nầy là khí thư dãn ra”.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Cách tính nạp âm dễ nhớ.

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

Vậy Ngũ Hành Nạp Âm Là Gì?

Tuổi Giáp Tí nếu tách rời can chi ra thì Giáp là Dương Mộc và Tí là Dương Thủy. Tuổi Ất Sữu tách rời can chi ra thì Ất là Âm Mộc còn Sữu thuộc Âm Thổ. Gom hai tuổi Giáp Tí và Ất Sữu nạp Âm thành Hải Trung Kim. Vậy Hải Trung Kim là cái tên nạp âm cho tuổi Giáp Tí, Ất Sửu.

Một vòng từ Giáp Tí đến Quí Hợi có 60 năm. Mỗi 10 năm lại có một chữ Giáp đứng đầu. Ví dụ...Giáp Tí, Giáp Tuất, Giáp Thân, Giáp Ngọ, Giáp Thìn, Giáp Dần gọi bằng Lục Thập Hoa Giáp chia làm 30 tổ Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, mỗi 2 năm một tổ. Ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ qua nạp âm để định từng tính chất khác nhau giữa Kim với Kim , Mộc với Mộc. Như bảng dưới đây.

Giáp Tí, Ất Sữu ---------------- Hải Trung Kim
Bính Dần, Đinh Mão -------------Lư Trung Hỏa
Mậu Thìn, Kỷ Tỵ--------------- Đại Lâm Mộc
Canh Ngọ, Tân Mùi -------------Lộ Bàng Thổ
Nhâm Thân, Quí Dậu----------- Kiếm Phong Kim
Giáp Tuất, Ất Hợi-------------- Sơn Đầu Hỏa
Bính Tí, Đinh Sữu-------------- Giản Hạ Thủy
Mậu Dần, Kỷ Mão-------------- Thành Đầu Thổ
Canh Thìn, Tân Tỵ -------------Bạch Lạp Kim
Nhâm Ngọ, Quí Mùi -------------Dương Liễu Mộc
Giáp Thân, Ất Dậu--------------Tinh Tuyền Thủy
Bính Tuất, Đinh Hợi------------ Ốc Thượng Thổ
Mậu Tí, Kỷ Sữu---------------- Tích Lịch Hỏa
Canh Dần, Tân Mão------------ Tùng Bách Mộc
Nhâm Thìn, Quí Tỵ------------- Trường Lưu Thủy
Giáp Ngọ, Ất Mùi ---------------Sa Trung Kim
Bính Thân, Đinh Dậu------------ Sơn Hạ Hỏa
Mậu Tuất, Kỷ Hợi--------------- Bình Địa Mộc
Canh Tí, Tân Sữu---------------Bích Thượng Thổ
Nhâm Dần, Quí Mão-------------Kim Bá Kim
Giáp Thìn, Ất Tỵ---------------- Phú Đăng Hỏa
Bính Ngọ, Đinh Mùi--------------Thiên Hà Thủy
Mậu Thân, Kỷ Dậu-------------- Đại Dịch Thổ
Canh Tuất, Tân Hợi------------ Thoa Xuyến Kim
Nhâm Tí, Quí Sữu-------------- Tang Đố Mộc
Giáp Dần, Ất Mão-------------- Đại Khuê Thủy
Bính Thìn, Đinh Tỵ------------- Sa Trung Thổ
Mậu Ngọ, Kỷ Mùi --------------Thiên Thượng Hỏa
Canh Thân, Tân Dậu-----------Thạch Lựu Mộc
Nhâm Tuất, Quí Hợi------------ Đại Hải Thủy

Rồi trong mỗi tổ 2 năm lại phân ra khí thế mạnh yếu giữa 2 năm ấy. Sách xưa có viết như sau :

".....Cổ nhân lấy Giáp Tí phân tích nặng nhẹ để phối hợp nên 60 gọi bằng Hoa Giáp Tí. Chữ Hoa ở đây mang hàm ý nghĩa ảo diệu chỉ mượn ý của nó để làm biểu tượng, không chấp nệ với nghĩa đen của nó. Từ Tí đến Hợi 12 cung đều có Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. Khởi đầu là Tí Nhất Dương đến Hợi Lục Âm. Ngũ hành nếu ở trên Trời là ngũ tinh, ở dưới đất là ngũ nhạc, ở đức độ là ngũ thường, ở thân thể con người là ngũ tạng, ở Mệnh là ngũ hành. Vì số mệnh cũng là ngũ hành cho nên những gì thuộc Giáp Tí đều ứng vào mệnh. Mệnh là những sự việc của một con người.

Như Tí Sữu âm dương ví như lúc còn nuôi nấng trong bào thai, vật mới phôi thai thân gốc ẩn tàng. Dần Mão âm dương bắt đầu nẩy nở, thành hình và lớn lên. Thìn Tỵ âm dương khí thịnh, vật thành đẹp đẽ ví như tuổi tráng niên tìm đất lập thân tiến thủ. Ngọ Mùi âm dương tất cả đã hiện như con người vào tuổi năm sáu mươi , giàu nghèo sang hèn đã thấy cả, sự hưng suy tỏ lộ Thân Dậu âm dương giai đoạn suy yếu, chuyển sang già nua. Đến Tuất Hợi âm dương đó là thời kỳ bế tắc, vật khí trở về gốc, để nghỉ ngơi rồi để đi về cát bụi......"

Trong quá trình trên, cuộc đời đa dạng phong phú được miêu tả bởi những ảnh hưởng của nạp âm kết hợp với các sao trong cung mệnh.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Cách tính nạp âm dễ nhớ.

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

Khi luận một lá số Tử vi thì coi ảnh hưởng Ngũ hành nạp âm của năm sinh rồi phối hợp với mệnh cung mà luận đoán. Thí dụ mệnh cung có những sao hay cách cục nói lên con người hung bạo mà nạp âm cũng hung bạo thì tính hung bạo của người ấy tăng gấp bội. Nếu các sao ở mệnh cung hay cách cục là con người nhu hòa mà nạp âm cũng nhu hòa thì tính nhu hòa trở thành nhu nhược.

Mỗi hành có 6 tượng, như Kim gồm có : Hải trung kim, Kim bá kim, Bạch lạp kim, Sa trung kim, Kiếm phong kim, và Thoa xuyến kim bằng một tên gọi khác là nạp âm.

Hải Trung Kim

Sách xưa viết rằng :

Giáp Tí, Ất Sữu thì Tí thuộc Thủy, nơi hồ ao thì thủy vượng. Trong khi Kim cục thì Tử trong vòng tràng sinh nằm ở cung Tí và Mộ ở Sữu là chổ Thủy vượng. Kim vào thế " Tử Mộ " cho nên mới gọi bằng Hải Trung Kim ví như Kim trong lòng biển, khí thế bị bao tàng có danh mà vô hình, có tiếng mà không có thực, nằm sâu trong lòng biển như thai nhi nằm trong lòng mẹ.

Tính chất của Hải Trung Kim là :

a) Có thể biết được tâm tưởng mà không hiểu rõ được tâm cơ , lòng người như biển không dò , nếu cung Mệnh có những sao thủ đoạn điên đảo mà lại ở nạp âm Hải Trung Kim nữa thì quyền thuật kể vào bậc cự phách.

b) Khả năng tốt, nhưng thiếu sức xông xáo tranh cướp, phải nhờ người đề bạt mới thi triển được, nếu cung bản mệnh thấy nhiều sao do dự nhút nhát mà mệnh lại rơi vào nạp âm Hải Trung Kim thì càng do dự nhút nhát hơn. Số nữ Hải Trung Kim đối với tình yêu ít bộc lộ, gói kín trong lòng.

Trước nghịch cảnh và phấn đấu thì Giáp Tí mạnh hơn Ất Sữu. Ất Sữu dể có khuynh hướng nhu nhược hơn.

Kim Bá Kim

Nhâm Dần, Quí Mão thì Dần Mão là đất vượng của Mộc, Mộc vượng lên Kim suy. Theo Kim cục, vòng tràng sinh có Tuyệt đóng tại Dần và Thai ở Mão. Kim vô lực nên mới gọi là Kim Bá Kim. Mộc vượng Kim suy nên sức yếu, mỏng manh nhạt nhòa, chữ bá nghĩa là yếu đuối, không mạnh mẽ.

Sách xưa có viết : " Nhâm Dần, Quí Mão là chất Kim còn lại ở đất tuyệt cho nên khí chất nhu nhược, mỏng như tơ lụa." Kim Bá Kim chất Kim dùng để trang trí, trang sức. Nếu được tay người khéo giỏi chạm khắc thì mới hay đẹp.

Người có số nạp kim là Kim Bá Kim cần được mài dũa học hành mới mong thành tựu , phải tìm được thầy mới nên cơ đồ. Bởi vậy Kim Bá Kim cần Xương Khúc, Hóa Khoa ở Mệnh mới hay.

Nhâm Dần thì Dần mộc bị kim khắc nên ở thế yếu, tinh thần tuy vượng nhưng là thứ vượng thịnh của dây cung quá căng bởi vậy khi ứng phó với hung vận không lì đòn bằng Quí Mão. Quí Mão cũng như Nhâm Dần, Mộc bị Kim khắc , nhưng âm mộc sức khắc chế chỉ có giới hạn trong khi chủ kiến tự mình lại mạnh, nên chống với hung vận đắc lực hơn
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Cách tính nạp âm dễ nhớ.

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

Bạch Lạp Kim

Sách xưa có viết: " Chất Kim của Canh Thìn và Tân Tỵ, theo vòng Tràng sinh của Kim cục thì Dưỡng ở Thìn, Tràng sinh ở Tỵ, hình chất mới thành, chưa cứng cáp nên gọi bằng Bạch Lạp Kim ". Bạch Lạp Kim ví như chất ngọc chưa mài dũa. Tinh thần sảng trực tinh khiết mà thiếu tâm cơ. Người mang số Bạch Lạp Kim có hai con đường để lập thân :

a) Học hành chuyên môn, tập trung vào ngành ấy mà nên công.
a) Bương trải cuộc đời cho đầy kinh nghiệm như ngọc được mài dũa tinh luyện cuối cùng khi gặp vận để mà hành xử.

Dù mệnh có những sao tốt mà vận không bương trải hoặc không chuyên nghiệp thì sự nghiệp chẳng có bao nhiêu. Canh Thìn thì Thìn là Thổ chất khả dĩ sinh Kim, trong khi Tân Tỵ, Tỵ Hỏa làm tan chất Kim. Canh Thìn sảng trực tâm ý trung kiên hơn, còn Tân Tỵ mưu chước lươn lẹo hơn.

Sa Trung Kim

Giáp Ngọ, Ất Mùi thì Ngọ là chỗ hỏa vượng, hỏa vượng thì kim bại. Mùi là chổ của hỏa suy , hỏa tuy suy nhưng kim cũng đã cùn nhụt cho nên mới gọi bằng Sa Trung Kim, Kim không đủ cứng cáp để chém, để đẩy cho nên người Sa trung kim thường làm việc một cách đầu voi đuôi chuột. Mệnh cung mà có thêm sao Thiên đồng nữa thì càng vớ vẩn.

Sa Trung Kim cần liên tục theo đuổi mục đích nào đó, nói khác đi là cứ ngoan cố đeo đuổi thì mới đạt tới được. Giáp Ngọ thì Ngọ hỏa khắc kim, tước giảm khí thế trong khi Ất Mùi, Mùi thổ sinh kim. Vì thế Ất Mùi đương đầu với gian nan uyển chuyển hơn Giáp Ngọ.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Cách tính nạp âm dễ nhớ.

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

Kiếm Phong Kim

Sách xưa có viết rằng : " Nhâm Thân, Quí Dậu thì Thân Dậu là chính vị của Kim cục nằm ở vị trí Lâm quan và Đế vượng cho nên Kim ở đây gìa cứng, cương mãnh ví như mũi nhọn của lưỡi gươm nên gọi bằng Kiếm Phong Kim là vậy. Do đó Nhâm Thân, Quí Dậu khí thế cực thịnh ".

Người Kiếm Phong Kim là người tự bộc lộ tài năng mình và có hành động tư tưởng sắc bén. Hồng quang tỏa chiếu khắp nơi, áng sáng rõ ràng như sương tuyết. Đây là mẫu người có ý chí cao lớn, tâm tính tàn khốc, cương nghị và tinh nhuệ.

Nếu mệnh có những sao tốt hội chiếu vào và lại thuộc nạp âm Kiếm Phong Kim thì càng tốt hơn, nhất là đối với những lá số thuộc về binh nghiệp hay chính trị. Ngược lại nếu mệnh cung nhiều sao xấu gây hung họa thì người có Kiếm Phong Kim càng hung bạo hơn, trên tính tình hoặc tư tưởng là người khó mà lay chuyển được.

Nhâm Thân, Quí Dậu cả hai vị trí đều thuộc Kim cho nên đều cương cường đối phó với hung vận bằng khả năng phấn đấu hay chịu đựng ngang nhau.

Thoa Xuyến Kim

Sách xưa viết rằng : " Canh Tuất, Tân Hợi có Kim cục đến vị trí Tuất là Suy qua Hợi thành Bệnh. Kim mà ở vị thế Suy Bệnh tất nhiên bị nhuyễn nhược nên mới gọi là Thoa Xuyến Kim. Thoa là cây trâm cho phụ nữ cài vào tóc. Xuyến là cái vòng đeo ở cổ tay của phái nữ. Vì Thoa Xuyến Kim là đồ dùng trang sức cho phụ nữ cho nên tính cương mãnh của Kim bị nhuyễn nhược. Bởi vậy cái Kim của Tuất Hợi trở nên ẩn tàng, hình thể vỡ vụn, cho nên được bỏ vào chiếc hộp ở chốn khuê phòng, mới gọi là Thoa Xuyến Kim là vậy ".

Người Thoa Xuyến Kim nếu số mà có Nhật Nguyệt, Xương Khúc, Thiên Lương, Hồng Đào, Hóa khoa thường đẹp đẽ bội phần bất cứ trai hay gái. Người Thoa Xuyến Kim nếu Mệnh có tính âm trầm thì càng âm trầm hơn, có tài thường dấu kín trong lòng. Người Thoa Xuyến Kim nếu Mệnh có tính khoe khoang nhiều thì lòng ham muốn cái hư vinh càng nặng.

Người Nam mà có mệnh Thoa Xuyến Kim thì cách hay nhất là nên sống cậy vào phái nữ như nương dựa vào vợ cùng sát cánh làm ăn thì dễ thành công hơn. Ngoài ra, người đàn ông có cách này thường thích giao thiệp với đàn bà con gái đeo nữ trang hoặc buôn bán nữ trang hoặc là con gái vẽ kiểu thời trang.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức tử vi”