Cung nào tốt nhất với tuổi nào?

Các bài viết học thuật về tử vi
Ẩn long cư sỹ
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 522
Tham gia: 16:48, 30/01/10

TL: Cung nào tốt nhất với tuổi nào?

Gửi bài gửi bởi Ẩn long cư sỹ »

Sen trắng đã viết:Bác Ẩn Long ko tin gì ạ? Là Không tin Tử vi hay Tham Hỏa Trọc phú? :-/ =((

Dưng mà cháu thấy bác cũng có tình iu với tử vi lắm cơ ( bỏ công sưu tầm nghiên cứu thế cơ mà ;)) )
Cháu cũng khoái món này. Nhưng mà... ghét... Ứ thèm tin... :"> Hy vọng nhiều chỉ sợ thất vọng nhiều, biết nhiều chỉ để lo nhiều mà thôi. :D
Ta nghiên cứu là chủ yếu tìm cái triết lý sống trong đó chứ không thiên lắm về bói toán... :-?...
Được cảm ơn bởi: Hoả Kỳ Lân
Đầu trang

Sen trắng
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 879
Tham gia: 11:34, 08/03/10

TL: Cung nào tốt nhất với tuổi nào?

Gửi bài gửi bởi Sen trắng »

Cháu thì không đi tìm nó :) ... nhưng thinh thoảng vẫn bắt gặp nó quanh quẩn đâu đấy trong cs quanh cháu :D

À, bác Ẩn Long post bài tiếp đi ạ, cháu vẫn chờ bác luận thế đứng các sao tuổi Mậu. :">
Đầu trang

Tuanva111988
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 800
Tham gia: 12:57, 10/01/10

TL: Cung nào tốt nhất với tuổi nào?

Gửi bài gửi bởi Tuanva111988 »

Bác Ẩn Long viết bài này hay quá, cháu đang chờ bác luận về thế đứng các sao của tuổi Mậu Thìn đây :D
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
fennie
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 119
Tham gia: 09:33, 20/03/10

TL: Cung nào tốt nhất với tuổi nào?

Gửi bài gửi bởi fennie »

Cám ơn bác vì những kiến thức trên, thật được mở rộng tầm nhìn, mong Bác viết thêm nhiều bài để kẻ hậu bối được học hỏi
Đầu trang

ali_shooter
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 133
Tham gia: 21:30, 18/04/10

TL: Cung nào tốt nhất với tuổi nào?

Gửi bài gửi bởi ali_shooter »

bác ơi cho cháu đặt 1 chân tuổi tân mùi nhé :D
Được cảm ơn bởi: strongstream41
Đầu trang

congxd
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 765
Tham gia: 13:06, 03/09/09
Đến từ: Hà Nội

TL: Cung nào tốt nhất với tuổi nào?

Gửi bài gửi bởi congxd »

bác ơi ,nhanh nhanh đến tuổi đinh mão đi bác Long ơi
Đầu trang

mapbe
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 121
Tham gia: 11:00, 09/02/09

TL: Cung nào tốt nhất với tuổi nào?

Gửi bài gửi bởi mapbe »

Mọi nguời ơi, đây là mục trao đổi học thuật, đừng viết vào làm gián đoạn với ko liền mạch bài viết của bác Long nhé. Nếu muốn cảm ơn thì nhấn vào nút cảm ơn ngay dưới bài viết là được rồi. Thanks
@ Anh Long: Đố bít ai nè!
Đầu trang

Ẩn long cư sỹ
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 522
Tham gia: 16:48, 30/01/10

TL: Cung nào tốt nhất với tuổi nào?

Gửi bài gửi bởi Ẩn long cư sỹ »

5. Tuổi Bính Dần

- Ngũ hành bản mệnh là Lô trung Hỏa, tức lửa trong lò. Lửa trong lò là lửa để rèn công cụ, vũ khí (Kim); có lực tương đối, nhưng còn bị kìm hãm; không có thế bằng Thiên thượng hỏa hay Tích lịch hỏa; cần Mộc đốt cho thêm mạnh và Kim như khí cụ cho vào lò. Mặc dù vậy, việc đưa phân biệt nguyên thể của bản Mệnh không có ý nghĩa nhiều trong việc luận đoán. Hay nói cách khác là chưa có một phương pháp rõ ràng, và thống nhất để kết hợp giữa tính chất nguyên thể, cung, và tinh đẩu; nếu cố xét thì sẽ dễ dẫn đến khiên cưỡng trong lập luận.

- Ngũ hành nạp âm Hỏa vô cùng hợp với can chi tuổi Bính Dần. Trong 60 tuổi, có lẽ đây là tuổi có mối quan hệ Can Chi đẹp nhất. Can Bính là Hỏa, được Chi Dần là Giáp Mộc sinh nhập, nên rất mạnh. Đặc biệt, Dần lại là đất tràng sinh của Bính. Trong môn Tử bình, thì Bính ở đây được coi là có gốc hay đắc địa. Ở phần dưới tôi sẽ nói thêm về cách Tuyệt xứ phùng sinh, bên cạnh chính cách Tràng sinh như quan hệ Bính Dần ở đây. Ngoài ra, nhân đây tôi cũng muốn giới thiệu để các bạn tìm hiểu thêm về môn Tứ trụ Tử bình, một môn dự đoán học rất hay, có thể giúp ích cho Tử vi, và song hành cùng TV nữa (các bạn đọc 3-4 sách Tứ trụ là đã có thể nắm cơ bản về môn này).

Theo trường phái Thiên Lương, chi sinh can là người có những thành công bất ngờ, ngoài thực lực của mình. Cá nhân tôi vẫn giữ bảo lưu đối với nhận định này; mà chỉ biết quan hệ can chi đó rất tốt. Theo tứ trụ, người nào có trụ năm chi sinh can, thì bố mẹ yêu thương nhau; can lại tự vưỡng và có gốc vững mạnh như vậy (trừ trường hợp có xung khắc nặng ở trụ tháng) thì nguồn phúc dồi dào, rõ ràng là một ưu điểm lớn.


- Tuổi Bính Dần, tam hợp Thái Tuế là Dần Ngọ Tuất; là hỏa cục. Thái Tuế ở cung Dần là đất tràng sinh của hỏa. So sánh với 2 tuổi ở đằng trước, Tý là mạnh Thủy, Sửu là mộ Kim, còn Dần là sinh Hỏa, thì dễ thấy cung Dần vô cùng đắc địa trong tam hợp Thái Tuế của tuổi Bính Dần. Tiếp đến là cung Ngọ, mặc dù ở đây có một điểm yếu rất đáng chú ý (tôi sẽ nói ở dưới), nhưng xét về hành là nơi Hỏa vượng địa, hợp với can chi, hợp với ngũ hành, lại là vị của Quan phù (được đánh giá là người thực hiện lý tưởng của mình, với suy nghĩ chín chắn; khác với Bạch Hổ) nên cung Ngọ là cung đắc địa thứ hai. Cung Tuất là mộ của Hỏa, là vị trí Bạch Hổ, lại bị Tuần án ngữ, nên là cung đứng thứ ba trong tam hợp này.

Tóm lại, tuổi Bính Dần mà mệnh trong tam hợp là rất đẹp, được sự hòa hợp sinh vượng của ngũ hành, can chi, tam hợp cục và Thái Tuế. Chúng ta thử so sánh với các tuổi Bính khác thì sẽ thấy B. Dần đắc cách hơn cả.

- Trở lại cung Ngọ, ở cung Ngọ có điểm phiền lớn nhất của tuổi này, đó là Kình dương hãm địa ở đây. Đây là một trong những cách độc và cũng là mạnh nhất của Tử vi. Tôi không biết có đúng không, nhưng có lẽ chỉ vì điều này mà một số câu phú đã loại tuổi Bính ra khỏi danh sách các tuổi được hưởng cách cục của mình. Điểm phiền thứ hai của cung Mệnh nếu đặt ở Ngọ là cung Quan sẽ bị Tuần, và cung Tử tức bị Thiên Không, cung Thê bị Triệt. Nếu bạn là người Thân mệnh đồng cung, hoặc Thân cư Di, chỉ lo cho mình hoặc lo chuyện ra ngoài xã hội, thì không sao. Nhưng ở các trường hợp còn lại, hẳn là một sự bù trừ quá lớn.

- Tuổi Bính Dần, Triệt an tại Thìn Tỵ, Tuần vẫn an tại Tuất Hợi. Có điểm lưu ý với cung Dần, là sẽ gặp nhị Hao an tại Dần Thân. Tuy nhiên, nhị Hao tại Dần Thân lại là nơi đắc địa của bộ sao này. Một số sách nói, Hao ở đắc địa là bất hao, đến vận thậm chí còn phát vượng. Sách của TTL nói tuổi Dần, Thân ứng hợp với Hao đắc địa, là người chơi bời, thích ngao du, muốn trông xa biết rộng, nhưng sau hiển đạt, giàu sang trọn đời... Như vậy, Hao ở đây không xấu, miễn là đừng gặp Lộc. Tính chất hai bộ sao này đối lập nhau, cho nên khi bộ này đã đắc cách thì đừng gặp bộ kia thì hơn. Giống như không với không có thể thành có; còn không với có lại thành không vậy (tương tự như phép toán -/+).

- Tuổi Bính, Mậu Lộc tồn đóng tại Tỵ. Nhưng đối với hai tuổi này, triệt luôn đóng tại đây, đồng thời lại là cung âm thì vừa bị phá, lại vừa không nằm trong tam hợp Thái Tuế. Theo trường phái Thiên Lương thì người Bính Mậu coi như hoàn toàn không ăn được sao này. Tôi vẫn giữ nghi vấn đối với cách xem Lộc tồn phải nằm trong tam hợp Th. Tuế mới đắc dụng, vì nếu thế thì có quá ít tuổi hưởng được cách này, trong khi đây lại là một trong hai điều kiện phú phổ biến nhất của Tử vi. Nhưng trong trường hợp này, tôi cũng cho rằng chỉ có các vị trí có Hóa Lộc đóng tại cung nhị hợp, xung, tam hợp với Lộc tồn mới được sao này cộng hưởng.

Thực ra, cụ Thiên Lương đã đưa ra cách luận giải sát với thực tiễn hàng ngày vốn vô cùng biến hóa và sinh động. Về Lộc tồn, cụ cho rằng chỉ có người nào hưởng Lộc tồn trong tam hợp Th. Tuế và Mệnh cũng ở trong đó mới được toàn hảo. Còn các thứ cách thì hưởng lộc lại đi kèm với thất tán (do không chính đáng), tai nạn (do mất tính cứu giải)... Điều này chúng ta có thể tìm thấy trong muôn vàn ví dụ cuộc sống, kẻ thì tham quan, buôn hàng quốc cấm, người thì bị cướp... Trong Tứ trụ, thì người giàu chân chính bao giờ cũng phải là thân vượng; ngược lại thân nhược dễ gặp những trường hợp trên. Chúng ta có thể giải thích bằng cách luận khác như vì các cung hội hợp hoặc hạn gặp hung sát tinh... nhưng lại có câu hỏi rằng tại sao Lộc không bị ảnh hưởng trung hòa ngay từ đầu? hoặc tại sao sau khi vận qua rồi họ không dựng lại được cơ nghiệp như trước??? Ngoài ra, còn một vấn đề khác cũng được nêu lên là tính "dụng" của các tính chất khác nhau trong cùng một tinh đẩu. Một sao có thể có đồng thời hai, ba tính chất, như dâm đãng, thông minh, phúc thiện và phú túc hoặc khoa cử... thì các tính chất này khi ứng dụng sẽ bổ sung cho nhau? hỗ trợ nhau? hay thay thế nhau?

- Tuổi Hỏa hợp với Chính tinh thuộc hành Hỏa và Mộc, là Thái Dương, Liêm Trinh; Thiên Cơ và Thiên Lương. Đây là bộ sao không hợp lắm với tuổi Bính Dần là dương nam, dương nữ, đáng lẽ cần gặp bộ TPVT hơn. Bởi vì người tuổi âm, tam hợp Th. Tuế ở cung âm gặp bộ sao văn cách thiên về âm tính; tuổi dương, tam hợp ở cung dương gặp bộ sao võ cách thiên về thực hành thì vẫn hợp lý hơn. (Trong các thế chính tinh, thế Tử vi ở Ngọ là thế đứng tiêu biểu nhất cho sự tương hợp âm dương).

Mặc dù vậy, xét về tứ hóa thì tuổi Bính, hóa khí lại đi theo bộ CNĐL. Cho nên, Thiên Cơ và Thiên Lương ở đây vừa sinh nhập cho mệnh, lại vừa hóa Quyền và hóa Lộc (do Thiên Cơ luôn luôn tam hợp với Thiên Đồng, nên luôn có bộ Quyền Lộc đi kèm). Liêm Trinh hợp với mệnh nhưng lại hóa Kỵ, nên không dùng được. Đối với Liêm Trinh chỉ có thể dùng ở cách Liêm Tham cư Tỵ, có Triệt và hóa Kỵ lại thành cách phản vi kỳ mà thôi. Thái Dương luôn nằm giữa và cách một cung với Thiên Cơ và Thiên Lương nên luôn không có Lộc Quyền. Hóa Khoa của tuổi Bính an theo Xương, nên phụ thuộc vào giờ sinh. Ở phần dưới khi ta xét đến cách Dương Lương Xương Lộc hội, ở đây sẽ được thêm cả Hóa Khoa.

-Trước khi xét vào các cung. Tôi muốn nói về hai loại Sinh: Một là Tràng sinh chính cách, hai là Tuyệt xứ phùng sinh.

Như các bạn đã biết, 12 cung chia làm 3 nhóm: tứ sinh, tứ mộ, tứ chính. Bốn cung tứ sinh là: Dần Thân Tỵ Hợi. Dần là sinh địa của Bính hỏa; Thân sinh Nhâm thủy; Tỵ sinh Canh kim; Hợi sinh Giáp mộc. Sinh này là chính cách bởi vì, Dần là chỗ Giáp mộc được kiến lộc lộ ra mà sinh Bính hỏa; Thân có Canh kiến lộc (là chính khí lộ ra) sinh Nhâm thủy; Tỵ có Mậu (vì Tỵ là chỗ cả hai Bính và Mậu kiến lộc) sinh Canh kim; Hợi có Nhâm sinh Giáp.

Trong bốn trường hợp này, chỉ có hai trường hợp can chi của mỗi tuổi ứng hợp được hoàn tòan: Bính Dần và Nhâm Thân. Hai vị trí Tỵ Hợi do khác âm dương nên chỉ có thể là Tân Tỵ và Ất Hợi; nhưng mối quan hệ sinh này chỉ là Mậu sinh Tân, Giáp sinh Ất; còn thực chất Tân phải sinh từ Tý, Ất sinh từ Ngọ. Cho nên, ý nghĩa kép về tràng sinh, chỉ có Bính Dần và Nhâm Thân đáp ứng tòan bộ.

Tóm lại, đối với các tuổi kim như G. Tý, A. Sửu hay mộc như M. Tuất, K. Hợi thì vị trí tràng sinh trên địa bàn tương ứng là Tỵ và Hợi... ; tuổi hỏa ở Dần, tuổi thủy ở Thân. Riêng với Bính Dần thì bản thân can chi cũng thể hiện mối quan hệ đắc địa tràng sinh ở trên.

- Tuyệt xứ phùng sinh: đây là loại tràng sinh khác yếu hơn, không chính cách, có tính chất phản vi kỳ. Như các bạn cũng biết, cuộc sống và Đạo có nguyên lý "bĩ cực tất thái", tức là sự vận động của vạn vật có tính tuần hòan, ở điểm thấp nhất cũng là lúc bắt đầu có sự đi lên, vận động không ngừng nghỉ. Nhưng ở đây, cái lực để bật lên bao giờ cũng có tính chất mạnh hơn bình thường, giống như dây cung kéo căng hết mức sẽ đem lại sức bật lớn nhất.

Trong lịch sử có rất nhiều minh chứng, như thời Chiến quốc, ông Tôn Tẫn bị bạn phản, hành hạ thê thảm rồi trở lại chiến thắng và thành nhà quân sự trứ danh; Tô Tần đi du thuyết thất bại về họ hàng chê cười sau lại thành nhà biện thuyết đại tài; Mao Trạch Đông bị Tưởng Giới Thạch đuổi không còn chỗ nào không chạy trong cuộc vạn lý trường chinh, rút cục lại là kẻ chiến thắng; để thắng đội quân Mông Nguyên hùng mạnh nhà Trần cũng dùng kế "vườn không nhà trống" để lật ngược lại thế cờ; cuối thời Lê Việt Nam ly loạn đến cùng cực rồi lại đánh thắng lừng lẫy 20 vạn quân Thanh...

Cho nên, chia ra chính phụ cách, nhưng Tuyệt xứ phùng sinh thực chất là một cách rất đặc biệt. Cái lý của nó là trong chỗ Tuyệt lại có mầm sinh, cứu cách; giúp cho mọi vật có tính liên hoàn, cho con người luôn nuôi hy vọng. Trong 12 cung, cung Dần là vị trí tuyệt của Kim, Tỵ là tuyệt của Thủy, Thân là tuyệt của Mộc, Hợi là tuyệt của Hỏa; vì Dần có Bính tràng sinh khắc Kim, Tỵ có Mậu khắc Thủy, Thân có Canh khắc Mộc, Hợi có Nhâm khắc Hỏa. Tuy nhiên, nếu các bạn nghiên cứu cả Tứ trụ Tử bình thì sẽ thấy Dần lại là đất trường sinh của Mậu, nên Mậu trong Dần lại sinh cho Canh Kim; Tỵ lại hàm chứ Kim trường sinh, nên Canh trong Tỵ sinh cho Nhâm Thủy; tương tự Nhâm tràng sinh trong Thân lại là mầm sinh cho Giáp Mộc, Giáp trong Hợi lại là mầm sinh cứu Bính Hỏa. Như vậy, Dần Tỵ Thân Hợi là tuyệt của Kim Thủy Mộc Hỏa nhưng trong các vị trí này luôn tàng chứa yếu tố Tuyệt xứ phùng sinh cho các hành kể trên.Tuy là thứ cách, yếu hơn chính cách rất nhiều do vừa là cung tuyệt đồng thời yếu tố sinh không mạnh (lộ ra) mà chỉ là khí cũng vừa được tràng sinh trong đó; nhưng cách Tuyệt xứ phùng sinh lại nắm giữ mắt xích vận động của ngũ hành, cho nên nó vẫn là một quý cách có giá trị lớn.

Đó là đối với Tứ trụ, chúng ta dễ nhận ra do có can tàng chứa trong chi. Còn đối với Tử vi thì yếu tố nào là yếu tố Tuyệt xứ phùng sinh??? Câu trả lời là Chính tinh. Nếu cung ở vị trí tuyệt của hành Mệnh có Chính tinh sinh được hành Mệnh đó thì đương số sẽ được cách Tuyệt xứ phùng sinh. Trong Dần cần có sao hành Thổ như Tử Phủ sinh cho hành mệnh Kim; trong Tỵ có Kim như Thất Sát sinh cho hành Thủy; trong Thân có Nguyệt, Tham, Cự, Tướng sinh cho hành Mộc; trong Hợi có Cơ Lương sinh cho hành Hỏa... thì người hành kim thủy mộc hỏa được đóng mệnh ở đó sẽ không phải ngại về vị trí tuyệt của cung Mệnh mà thậm chí còn là cách tốt, phản vi kỳ thành công.

- Trở lại lá số, trước hết là xét cung Dần, với cách Dương Cự đồng cung. Nhật hành Hỏa sẽ là nòng cốt cho người mệnh Hỏa. Đóng Mệnh tại đây, đương số sẽ được cung Mệnh vững chắc, chính tinh đắc cách với câu phú “Cự Nhật đồng cung quan phong tam đại” và “Cự Nhật Mệnh cung Dần vị thực lộc trì danh”, tức là liên tiếp trong ba đời đều có danh giá, và bản thân được giàu sang trọn vẹn. Nhật đóng Mệnh với tuổi Bính thì Lộc Quyền sẽ lần lượt an theo Đồng và Cơ vào hai cung Thê, Phúc; nhưng như đã đề cập, cung Mệnh có song Hao thì việc không gặp Quyền Lộc hội hợp lại là một điều đáng mừng hơn lo. Cung Quan VCD đắc Nhật Nguyệt chiếu hư không chi địa, và cung Thê có Đồng Âm đều là những cung rất đẹp. Có thể nói đây là cách cục đẹp nhất của tuổi Bính Dần.

Tại sao lại có cách Quan phong tam đại? Tôi có post bên mục Lá số thập loại chúng sinh một lá số có cách Cự Nhật ở cung Điền. Đúng là chúng ta không nên cứng nhắc áp tính chất các bộ sao từ cung Mệnh vào các cung khác; nhưng trong trường hợp này, ba thế hệ của đương số đều thành đạt, có địa vị và sống trong cùng một nhà. Tại sao lại là ba đời? Tôi nghĩ câu giải thích nằm ở vị trí “sớm mai” của Nhật. Mặt trời giờ Dần là bình minh ở chân trời phía Đông, sáng một cách thanh khiết, đặc biệt với năng lượng dồi dào. Khác với mặt trời tại Ngọ, sau khi tỏa chiếu chói chang là xế bóng, hoàng hôn. Mặt trời tại Dần tiếp tục lên và còn sáng tại Thìn, rồi đến Ngọ mới là cực vượng. Ngoài ra, lá số này cũng là một minh chứng cho nhận định của cụ Thiên Lương về Tuần Triệt tháo gỡ cho nhau là đúng.

Mệnh tại Dần có Đồng Lương cũng là cách hay, với Lương sinh nhập cho hành mệnh. Đây là cách “bạch thủ thành gia” tay không làm nên giàu có, lại chủ phúc thiện. Đồng ở đây thì cung Quan có Cơ miếu địa tại Ngọ hội hơp Quyền Lộc, cung Tài có Thái Âm. Tổ hợp Mệnh Tài Quan lại hợp mệnh như thế có thể nói là phú quý, xuất thế vinh hoa. Rõ ràng, tuổi Bính Dần là một trong các tuổi hợp với cách cục này nhất. Người mệnh Thổ sẽ không hợp với Đồng Lương, người tuổi âm sẽ không có tam hợp Thái Tuế trong Dần Ngọ Tuất, người tuổi Kỷ sẽ không an Quyền Lộc theo Đồng Lương… Ngoài ra, cung Dần còn có cách Vô chính diệu, với nhị Hao hành Hỏa làm nòng cốt, đắc Nhật (ở Ngọ) Nguyệt (đồng cung với Th. Cơ ở Thân) chiếu hư không chi địa. Trường hợp này được phú quý vì cung Quan có Nhật cư Ngọ vượng địa, sau 30 tuổi còn phát phú vì Phúc có Lộc Quyền. Còn trường hợp khác là Cơ Nguyệt đồng cung tại Dần, Cơ sinh nhập cho mệnh. Nhưng Nguyệt ở đây vẫn bị coi là hãm địa, nên ý nghĩa tốt đẹp giảm đi khá nhiều.

- Trước khi tập trung vào “tổ hợp công nghiệp” Ngọ cung, tôi muốn liệt kê cách cục ở các cung còn lại. Cung Tuất cũng trong tam hợp Th. Tuế, có Cơ Lương đồng cung là cách, lại hợp mệnh Hỏa. Tuy nhiên, hai sao này lại gặp Tuần, khiến cho cách cục bị sứt mẻ. Tôi chưa giải thích được tại sao. Nhưng theo VĐTTL thì Cơ Lương là hai sao rất dễ bị tổn thương bởi Tuần Triệt; đắc địa mà gặp Tuần Triệt bị cho là rất xấu, lao khổ…; trong khi hãm địa gặp Tuần Triệt cũng chẳng kéo lại được bao nhiêu. Cung Dậu có Cự Cơ đồng cung cũng là cách cục hợp với tuổi Bính qua câu phú “Cự Cơ Mão Dậu Ất Tân Kỷ Bính chí công khanh” và cung Sửu có Cự Đồng hãm địa do ứng hợp với tuổi Ất, Bính, Tân cho nên cũng phải nói là được hiển đạt, khá giả. Tôi sẽ cùng các bạn phân tích về các câu phú trong các bài sau. Nhưng ở đây, tuổi Bính mà được hưởng hai cách cục ở cung âm này, có lẽ tương ứng chỉ có một số tuổi Thủy (B. Ngọ và B. Tý) và tuổi Thổ (B. Tuất, B. Thìn) mà thôi??? Hai tuổi B. Tuất và B. Thìn nếu có Cự Đồng ở Mệnh thì cung Quan phải chịu cả Triệt, và Th. Không, do đó nếu xét về phú thì có thể được, còn về quý thì không phải là đắc cách.

Xét cung Hợi, nếu bỏ Cơ Lương vào đây chúng ta sẽ được cách Tuyệt xứ phùng sinh như đã bàn đến ở trên. Lương đóng Hợi tuổi Bính sẽ có song Lộc đồng cung chính chiếu cung Mệnh. Cơ đóng Hợi sẽ vừa được song Lộc triều nguyên vừa được cái may là Thái Âm hãm ở Tỵ được Triệt làm sáng ra, chính chiếu cho Cơ ở Hợi thì Cơ này cũng không còn là hãm. Tuy nhiên, tuổi Bính Dần lại có Tuần đóng Tuất- Hợi, thành ra mất cách cục này. Như đã nói, Cơ Lương rất ngại Tuần Triệt. Ngoài Cơ Lương, tuổi Bính còn có thể để Thái Dương ở đây. Dương ở Hợi là Nhật trầm thủy bể, có Tuần làm sáng ra. Có hai điểm yếu đối với cách cục này, một là cung Quan tại Mão bị Thái Âm hãm địa là rất xấu, lại gia Th. Không; cung Tật ách có Kình dương tại Ngọ thì rất dễ bị họa lớn trong quan trường; hai là Nhật ở Hợi chỉ đẹp nếu hội hợp được tam hóa, Tả hữu, Hồng Khôi để thành cách “loạn thế viên thành”, hay tứ sát để được “thịnh thế phát danh tài”, trong khi ở đây chỉ có Khôi mà không được các tinh đẩu khác. Tuy vậy, người có Nhật tại Hợi vẫn được coi là người cao khiết, ham chuộng triết học đạo lý và về già vẫn được an nhàn, sung sướng.

Xét cung Tý là cung cũng có thể cho cách nhược xứ phùng sinh. Cơ đắc địa ở đây, vừa hợp Mệnh lại hợp với tuổi Ất, Bính, Đinh- được luận đoán trong cuốn TVĐS tân biên là “lập được sự nghiệp lớn, và giàu sang trọn đời”. Ngoài ra, tuổi B. Dần có thêm điểm lợi là Th. Âm ở cung Thìn và Th. Dương ở Tuất, cả hai hãm địa, nay gặp được Triệt Tuần lại làm cho sáng ra. Đối với tuổi Dần, cung Tý nằm trong thế tam hợp Tuế phá, nên chỉ được xét thành cách cục tốt đẹp hàng hai. Ngoài, Th. Cơ còn có Th. Dương, và Đồng Âm cũng là hai cách phú quý với hai câu phú gần giống nhau là Thái Dương hay Thái Âm cư Tý, Bính Đinh phú quý trung lương; tức là vừa được phú quý mà tư cách cũng có phần nổi trội. Coi như chúng ta cứ chấp nhận các câu phú này, thì xét mức độ thành công của chúng cũng có phần khác nhau. Một mặt, Nhật ở Tý là hãm địa, trong khi Nguyệt ở Tý lại đắc địa; nhưng mặt khác Nhật đối với tuổi B. Dần dù sao lại là nòng cốt, hợp mệnh Hỏa; chắc chắn phải tốt hơn Đồng Âm đều là thủy khắc mệnh. Có lẽ cách Đồng Âm hợp với B. Ngọ và B. Tý hơn. Hơn nữa, Nhật ở Tý, thì cung Quan có Cự hãm được triệt làm sáng ra; trong khi Nguyệt ở Tý thì cung Quan có Cơ Lương gặp triệt là không tốt.
Được cảm ơn bởi: xiangyun, bunatino, bichvan86, greenfield09, perry
Đầu trang

Ẩn long cư sỹ
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 522
Tham gia: 16:48, 30/01/10

TL: Cung nào tốt nhất với tuổi nào?

Gửi bài gửi bởi Ẩn long cư sỹ »

mapbe đã viết:Mọi nguời ơi, đây là mục trao đổi học thuật, đừng viết vào làm gián đoạn với ko liền mạch bài viết của bác Long nhé. Nếu muốn cảm ơn thì nhấn vào nút cảm ơn ngay dưới bài viết là được rồi. Thanks
@ Anh Long: Đố bít ai nè!
Anh chịu thôi :-?...
Đầu trang

Ẩn long cư sỹ
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 522
Tham gia: 16:48, 30/01/10

TL: Cung nào tốt nhất với tuổi nào?

Gửi bài gửi bởi Ẩn long cư sỹ »

-Cung Ngọ đúng là một “tổ hợp công nghiệp” sản sinh nhiều thượng cách nhất trong 12 cung địa bàn. Thật vậy, các bạn cứ thử đặt các chính tinh lần lượt vào đó sẽ thấy hầu hết các chính tinh vượng, miếu địa ở Ngọ. Ánh sáng mặt trời là nguồn sinh của vạn vật, (ánh sáng mặt trăng là đối ứng âm dương) cho nên giờ Ngọ được coi là thời khắc năng lượng “động” của vạn vật đạt đến mức cao nhất trong một ngày. Vì thế, Ngọ cung là nơi sáng sủa nhất, là sân khấu để từng Chính tinh có dịp lên biểu diễn những gì tốt đẹp nhất của mình. Giống như một đất nước có thủ đô, một thành phố có quảng trường trung tâm. Như Việt Nam có Hà Nội, trong HN lại có hồ Gươm, hay quảng trường B. Đình; Sài Gòn có đường Nguyễn Huệ, Dinh Độc lập; như nước Mỹ có Washington DC, có đồi Capitol và tòa Bạch ốc vậy.

Thiên Lương ở Ngọ là khi người thày của thiên hạ được vinh danh trong thời buổi thiên hạ loạn lạc, cứu rỗi về đạo đức được đề cao hơn bao giờ hết. Liêm Tướng ở Ngọ là khi bậc lương tướng trung chinh được giao bảo vệ cung thành khi vua xa giá ra ngòai. Thiên Cơ vào Ngọ là người mưu sĩ trở thành trung tâm của thế cục khi ông vua đã dần mất sự minh trị khi đi cặp với Phá Quân. Phá Quân cư Ngọ là thế thắng thượng phong của quân khởi nghĩa, như phong trào Tây Sơn hay Thái Bình thiên quốc. Đến luật sư Cự môn cũng có dịp đăng đàn trong cách Thạch trung ẩn ngọc… Tôi thấy duy chỉ có ả Tham lang gian manh, dâm dật là không thể lên được cung Ngọ, có thể do xã hội không thể chấp nhận cách cục đó được chăng??? Như vậy, chúng ta có thể đi đến kết luận cái thế chính tinh được dàn bày trong 12 cung cũng tương tự như một thế cục chính trị- xã hội ngoài đời. Và sự đắc hãm của chính tinh phải được xét từ nguyên lý đó. Chính tinh đắc hãm không phải do quan hệ giữa hành của sao và cung. Nếu so sánh hành của sao và cung chúng ta sẽ gặp mâu thuẫn, ví dụ tại sao Tham lang hành thủy lại vượng địa ở tứ mộ, Thiên Phủ hành Thổ lại vượng ở Dần… Do đó, ta chỉ có thể lý giải rằng thế đối đãi với Tử vi và tranh giành vào Ngọ cung là yếu tố quyết định sự đắc hãm của Chính tinh.

Ngoài thế tranh giành Ngọ cung như trên, thế đắc hãm của chính tinh còn phụ thuộc vào thế đỗi đãi âm dương. Tại sao Th. Cơ ở Tỵ được cho là sáng hơn Th. Cơ ở Hợi; Cự môn ở Tỵ hãm địa, trong khi ở Hợi lại vượng? Đó là do, Thái Âm sáng ở Hợi và Thái Dương ở Tỵ chiếu sáng cho Th. Cơ và Cự môn sáng sủa, và ngược lại. Nhìn tổng thể ta thấy, thế Tử vi ở Ngọ là tiêu biểu nhất, là thế cục mẫu về cả về mặt đối đãi vào ngọ cung, vị trí mỗi chính tinh và nguyên lý âm dương. Từ đó trở đi, Tử vi đi từ Tỵ sang Dậu và Thiên phủ đối xứng qua trục Dần Thân đi từ Hợi ngược lại Mùi ta sẽ được Nhật Nguyệt âm dương hợp lý. Tử vi Thìn Tuất, Thiên phủ Tý Ngọ thì Âm Dương đồng cung. Tử vi đi từ Hợi sang Mão, Th. phủ đi từ Dần lên Tỵ thì Âm Dương phản bối.
Được cảm ơn bởi: gemigemi, emoidoianhve_emnhe89, bunatino, pense, Hoả Kỳ Lân, greenfield09, perry
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức tử vi”