Lá số Mao-Tưởng

Các bài viết học thuật về tử vi
Hình đại diện của thành viên
hói phệ
Đang bị cấm
Đang bị cấm
Bài viết: 2738
Tham gia: 16:41, 31/05/11

TL: Lá số Mao-Tưởng

Gửi bài gửi bởi hói phệ »

mình mới vào nên còn non lắm
mình đoán bên trái là sao tốt, bên phải sao xấu
hai cung đó sao xấu nhiều hơn nên đoán là xấu thôi
Đầu trang

bosua
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 646
Tham gia: 15:44, 15/02/09
Đến từ: TP HCM

TL: Lá số Mao-Tưởng

Gửi bài gửi bởi bosua »

bosua đã viết:Trích từ bài của bác Hoa Cái
Phải chăng Tham Lang = Tướng = Tăng = Tục ?

Trong dàn Sát Phá Tham hùng tinh, Tham Lam được xem là sao có nhiều tính chất lạ kỳ nhất .

Có lúc Tham được gọi là Tướng Tướng chi danh so kè cùng Thất Sát chỉ huy cả 1 mặt trận lẫy lừng . Thất Sát con nhà quân sự từ cốt lõi, đánh đâu thắng đó, đọc cái tên thì biết thượng tướng tinh vô địch siêu quần . Nhưng Tham Lang của Mao được Tướng Ấn ủng hô cũng đâu kém, trái lại có kèm theo chiêu pháp phù thủy đầy ma quái (ảnh hưởng của Kỵ gian xão, Hóa Quyền giáp mệnh quyền biến cơ mưu) . Vì vậy Tham Lang này chính là Tướng Tướng chi danh .

Có lúc Tham cũng thoát cốt Tục để trở thành minh tăng cô độc tu hành một mình, bỏ mặt thế sự hồng trần, cứ nhìn cho kỹ, Mao cũng có ý tốt lãnh đạo nhân dân TQ lúc đó nghèo khổ vì lạc hậu, bị các thế lực phong kiến chia ba xẽ bảy (nạn sứ quân, đảng của Tưởng đầy xôi thịt với các quan gian tham, ngay cả bộ trưởng quốc phòng cũng thụt két) và đế quốc Nhật khinh nhục con hổ giấy bị bệnh (Tức TQ bị các cường quốc xâu xé và người dân hèn kém và xấu xí) . Người tuổi Tỵ gốc tứ sinh, an mệnh cung Tứ Sinh, ôm luôn Cô Thần, ắt tự hào với tư cách dẫn dắt soi sáng con đường đi cho khối nhân dân khổng lồ thuộc giai cấp nghèo khổ chiếm đại đa số vào lúc đo' .

Có lúc Tham với bản chất dâm đãng khét tiếng khi các sao Thủy dầy đặc bao bám như Phá Quân Kỵ Quyền Cự Văn Khúc đông thế kia thi` Mao dâm dục quá xá là chuyện đương nhiên . Phải chăng Tham Lang là Mộc chỉ trí óc, nếu vượng quá thì cuồng điên và dâm tà rất đúng lý .

Xét cương lĩnh cung mệnh của Mao đầy đủ tứ hóa cho dù thế thủ, giáp hay trong tam hợp, tăng thêm Lộc Tồn (thế Song Lộc) thì Mao xếnh xáng quả hơn người khi Tham Lang chủ mệnh vừa làm Tướng, làm Tăng (yêu nước lúc đầu, muốn nước nhà thoát nạn mù chữ và nghèo khổ) và cũng là 1 tên dâm đãng có hạng .
Trung Quốc đúng là con Tham Kị . lớn mà chơi bẩn(xấu)
Trong tự nhiên cá lớn nuốt cá bé là chuyện hiển nhiên ,nhưng mà cá nóc thì không dễ xơi đâu.Bứt quá chết chung =))
Đầu trang

jone 2011
Đang bị cấm
Đang bị cấm
Bài viết: 24
Tham gia: 19:08, 08/06/11

TL: Lá số Mao-Tưởng

Gửi bài gửi bởi jone 2011 »

RỒI THẰNG BÒ LÀ MAO TƯỞNG TUONG LAI CHỊU CHƯA . DẸP LUÔN CÁI TOPIC CHO TAO NHỜ.
Đầu trang

bosua
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 646
Tham gia: 15:44, 15/02/09
Đến từ: TP HCM

TL: Lá số Mao-Tưởng

Gửi bài gửi bởi bosua »

jone 2011 đã viết:RỒI THẰNG BÒ LÀ MAO TƯỞNG TUONG LAI CHỊU CHƯA . DẸP LUÔN CÁI TOPIC CHO TAO NHỜ.
Ngày trước nóng tính, nhưng giờ thấy tính đó không tốt ,đang dần sửa để phù hợp với ngành hơn.
những bài của anh Jone giúp em luyện tính bình tĩnh.cảm ơn anh =))
em là thành viên cũng đã từng đi off ,cũng từng gặp anh ,nên khuyên anh vài câu thế này :
Nếu bị đuổi thì nên phắn đi,ở lại mà mang nhục =))
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
khoabachvongoc
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 358
Tham gia: 18:28, 11/03/11

TL: Lá số Mao-Tưởng

Gửi bài gửi bởi khoabachvongoc »

thế ra bá cao hơn vương à , nực cười
Đầu trang

Thái Dương
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 221
Tham gia: 22:11, 10/01/09

TL: Lá số Mao-Tưởng

Gửi bài gửi bởi Thái Dương »

khoabachvongoc đã viết:thế ra bá cao hơn vương à , nực cười
Sự kiểu biết của Đằng Sơn không kém hơn bạn đâu. Chưa nói về học vị là tiến sĩ, ông ta còn rành tiếng Hán và cũng khá ôm hiểu về văn hóa cũng như lịch sữ Trung Hoa đấy. Lại sống ở Trung Quốc, Hương Cảng, Đài Loan mấy năm trời nữa.
Tưởng Giới Thạch: Lên Làm Bá, Xuống Làm Vương! (Đằng Sơn)

Đấy không phải là tác giả so sánh Bá đạo cao hơn Vương đạo. Mà ý nói về Tưởng Giới Thạch lúc lên thì làm Bá (ở Trung Quốc), xuống (bại, chạy ra đảo) thì làm Vương (ở Đài Loan).

Còn về đạo trị quốc xưa thì có Đế, Vương, Bá (Đế thì thánh đạo, hơi hiếm và khó theo - dùng Đức để giáo hóa dân - thời Tam Hoàng Ngũ Đế chứ sau này có mà mất nước, và cũng không mấy ai dám nói mình dùng Đế thuật). Còn về Vương với Bá thì vì ảnh hưởng của Nho gia và đề cao việc bình trị nên xem trọng Vương thuật mà khinh Bá thuật thôi. Chứ chẳng có thuật nào cao hơn thuật nào cả. Chẳng qua tùy theo thời thế, hoàn cảnh, và sở nguyện mà chọn cho hợp thôi. Như Tần Hiếu Công dùng Bá thuật thay vì Vương thuật để trị quốc, thử nghĩ nếu Tần Bá Công mà dùng Vương thuật thì nước Tần khó mà đứng dậy, có khi còn vong quốc nữa, chứ nói chi trở nên mạnh mẽ để dựng nền móng cho sự nghiệp thống nhất thiên hạ. Nhưng Bá đạo khó bền.

" Dĩ lực giả nhân giả Bá, Bá tất hữu đại quốc.
Dĩ đức hành nhân giả Vương, Vương bất đãi đại. (Mạnh Tử)

- Dùng sức mạnh mà mượn tiếng làm điều nhân là Bá, làm Bá tất có nước lớn. Lấy đức mà làm điều nhân là Vương, Vương không cần nước lớn.

- Làm Bá cần phải có sức mạnh vũ dũng để đè nén người ta, cho nên phải cần có nước lớn mới đủ sức mạnh. Làm Vương thì chỉ cần có đức độ nhân nghĩa cho người ta kính phục, chứ không cần đến sức mạnh, cho nên không cần phải có nước lớn." (Trích lại từ Tự Điển)
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
khoabachvongoc
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 358
Tham gia: 18:28, 11/03/11

TL: Lá số Mao-Tưởng

Gửi bài gửi bởi khoabachvongoc »

ấy là bạn nói cái thời chiến quốc , thời xuân thu , còn sau đời tần thủy hoàng , ông đã định lại cái danh xưng theo cấp bậc thứ vị đế , vương vâng vâng và cấp bậc cao thấp thế nào không cần nói lại và ai có quyền và có địa vị , quyền lực cao hơn (trong danh xưng) thì không cần phải nói lại ? cũng từ đó mà dẫn đến sự phân hóa trong danh xưng của các nước phong kiến đời xưa như nước lớn xưng gì nước nhỏ xưng gì , trong danh xưng thể hiện một điều rất quan trọng về tư cách của một người đối với người khác
Đầu trang

Thái Dương
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 221
Tham gia: 22:11, 10/01/09

TL: Lá số Mao-Tưởng

Gửi bài gửi bởi Thái Dương »

ấy là bạn nói cái thời chiến quốc , thời xuân thu , còn sau đời tần thủy hoàng , ông đã định lại cái danh xưng theo cấp bậc thứ vị đế , vương vâng vâng và cấp bậc cao thấp thế nào không cần nói lại và ai có quyền và có địa vị , quyền lực cao hơn (trong danh xưng) thì không cần phải nói lại ? cũng từ đó mà dẫn đến sự phân hóa trong danh xưng của các nước phong kiến đời xưa như nước lớn xưng gì nước nhỏ xưng gì , trong danh xưng thể hiện một điều rất quan trọng về tư cách của một người đối với người khác
Không biết bạn nói những tước vị do Tần Thủy Hoàng đặt ra là những tước nào vậy? Chắc không phải là "Đế Vương Công Hầu Bá Tử Nam" chứ.

Tần Thủy Hoàng theo chế độ quân chủ chuyên chế, quyền lực tập trung ở trung ương. Thành thử phế bỏ chế độ phân phong - không phong đất lập Vương, không thi hành chế độ cha truyền con nối.

Còn Bá trong "Công Hầu Bá Tử Nam" thì không thể sánh với Đế Vương Bá - đều chỉ Vua. Theo mình hiểu thì Bá tức là có người tranh hùng với mình, như thời Ngũ Bá tranh hùng - 5 nước lớn tranh với nhau. Hoàn cảnh này cũng hợp với lúc sau khi Viên Thế Khải bị phế và xa hơn là sau khi Tôn Dật Tiên chết. Quân phiệt nổi dậy, mạnh ai nấy hùng cứ một phương. Sau thì Tưởng Giới Thạch dẹp yên, nhưng rồi lại để rơi vào tay Mao Trạch Đông (hơi giống Sở Bá Vương Hạng Vũ) phải chạy ra ngoài bán đảo nhỏ làm vua ở đấy. Như vậy Đằng Sơn nói "Tưởng Giới Thạch lên làm Bá, xuống làm Vương" thì cũng đâu có gì không phải.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
khoabachvongoc
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 358
Tham gia: 18:28, 11/03/11

TL: Lá số Mao-Tưởng

Gửi bài gửi bởi khoabachvongoc »

Thái Dương đã viết:
ấy là bạn nói cái thời chiến quốc , thời xuân thu , còn sau đời tần thủy hoàng , ông đã định lại cái danh xưng theo cấp bậc thứ vị đế , vương vâng vâng và cấp bậc cao thấp thế nào không cần nói lại và ai có quyền và có địa vị , quyền lực cao hơn (trong danh xưng) thì không cần phải nói lại ? cũng từ đó mà dẫn đến sự phân hóa trong danh xưng của các nước phong kiến đời xưa như nước lớn xưng gì nước nhỏ xưng gì , trong danh xưng thể hiện một điều rất quan trọng về tư cách của một người đối với người khác
Không biết bạn nói những tước vị do Tần Thủy Hoàng đặt ra là những tước nào vậy? Chắc không phải là "Đế Vương Công Hầu Bá Tử Nam" chứ.

Tần Thủy Hoàng theo chế độ quân chủ chuyên chế, quyền lực tập trung ở trung ương. Thành thử phế bỏ chế độ phân phong - không phong đất lập Vương, không thi hành chế độ cha truyền con nối.

Còn Bá trong "Công Hầu Bá Tử Nam" thì không thể sánh với Đế Vương Bá - đều chỉ Vua. Theo mình hiểu thì Bá tức là có người tranh hùng với mình, như thời Ngũ Bá tranh hùng - 5 nước lớn tranh với nhau. Hoàn cảnh này cũng hợp với lúc sau khi Viên Thế Khải bị phế và xa hơn là sau khi Tôn Dật Tiên chết. Quân phiệt nổi dậy, mạnh ai nấy hùng cứ một phương. Sau thì Tưởng Giới Thạch dẹp yên, nhưng rồi lại để rơi vào tay Mao Trạch Đông (hơi giống Sở Bá Vương Hạng Vũ) phải chạy ra ngoài bán đảo nhỏ làm vua ở đấy. Như vậy Đằng Sơn nói "Tưởng Giới Thạch lên làm Bá, xuống làm Vương" thì cũng đâu có gì không phải.
thứ nhất , tần thủy hoàng đặt tước vương xuống dưới tước hoàng đế :
Năm 221 trước Công Nguyên, Tần Vương Doanh Chính thống nhất các nước nhỏ, các dân tộc khác nhau trên một vùng rộng lớn tạo ra tiền đề để tạo thành nước Trung Quốc sau này. Vua Tần là Doanh Chính vốn đang xưng Vương không muốn dùng lại danh xưng Vương như vua nhà Chu, mà sau này sẽ được dùng làm tước phong tặng cho các công thần của mình (tước Vương). Để chứng tỏ đẳng cấp cao hơn của vua nhà Tần mới so với vua nhà Chu cũ, phân rõ tôn ti trên dưới với các vua cai trị các tiểu quốc cũ đã bị tiêu diệt, tỏ rõ thần quyền phong kiến chính danh với dân các nước đã bị chiếm đoạt, tiêu diệt, Tần Doanh Chính đã ghép chữ Hoàng là danh xưng của 3 vị vua thời Tam Hoàng và chữ Đế là danh xưng của 5 vị vua thời Ngũ Đếthời thượng cổ thành tước vị Hoàng đế, và trở thành vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử nước Tần, tức là Tần Thủy Hoàng. Từ đó các vị vua phong kiến tập quyền chính thống ở Trung Quốc cũng dùng danh vị này, và tước Vương trở thành bậc thứ hai.(1)
nguồn wiki
thứ hai tước bá thời đông chu suy yếu , xuân thu chiến quốc... đều dùng để chỉ chư hầu dưới tước vương lúc ấy còn là cao nhất từ đời chu(2)
từ (1) và(2) => bá < vương < đế
từ (1) và (2) =>
Được cảm ơn bởi: Thái Dương
Đầu trang

Thái Dương
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 221
Tham gia: 22:11, 10/01/09

TL: Lá số Mao-Tưởng

Gửi bài gửi bởi Thái Dương »

Bác Khoabachvongoc nói phải.

Về việc thứ vị trong "Đế Vương Công Hầu Bá Tử Nam" thì nó vốn là vậy rồi.

Riêng Bá trong thời Xuân Thu có thể nói nôn na thì là anh cả của các chư hầu (công, hầu, bá, tử, nam), nhưng cũng là dưới Vương.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức tử vi”