Lá số Mao-Tưởng

Các bài viết học thuật về tử vi
bosua
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 646
Tham gia: 15:44, 15/02/09
Đến từ: TP HCM

Lá số Mao-Tưởng

Gửi bài gửi bởi bosua »

Hình ảnh
Đầu trang

bosua
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 646
Tham gia: 15:44, 15/02/09
Đến từ: TP HCM

TL: Lá số Mao-Tưởng

Gửi bài gửi bởi bosua »

Trích từ bài của bác Hoa Cái
Phải chăng Tham Lang = Tướng = Tăng = Tục ?

Trong dàn Sát Phá Tham hùng tinh, Tham Lam được xem là sao có nhiều tính chất lạ kỳ nhất .

Có lúc Tham được gọi là Tướng Tướng chi danh so kè cùng Thất Sát chỉ huy cả 1 mặt trận lẫy lừng . Thất Sát con nhà quân sự từ cốt lõi, đánh đâu thắng đó, đọc cái tên thì biết thượng tướng tinh vô địch siêu quần . Nhưng Tham Lang của Mao được Tướng Ấn ủng hô cũng đâu kém, trái lại có kèm theo chiêu pháp phù thủy đầy ma quái (ảnh hưởng của Kỵ gian xão, Hóa Quyền giáp mệnh quyền biến cơ mưu) . Vì vậy Tham Lang này chính là Tướng Tướng chi danh .

Có lúc Tham cũng thoát cốt Tục để trở thành minh tăng cô độc tu hành một mình, bỏ mặt thế sự hồng trần, cứ nhìn cho kỹ, Mao cũng có ý tốt lãnh đạo nhân dân TQ lúc đó nghèo khổ vì lạc hậu, bị các thế lực phong kiến chia ba xẽ bảy (nạn sứ quân, đảng của Tưởng đầy xôi thịt với các quan gian tham, ngay cả bộ trưởng quốc phòng cũng thụt két) và đế quốc Nhật khinh nhục con hổ giấy bị bệnh (Tức TQ bị các cường quốc xâu xé và người dân hèn kém và xấu xí) . Người tuổi Tỵ gốc tứ sinh, an mệnh cung Tứ Sinh, ôm luôn Cô Thần, ắt tự hào với tư cách dẫn dắt soi sáng con đường đi cho khối nhân dân khổng lồ thuộc giai cấp nghèo khổ chiếm đại đa số vào lúc đo' .

Có lúc Tham với bản chất dâm đãng khét tiếng khi các sao Thủy dầy đặc bao bám như Phá Quân Kỵ Quyền Cự Văn Khúc đông thế kia thi` Mao dâm dục quá xá là chuyện đương nhiên . Phải chăng Tham Lang là Mộc chỉ trí óc, nếu vượng quá thì cuồng điên và dâm tà rất đúng lý .

Xét cương lĩnh cung mệnh của Mao đầy đủ tứ hóa cho dù thế thủ, giáp hay trong tam hợp, tăng thêm Lộc Tồn (thế Song Lộc) thì Mao xếnh xáng quả hơn người khi Tham Lang chủ mệnh vừa làm Tướng, làm Tăng (yêu nước lúc đầu, muốn nước nhà thoát nạn mù chữ và nghèo khổ) và cũng là 1 tên dâm đãng có hạng .
Đầu trang

bosua
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 646
Tham gia: 15:44, 15/02/09
Đến từ: TP HCM

TL: Lá số Mao-Tưởng

Gửi bài gửi bởi bosua »

Bài của Đằng Sơn

Số ông Mao có Tham Lang cư Thân. Sách cổ viết "Tham Lang Thân cung vi hạ cách", nhưng trong giáo tập "Tử Vi đẩu số giảng nghĩa" tiền bối Lục Bân Triệu lại viết: "Tham Lang cung Thân tọa mệnh, mộc phùng kim chế, có thể lưu danh thiên cổ, có thể di xú vạn niên, bị một số người nguyền rủa chỉ trích, được một số người kính bái tôn sùng, sự nghiệp một đời do tranh đoạt với người mà có, nếu tham hưởng thụ dâm lạc tất sự nghiệp đang yên ổn lại mất đi." Đồng thời xin lưu ý rằng hễ tuổi Quý mà có Tham Lang cư mệnh thì đương nhiên giáp Khoa Quyền hợp Lộc, trong trường hợp ông Mao lại tam hợp thêm Lộc Tồn ở Tí nữa; bởi vậy không thể luận là xấu vì có Kỵ trong mệnh.


Về cách luận đại hạn, tôi nghĩ chủ điểm là phân biệt "ta" và "hoàn cảnh". Ta là mệnh, và sau khi ra đời thì thêm thân, hoàn cảnh là cung hạn. Sự phù hợp và thiếu phù hợp giữa ta và hoàn cảnh là một yếu tố rất lớn. Phù hợp hoặc thiếu phù hợp làm sao định? Xin thưa là bằng cách cục.
Thay vì bàn chính tinh khó thấy vấn đề, tôi xin đưa một thí dụ ở cấp thấp hơn, Xương Khúc và Không Kiếp. Giả như một người có Tham Lang Văn Khúc cư mệnh ở Thân (số Mao Trạch Đông). Cách này sách gọi là "Tham Lang Xương Khúc chính sự phiền hà", hay gây rắc rối cho đời và cho người.
Mao Trạch Đông thành công nhất trong đại hạn 53-62 (1945-54). Nhưng hạn này ở Mão có Địa Kiếp hãm độc thủ cùng song Hao Mão Dậu, chiếu về dĩ nhiên có Địa Không hãm ở Mùi, thêm Nhật Nguyệt ảm đạm ở Mùi và Lương Đà Mã hãm ở Hợi. Đây lại là vị trí Điếu Khách, tức là ở thế xung với vòng Thái Tuế; lẽ thường rất bất lợi. Thành thử chỉ xét cung hạn, ngay cả so sánh lý âm dương với cung mệnh, cũng không thể nào hiểu tại sao đây là hạn huy hoàng của Mao.
Chi tiết phức tạp, nhưng thí dụ này cốt chứng minh rằng ta không thể tách mệnh thân và hạn, mà phải phối hợp các cách, xem có cách tốt nào ở mệnh thân được hạn tăng cường hoặc bị hạn phá vỡ, có cách xấu nào ở mệnh được hạn tháo gỡ hay không.
Theo cách xem này ta có thể hiểu tại sao đại hạn có vẻ rất xấu này (Không Kiếp song Hao, xung vòng Thái Tuế) của Mao lại chưa chắc xấu. Lý do giản dị là Xương Khúc và Không Kiếp vốn là phản đề của nhau; và khi đến hạn này Không Kiếp đóng vai chính, đại diện hoàn cảnh của Mao; nên cái lấn cấn của Tham Lang Xương Khúc ở Mệnh được Không Kiếp tạm thời hóa giải.
Tôi cố ý đề cử Không Kiếp vì ta hay có khuynh hướng xác quyết hạn đến Không Kiếp hãm địa thì không nạn tai cũng bại trượng. Đúng, nếu mệnh là Âm Dương chẳng hạn, nhất là Âm Dương hãm địa; nhưng sai, nếu mệnh là Phá Quân chẳng hạn (kể cả Phá Quân hãm địa, và nhất là mệnh Phá Quân Xương Khúc); bởi Không Kiếp chính là hạn dễ tung hoành nhất của Phá Quân (còn có làm lợi cho cuộc đời hay không lại là chuyện khác). Ấy chỉ vì Âm Dương Không Kiếp phá cách, Phá Quân Không Kiếp thành cách.
Lá số của Mao là một trường hợp lý tưởng để ta chiêm nghiệm lý này. Mao thân cư Tài Bạch, chính tinh là Phá Quân cư Thìn. Phá mạnh hơn Tham nên khi vào hạn Mão chính cách của Mao là Phá Quân hội Không Kiếp. Phá của Mao ở Thìn là cách thích xoay chuyển thiên hạ (người xưa gọi là cách "bất trung bất hiếu", thực ra chỉ có nghĩa thích đạp đổ truyền thống) thành thử đến hạn Không Kiếp, nhất là trong trường hợp này Đia Kiếp cực mạnh vì độc thủ thì đúng là gặp thời, dựng nên đại nghiệp bằng cách phá hoại những gì có sẵn.
(Nhưng ảnh hưởng của mệnh không bao giờ phai nhạt, nên suốt đời Mao vẫn có đặc tính của Tham.)
Tóm lại, theo thiển ý, phải phối hợp "ta" và "hoàn cảnh" thành cách khi luận đại hạn.


Theo chỗ tôi biết thì tài liệu của ông Lục Bân Triệu không phải do ông nghĩ ra mà là ông viết lại -theo chủ trương của một chi của phái Trung Châu- để dạy lớp Tử Vi của ông, không hề có ý phổ biến ra ngoài. Sau này có ông Vương Đình Chi thuộc một chi khác của phái Trung Châu quyết định phổ biến (với lời chú thích rằng có một số điểm bất đồng với chi phái của ông, trong đó quan trọng nhất là cách an tứ hóa).
Cách 'mộc phùng kim chế' không phải chỉ có sách ông Lục Bân Triệu thuộc phái Trung Châu (hình như gốc Lưỡng Quảng) nói tới. Ông Phan Tử Ngư thuộc phái Đăng Hạ Thuật và Nhất Diệp Tri Thu (gốc Phúc Kiến) cũng có nhắc đến cách này, giải thích tương tự.
Xin lưu ý rằng cách "mộc phùng kim chế" hoàn toàn không nói đến ảnh hưởng của năm Quý. Phần ấy là tôi thêm vào (không ở trong dấu ngoặc kép). Cũng lưu ý rằng Tham Lang ở Dậu không tính là cách mộc phùng kim chế.
Tôi đoán cách này đã có từ lâu, gốc không rõ nhưng nhiều phái học lại rồi dấu nghề, gần đây nhờ phong trào "trăm hoa đua nở" mới lộ ra ngoài. Tiếc là chỉ lộ khẩu quyết mà không giải thích, y như truyền thống mù mờ xưa nay của khoa Tử Vi.
Còn lý ngũ hành động tĩnh mà anh đưa ra để đặt vấn đề với cách này thì tôi xin phép không đưa ý kiến; nhưng cũng xin lưu ý là các vị Lục Bân Triệu, Vương Đình Chi, Phan Tử Ngư đều là danh gia bát tự, kiến thức âm dương ngũ hành dĩ nhiên chẳng tầm thường, đáng bậc thầy cả.

Tản mạn thêm:
Theo giai thoại tiền bối Lục Bân Triệu danh nổi như cồn trong thập niên 1950 (có lẽ tại Hồng Kông) vì đoán mệnh bằng Tử Vi "đúng như thần". Những người bội phục ông nài nỉ mãi ông mới chịu mở lớp dạy. Hình như các đệ tử của ông nhiều người đã biết Tử Bình, vì thỉnh thoảng trong các bài học có thấy ông so sánh khoa này với Tử Vi. Tài liệu của ông chứa nhiều bí quyết khó hiểu, các cách "Âm tinh nhập thổ", "mộc phùng kim chế" chỉ là thí dụ.
Ông Vương Đình Chi chuyên về phong thủy, bát tự, Tử Vi. Là chưởng môn Trung Châu phái Hồng Kông, xét thành tích phải coi ông là đầu tàu của làng Tử Vi Hồng Kông. Đã ra khá nhiều sách Phong Thủy, bát tự và Tử Vi, trong đó có "Tử Vi đẩu số giảng nghĩa bình chú", giải thích các bài giảng cũ của tiền bối Lục Bân Triệu. Theo lời ông Vương thì ông và ông Lục thuộc hai chi khác nhau của Trung Châu phái.
Ông Phan Tử Ngư người Phúc Kiến, di cư sang Đài Loan, nếu còn tại thế thì đã gần 80 tuổi. Giữa thập niên 1990 ông xiển dương thuyết mới là ngũ trụ (thay vì tứ trụ như cũ), nhưng không được hưởng ứng. Ông ghi nhận rằng khoa Tử Vi đã qua mặt Tử Bình ở Đài Loan trong thập niên 80, rồi ông tiên đoán khoa mệnh lý "hậu Tử Vi" trong thập niên 1990 là thất chính tứ dư. Lời tiên đoán này đã không thành sự thật và vẫn chưa thấy dấu hiệu gì là sẽ thành sự thật.


( VDTT)

Một đoạn khác viết
Số ông Tưởng có Thái Âm cư Thìn. Giáo tập "Tử Vi đẩu số giảng nghĩa" của tiền bối Lục Bân Triệu viết về cách này như sau (tạm dịch): "Thái Âm cư cung Thìn gọi là 'Thiên Thường'. Thích hội họp với các sao thuộc kim. Nếu có Khoa Quyền Lộc hội là bậc lãnh tụ, tham dự vũ giới, nắm quyền to trong quân đội, danh vang bốn bể, gọi là cách 'Âm tinh nhập thổ'" .
Được cảm ơn bởi: macdaitiensinh
Đầu trang

bosua
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 646
Tham gia: 15:44, 15/02/09
Đến từ: TP HCM

TL: Lá số Mao-Tưởng

Gửi bài gửi bởi bosua »

Hình ảnh
Đầu trang

bosua
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 646
Tham gia: 15:44, 15/02/09
Đến từ: TP HCM

TL: Lá số Mao-Tưởng

Gửi bài gửi bởi bosua »

TỬ VI VÀ THẾ CUỘC -- Tưởng Giới Thạch: Lên Làm Bá, Xuống Làm Vương!
Đằng Sơn


Một lý do khiến chúng ta say mê đọc các bộ sách gọi là "truyện tàu" như Đông châu liệt sĩ, Hán Sở tranh hùng, Tam quốc chí v.v... là khi thời thế đảo điên, tự nhiên chẳng hiểu từ đâu mà bao nhiêu nhân tài xuất hiện cùng một lúc, tạo thành những cảnh long tranh hổ đấu, với những diễn biến đầy kịch liệt, khúc mắc và kết cuộc thật đột ngột, bất ngờ.

Đã ví von với long và hổ, thì trong lịch sử Trung Hoa cận đại có lẽ "long" phải là ông Tôn Dật Tiên. Còn hổ thì sao? Nguyên sau khi Viên Thế Khải tự xưng làm vua và bị áp lực chống đối quá mạnh, phải tự phế chức rồi lo buồn mà chết năm 1916, nước Tàu cả loạn. Các ông tướng vùng nổỉ lên cát cứ mỗi người một nơi, thành thời quân phiệt. Sau khi Tôn Dật Tiên mất năm 1925 thì chẳng còn một hình ảnh lãnh tụ tối cao nào nữa, cảnh loạn lạc đạt đến cấp độ tận cùng. Sức mạnh là lẽ phải duy nhất. Anh hùng hào kiệt kẻ có chí nhỏ thì hùng cứ một phương, người nuôi chí lớn thì nghĩ chuyện "đuổi hươu ở trung nguyên" tức là gồm thâu nước Trung Hoa về một mối. Thế nên nói đến "hổ" thì thời ấy có rất nhiều. Nhưng nếu hỏi hai con hổ hung mãnh nhất là ai thì câu trả lời chắc chắn phải là "Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch".

Chuyện Mao đánh bại Tưởng đánh bại Tưởng thì chúng ta ai cũng biết, nhưng vì không thể mang thành bại luận anh hùng, phải nói cả hai đều có những ưu điểm và khuyết điểm khác nhau. Để theo đúng thứ tự lịch sử, lần này xin bàn lá số của Tưởng Giới Thạch.

Âm hãm tại Thìn phản vi kỳ cách!

Năm tháng ngày giờ sinh của Tưởng Giới Thạch được ghi nhận rất rõ ràng là chính Ngọ ngày 15 tháng 9 năm Đinh Hợi 1887. Người viết chỉ mới gặp một quyển tử bình và một quyển tử vi cho rằng phải là giờ Mùi mới đúng, nhưng ngay cả những sách này cũng phải đồng ý rằng giờ Ngọ mới là tiêu chuẩn, giờ Mùi được đề nghị chỉ vì (theo lối xem của họ) thì giờ này có vẻ hợp hơn với đời của họ Tưởng. Đó là sách tiếng Hoa. Về sách tiếng Anh người viết đã gặp hai quyển có ghi giờ sinh họ Tưởng ("The Xoong Dynasty" và "Chiang Kai Shek, the generalissimo and the country he lost"), đều ghi rõ ông Tưởng sinh ra "at noon", tức là giờ Ngọ.

Lá số của Tưởng Giới Thạch đã là đề tài bàn cãi sôi nổi trong làng tử vi Đài Loan và Hồng Kông chẳng thua gì, nếu không muốn nói là có phần hơn cả lá số của Tôn Dật Tiên. Ấy bởi vì trước đó người ta cho rằng tính miếu hãm của chính tinh là yếu tố quyết định. Riêng về trường hợp Âm Dương phú để lại có câu "nhật nguyệt tối hiềm phản bối" nghĩa là hai sao Âm Dương sợ nhất cảnh "phản bối". Phản bối có nhiều cách, nhưng một trong hai cách xấu nhất là nam mệnh cư Thìn có Thái Âm. Run rủi làm sao đây chính là trường hợp của Tưởng Giới Thạch. Nhưng họ Tưởng số rõ rằng chẳng hạ tiện mà là thượng thượng cách. Vậy phải chăng khoa tử vi sai?


Xin thưa rằng mặc dù tử vi không thể nào đúng trăm phần trăm, nhưng riêng trường hợp này thì không những chẳng sai mà còn quá chính xác. "Nhật nguyệt tối hiềm phản bội" dĩ nhiên đúng, nhưng đó chỉ là phân nửa bài toán tử vi. Nửa kia là lẽ "cùng tắc biến" thể hiện qua tứ hóa Khoa Quyền Lộc Kỵ. Tưởng Giới Thạch sinh năm Đinh nên Thái Âm hóa Lộc, tức là ở thế cùng được biến thành kỳ cách. Đó là chưa kể Đồng hóa Quyền ở quan, Cơ hóa Khoa ở tài khiến ba cường cung mệnh tài quan có đủ tam hóa Khoa Quyền Lộc; thêm Xương Khúc và bộ tam minh Đào Hồng Hỉ đều là thuộc hạ đắc lực của của cặp Âm Dương. Nhờ vậy cách Nhật Nguyệt phản bội của Tưởng biến từ xấu ra thành cực tốt. Lại nữa, Thái Âm cư Thìn đắc cách dễ tạo nên võ nghiệp phi thường. Thật là phù hợp vô cùng với cuộc đời Tưởng Giới Thạch.

Tuổi trẻ gian lao

Tử Vi có một bí quyết bất di bất dịch là cặp Âm Dương bất luận ở đâu, hễ lạc hãm là số phải lao tâm khổ tứ, không thể nào an nhàn được. Tưởng Giới Thạch mặc dù có cách đại quý, nhưng vì cặp Âm Dương cực hãm nên cũng không thoát khỏi số phận này.
Ngay từ tuổi ấu thơ họ Tưởng đã phải chịu lắm chua xót, đau thương. Mẹ là vợ kế của một thương gia bán muối. Gia cảnh tương đối khá giả; nhưng năm 6 tuổi đã phải chứng kiến cái chết của cô em gái ruột là Thụy Cúc mới sinh. Năm 9 tuổi thì chịu đại tang là cha chết. Vì là phận thứ lẽ mẹ của Tưởng chỉ được bên vợ cả cho một phần tài sản khiêm nhượng; gia cảnh trở thành bần hàn túng thiếu. Năm 12 tuổi một lần nữa Tưởng phải nhìn một người thân khác ra đi, lần này là em trai ruột Thụy Thanh, qua đời khi mới 4 tuổi thơ ngây.

Nhìn lại hai cung phụ mẫu và huynh đệ, quả nhiên thấy phụ mẫu bị Liêm Tham hãm ở Tỵ, thêm Đà Hình Không Kiếp, rõ rằng là số sớm khắc cha mẹ, không tử biệt cũng sinh ly từ tuổi ấu thơ. Huynh đệ ở Mão đắc Phủ tưởng tốt, nhưng tiếc thay Phủ bị hai đại phá cách là ngộ Song Hao và bị chính Triệt cắt ngang. Sao Hỏa tinh được mệnh danh là "đoản thọ sát tinh" ở đây trở thành giọt nước tràn ly, thì làm sao anh em không yểu chiết?

Cung phụ mẫu có điểm cần chú ý. Tham Không Kiếp Hình là tín hiệu của sự tu hành, vậy tại sao lại trộn lẫn với Tham Đà là cách của sắc giới? Câu hỏi được trả lời khi ta nhìn lại đời họ Tưởng kỹ càng hơn. Thì ra mẹ của Tưởng đã có một đời chồng trước, nhưng chồng chết sớm bà chán cảnh hồng trần xuống tóc đi tu, ai ngờ sau gặp cha của Tưởng, nợ trần chưa dứt đành bỏ nghiệp ni cô về làm vợ kế. Thế mới biết tử vi không ứng thì thôi, khi đã ứng thì chính xác đến mức rùng mình.

Quyết theo võ nghiệp

Giai thoại kể rằng từ khi còn bé Tưởng đã lộ tính bạo gan, chẳng biết sợ là gì; thường cùng các trẻ hàng xóm chơi trò tập trận đánh nhau, và trong các cuộc tập trận này, Tưởng luôn luôn đóng vai thủ lĩnh. Lớn lên, giã từ cuộc chơi thơ ấu Tưởng làm việc tự nhiên là đi thi Hương. Thi hương hỏng rồi mới quyết tâm theo võ nghiệp. Hãy thử tưởng tượng nếu Tưởng thi Hương đậu và được chính quyền nhà Thanh cử làm một ông tri huyện nào đó; có lẽ lịch sử Trung Hoa đã đổi khác hẳn rồi.

Sau khi đả bại Nga ở eo biển Đối Mã, Nhật nghiễm nhiên chiếm địa vị đệ nhất cường quốc ở Á đông, nên du học quân sự ở Nhật hiển nhiên là giấc mộng của mọi thanh niên muốn theo võ nghiệp. Nhưng du học là chuyện xa xỉ, làm sao một cậu thanh niên nghèo như Tưởng lại làm được? Chuyện này lịch sử chẳng mấy rõ ràng, nhưng có thấy nói đến việc cô Mao Phú Mai (tức vợ cả của Tưởng) phải bán tư trang giúp chồng du học. Điểm chính là, sau một lần cầu học thất bại năm 1906 phải trở về, năm 1908 Tưởng hoàn thành ước nguyện, được nhận vào học một trường võ bị của Nhật và tốt nghiệp năm 1910.

Trong thời gian du học, Tưởng kết nghĩa anh em với Trần Kỳ Mỹ và được họ Trần tiến dẫn gia nhập Đồng Minh Hội và được diện kiến Tôn Dật Tiên. Thế nhưng cái duyên thầy trò giữa Tôn dật Tiên và Tưởng Giới Thạch phải mười mấy năm sau mới thành hình, và đó là chuyện về sau.

Mệnh đới đào hoa lại sinh quý tử

Mệnh có Xương Khúc Tả Đào Hồng Hỉ hội họp, thê vô chính diệu có Hữu độc thủ nên số họ Tưởng đào lý đầy vườn. Sử ghi rằng khi mới 14 tuổi (tức 13 tuổi tây) Tưởng đã có một mối tình với một cô em họ xa. Thời ấy còn tục tảo hôn nên mặc dù cả hai còn ở tuổi ngây thơ Tưởng bèn về nhà thưa chuyện xin mẹ hỏi cưới. Tiếc thay lời cầu hôn bị nhà gái chối từ khiến Tưởng vô cùng đau đớn. Để an ủi con năm Tưởng lên 15 tuổi, mẹ Tưởng nhờ người mai mối cho lấy cô Mao Phúc Mai hơn Tưởng 4 tuổi. Năm 1912 thêm cô vợ kế là Diêu Dã Thành (Dã đây nghĩa là xinh đẹp, không phải hoang dã, dã man), rồi năm 1921 lại lấy cô Trần Khiết Như mới 16 tuổi làm thiếp. Đó chỉ là những người được lịch sử ghi lại; chứ có tướng tá và đẹp trai như Tưởng có lẽ còn nhiều mối tình hờ khác nữa.

Đời đa thê của Tưởng chấm dứt năm 1927 khi Tưởng bỏ hết cả ba cô Mao, Diêu, Trần để lấy cô Tống Mỹ Linh (tức là một trong ba chị em nhà họ Tống lừng danh lịch sử Trung Hoa). Dù cố biện hộ cách nào đi nữa, cũng không thể tránh được kết luận rằng Tưởng có mới nới cũ, bạc nghĩa vô tình. Người ta bảo "bạc đường vợ nợ đường con" nhưng câu này không đúng chút nào với Tưởng, vì hiển nhiên trời đã trọng đãi Tưởng về đường con cái. Sau một lần xảy thai, năm 1910 bà vợ cả sinh hạ Tưởng Kinh Quốc. Sau này kế nghiệp cha ở Đài Loan, ông Kinh Quốc bỏ chế độ "bạch khủng bố" của Tưởng, mở lại liên hệ với Hoa Lục, cất nhắc dân bản xứ Đài Loan vào giai tầng lãnh đạo; nhờ đó hoàn thành cuộc "cách mạng nhung" đưa Đài Loan lên vị trí một tiểu cường quốc, dương danh trên mặt trận kinh tế toàn cầu. Con thứ Tưởng Vệ Quốc thì theo tài liệu thực ra là con của một người bạn thân và một cô gái Nhật, vì hoàn cảnh trái ngang vừa sinh ra đã ủy thác cho Tưởng. Tưởng nhận trách nhiệm, giao cho vợ kế nuôi nấng, thương yêu như con ruột, sau giúp Tưởng đắc lực trong việc tối tân hóa quân lực Đài Loan.

Nhìn lại, cung Tử Tức ở Sửu quả nhiên chẳng tầm thường. Tử Phá được Tả Hữu Thai Tọa giáp, Không Kiếp chiếu đều là thượng cách. Phá lại tự hóa Lộc, thêm Mã Khốc Khách rõ là quý cách. Với Không Kiếp và Hình hội họp, nếu mệnh yếu ắt con cái giỏi giang nhưng bất hiếu. Đây vì Tưởng cách cục cực mạnh, thành thử diệu dụng được các hung cách nói trên; trở thành số được "tử thừa phụ nghiệp" tức là được con cái kế thừa, làm sáng thêm sự nghiệp của mình.

Hạn vào tử tức, bạo phát mười năm


Hạn 26-35 (ứng với thời gian 1912-21) vào cung thê nguyên thủy, vô chính diệu ngộ phụ Triệt, Thiên Quan; quan lộc gặp Cự Kỵ nên khó được hội thanh vân. Hạn này xảy ra sau cuộc cách mạng Tân Hợi 1911, nhưng trong tổ chức của Tôn Dật Tiên ông Tưởng vẫn chỉ là hàng vô danh tiểu tốt.

Thời gian 1916-18 bôn ba ở Thượng Hải chẳng nên cơm cháo gì. Mùa xuân 1918 về nhậm chức chủ nhiệm khoa tác chiến của quân đoàn Việt địa (thuộc Quảng Đông) dưới quyền ông tướng vùng Trần Quýnh Minh, cơm không lành canh không ngọt mùa hạ đã từ chức. Năm 1920 Trần Quýnh Minh bổ nhiệm Tưởng vào chức cao hơn là đệ nhị tổng chỉ huy quân đoàn nhưng có lẽ vì đã "kỵ rơ" với họ Trần mà Tưởng chối từ, lui về làng cũ ở ẩn. Năm sau 1921 lại mang tang mẹ; hoàn toàn ứng với sự kiện là đại hạn phụ mẫu vào cung Mão có Phủ ngộ Triệt Song Hao Hỏa tinh như đã nói trên.

Năm 1922 là năm đầu của đại hạn tử tức, với những hung cách vô cùng tốt đẹp như đã nói trên. Phải chăng vì vậy mà cơ hội đã đến với Tưởng năm trong một hoàn cảnh lạ kỳ. Nguyên năm này Trần Quýnh Minh mưu phản, Tôn Dật Tiên cùng vợ là Tống Khánh Linh phải lánh nạn trên một chiến hạm. Tưởng đến nơi, xẻ chia cảnh thập tử nhất sinh này với vợ chồng họ Tôn hơn 40 ngày. Sau khi thoát khỏi nạn này, Tưởng trở thành người tâm phúc của họ Tôn. Vì vậy năm 1923 được Tôn cử làm tham mưu trưởng của nguyên soái đại bản doanh. Rồi năm 1924 Tôn mở trường võ bị Hoàng Phố, Tưởng được chọn làm hiệu trưởng. Thế là cuối cùng, Tưởng đã tìm được chỗ dụng võ.

Tháng 2 năm 1925 khi Tôn Văn đang mang mệnh trầm trọng ở Bắc Kinh, Tưởng lãnh đạo đội quân chỉ ba ngàn người do chính tay mình huấn luyện thành tài ở Hoàng Phố, cả phá đại binh 4 vạn quân của Trần Quýnh Minh. Sau khi họ Tôn qua đời tháng 3 năm 1925 (kỳ trước ghi lầm là tháng 12, xin thành thật cáo lỗi độc giả), vài tướng lãnh ở vùng Quảng Đông định thừa cơ chiếm quyền đều bị Tưởng mau chóng dẹp tan. Thế là trong nháy mắt tiếng anh hùng vô địch của Tưởng vang lừng thiên hạ, trở thành nhân vật thực tế nắm quyền ở Quảng Châu.

Năm 1926 Tưởng bắt đầu cuộc hành quân bắc phạt. Chi tiết nhiêu khê rắc rối nhưng nhưng đại khái thế của Tưởng mạnh như chẻ tre, đến cuối năm 1928 thì mọi lực lượng quân phiệt đều bị Tưởng khuất phục. Vậy là Tưởng đã nhất thời gồm thâu thiên hạ, thật là một thành tích vô cùng kinh khủng. Bởi vậy có kẻ nịnh thần tuyên dương rằng vũ công của Tưởng còn vĩ đại hơn Tần thủy Hoàng.
Nhưng trong phút huy hoàng đã manh nha mầm tai họa. Thu được giang sơn rồi Tưởng có ý giải giới quân đội, cho lính về quê cày ruộng làm ăn. Ý định này khiến các tướng có công lớn trong cuộc bắc phạt như Diêm Tích Sơn, Lý Tông Nhân bất mãn; và là nguyên nhân dẫn đến cuộc nội loạn sau được sử gọi là "trung nguyên đại chiến" năm 1930. Trong cuộc đại chiến này, phe Diêm Tích Sơn, Lý Tông Nhân có khoảng 800 ngàn quân, đối địch lại khoảng một triệu quân của Tưởng, quả là cảnh máu xương sông núi, thắng bại khó phân. Nhưng phải chăng là nhờ còn trong vận Tử Phá Tả Hữu mà tư lệnh Mãn châu Trương Học Lương quyết định theo phe Tưởng làm lệch cán cân; và một lần nữa Tưởng lại cả thắng.

Bá nghiệp tan tành

Khi cuộc "trung nguyên đại chiến" xảy ra, đảng cộng sản là ngư ông đắc lợi, nhờ đó thiết lập được căn cứ ở Giang Tây. Sau 3 lần tấn công nửa vời, năm 1933 Tưởng quyết định tổng tấn công. Lực lượng của Tưởng có khoảng 700 ngàn quân, phe cộng chỉ có 150 ngàn thì làm sao chịu nổi. Năm 1934 phe cộng quyết định mở đường máu rút lui. Cuộc rút lui vỉ đại này sau được gọi bằng mỹ danh là cuộc "vạn lý trường chinh" kéo dài hơn một năm, với kết cuộc là phe cộng về được đến một cứ điểm mới, nhưng lực lượng tiêu hao trầm trọng chỉ còn dưới 30 ngàn người.

Cuối năm 1936, trong khi tàn quân của phe cộng đang nín thở chờ một cuộc tổng tấn công được mệnh danh là "5 phút sau cùng" thì hình như số trời đã định mà xảy ra biến cố sau này gọi là "Tây An sự biến". Trương Học Lương, người đã về phe với Tưởng trong cuộc trung nguyên đại chiến đột ngột trở mặt, bắt giam Tưởng mưới mấy ngày, ra điều kiện rằng Tưởng phải nhận lời cộng tác với phe cộng để kháng chiến Nhật mới thả. Tưởng may mắn thoát nạn rồi không ra lệnh tận diệt cộng sản. Nhờ đó lực lượng cộng sản mới sống còn.

Giai thoại kể rằng ngay trong cuộc vạn lý trường chinh đã có lúc Tưởng có cơ hội dùng hỏa công thiêu rụi Mao và mấy vạn đồng đảng, nhưng Tưởng quyết định không làm. Lại thêm một bí mật là sau vụ Tây An sự biến tại sao Tưởng không ra lệnh tổng tấn công cộng sản? Một số tài liệu không thân thiện với Tưởng nói lý do là Tưởng đã đồng ý không tấn công cộng sản nên mới được Trương Học Lương thả. Thực tế là cho đến bây giờ người ta vẫn chưa tìm được bất cứ dấu tích nào chứng tỏ Tưởng đã hứa làm việc này, dù là hứa miệng.

Nói thế nào thì nói, rốt cuộc thì nhờ không bị tận diệt năm 1936 mà lực lượng cộng sản có cơ hội hồi sinh và phát triển. Sau đệ nhị thế chiến chấm dứt, cuộc chiến tranh quốc cộng lại vỡ bùng. Năm 1947 phe cộng bắt đầu thắng lợi, và năm 1949 quân đội của Tưởng hoàn toàn tan vỡ. Tưởng phải bỏ đại lục chạy sang Đài Loan.

Những diễn biến trên đây ứng với hai đại hạn 46-55 và 56-65 kéo dài từ 1932 đến 1951. Đại hạn thứ nhất vào cung Tý, vẫn đắc tam hóa, nhưng cung thiên di có Cự Kỵ, nô bộc có Tham Liêm hãm Hình Không Kiếp thật chẳng hay; năm 1936 Thái tuế trùng phùng đại hạn, theo nào bị cấp dưới phản bội. Đại hạn thứ hai thì vào Hợi, quan ở Mão là Phủ chính Triệt Song Hao Hỏa tinh, là đại phá cách đã được nhắc đến mấy lần trong bài này, thêm cung tài có Tướng ngộ chính Tuần khác nào ông Tướng bị dao kề cổ. Năm 1949 Thái Tuế ở Sửu xung Tướng, tiểu hạn lại vào Mão chính là đến ứng kỳ, nên sự nghiệp tan tành thật là phải quá!

Vẫn một cõi xưng vương!

Nhưng may sao đại hạn 56-65 dù xấu vẫn còn có điểm gỡ gạc là vào đúng vị trí Thái Tuế nên không đến nỗi như Hạng Vũ vào thế cùng ở bến Ô Giang. Các chuyên gia chính trị bậc nhất thế giới thời ấy tiên đoán rằng chính phủ của Tưởng không thể nào tồn tại ở Đài Loan quá một năm. Thực tế đã cho thấy rằng họ hoàn toàn sai. Bằng biện pháp vừa khủng bố vừa khuyến khích tiến bộ, Tưởng ổn định tình hình Đài Loan, rồi an hưởng tuổi già ở đó. Năm 1975 đại hạn vào cung Thân có Đồng Lương Đào Hồng Hỉ. Thái Tuế ngộ Phủ Song Hao Triệt, tiểu hạn ở Tỵ gặp Liêm Tham Hình Không Kiếp quả là đã đến số. Nên yên ổn trút hơi thở sau cùng ở Đài Loan, thọ 89 tuổi.

Mặc dù chẳng bao giờ thực hiện được giấc mộng trở về giải phóng lục địa, mấy mươi năm sau cùng của Tưởng ở Đài Loan phải kể là một thành công vào hàng phép lạ. Ta có thể trách Tưởng đã quá tàn ác với người Đài Loan (có tài liệu cho rằng Tưởng đã tàn sát mấy trăm ngàn người để bắt dân đảo này theo mình), nhưng phải công nhận rằng sự kiện Đài Loan biến hình từ một hòn đảo lạc hậu thành một tiểu cường quốc không ít thì nhiều cũng do công lao của Tưởng.

Đúng như câu "nhất tướng công thành vạn cốt khô", một người làm nên sự nghiệp bằng chiến tranh như Tưởng tất nhiên có người khen kẻ chê, người mê kẻ ghét. Nhưng điểm chính là xưa nay kẻ dựng lên bá nghiệp rồi tan rã mà vẫn còn được hùng cứ một phương và mạnh miệng mắng chửi kẻ thù mà chẳng bị hậu quả gì cả; lúc chết được hưởng quốc táng, lại có quý tử nối nghiệp thì có lẽ chỉ một mình Tưởng Giới Thạch mà thôi.

Ngày 17 tháng 10 năm 2004
ĐẰNG SƠN
Được cảm ơn bởi: kinhthu, macdaitiensinh
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
hói phệ
Đang bị cấm
Đang bị cấm
Bài viết: 2738
Tham gia: 16:41, 31/05/11

TL: Lá số Mao-Tưởng

Gửi bài gửi bởi hói phệ »

số Mao lạ nhỉ
nhìn mệnh cũng thường thường
Nô bộc nhiều sát tinh nhưng gặp triệt
quan lộc thì đỡ hơn nhưng cũng triệt trong khi ông nè 2 cung này đáng ra phải rực rỡ
thiên di và tài bạch cũng nhiều sao xấu
chả hiểu gì cả
Đầu trang

ehem
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 319
Tham gia: 18:39, 05/08/10

TL: Lá số Mao-Tưởng

Gửi bài gửi bởi ehem »

Tiến Sĩ Đằng Sơn là một nhà nghiên cứu Tử vi có tầm cở ở Hải ngoại , ông ta có viết 1 số bài luận Tử vi các nhận vật nổi tiếng của Mỹ trên Việt báo cách đây khoảng chừng 7, 8 năm , tôi đã đọc những bài viết ấy . So với bây giờ , Ông Đằng Sơn có những phát triển đáng kể hơn hồi đó .Tuy nhiên :
Thật ra nếu hiểu được " Vận " chuyển tiếp ( Đại Vận ) thì sẽ giải thích được tại sao vận Mão cung Mao lại toàn thắng .Chính xác phải kết hợp 2 lá số ông Tưởng- Mao sẽ thấy rõ cái " thế " ai hơn ai .
Đại vận Mão cung ( 53-62) theo Ô. dằng Sơn là vận phát nhất của Mao vì ông ĐS căn cứ theo sự kiện lịch sử ( Mao thắng Tưởng tong g/đ này ) làm nhiều người lúng túng ( cũng như ông ĐS ) khi giải thích sự toàn thắng và quyền lực của ông Mao theo pp tử vi , bởi Mão cung VCD tập hợp các sao xấu hãm.Khiến phải đi tìm một lối giải thích nào đó hợp lý với vận Mão này .
Thực ra Đỉnh cao quyền lực cũng như cái " Thế " mạnh nhất của Mao chính là Vận Thìn cung .
Và khi đã hiểu được thế nào là "Vận" chuyển tiếp đã nói trên thì ta sẽ giải thích được dễ dàng vận Mão cung .
Tham khảo thêm , các bạn có thể vào Topic của bác Ha uyen với đề tựa " lá số bình thiên hạ " sẽ ít nhiều hiểu ngay thế nào là vận chuyển tiếp ( lá số của Phạm GK ) bởi Ô PGK hoàn toàn có cách giống sự kiện này ( Nô cung xấu nhiều phần lại chính là hạn phát công danh của Ông ta ), và nếu muốn nâng cao kiến thức " vận chuyển tiếp " hơn nữa , hãy nghiên cứu lá số Saddam hussein ( cưu tt IRaq ) vào lưu niên tiểu vận năm ông ta bị bắt ....
Vài lời góp ý ,
Sửa lần cuối bởi ehem vào lúc 12:20, 09/06/11 với 2 lần sửa.
Được cảm ơn bởi: bosua
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
kimdung231
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 322
Tham gia: 17:13, 16/04/11

TL: Lá số Mao-Tưởng

Gửi bài gửi bởi kimdung231 »

ơ, em k biết, cho hỏi chủ top, tại sao lại sai ngày sinh và năm sinh Tưởng - Mao vậy :-?
Đầu trang

bosua
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 646
Tham gia: 15:44, 15/02/09
Đến từ: TP HCM

TL: Lá số Mao-Tưởng

Gửi bài gửi bởi bosua »

hói phệ đã viết:số Mao lạ nhỉ
nhìn mệnh cũng thường thường
Nô bộc nhiều sát tinh nhưng gặp triệt
quan lộc thì đỡ hơn nhưng cũng triệt trong khi ông nè 2 cung này đáng ra phải rực rỡ
thiên di và tài bạch cũng nhiều sao xấu
chả hiểu gì cả
bạn có thể luận cái xấu của thiên di và tài bạch của ông Mao ko ?
Đầu trang

bosua
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 646
Tham gia: 15:44, 15/02/09
Đến từ: TP HCM

TL: Lá số Mao-Tưởng

Gửi bài gửi bởi bosua »

kimdung231 đã viết:ơ, em k biết, cho hỏi chủ top, tại sao lại sai ngày sinh và năm sinh Tưởng - Mao vậy :-?
60 năm 1 hoa giáp . Năm sinh + 60 , ok chưa ;) ?
Được cảm ơn bởi: kimdung231
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức tử vi”