Tại sao lại là Thủy nhị cục - một câu hỏi không mới

Các bài viết học thuật về tử vi
TRƯỜNG GIANG
Ban tư vấn
Ban tư vấn
Bài viết: 319
Tham gia: 12:14, 05/01/09
Đến từ: PALESTINE

TL: Tại sao lại là Thủy nhị cục - một câu hỏi không mới

Gửi bài gửi bởi TRƯỜNG GIANG »

melyso đã viết:Lang thang trên mạng tìm thấy bài viết sau
Giải thích cục số:

Cục số được sử dụng trong vấn đề an hai vòng chính tinh là Tử Phủ và an đại hạn. Cổ nhân đã tính toán như thế nào để xác định cục số? Sau đây là một số lời giải thích:



Để giải thích số cục trong Tử Vi thì phải phân tích số trong Hà Đồ và Lạc Thư, Hậu Thiên hay Tiên Thiên Bát Quái để tìm ra sự phối hợp có thể có được

Trong Hà Hồ thì tương quan giữa số và ngũ hành là: Thủy (1, 6), Mộc (3, 8), Hỏa (2, 7), Kim (4, 9), Thổ (5, 10), và có đặc điểm là cộng số sinh với số 5 thì được số thành như 1 + 5 = 6. Như vậy ta không thể tìm được một khả năng nào lý giải được cục số của Tử Vi, vì khi lấy số sinh 3, 4, 5 để giải thích cho Mộc tam cục, Kim Tứ Cục, Thổ Ngũ Cục thì ta bị kẹt vào Thủy nhất cục hoặc Hỏa nhị cục. Cộng hay trừ các số trên với một số nào đó cũng không đưa đến lý giải có thể có được. Trong Hậu Thiên Bát Quái thì Khảm 2, Ly 6 nên có thể cho rằng đây là nguyên nhân gán số cho Thủy nhị cục và Hỏa lục cục vì trục Thủy Hỏa là trục lên quan đến cuộc sống. Có điều giải thích như vậy thì kẹt cho các cục khác phải sử dụng số của Hà Đồ hay Lạc Thư để giải thích thành ra không hợp lý lắm

Về Lạc Thư thì tương quan giữa số và hành thì cũng giống như Hà Đồ, chỉ khác về phương hướng và Thổ (5) mà thôi

Ta có thể diễn tả dưới dạng ma phương như sau:



4 9 2

3 5 7

8 1 6



Do đó ta cũng không thể dùng để giải thích số cục. Khi kết hợp số của Lạc Thư với hành của Hậu Thiên thì ta có: Thủy (1, 6), Mộc (3, 8), Hỏa (4, 9), Kim (2, 7), Thổ (5). Nhìn trong bảng phối hợp giữa Hậu Thiên Bát Quái với Lạc Thư thì số cục có thể bắt nguồn là do con số dương căn là 3, khi đem con số dương 3 mà so sánh với các con số dương khác (1, 3, 5, 7, 9) của Lạc Thư phối hợp với ngũ hành của Hậu Thiên Bát Quái thì ta có:

3 - 1 = 2 tại Khảm hành Thủy nên hình thành Thủy nhị cục

Số 3 dương căn tại Cấn hành Mộc nên hình thành Mộc tam cục

7 - 3 = 4 tại Khôn hành Kim nên hình thành Kim tứ cục

9 - 3 = 6 tại Ly hành Hỏa nên hình thành Hỏa lục cục

Số 5 = 2 + 3 ở Trung Ương thuộc hành Thổ nên thành Thổ ngũ cục

Giải thích như vậy tương đối hợp lý vì số 5 trong Hà Đồ được coi là số Thái Cực, số 3 là số Căn của Dương và số 2 là số căn của Âm. Việc xác định cục là việc áp dụng nên sử dụng Lạc Thư và Hậu Thiên Bát Quái cũng hợp lý


Theo Hoàng Qui Sơn thì con số của Trời đất là số 5, là Thổ trung cung của Hà Đồ. Trên Hà Đồ thì 5 và 10 là Thổ, nhưng 5 là số sinh, 10 là số thành, do đó ta chỉ dùng số 5 mà không dùng số 10. Trong số 5 lại ẩn chứa số 3 (Thiên) và số 2 (Địa). Cổ nhân đã dùng con số 3 này để định số cục của ngũ hành. Cục số được xác định bằng cách lấy con số 3 (Trời) phối với các số ngũ hành của Lạc Thư vì Hà Đồ là Thể, còn Lạc Thư là dụng nên đem Lạc Thư dùng vào việc. Cụ thể lấy các số dương (1, 3, 5, 7, 9) đem phối với số căn 3 (Trời) như sau:
Lấy số 1 Thủy phối với số 3 (Trời), 3 - 1 = 2 nên có Thủy nhị cục
Lấy số 3 Mộc là số căn của Trời nên có Mộc tam cục
Lấy số 5 Thổ phối với số 3, 5 - 3 = 2 nên đem Thủy Thổ để chung vì cùng số 2
Lấy số 7 Kim của Lạc Thư, 7 - 3 = 4 nên có Kim tứ cục
Lấy số 9 Hỏa của Lạc Thư, 9 - 3 = 6 nên có Hỏa lục cục
Lời giải thích này chưa rõ ràng lắm, mong bạn làm sáng tỏ hơn


Nói chung những lời giải thích chưa thuyết phục lắm, toàn là đẽo chân cho vừa giày. Noi gương các bác thích viết văn cho lý số, em xin được sácg tác câu chuyện mới như sau:

Tử vi vốn thuộc tộc Bách Việt ở phương Nam (nam sông Dương tử), nhưng được truyền dạy sang phương Bắc. Người phương Bắc muốn sáng tạo và đồng thời muốn cướp không nên văn minh lúa nước. Vốn là 2 thuộc Hỏa ở phương Nam, 6 thuộc Thủy ở phương Bắc, 3 thuộc Mộc ở phương Đông, 4 thuộc Kim ở phương Tây. Có nghĩa là số của cục đúng là độ số của Dịch. Nhưng khi mang về phương Bắc, mọi người phải cải tiến đổi vị trí Nam - Bắc, thế là phải đổi chỗ thủy - hỏa. Nhưng Hỏa vốn ở Nam, Thủy vốn ở Bắc, không thể đổi được, chỉ có người là thay đổi. Vì thế các nhà lý học phương Bắc chỉ đổi độ số mà không đổi ngũ hành, thành ra Thủy nhị cục, Hỏa lục cục

Câu chuyện trên mang tính giả thuyết, nhưng bác nào không chứng minh được em sai thì có nghĩa là em đúng


-Cái chữ màu đỏ thì tôi hoàn toàn nhất trí với bạn, Có người thì dựa vào Thiên văn, có người dựa vào toán học .v.v... để đưa ra giải thích về môn TV này. Nhưng xét ra cho cùng cũng chỉ là như bạn nói là đẽo chân vừa giày. Tại sao ta cứ phải loay hoay tìm nó là cái gì và áp nó phải theo, như vậy là có duy ý chí quá không? Có cách duy nhất có lẽ là mời thầy cao tay áp vong (liên hệ với chị Màu) mà gọi hồn cụ Trần Đoàn lên mà hỏi các thắc mắc mà thôi. =))
-Còn cái đoạn màu xanh này thì tôi chịu, lại giống mớ lý thuyết của bác TS đây mà! =))
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Độc Hành
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 597
Tham gia: 00:10, 06/05/09

TL: Tại sao lại là Thủy nhị cục - một câu hỏi không mới

Gửi bài gửi bởi Độc Hành »

Em đọc các sách như Tạp quái truyện, Thuyết quái truyện ... và một số sách Dịch của nhà ta đều có kiểu cưỡng bức gọt chân cho vừa giày, hoặc theo cái kiểu luận số đề: bóng - lộn ngược xuôi, chặn đầu chặn đít kiểu gì chả trúng. Cái đoạn đó là em học viết văn, luyện để sau này viết sách. Em đang có ý định viết cuốn Tử vi là của văn minh Lạc Việt, các bác ủng hộ em nha. :D
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức tử vi”